Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 520 guests and no members online

058099812
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
29135
67297
312465
1838630
58099812

10:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Gút Dây

CẦN BIẾT DỰNG MỘT CÁI LỀU.

( Tài liệu GĐPT Chánh Pháp )

1- CHỌN VỊ TRÍ: Dựng lều lấy cột cờ làm điễm hương mặt lều hay theo sự chỉ định của hướng dẫn viên..(BQT)

1- CHỌN CHỖ DỰNG LỀU: chỗ dựng lều cắm trại nên là nơi có bề mặt tương đối phẳng, không quá gần sát bên sông suối, lựa khu đất cao. Mục đích là để dễ ngủ, phải làm mương thoát nước 2 bên hong lều và khi mưa hay lũ thì nước sẽ không đổ dồn hết vào lều. Cái này là điều kiện cần thiết, chứ không nên ỷ y l.! Đến khi có mưa ACE đang ngủ nữa đêm nằm bơi đủ kiểu trong lều có đầy nước.

3. DỌN DẸP ĐỊA ĐIỂM CẮM TRẠI: Bỏ các cành, đá hay mảnh thủy tinh hoặc các vật liệu sắc ra ngoài khu vực lều. chắc không có ai nào nằm hay ngồi trên đất đá lổm chổm được lâu và khó chịu nhất là đang ngủ mà dưới lưng có khúc cây hay cục đá nhỏ

4. KIỂM TRA CÁC THÀNH PHẦN CỦA LỀU TRƯỚC KHI DỰNG:

Thường thì 1 bao lều bao gồm:

1 Tấm vải lều: thường được làm bằng nhựa vinyl hoặc dẻo, với dây kéo và các móc để dựng khung

1 Tấm bạt phủ: dùng để che nắng, gió khi thời tiết thay đổi

Khung dựng lều: 2 cây bằng nhau (nằm chéo khi dựng lều lưới móc vào) và một cây ngắn (mặt trước của tấm phủ lều bên ngoài) thường được làm bằng loại đặc biệt (nhôm )và kết nối với nhau bằng 1 sợi dây co dãn để không bị rơi rớt và dễ nối lại với nhau. Và (10 cọc it nhất )cọc để giữ lều. Đây là hình ảnh thật của các bộ phận trong lều.4 hoặc 6 khúc dây (1m đến 2m)

 

Lưu Ý: Các thứ phải để gọn gàng dễ kiễm soát, không bị mất mát

5. NỐI CÁC KHUNG LỀU

 

Tiếp theo ACE sẽ tiến hành gắn các cây nối lại với nhau Tất cả các cây nối thường gắn liền với nhau bởi 1 sợi dây co dãn và ACE có thể kết nối vào rất dễ. Sau đó ACE dung 2 cây bằng nhau đưa khung lều vào các lỗ trên tấm bạt của lều như trong hình.

Chú ý: Không cầm một đầu cây

khi di chuyễn , dễ bị gẫy.

6. CỐ ĐỊNH KHUNG LỀU VÀO CÁC GÓC

Sau khi đã đưa khung lều đi qua hết các móc, để đẩy lều căng hết cỡ thì cần cố định các cây này vào các móc ở 4 góc lều. Mỗi loại lều có các loại móc khác nhau nhưng thường sẽ là 1 vòng trong để móc và khung lều. Khi hoàn thành thì lều sẽ được nâng lên theo độ cong của khung

7. CỐ ĐỊNH LỀU VÀO CÁC CỌC:

Căng (Full out) 4 gốc, đóng 4 cọc cố định  vào 4 góc lều. Do lều được thiết kế gọn nhẹ nên rất dễ bay khi trời nổi gió. Vì vậy Cọc và dây căng lều cố địnhlều sẽ chống được mưa gió và cũng sẽ bảo quản lều đồ đạc trong lều của ACE tốt hơn hơn nữa Khung sườn cây không bị gẫy..vì gió ép.

8. Bước cuối cùng  phủ tấm tăng bên ngoài (cover). Đúng Theo hướng lều ..và căng dây đóng cọc theo hình bên dưới

*XẾP LỀU

Sau khi đã cắm trại xong, bạn nên để lều khô dưới ánh sáng mặt trời do nếu để lều ẩm thì sẽ có mùi rất khó chịu khi bạn lấy lều ra sử dụng lần sau.

Chú Ý:

Gom từng thứ ..không để sót cọc ..hay lac mất ..thì lần sau ACE dựng lại không bị thiếu

 

Thế là dựng xong 1 lều cắm trại, không có gì khó khăn đúng không?.

CỔNG TRẠI --- HIỆU LỆNH CÒI(Morse) ---- ĐỘI HÌNH  

HIỆU LỆNH CỜ(Sémaphore) --- MẬT THƯ --- KỶ NĂNG TRẠI

226 TRÒ CHƠI NHỎ --- GÚT --- DẤU ĐI ĐƯỜNG

101. CHUYỀN VẬT Người chơi cần thuộc bài hát dưới đây: “Nào cùng chuyền, lớn bé anh em ta chuyền, Chuyền cho đều, chuyền cho khéo, chớ sai Nếu sai thì mời anh ra.” Người điều khiển cho tất cả mọi người trong vòng tròn ngồi xuống sát nhau, trước mặt mỗi người phải có một chiếc giày hoặc chiếc dép của chính mình. Khi nghe bài hát bắt đầu, tất cả mọi người phải dùng tay phải và theo nhịp bài hát để chuyền chiếc giày hoặc dép của mình cho người bên cạnh. Người nào nếu để giày, dép chất đống về phía mình nhiều quá kể như bị loại. Người điều khiển có thể bắt đầu trò chơi lại bằng cách chia đều giầy dép hoặc có thể hô “Giành giày”. Khi nghe người điều khiển hô tất cả mọi người phải lập tức tìm giày hoặc dép của mình, xong rồi mang vô và ngồi xuống chờ đợi. Những ai tìm chậm hoặc mang sai giày, dép của người khác kể như vi phạm trò chơi. Ðây là động tác thường dùng để kết thúc trò chơi, sau khi giày dép của mọi người đã phân tán khắp nơi.

102. GÚT KHỔNG LỒ Tất cả mọi người trong vòng tròn đều nắm tay nhau từ từ đi vào giữa vòng tròn càng sát nhau càng tốt và đồng thời đưa hai tay cao vào giữa vòng và trộn tay lộn xộn với nhau trong khi nhắm mắt lại. Sau tiếng còi hiệu mỗi người phải chụp lấy hai tay của người khác và mở mắt ra. Nếu một người chụp tay của người bên cạnh, hoặc chụp cả hai tay của người khác, người đó phải thả tay ra và chụp tay với người khác. Khi thả tay ra nhớ rằng một tay của mình luôn luôn nắm tay người khác trước khi đổi tay kia. Người chơi tiếp tục lòn dưới tay, xung quanh người khác, ngồi dưới đất, v.v... trong khi tay vẫn nắm chặt nhau cho đến khi không người nào còn di chuyển được. Xong xuôi người điều khiển lại thổi còi ra hiệu và tất cả mọi người cũng làm theo cách trên để mở gút và trở lại dạng vòng tròn. Nên nhớ rằng khi mở gút, chỉ một tay có thể đổi tay với người khác mà thôi và không được đổi hai tay cùng một lúc.

