Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 635 guests and no members online

059306573
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
63781
73952
137733
1040692
59306573

23:55 _ 16-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Viet Ngu - General

Nghi thc cúng giao tha

Cúng giao thừa là lễ cúng tế thần Hành khiển năm cũ và năm mới, gọi là 'tống cựu nghênh tân' (tiễn thần Hành khiển năm cũ về trời, đón thấn Hành khiển năm mới tới).

Theo sách Ngọc Hạp ký, mỗi năm có một vị hành khiển, quan hành binh và phán quan được Ngọc Hoàng phái xuống quản hạt trần gian. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình bày lễ cúng tế.

Lễ cúng giao thừa có thể tiến hành từ 23h ngày 30 Tết đến trước 1h ngày mùng 1.

Lễ vật cúng giao thừa sử dụng các vật phẩm đã chuẩn bị cho ngày Tết. Cũng có thể chuẩn bị sẵn mâm lễ riêng gồm gà luộc, giò chả, bánh chưng, gạo muối, hoa quả, bánh kẹo, rượu nước, trầu cau, vàng mã. Nếu cúng giao thừa ngoài trời cũng chuẩn bị tương tự.

Chủ nhà cúng giao thừa bằng bài khấn Nôm, cung kính tiễn các vị thần năm cũ và nghênh đón các vị thần năm mới. Năm Quý Mão 2023 (năm cũ) Trịnh vương hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan. Năm Giáp Thìn (2024) Sở vương hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.

 

Văn khấn Nôm cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024

Sắp lễ, thắp đèn (nến), thắp hương xong, chắp tay cung kính hướng về mâm lễ, khấn:

- Nam vô A di đà phật! (3 lần)

- Kính lạy mười phương chư phật, bồ tát. Kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

- Kính lạy các ngài: Cựu niên hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần Trịnh vương, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan; tân niên hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần Sở vương, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan; bản cảnh Thành hoàng, Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần, Ngũ phương ngũ lộ Long mạch tài thần; bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân; bản gia Thổ công; bản gia chấp sự chư tôn thần.

Nhân thời khắc giao thừa năm Giáp Thìn 2024, tiến chủ là:............ ngụ tại:............ thành tâm sắm sửa hương đăng, lễ vật dâng lên trước án.

Cung kính thỉnh mời chư vị tôn phật, tôn thần giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, chứng minh công đức.

Giao thừa tống cựu nghênh tân. Năm cũ qua đi, năm mới đã đến, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về chầu cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới tiếp quản thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc, phù hộ cho chúng con cùng lân lí bốn bên đều được nhân sự hưng long, vật sự tăng tiến, bình an khang thái.

Nguyện chư vị tôn thần tiếp dẫn chân linh gia tiên nội ngoại, thúc bá huynh đệ, cô di tỷ muội gia tộc chúng con được lai đáo gia trung cùng vui xuân đón tết.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám! (Lễ 3 vái)

SƯU TẦM

Ý Nghĩa về Cành Mai Ngày Tết - Thích Đức Trí

Người dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào ngàyTết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. Cây mai dãi nắng dầm mưa trong lòng đất Việt Nam cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tinh thần cao quý của người dân Việt trong quá trình đấu tranh và lao động xây dựng cuộc sống qua nhiều thế hệ. Cây mai vàng Việt Nam có địa vị trong thơ Thiền thời đại Lý Trần, nó là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả năng tiếp nhận  chân lý của con người.

Cây mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê hương nòi giống và sống đời có ý nghĩa.

Như cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.

Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.

Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai.

Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai, xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức  nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước,thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành.  Nhiều làng xã trên quê hương Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tin ngưỡng chung cho mọi người. Khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi, thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mã ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.

Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và  trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng. Nội dung bài thơ như sau:

 

"Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.”

 

Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời.  Hai câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già, bệnh chết.  Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý, khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.

Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai."  Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt.  Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.

Hoa mai vàng là loại hoa tiêu biểu để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết, cũng như là trình bày bài học đạo lý uyên thâm cho đời. Cành mai ngày Tết là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Quán chiếu hình ảnh cành mai để thấy rõ nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc để báo ân tổ tiên và quê hương xứ sở.  Quán chiếu hình ảnh cây mai ngày Tết để nhận thức ý nghĩa cuộc đời. Tất cả mọi hiện tượng thành tựu bởi vọng thức sau cùng cũng bị đào thải bởi quy luật sanh diệt với thời gian, trở về với chân tâm không sanh không diệt để có được hạnh phúc vĩnh hằng.