103. NHỊP ÐIỆU GỌI TÊN Người điều khiển mở đầu trò chơi bằng cách gọi tên một người nào đó trong vòng tròn một cách âu yếm và đồng thời làm một động tác nào đó. Lập tức từng người một, theo hướng đã chọn (trái hoặc phải) lập lại động tác của người điều khiển. Ðến phiên người bị gọi tên, thay vì làm động tác cũ, người này gọi một tên khác và thay vào một động tác mới. Cứ như thế trò chơi tiếp tục cho đến khi nào người điều khiển cảm thấy đã đầy đủ. Chú ý: Khi gọi tên nếu bắt chước được giọng nói và hành động hằng ngày của người mình muốn gọi thì càng hay.

104. NHỊP ÐIỆU GIỚI THIỆU Trò chơi này thường được dùng để giới thiệu tên của mỗi người trong vòng tròn. Trước hết một người trong vòng tròn bắt đầu trò chơi bằng cách giới thiệu tên của mình. Thí dụ như: “Tôi xin được hân hạnh giới thiệu tên của tôi là Quãng Thanh” và đồng thời làm một động tác thật vui nào đó. Mọi người trong vòng tròn phải lập tức bắt chước theo động tác của người này. Cứ như thế theo hướng đã chọn, mọi người đều có dịp giới thiệu tên của mình và biểu diển động tác mình muốn. Chú ý: Thay vì chỉ giới thiệu đơn sơ tên của mình thôi, người giới thiệu có thể giới thiệu bất cứ cái gì mình muốn chẳng hạn như sở thích, cách đi, cách ăn, cách ngồi v.v... của mình. Thí dụ như “Kính thư toàn thể quí vị, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Mỹ Loan sở thích của tôi là khiêu vũ cha cha cha (ăn mì hủ tiếu, nhảy disco, đi lã lướt v.v...”

105. LÁI XE Người điều khiển bắt đầu trò chơi bằng cách đề máy xe, sau đó vào số, nhấn ga, tăng tốc độ, sang lane, bóp còi, lái xe trong khi trời đang mưa lớn, lái xe trên tuyết, thắng gấp, xe lật, v.v... Người điều khiển vừa nói vừa làm âm thanh của xe và động tác xe chạy. Ðộng tác: Người điều khiển: * Nổ máy xe: Bỏ chìa khóa vô đề máy (tất cả làm theo người điều khiển và nói theo zoom, zoom, zoom...) * Vào số: Ðưa tay giật số và thân thể giật tới giật lui (tất cả làm theo) * Nhấn ga: Hai tay giữ bánh lái, đưa chân phải lên phía trước hơi nhích chân để đạp ga và làm tiếng máy khi lên ga (Tất cả làm theo) * Sang lane: Hai tay điều khiển bánh lái theo lane của mình muốn (Tất cả mọi người làm theo. Nếu người điều khiển sang lane phải, tất cả mọi người cố gắng đổi chổ của người bên phải và ngược lại. * Bóp còi: Tay trái cầm bánh lái, tay phải làm động tác bóp còi (Tất cả kêu “Tuýt, tuýt” mỗi khi người điều khiển bóp còi.) * Lái xe khi trời mưa lớn: Tay trái cầm bánh lái, tay phải đưa ngang trước mặt làm quạt nước. Khi nghe người điều khiển hô “Mưa” quạt vừa vừa, “mưa lớn” quạt nhanh một chút, “mưa lớn nữa” quạt nhanh hơn, “mưa hết cỡ” quạt hết tốc độ. * Lái xe trên tuyết: Hai tay cầm bánh lái điều khiển xe trong khi thân thể lướt tới lướt lui (Tất cả làm theo đụng người bên cạnh, người bên cạnh cố tránh). * Thắng gấp: Người điều khiển đưa chân phải lên cao đạp xuống (Tất cả mọi người kêu “Keeét... keeét...” đễ thắng xe lại.) Xong người điều khiển xoay hai ba vòng tròn làm bộ như xe thắng gấp quá nên bị quay (tất cả làm theo). * Xe lật: Sau khi quay xong người điều khiển làm động tác từ từ ngã nhào và lăn mình trên sân cỏ hoặc nơi thích hợp (tất cả làm theo). Chú ý : Ðể người chơi được rõ ràng, người điều khiển nên giải thích trước những động tác và âm thanh cần làm trong khi lái xe. Tùy theo môi trường sinh hoạt người điều khiển có thể không cần phải lập lại động tác đã làm rồi nếu mình muốn. Khi chơi người điều khiển nên nói rõ ràng tên của động tác trước khi làm. Sau khi chơi xong người điều khiển nên có lời khuyên răn: “Chúng ta không nên lái xe nhanh quá vì như thế sẽ rất tai hại, có thể xảy ra tai nạn bất ngờ.”

106. CÓ BAO GIỜ? ... Tất cả cùng hát: “Ồ la lá, ố la là, ồ la lá, ô là la.” Xong người điều khiển hát: “Có bao giờ bạn cầm tay ai chưa?” Tất cả mọi người đáp lại: “Chưa ạ.” Người điều khiển: “Thì bây giờ cầm tay nhau đi.” Tất cả đáp lại: “Vâng ạ.” và cả hai tay đưa sang hai bên bắt tay người bên cạnh. Tương tự người điều khiển có thể thêm vào: “Có bao giờ bạn cầm tai (cú đầu, sờ mũi, bóp miệng, ngéo tai, sờ bụng, sờ đầu gối, sờ mắt cá, thụt lét, bịt mắt, bóp mũi, sờ vai, v.v...”

107. GIẢI TỎA OÁN KẾT Người điều khiển chọn một người đứng ra giữa vòng tròn tượng trưng cho Ma Vương sẵn sàng chiếm đoạt vị trí của người trong vòng. Người điều khiển đứng vô trong vòng tròn bắt đầu hô “Giải” và theo hướng quy định (trái hoặc phải) từng người hô “Tỏa”, “Oán”, “Kết”. Những người hô “Oán” phải lập tức đổi chỗ cho nhau, trong khi Ma Vương tìm cách chen vào những chổ trống này. Những người mất chỗ trở thành Ma Vương và cứ như thế trò chơi tiếp tục. Ðể mọi người có dịp bỏ “Oán” người điều khiển thỉnh thoảng nên ngưng trò chơi để chỉ người khác và tiếp tục lại.

108. ÐỜI DU NGOẠN Tất cả cần thuộc bài hát dưới đây“Tính tính tính tình tang tang tang, Cuộc đời mình như chiếc thuyền nan, Trôi nó trôi bềnh bồng. Ðiệp khúc 1: Ði tới Tô ky ô, mình xách tay cái dù, mặc áo ky mô nô. Tô ky ô, Tô ky ô. Dù là dù với ky mô nô. Ðiệp khúc 2: Ði tới Si ca gô, mình bắt tay găng tờ, cười với anh Sạt lô. Si ca gô, Si ca gô. Cười là cười với anh Sạt lô. Ðiệp khúc 3: Ði đến Ca ra si, mình muốn thêm béo phì thì đớp cơm cà ri Ca ra si, Ca ra si. Phì là phì với cơm cà ri. Ðiệp khúc 4: Ði tới Mê xi cô, mình thấy anh đấu bò, đội nón Xom-bờ-rê-rô Mê xi cô, Mê xi cô. Bò là bò với Xom-bờ-rê-rô. Ðiệp khúc 5: Ði tới Ha Quai Y, mình lắc lư phấn nì, tay múa theo điệu đi. Ha Quai y, Ha Quai Y, mình là mình với tay phần ni. **Ðộng tác: “Tính tính ... bềnh bồng”: Tất cả đưa tay nhịp nhàng vỗ sang hai bên và lắc lư theo nhịp thuyền trôi. Ðiệp khúc 1: Làm động tác xách dù, và đi kiểu cô gái Nhật khi mặc đồ Ki Mô Nô. Ðiệp khúc 2: Tất cả chân khuỳnh xuống bàn chân xòe ra hai bên, chào, bắt tay xong vừa đi vừa cười theo kiểu Sạt-lô. Ðiệp khúc 3: Làm động tác của anh chàng mập vừa đi vừa ăn. Ðiệp khúc 4: Làm động tác của anh đấu bò, làm cách chào, xong bò càng. Ðiệp khúc 5: Lắc mình và tay theo kiểu Hạ Uy Di. * Chú ý: a) Một người đầu tiên bắt đầu trò chơi bằng động tác Nhật Bổn, xong xuôi cả vòng tròn bắt đầu lại từ đầu bài hát trước khi chuyển sang động tác hai của Chicago. Trong thời gian hát chuyển này (tính...bềnh bồng) người ở giữa vòng tròn làm động tác chèo thuyền. Trước khi lời hát “bềnh bồng” chấm dứt người đầu tiên chỉ một người kế tiếp trong vòng tròn. Người này bước ra làm động tác của Chicago và người đầu tiên phải đi sau và làm theo động tác của người này. Cứ như thế trò chơi lập đi lập lại cho đến khi nào người điều khiển cảm thấy số người đã đầy đủ. b) Khi hát đến đoạn cuối của từng điệp khúc “dù là...Ky Mô Nô”, “cười là cười... Sạt-lô” v.v... người bị chỉ định ra giữa vòng tròn nên đứng lại là làm rõ ràng từng động tác. c) Trên đây chỉ là những động tác đề nghị mà thôi. Người chơi có thể làm những động tác khác theo ý thích của mình.

109. NÀO ANH EM Người chơi cần thuộc bài hát dưới đây: Nhóm đàn: Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi đàn. Ðô mí sol, đô mí rê, đô mí sol mí rê đồ”. Nhóm trống: “Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi tùng. Tung cắc tùng, tung cắc chiêng, tung cắc tùng cắc chiêng chiêng tùng”. Nhóm kèn: “Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi kèn. To tí tò, to tí te, to tí to,ø tí te te tò”. Trước hết người điều khiển chia vòng tròn thành ba nhóm: Trống, Kèn và Ðàn. Mỗi nhóm phải cử một người làm nhạc trưởng cho nhóm mình. Bắt đầu trò chơi người điều khiển trịnh trọng tuyên bố một lý do tưởng tượng nào đó đã mời được ban nhạc danh tiếng Thế Giới về chơi cho mình, và đồng thời giới thiệu từng người đại diện cho mỗi nhóm với tên gọi thật hấp dẫn để không khí thêm vui nhộn. Trước khi mở đầu người điều khiển nên chỉ định từng nhóm thử nhạc cụ của mình. Khi chơi người điều khiển linh hoạt chỉ từng nhóm. Mỗi nhóm khi bị chỉ phải hát đoạn bài hát của nhạc cụ mình, và làm theo bất cứ động tác nào của người nhạc trưởng. Thỉnh thoảng người điều khiển phải đề nghị mỗi nhóm đổi người nhạc trưởng để động tác được súc tích hơn.

110. CON RẮN Tất cả người chơi cầm tay nhau thành một hàng dài. Hai người hai đầu, một người làm đuôi rắn, một người làm đầu rắn. Người làm đuôi đứng yên tại chổ trong khi người làm đầu dẫn dắt rắn quanh quẹo, xuôi ngược cho đến khi tất cả mọi người đều không di chuyển được nữa. Ðến giai đoạn nầy người làm đầu phải hướng dẫn để mở gút mắc bằng cách luồn qua lại.

111. ASOKA Người điều khiển cho tất cả mọi người tập họp vòng tròn và ngồi xuống. Xong người điều khiển mở đầu bằng cách gọi tên một người nào đó trong vòng tròn, khi nghe gọi tên lập tức hai người ngồi bên cạnh của người bị gọi tên phải đứng lên hô “Asoka” và ngồi xuống. Người bị gọi tên lúc nầy mới đứng lên và gọi tên một người khác. Người nào chậm kể như bị loại. * Chú ý : Người bị gọi tên chỉ đứng lên sau khi hai người bên cạnh hô xong Asoka. Nếu người nầy đúng lên trước thì coi như vi phạm trò chơi.

112. “NẾU NGÀY MAI” - “THÌ TÔI SẼ” Trò chơi này thích hợp dùng để giải lao sau giờ học. Người điều khiển chia mọi người thành hai nhóm và phát cho mỗi người một tờ giấy nhỏ. Mỗi người trong nhóm thứ nhất viết bất cứ một mệnh đề nào bắt đầu bằng “Nếu ngày mai...”, và tương tự nhóm thứ hai bắt đầu bằng “Thì tôi sẽ...”. Thí dụ: * Nhóm thứ nhất: - “Nếu ngày mai tôi đi xa”. - “Nếu ngày mai tôi lấy chồng” v.v... * Nhóm thứ hai: - “Thì tôi sẽ khóc”. - “Thì tôi sẽ vô cùng sung sướng” v.v... Khi hai nhóm viết xong, người điều khiển cho thu tất cả các tờ giấy lại và để nhóm nào riêng nhóm đó. Bắt đầu trò chơi người điều khiển lấy một tờ bên nhóm “Nếu ngày mai” đọc lên, xong đọc tiếp một tờ bên “Thì tôi sẽ”. Những người viết những câu trùng hợp và ý nghĩa sẽ được gọi là những người đồng chí hướng và được toàn gia đình hát tán dương.