 

Sưu tầm

abc

Biết thêm được Một Ngôn Ngữ - Là tốt hay xấu.?

- Mà đó cũng là cội nguồn dân tộc

Tính từ ngày cộng đồng Việt Nam hiện diện trên miền đất này kể từ khi dòng người TY NẠN trốn tránh Cộng Sản Sau năm 1975. đến nay đã gần bốn mươi năm. bốn mươi năm đủ cho một lớp người trưởng thành, lớn lên và sản sinh ra thêm một thế hệ nữa. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi người chúng ta phải đối diện với biết bao vấn đề, chất chồng biết bao tâm tư, trong đó cam go và khó khăn nhất vẫn là vấn đề ngôn ngữ.

Trong khuôn khổ bài báo này, người viết không muốn đề cập đến vấn đề giao tiếp ngoài xã hội, mà sâu xa hơn, đó là ngôn ngữ trong gia đình, hay sự thông hiểu giữa cha mẹ và con cái và cội nguồn dân tộc.

Lựa chọn thứ ngôn ngữ nào đây, và dạy con thứ ngôn ngữ nào đây để con có thêm được một ngôn ngữ thứ hai sau Anh ngữ, vừa ra ngoài như chúng bạn, vừa có thể hiểu được, cảm thông được tâm tư của cha mẹ, và không quên cái gốc Việt Nam của mình. Điều đơn giản đó, chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình?.

Có những cha mẹ chỉ thuần sử dụng tiếng Anh với con, tự hào là cha mẹ và con cái đều có thể chia sẻ mọi điều. Nhưng một sớm mai kia, bất chợt có người nói, ‘Con người Việt sao không nói được tiếng Việt’ mới giật mình, “không chừng con mình đã mất gốc tự lúc nào…”

Tôi mượn câu chuyện sau đây của một người bạn, cũng là một người mẹ, để mỗi chúng ta tự suy nghĩ cho chính mình.

“Hôm nay trong lớp của Ben Nguyen có tổ chức một trò chơi gọi là ‘Teach in a Teaching Day.’ Mỗi đứa sẽ thay phiên nhau lên dạy hay hướng dẫn những bạn khác trong lớp bất cứ kỹ năng gì mà mình thích.

Ben suy nghĩ mãi mà vẫn không biết nó sẽ làm gì. Cuối cùng, Ben quyết định sẽ dạy vài câu tiếng Việt xã giao. Mẹ khen ý kiến đó hay. Thế là buổi tối hai mẹ con lên một danh sách vài câu tiếng Việt thông thường cùng cách đếm số một hai ba.

Ben nằm lăn ra tập viết và tập đọc suốt buổi tối.

Thấy con khổ sở đánh vần, mẹ mới ngỡ ngàng là cái vốn tiếng Việt của thằng con trai 10 tuổi của mình chỉ bằng con số không.

Ben đọc đã rất khó khăn, ngay cả việc đếm từ 1 tới 10, huống gì tới viết.

Nhưng thấy con cố gắng, mẹ cũng không tỉ mỉ sửa lại cho hoàn hảo, bởi không muốn làm con thất vọng mà nản chí.

Sáng nay, trên đường lái xe đưa con đến trường, mẹ hỏi vui, ‘Con đã sẵn sàng chưa?’ Ben lắc đầu, "I do not want to do it. I cannot do it."

Mẹ sững sờ, phát cáu lên. Giận mà la con ngay trong xe. Rồi tự nhiên mẹ bật khóc vì thất vọng, buồn, và cả cô đơn nữa. Hai mẹ con đã tập dợt cực lực cả đêm hôm qua, giờ con nói là con làm không được. Con là người Việt Nam thế mà chỉ vài câu tiếng Việt thông thường nhất mà bì bõm không xong thì còn làm quái gì được.

Con thấy mẹ giận thì im re. Sau đó lí nhí cũng bằng tiếng Anh là con đã có kế hoạch khác, con sẽ dạy tui nó xếp máy bay bằng giấy vậy.

‘Tùy con,’ mẹ hờn dỗi.

Con vào trường rồi, lòng mẹ chùng lại. Con không nói được tiếng Việt thì con không có đủ tự tin để mà dạy người khác. Con tự hiểu con không thể làm đại khái như người lớn được.