113. DÍNH ÐẤT Tất cả mọi người đứng yên tại chỗ hoặc đi vòng quanh và hát “Dính dính dính dính chùm, dính dính dính dính chùm, dính chùm, dính chùm”. Bất thần người điều khiển hô: “Dính (1,2,3,4,5,6,...)”. Tùy theo số của người điều khiển vừa hô, mọi người trong vòng tròn phải dùng bàn tay, ngón tay, chân, ngón chân v.v... để chạm với mặt đất. Thí dụ: Người điều khiển hô: “Dính 8”, người chơi có thể dùng 5 ngón tay của 1 bàn tay, một bàn chân và 2 ngón tay của bàn tay khác để đủ tổng số là 8 (chân kia co lên) v.v... Khi đã kiểm soát xong để coi mọi người có làm đúng hay không, người điều khiển hô “tự do”, tất cả hô lại “khỏe re” và đứng lên để tiếp tục trò chơi. Chú ý: Ðể tăng sinh khí của tinh thần của đồng đội, người điều khiển có thể chia nhóm 2 hoặc 3 người để chơi trò chơi nầy.

114. LÀM THẾ Người điều khiển đi chung quanh vòng tròn bất thần đứng trước một người trong vòng và vừa nói vừa làm một động tác nào đó chẳng hạn như “Tay tôi ngứa quá”, “Ðây là lỗ mũi nè”, “Tôi thích nhảy điệu Hawaii” v.v... theo hướng đã chọn người bên phải (hoặc bên trái) của người bị đứng trước phải làm y hệt động tác của người điều khiển. Chú ý: Nếu người bị chỉ làm theo động tác của người điều khiển, người nầy sẽ bị loại.

115. BẠN ƠI HÃY CƯỜI Người điều khiển đi chung quanh vòng tròn và đứng trước một người nào đó đồng thời hát “Bạn ơi hãy cười, cười như thế này bạn nhé”. Hát xong người điều khiển diễn tả động tác hoặc gương mặt buồn cười cố ý chọc cho người trong vòng cười. Người ấy phải hát lại “Xin lỗi tôi không thể cười” và giữ khuôn mặt thật trang nghiêm. Ai cười sẽ thay thế vai trò của người điều khiển. Nên nhớ rằng chỉ có người bị người điều khiển chọn là không thể cười mà thôi, còn những người khác có thể cười thỏa mái.

116. TRAO GIÀY VỀ CHỦ Mỗi người cởi một chiếc giầy hoặc dép và để vào một đống. Sau tiếng còi hiệu thứ nhất của người điều khiển, mỗi người tự chọn một chiếc không phải của mình và tất cả cùng nắm tay nhau làm thành vòng tròn trong khi tay vẫn giữ chiếc giày hoặc dép. Người điều khiển lúc nầy thổi tiếng còi hiệu thứ hai. Lúc bấy giờ mọi người trong vòng tròn phải cố gắng di chuyển để trả lại chiếc giày hoặc dép cho người chủ của nó trong khi tay vẫn nắm chặc với nhau. Người nào để vòng tay bị đứt, hoặc đưa đồ vật về chủ cũ cuối cùng kể như thua cuộc.

117. BẮT TAY BÈ BẠN Người điều khiển cho mọi người đếm số 1,2; 1,2,3; hoặc 1,2,3,4 cho đến hết vòng tròn. Xong đổi chỗ của tất cả mọi người. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển mọi người tan hàng và đi xung quanh sân chơi để bắt tay với người mình gặp. Khi bắt tay mọi người phải nói “Rất hân hạnh được gặp anh (chị hoặc em)”. Những người số 1 chỉ bắt tay và rung một lần, trong khi người số 2 rung 2 lần, người số 3 rung 3 lần v.v... Những người mang số giống nhau nếu bắt tay nhau sẽ trở thành đôi bạn lý tưởng, nắm tay nhau và đi tìm những người khác mang cùng số như mình. Mục đích của trò chơi là người chơi phải bắt tay để tìm những người mang cùng số, nhóm nào tìm được nhiều người nhất và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Chú ý: - Tùy theo số lượng người chơi mà người điều khiển có thể cho đếm số “1,2”; “1,2,3”; hoặc “1,2,3,4”. - Người được bắt tay không được giựt tay ra nếu tay của mình vẫn còn bị bắt tay bởi người khác.

118. BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN Người điều khiển với giọng khôi hài, lần lượt giới thiệu từng nhân vật trong câu chuyện “Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”. Mỗi nhân vật đều ra soi gương trước khi đi làm, sau khi ngủ dậy, đánh răng, tập thể dục v.v... hoặc làm bất cứ động tác nào trước gương. Người (hoặc hai người) được chọn làm gương phải bắt chước và lập lại mỗi động tác của nhân vật được người điều khiển giới thiệu. Trò chơi càng vui nếu người điều khiển giới thiệu những hành động thật ngộ nghĩnh. Nhân vật trong truyện: Hoàng Tử, Bạch Tuyết, Mụ Phù Thủy, Bảy Chú Lùn (E lệ, Nhảy Mũi, Gắt Gỏng, Vui Vẻ, Ở dơ, Khờ Khạo, và Ngủ Khì). * Khi được người điều khiển giới thiệu, người được chỉ định làm nhân vật nào phải diễn tả hành động của nhân vật đó trước khi vào soi gương. Thí dụ như khi chú lùn E Lệ được giới thiệu, chú lùn phải làm động tác đi đứng e lệ trước khi vào soi gương để làm những động tác theo ý mình.

119. CÁI TA Người chơi hành động theo lời nói của người điều khiển. NÐK nói: - Trời ta (tất cả hô “ta đứng” và đứng lên). - Ðất ta (tất cả hô “ta ngồi” và ngồi xuống). - Bạn ta (tất cả hô “ta dựa” và dựa vai hoặc lưng của người bên cạnh). - Tay ta (tất cả hô “ta bắt” và bắt tay người bên cạnh.) - Chân ta (tất cả hô “ta đá” và đá nhẹ vào người bên cạnh.) - Thù ta (tất cả hô “ta thương” và lấy tay phải để trên đầu người bên phải chà chà xoa xoa tỏ ra thưương yêu.) - Ghế ta (tất cả hô “ta tọa” và chùn người xuống tương tự như đang ngồi trên ghế. Ðây là động tác người điều khiển nên dành cuối cùng vì kéo dài càng lâu người chơi càng mỏi chân. Chú ý : Tương tự như những động tác trên, người điều khiển có thể sáng tạo thêm những động tác mới sao cho phù hơp với không khí đang sinh hoạt.

120. VUI TRONG CHÁNH NIỆM Mọi người trong vòng tròn hát và làm theo từng lời hát và động tác của người điều khiển. Bài hát như sau: 1. Ngồi xuống - Ta biết ngồi xuống. 2. Ðứng lên - Ta biết đứng lên. 3. Ta bước vào trong - Ta biết ta bước vào trong 25

4. Ta bước ra ngoài - Ta biết ta bước ra ngoài. 5. Ta đếm 1,2,3,4 - Ta biết đó là 1,2,3,4. Chú ý: Trước khi chơi người điều khiển cần nói vài câu đạo vị chẳng hạn như “Là người Phật Tử chúng ta phải luôn sống trong Chánh Niệm, đi chúng ta biết đi, ngồi chúng ta biết ngồi, v.v... Có như thế mới không phụ lòng của các bậc Tôn Ðức đã có ơn dìu dắt chúng ta”. **Bài hát trên vui nhất là ở câu số 5. Người điều khiển nên khòm lưng xuống và khi đếm nên đếm rõ ràng từng số, cứ mỗi số đếm người điều khiển nên giả giọng kéo dài ra đồng thời lắc mông (hông) về một bên càng nghiêng càng tốt. * Ðể tiếp tục trò chơi người điều khiển có thể thêm vào những động tác khác như: 1. Khòm xuống (tất cả chùn người xuống, chân xoạc ra 180 độ theo kiểu Sạt Lô càng thấp càng tốt). 2. Nhón lên (chòm người lên một chút.) 3. Ta bước vào trong (theo tư thế chùn người tất cả đi điệu Sạt Lô vào giữa vòng tròn.) 4. Ta bước ra ngoài (tương tự như động tác 3 bước lui lại chỗ cũ.) 5. Ta đếm 1,2,3,4 ( tương tự như những động tác số 5 ở trên). * Theo những động tác trên người điều khiển càng có sáng kiến riêng cho động tác của mình trò chơi sẽ vui hơn

121. Đập Tay
- Tất cả NC xòe tay trái ra, tay phải lật úp phía trước.
- NĐK (hô) 1 (ngân dài)…2 thì NC dùng bàn tay phải của mình đập bàn tay trái của bạn bên cạnh. Trong khi đó rút bàn tay trái mình lại. Ai để cho người bên cạnh đập trúng tay mình thì bị phạt.
- Nếu NĐK (hô) 1 (ngân dài).. 3 hoặc 4 hoặc 5 thì NC không được đập cũng không được rút tay, ai sai bị phạt.
122. Cua Kẹp
- Tất NC xòe bàn tay trái ra, ngón trỏ tay phải đặt vào bàn tay trái của người bên cạnh.
- NĐK (hô) cua (ngân dài)… kẹp thì NC dùng bàn tay trái kẹp ngón trỏ tay phải của bạn mình, trong khi đó rút ngón trỏ mình lại. Ai để cho người bên cạnh kẹp trúng tay mình thì bị phạt.
Nếu NĐK (hô) cua (ngân dài)… luộc hoặc nướng hoặc chiên, thì NC không được kẹp và cũng không được rút tay, ai sai bị phạt.
Hoặc NĐK hô: Đường - NC: ngọt
Chanh - NC: chua
Muối - NC: mặn
Cua - NC: kẹp và làm động tác kẹp. Ai để cho người bên cạnh kẹp trúng tay mình thì bị phạt.
NĐK nên hô thật nhanh.

123. Úp - Ngửa
- Úp úp : 2 bàn tay úp xuống đất
- Ngửa ngửa : 2 bàn tay ngửa trên đất
- Úp Ngửa : tay phải úp, tay trái ngửa
* NĐK hô bất cứ động tác nào NC làm theo.
124.. Em Học Toán Lớp 3
Đứng vòng tròn, NĐK cho NC điểm số từ một đến hết. Nhưng những ai thuộc những số chia hết cho 3 hoặc 4 hoặc 5… (tuỳ theo quy định của NĐK) không điểm mà vỗ tay, ai sai bị phạt.
125. Ba – Má ; Chín – Sống
NĐK cho NC đứng vòng tròn rồi điểm danh, những ai thuộc con số 3 phải đọc là má, số 9 đọc là sống. Ví dụ :13 : Mười má
19 : Mười sống
33 : Má mươi má
99 : sống mươi sống
* Ai đọc sai hoặc không phản ứng nhanh bị phạt.
125. Tôi Bảo
- NĐK hô tôi bảo làm một động tác nào đó mọi người phải làm theo. Khi nào không có chữ “tôi bảo” thì không làm theo. Ai sai bị phạt.
126. Tìm Nhạc Trưởng
- Chọn một người ra ngoài vòng tròn nhắm mắt.
- Trong vòng tròn chọn một người làm nhạc trưởng người này sẽ làm các động tác, tất cả người chơi cùng làm theo.
- Vòng tròn bắt bài hát
.
- Người ngoài vòng tròn đi vào vòng tròn tìm xem ai là nhạc trưởng quan sát chỉ 3 người.
* Lưu ý: Người làm nhạc trưởng phải thay đổi cử điệu thường xuyên. Tất cả phải để ý làm theo cho ăn khớp. Quản trò có bổn phận bắt hát liên tục. Người tìm bắt chỉ 3 người, nếu không đúng thì bị phạt, nếu đúng thì người nhạc trưởng trở thành người tìm bắt. Chọn người nhạc trưởng khác làm nhạc trưởng để tiếp tục trò chơi.

127. Mìn Nổ Chậm
- Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt lại. Một quả mìn (cái nón hoặc trái banh) được chuyền đi trong vòng tròn. Bất thần người nhắm mắt hô đùng. Ai đang giữ mìn thì bị phạt.
* Lưu ý: Không được chuyền tắt, chuyền rớt banh phải lượm lên chuyền lại.
128. Còi Thổi Di Động
- Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt, một cây còi được chuyền đi trong vòng tròn, bất thần một người thổi hai tiếng còi rồi dấu còi sau lưng. Tất cả các người khác cũng để tay ra sau lưng. Người giữa vòng mở mắt quan sát tìm người giữ còi người này sẽ ra thế nhắm mắt. Người tìm chỉ chỉ một lần không tìm được nhắm mắt tiếp.

129. Gọi Tàu.
- Ba người thành một con tàu đứng sát nhau
- Gọi số các tàu : tàu số 1 ; tàu số 2…
- Cách gọi : Người bên phải nói : Kêu
Người ở giữa nói : Gọi
Người bên trái nói :  con tàu số…(ghép số của tàu kia vào)
- Tàu nào bị gọi sẽ Gọi tiếp các tàu khác tương tự
* Lưu ý: Tàu nào sai bị loại coi như đã bị mất liên lạc.
130. Gọi Món Ăn
Cũng vậy, thay vì gọi tàu thì ta đổi thành gọi món.
Ví dụ: Ba người một nhóm và chọn cho nhóm mình tên một món ăn chay; Mì Chay, rau cãi chay, gà rô ti chay; vịt chay nấu chao…
Cách gọi: NĐK chỉ vào một nhóm nào đó để bắt đầu, rồi nhóm đó sẽ bắt đầu:
- Người bên phải nói : chấm
- Người ở giữa nói : múc
- Người bên trái nói: (gọi tên món của nhóm khác) gà rô ti chay. Sau đó nhóm gà rô ti chay lại tiêp tục gọi nhóm khác…Nhóm nào kêu chậm hay gọi lại nhóm vừa gọi mình hoặc gọi nhóm đã chét rồi thì bị phạt.