Mà con không nói được tiếng Việt là tại mình hết chứ có phải tại nó đâu mà la nó. Ừ, tại mình tất.

Hồi còn ở chung nhà, có bà nội nói tiếng Việt thường xuyên với con, mẹ thì nửa Anh nửa Việt. Rồi bà nội mất. Tiếng Việt trong nhà không còn ai nói. Mẹ lại bận bịu với chuyện học hành để mong lấy lại mảng bằng đại học, rồi cao học để sau này cuộc sống sẽ vững vàng hơn. Mẹ vất vả học tiếng Anh với cuốn từ điển tiếng Việt bên cạnh, sẵn đó thì mẹ giúp con mà cũng là đem con ra để mà thực hành tiếng Anh cùng mẹ, chứ mẹ không có thời gian dạy con học tiếng Việt hay mang con đến nhà thờ hay chùa Việt Nam vào cuối tuần cho con nói tiếng Việt với những đứa trẻ Việt khác.

Càng ngày, mẹ lại càng chỉ nói toàn tiếng Anh với con cho nhanh để không phải giải thích. Con ở một nơi không hề có bóng người Việt, hoặc nếu có thì người ta cũng nói với nhau bằng tiếng Anh cho nó nhanh.

Mẹ nhớ hôm dẫn con về Việt Nam thăm ngoại, thấy con không nói được một câu tiếng Việt nào cho ra hồn, ai cũng trách, trong khi mẹ thì vẫn thản nhiên, ‘Thì từ từ nó cũng nói được thôi. Nó vẫn là Việt Nam mà.’

Buổi tối đi ngủ, mẹ kể chuyện cổ tích Việt Nam cho con nghe bằng tiếng Anh. Mẹ không biết dịch từ trái thị ra tiếng Anh là gì nên khi kể chuyện Tám Cám, mẹ ghép bừa trái thị bằng trái cam (orange). Bà ngoại hỏi, ‘Sao không kể cho nó nghe bằng tiếng Việt.’ Mẹ kêu, ‘Con buồn ngủ quá rồi. Kể nhanh cho nó đi ngủ. Nếu kể bằng tiếng Việt, rồi lại phải giải thích bằng tiếng Anh, chắc tới sáng luôn quá!’

Bà ngoại im lặng.

Giờ nhớ lại, mẹ nghĩ chắc lúc đó bà ngoại buồn lắm. Và cũng rất cô đơn như mẹ bây giờ. Vì cháu cưng của bà không nói chuyện được với bà, còn con của bà thì xì xồ với cháu bà bằng cái thứ tiếng gì đó mà bà nghe không được. Xa lạ quá. Ngày xưa, bà ngoại kể chuyện Tấm Cám cho mẹ hằng đêm. Mẹ say sưa nghe, mải không chán. Bây giờ, mẹ kể cho con nghe bằng tiếng Anh, thì cũng đại khái để thoả mãn trí tò mò con nít, chứ không bay bổng ‘vàng ảnh vàng anh, hay thị ơi thị rụng bị bà’ được. Con mình không có cái diễm phúc đó. Chỉ vì nó không biết tiếng Việt.

Chẳng phải mẹ chảnh chẹ không muốn con mình học tiếng Việt. Cũng chẳng phải cái vốn tiếng Anh của mẹ hay ho gì để có thể tự tin mà dạy con.

Chỉ bởi cái vốn tiếng Việt của con đã ep hẹo từ ngày con bé, thì càng lớn, càng mất đi thêm. Con lớn rất nhanh. Hỏi mẹ nhiều hơn. Lắm lúc mẹ phải nghiên cứu trên Internet để học thêm rồi mới trả lời cho con được. Mà cái vốn tiếng Việt của con làm sao đáp ứng được cái kiến thức cần thiết của con. Thế là mẹ xài tiếng Anh cho nhanh. Cho xong việc. Rồi cứ hớn hở động viên mình ráng học thêm tiếng Anh với con. Vì vậy, cái chuyện học tiếng Việt của con lại có cớ xếp xó. Mẹ cứ tự nhủ, ‘từ từ tụi nó học, biết mấy hồi.’Cho đến hôm nay, mẹ thấy thằng con 10 tuổi của mẹ phát âm líu cả lưỡi từ 1 tới 10, tim mẹ thắt lại. Mẹ sai rồi.