131. Con Vịt
- NĐK : Ra giữa giơ chân phải lên dậm xuống đất (phịch)
- NC : (kêu) cạp, cạp (vỗ tay)
* Cứ thế mỗi lần người điều khiển dậm một cái thì NC kêu cạp cạp. NĐK chỉ giơ giò không giậm, NC không được kêu hoặc vỗ tay, ai sai bị phạt.
132. Đúng Giờ
- Tất cả người chơi ngồi vòng tròn nhắm mắt lại ước lượng thời gian khoảng 10 phút đứng lên.
- NĐK xem đồng hồ coi ai đứng lên chính xác nhất thì được; còn ai không chính xác thì bị phạt.
133. Máy Thu - Phát
- NĐK ra ngồi giữa vòng tròn, NC từng người một ra trả lời (nói nhỏ với người điều khiển) các câu sau :
1. Ai ? 2. Làm gì ?
3. Với ai ? 4. Ở đâu ?
5. Khi nào?
* Lưu ý: 4 người chơi sẽ trả lời 5 câu hỏi trên. Sau đó NĐK mở máy phát ra các câu trả lời coi có sự trùng hợp dí dỏm hay không (chỉ nói tên những người có mặt trong vòng tròn). Hai người được nêu tên oẳn tù tì với nhau, ai thua thì ra làm Máy. Trong khi hai người oẳn tù tì thì vòng tròn có thể hát bài hát Oẳn Tù Tì ra cái gì….
134. Ông Chủ Và Đầy Tớ
- Một người làm đầy tớ đi ra khỏi vòng tròn
- NĐK làm ông chủ phát phiếu trong đó có để tên một con vật cho NC, hay chỉ định một người nào và đặt tên một con vật (có thể 3, 4 phiếu trùng tên một con vật cũng được)
- Ông chủ gọi đầy tớ lại và bảo “Hôm nay ta muốn đãi khách… con hãy đi bắt một con vật nào đó cho ta làm thịt”
- Đầy tớ quan sát chọn một con, nếu đúng như đã được NĐK chọn thì người đó kêu tên con vật (theo phiếu hay đã được chỉ định) của mình. Còn nếu không đúng thì không được kêu.
* Nếu đúng ông chủ thưởng đầy tớ ,sai thì bị phạt.

135. Bệnh Truyền Nhiễm
- NĐK giả làm người bệnh (bệnh cùi, què, mù, gù, câm, phong…) đi đến đâu đụng vào người nào thì lây qua người đó. Rồi NC này bị lây sẽ đi theo NĐK và có thể lây cho người khác.(vừa đi, vừa làm động tác của người bị bệnh).
136. Vòng Tròn Nghiêng Ngã
- Mọi người xếp vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết. Những người mang số lẻ sẽ nắm tay nhau vòng qua lưng người mang số chẵn, và những người mang số chẵn sẽ nắm tay nhau vòng qua lưng những người mang số lẻ.
- NĐK vửa thổi còi vừa chạy quanh vòng tròn và dùng tay rà lẹ trên vòng tròn thấp dần lên trên đầu mọi người.
- Mọi người phải ngả ra phía sau ( đã có hai cánh tay đang đỡ) thấp hơn để tránh tay của NĐK(không được khuỵ chân xuống). * Lưu ý: Ai để cho tay NĐK chạm vào đầu sẽ bị phạt.
137. Kết Vòng Hoa Tên
- Kết : (2 tay đập xuống đùi)
- Vòng : (vỗ tay)
- A (tên một người trong vòng). (Búng tay trái)
- Gọi B (tên 1 người trong vòng). (Búng tay phải)
Lưu ý : Nói sao cho thật nhịp nhàng
- Ví dụ : Kết vòng, Minh gọi Lan
Kết vòng, Lan gọi Hồng.
Cứ thế tiếp tục. Ai gọi chậm nhịp bị phạt.
138. Gió Thổi
NĐK (hô) : Gió thổi gió thổi
NC : Thổi ai thổi ai ?
* Lưu ý: NĐK quan sát tập thể nào đông thì hô lên chẳng hạn “người mặc áo trắng” “người đeo đồng hồ”. Khi đó những người bị gió thổi sẽ đổi chỗ cho nhau và NĐK sẽ chiếm một chỗ, ai ở ngoài vòng tiếp tục cho gió thổi.
138 . Đoàn Kết
- NĐK (hát hoặc đọc) : Nào chúng ta cùng chơi chụm năm chụm ba, chúng ta là hoa, hoa kết thành chùm hoa ơi hoa chụm lại.
NC (hỏi) Chụm mấy chụm mấy ?
NĐK : Chụm….. (5 người 4 chân)
* Hát kết câu NĐK hô chụm mấy tất cả NC phải chụm lại thành nhóm ai sai hoặc nhóm nào dư thiếu bị phạt.
Hoặc,
- NĐK: (Hô) Kết đoàn kết đoàn - TC: Kết mấy kết mấy
- NĐK: Kết 4 hoặc 5 hay 6… tuỳ theo ý định hay yêu cầu của buổi chơi. Và khi đó thì TC phải nhanh chóng gom lại thành từng nhóm với số người như NĐK yêu cầu. Ai cò
n sót lại thì mời ra để phạt hay làm một cái gì đó.
139. Chim Xổ Lồng
- Vòng tròn điểm số 1,2,3 ; 1,2,3 ; 3 người thành một nhóm tụ lại, mỗi nhóm người số 1 với số 3 nắm tay lại làm lồng chim, người số 2 ở giữa làm chim. Tất cả sẵn sàng.
- NĐK ở giữa hô “đổi lồng” hoặc “chim xổ lồng” thì tất cả các chim chạy đổi qua lồng khác, trong khi đó NĐK chạy vào 1 lồng. Chim nào còn ở ngoài lồng tiếp tục hô “đổi lồng”.
* Cuối cùng ai còn ở ngoài thì bị phạt.
140. Gọi Số Chạy
- Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết.
- NĐK ở giữa gọi bất cứ một số nào.
- NC mang số đó nhanh chân chạy ra chạm NĐK. Trong khi đó hai người hai bên phải lẹ tay giữ người này lại.
- Ví dụ : NĐK gọi số 5 thì người chơi mang số 5 lo chạy ra, người mang số 4 và số 6 lo giữ lại.
* Lưu ý: Nếu không giữ được người chạy thì hai người hai bên phải ra làm kiệu, kiệu người kia về.
141. Mèo Vồ Chuột
- Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết, giữa vòng chơi có vẽ một vòng tròn nhỏ trong đó để 10 phiếu xếp lại (2 phiếu chữ “mèo” và 8 phiếu chữ “chuột”)
NĐK gọi một lần 10 số và chuẩn bị. Khi nghe hiệu còi, 10 số này nhanh chân chạy ra nhặt phiếu và mở ra xem. Nếu là phiếu mèo thì chạy đi vồ chuột, nếu là phiếu chuột nhanh chân chạy về chỗ, để phiếu lại chỗ cũ.
- Chuột nào bị mèo vồ thì coi như đã chết và sẽ bị phạt.
- Mèo mà vồ mèo thì cũng sẽ bị phạt.