Bao nhiêu đề tài mẹ làm toàn là đề cao văn hóa, con người, truyền thuyết, lịch sử Việt Nam. Mẹ lúc nào cũng lớn tiếng tự hào mẹ là người Việt Nam, da vàng mũi tẹt. Thế mà có mỗi việc dạy con tiếng Việt thì hơn 10 năm nay, mẹ đã làm không được.”

 

Thực sự, nói với con bằng thứ ngôn ngữ nào đây, tiếng Việt hay tiếng Anh, hình như không dễ dàng như người ta tưởng.

Chuyện lạ xứ Nhật.và chuyện không lạ ở Việt Nam mình..

TRUNG THỰC
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Ở Việt Nam mình thì dù bạn muốn đến địa chỉ nào đó với con đường ngắn nhất. thì Taxi sẽ chở bạn đến đó, bằng con đường dài nhất.!!

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà..
Ở Việt Nam mình Đồ đạc của bạn , dù đang cầm trên tay đôi lúc cũng bị giựt.  Nếu đồ vật không có chủ canh chừng mất là cái chắc.

Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ / túi xách.
Ở Việt Nam mình gần đây, trước khi bạn vào cửa hàng siêu thị bạn bị bắt buộc phải gửi giỏ , ( Đôi khi bạn gặp rắc rối ,, từ chối không giử giỏ vì hàng trong giỏ không phải đã mua cửa hàng siêu thị đó !!? chỉ còn nước xách giỏ đi về hihihi )

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Ở Việt Nam Danh Từ canh chừng ăn cắp móc túi ,luôn được phóng loa. nhưng đồ vẫn mất,.túi vẫn bị mọi. ngay trên những ngã tư đường , đôi khi đội lốp CÔNG AN !!
Ở Việt Nam mình Nếu biết bạn là DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI. NGƯỜI TA TỰ ĐỘNG NÓI GÍA món hang đó LÊN GIÁ GẤP hai hay 300% .

KHÔNG ỒN “NO NOISE”
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Ở Việt Nam mình  Lái xe ra đường không bóp còi. về ăn cơm không ngon. người ta cũng có thể đánh nhau vì không bóp còi !!?.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Ở Việt Nam mình thì mỡ hết công suất, miễn sao tiếng nói tiếng hát của của hàng , hay nơi bán kem của mình lớn hơn hàng kế cạnh !!?

TÍNH NHÂN BẢN
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Ở Việt Nam mình, Muà gặt hay muà hái trái . mót đến hạt cuối cùng vì dân thiếu thốn quanh năm.

BÌNH ĐẲNG
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Ở Việt Nam mình, có tiền mới được đến trường, Vào trường có tiếng , thì phải là con nhà có nhiều tiền, đưa rước con em đến trường phần nhiều là khoe khoan. !!

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Ở Việt Nam mình thì se sua, mode theo thời , Thể hiện đẳng cấp theo vẽ bề ngoài !!. Đôi khi mặc áo vest ôm cặp táp. Bên trong lại là giấy báo lao động, báo công An nhân dân.hoặc bình sữa hay tả lót của em bé !! Cùng chung người Việt nhưng không cùng chung lòng, Việt Nam ta đang trên đà phân hoá

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Việt Nam mình cũng có sắp hang, chỉ được dăm phút đầu. vài phút sau sẽ có tình trạng ưu tiền cho quan chức này, ông nọ, cháu kia.. Rồi thì đưa đến tình trạng chen lấn lại tái diễn, và sẽ không bao giờ thấy tình trạng bình đẳng giữa quan chức vàdân.giữa chủ và đầy tớ!! .

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng..

Ở Việt Nam mình đi làm còn không lo đủ cho bảnthân.muốn đủ ăn người ta phải kiếm thêm nghề tay trái !!?. Bác sĩ thì lấy thuốc công , đem về bán thuốc tư, Thầy giáo dậy ở trường nửa chữ, về nhà dậy tư nữa chữ. !! Công An và Côn đồ lẫn lộn. Các quan luôn giải quyết , việc công trên bàn nhậu., ký công văn ở phòng massage. Do đó văn phòng chính phủ thì luôn đóng cửa , quán nhậu , hay massage thì mở cửa 24/24 !!? phụ nữ ở nhà làm nội trợ bị xem nhẹ . vì không làm ra đồng lương phụ giúp gia đình dù đã bỏ ra rất nhiều công sức, thức khuya , dậy sớm lo cho gia đình và con cái.

 

Sưu tầm