142. Tung Khăn Gọi Số

- Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết
- NĐK đứng ở giữa vòng tròn, cầm một cái khăn quấn tròn, vừa tung khăn lên cao vừa gọi một số. NC mang số này nhanh chân chạy ra chụp khăn.
- Ai chậm hoặc chụp hụt bị phạt.
- có thể cùng lúc gọi 2 hoặc 3 số.
143. Cảnh Sát - Ăn Trộm
- Chọn một người làm cảnh sát và một người làm ăn trộm , cả hai đều bị bịt mắt, ra giữa vòng tròn.- NC trong vòng tròn chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm giả làm một con vật (mèo, chó, gà…). Bắt đầu chơi, ăn trộm chạy tới đâu thì các con vật kêu tới đo (giả tiếng kêu của con vật mà nhóm mình đã chọn). Dựa theo tiếng kêu của các con vật, cảnh sát chạy tìm bắt ăn trộm .
* Nếu cảnh sát bắt được ăn trộm thì ăn trộm sẽ bị phạt. Còn nếu chạy hết một vòng mà cảnh sát không bắt được ăn trộm thì cảnh sát bị phạt.
* Sau mỗi lần như vậy thì đổi cặp khác.
144. Sập Chuột
- Chọn một vài người làm bẫy chuột (tuỳ theo số người chơi nhiều hay ít mà ta nhiều hay ít bẫy). Từng 2 người đứng đối diện với nhau, nắm tay nhau và giơ lên tạo ra một đường hầm cho chuột chui qua. Chia khoảng cách đặt bẫy cho đều.
- NC tạo thành vòng tròn đi về bên phải, tất cả nắm đuôi nhau đi trong đường hầm của rập chuột vừa đi vừa hát.
- NĐK bất ngờ thổi còi thì bẫy chuột sâp xuống. Chuột nào bị dính coi như thua và đi ra giữa vòng tròn, còn các chuột khác lại tiếp tục đi và NĐK lại bất ngờ thổi còi….
* Lưu ý: Chuột nối đuôi không được đứt đuôi.
145. Dành Ghế Bộ Trưởng
- Sắp một vòng ghế (mượn một số dép để làm ghế)
- NC đứng một vòng tròn phía ngoài những chiếc ghế, quay lưng vào trong. Số người chơi nhiều hơn số ghế là một người.
- NĐK thổi còi, người chơi di chuyển vòng tròn vừa đi vừa hát. Bất thần NĐK thổi còi, mỗi người chơi giành cho mình một cái ghế và ngồi lên. Ai không có ghế bị loại.
* Lưu ý: Tiếp tục trò chơi bằng cách bớt đi một chiếc ghế và tiếp tục ai còn lại là bộ trưởng. Sau cùng những người bị loại sẽ bị phạt…
146. Bịt Mắt Bắt Bồ.
- Chọn một người ra giữa vòng tròn và bịt mắt lại.
- Vòng tròn nắm tay lại và di chuyển về bên phải, vừa đi vừa hát.
- Người bị bịt mắt sẽ tiến vào bắt một người ở vòng tròn. Người này phải đứng lại để cho người bị bịt mắt hỏi 2 câu hỏi (bất cứ câu gì). Người bị hỏi trả lời để người bịt mắt đoán tên.
- Nếu đoán đúng người bị hỏi sẽ thế người bị bịt mắt, còn đoán sai thì vẫn tiếp tục bị bịt mắt.
147. Chạy Ngược Vòng
NC ngồi thành vòng tròn, chọn một người ra ngoài vòng tròn. Người này sẽ đi xung quanh vòng tròn, bất ngờ đánh vào lưng một người trong vòng tròn, người bị đánh này phải chạy ngược chiều với người kia để về chỗ của mình. Ai nhanh chân dành được chỗ thì thắng. Ai không dành được chỗ thì tiếp tục trò chơi.
148 . Đi Du Lịch
- NC tạo thành 2 vòng tròn. Vòng trong ít hơn vòng ngoài một người. Tất cả những người ở vòng trong hai tay chống nạnh.
- Nghe hiệu còi, hai vòng duy chuyển ngược chiều nhau vừa đi vừa hát. Bất thần NĐK thổi còi, NC vòng ngoài nhanh tay xỏ vào nạnh của người vòng trong. Ai không có xỏ vào bị loại.
* Tiếp tục trò chơi bằng cách tiếp tục bỏ bớt người vòng trong.
149. Chồn Bắt Gà
(Trò chơi với số lượng đông)- NC được chia và xếp hàng sao cho tạo thành hình vuông (chẳng hạn 10 tổ, thì mỗi tổ 10 người). Khi đó xếp các tổ theo hàng dọc. Hàng dọc và hàng ngang cũng đều 10 người, tất cả phải thẳng hàng. Người này cách người kia một giang tay, sao cho khi quay trái hoặc phải đều tạo thành hàng dọc bởi giang tay.
- Chọn ra 2 người làm chồn và gà
- Bắt đầu chơi gà chạy theo hàng dọc hoặc hàng ngang, chồn rượt đuổi
- NĐK có thể hô “bên phải quay” hoặc “bên trái quay”, để tạo đường chạy cho gà.
* Lưu ý: Gà và chồn không được chạy qua đường đã bị rào bởi giang tay.
150. Cứu Trợ
* Mỗi nhóm 3 người gồm có : CHA, MẸ, CON
- NĐK : Đứng giữa hô : Cứu trợ, cứu trợ.
+ TC : Cứu ai ? Cứu ai ?
- NĐK : Cứu CON, cứu CON.
+ Khi đó người Cha và Người Mẹ phải hợp tác dùng tay ẵm đứa con lên khỏi mặt đất.
Nếu NĐK : bảo cứu Cha thì người Mẹ và người Con phải hợp lực ẵm người Cha lên khỏi mặt đất. Cũng vậy nếu bảo cứu MẸ thì người Cha và đứa Con ẵm người MẸ lên.
- NĐK có thể bảo cứu Con hàng xóm, thì người cha và người mẹ của nhóm này sẽ sang nhóm bên ẵm người CON hàng xóm lên.
* Lưu ý: Trước khi chơi, NĐK có thể cho TC hát bài:” Ba thương con vì con giống Mẹ, Mẹ thương con vì con giống Ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ, gần nhau là mừng

151. Quan Sát Nhanh
- Khoảng 30 đồ vật khác nhau để trên bàn, được phủ khăn che kín.
- Các tổ chơi đứng xung quanh bàn, mỗi tổ được phát cho một cây viết và giấy.
- Bắt đầu chơi tất cả cùng hát vui một lúc. Sau đó NĐK mở khăn ra để NC quan sát đồ vật rồi đậy lại.
- NC trong mỗi tổ họp lại với nhau và ghi nhanh tên các đồ vật đã được quan sát. Tổ nào ghi đúng được nhiều sẽ thắng.
152. Quan Sát Thoáng Qua
- Để khoảng 20 đến 30 đồ vật trong một cái hộp
- NĐK tuần tự lấy từng đồ vật giơ cao cho các tổ xem rồi đặt vào hộp thứ 2.
- Sau cùng mỗi tổ họp lại ghi danh sách những đồ vật đã quan sát được qua tay NĐK. Tổ nào ghi đúng được nhiều sẽ thắng.
153. Người Này Là Ai ?
- Mỗi tổ chọn ra một người, người này đeo mặt nạ trùm kín cả mặt, đầu cổ, chỉ trừ hai con mắt ra,
và được trùm kín từ đầu tới chân (kể cả đôi dép) nhưng để lộ hai con mắt. Tất cả những người còn lại trong tổ đi trốn hết.
- NĐK dẫn người được hóa trang này đến các tổ khác để đoán xem người này là ai. Tổ nào đoán đúng thì đạt. Tương tự như vậy các tổ khác cũng hóa trang một người đến tổ kia để đoán xem là ai ?
154. Ngửi Đoán Đồ Vật
- Chuẩn bị một số lá cây, hoa các loại hoặc trái cây các thứ và một cái khăn bịt mắt.
- Mỗi tổ cử ra một người bị bịt mắt, NĐK đưa một loại lá cây hoặc trái cây cho người bị bịt mắt. Người
này sờ hoặc ngửi để đoán xem là thứ gì ? Ai đúng thì người đó sẽ thắng.


155. Sờ Đồ Vật Ghi Liền
- Dụng cụ khoảng 20 đồ vật khác nhau và khăn bịt mắt cho mỗi người trong tổ.
- Tất cả NC trong tổ được bịt mắt xếp hàng ngang, NĐK đưa từng đồ vật cho người đầu hàng. người này được quyền sờ mó đồ vật rồi chuyền cho người thứ 2, cứ thế tiếp tục các em trong tổ đều được sờ đến 20 đồ vật khác nhau.
- Sau đó mở khăn ra họp tổ lại và ghi danh sách các đồ vật đã được sờ, tổ nào đúng nhiều sẽ thắng.
* Nếu không có khăn bịt mắt thì mỗi em trong tổ được sờ đồ vật trong một cái bao, hoặc tắt đèn rồi họp tổ ghi lại danh sách.
156. Chuyền Đồ Vật Xuôi Ngược
- Mỗi đội xếp thành hàng ngang, số đồ vật ở đầu hàng bằng số đồ vật ở cuối hàng mỗi đội.
- Bắt đầu chơi, mỗi đội chuyền ngược và xuôi đồ vật (đến đầu và cuối hàng) xem đội nào nhanh nhất là thắng.
* Vừa chuyền đồ vật đi, vừa nhận.
157. Ngậm Muỗng Chanh
- Mỗi tổ 2 cái muỗng và một trái chanh, xếp hàng dọc. Vẽ một vòng tròn phía trước cách 3 – 4m.
- Người đầu hàng mỗi tổ cầm một cái muỗng và một trái chanh, người thứ hai cầm một cái muỗng còn lại.
- Bắt đầu chơi, người đầu hàng ngậm cái muỗng vào miệng, bỏ trái chanh lên muỗng đi về phía điểm vòng, trở về sang trái chanh qua muỗng người thứ hai (không được dùng tay) và trao muỗng cho người thứ ba và chạy ra phía sau. Người thứ hai cứ tiếp tục cho đến hết, tổ nào xong trước không phạm lỗi là đạt.
* Lưu ý : Có thể dùng trái ping pong thay vì trái chanh.
158. Nhặt Khoai (Mận) Bỏ Vào Hộp (Rổ)
- Mỗi tổ một cái hộp (rổ) và khoảng 5 củ khoai (mận), một khăn bịt mắt.
- Cử ra một người trong tổ bịt mắt, để cái hộp (rổ) trước mặt, bỏ khoai mận xung quanh người bị bịt mắt. Trong mỗi tổ cử một người hướng dẫn người bị bịt mắt nhặt khoai bỏ vào hộp (rổ). Người hướng dẫn chỉ được nói tới mấy bước, lui trái, phải, mà thôi. Tổ nào xong trước thì thắng cuộc.
159. Ném (Đá) Bóng Vào Vòng (Giỏ)
- Dựng đứng cái vòng trên đất hay treo nó trên một nhánh cây sát đất hoặc trên cao.
- Người chơi đá hoặc ném một quả bóng vào vòng là đạt.
160. Thả Bút Vào Chai (thả ống hút vào ly)
- Theo thứ tự mỗi người ra giữa vòng tròn, nơi đó có để sẵn một cái chai và ba cây bút chì.
- Khi tới chỗ để chai, người đó đứng hơi xoãng chân ra để làm sao chai sẽ ở giữa hai bàn chân.
Với tư thế này, người đó sẽ dùng tay trỏ và ngón cái của bàn tay phải và tìm cách thả cây bút chì vào chai.
- Mỗi người sẽ được thả ba lần, và mỗi lần thả trúng sẽ được một điểm.
161. Ném Lá Bài Vào Nón
- Mỗi tổ một cái nón và một bộ bài.
- NC mỗi tổ lần lượt đứng cách nón khoảng 1,5m, thẳng lưng, tay cầm lá bài ném vào nón là thắng.
- Có thể ném một lần nhiều lá gộp lại
162. Ném Hạt Đậu Vào Ly
- Mỗi đội có một cái ly không phía trước, cách người đầu hàng dọc mỗi tổ khoảng 2m. Mỗi tổ có một lon hạt đậu, mỗi người trong tổ lần lượt, dùng tay bốc một hạt đậu ném vào ly (mỗi người ném 5 lần).
- Cuối cùng xem tổ nào ném được nhiều hạt đậu vào ly là thắng cuộc.
163. Đặt Mũi Trong Vỏ Bao Quẹt Tiếp Sức
- Mỗi đội xếp hàng dọc, phía trước có vạch một điểm cách 3m.
- NC đầu tiên của mỗi đội cầm bao hộp quẹt cây đặt lên lỗ mũi của mình hít vào rồi đi tới vạch phía trước, rồi vòng về đưa vỏ quẹt cho người thứ hai bằng cách đặt bao quẹt vào mũi bạn. Người này hít vào và tiếp tục làm như người trước. Không dùng đến tay. Đội nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Nếu ai đánh rớt phải lượm lên làm lại.
164. Xâu Chuỗi Hạt Gạo
- Vật dụng : một nắm gạo và một cuộn chỉ cho mỗi đội.
- Bắt đầu chơi, mỗi người trong đội hợp tác cầm lấy sợi chỉ và nhặt các hạt gạo lên buộc vào sợi chỉ bằng cách thắt nút.
* Lưu ý: Qui định thời gian đội nào nhiều hạt chuỗi là thắng.
165. Thổi Tắt Ngọn Nến
- Mỗi đội một ngọn nến và một khăn bịt mắt.
- Mỗi đội cử ra một người được bịt mắt và dẫn đến cách ngọn nến chừng 5 bước rồi yêu cầu người đó xoay mình 3 lần. Sau đó tiến lại gần ngọn nến thổi ba lần, tắt ngọn nến là đạt.
166. Ai Thổi Khỏe Hơn
- Mỗi tổ cử ra một em khỏe mạnh nhất. Các em này đứng quay mặt xuống khán giả. Phát cho mỗi em một bong bóng chưa thổi.
- Bắt đầu chơi các em này dùng miệng thổi bong bóng. Ai thổi bể bong bóng trước là thắng cuộc.
* Lưu ý: Chỉ dùng tay cầm bong bóng, không được dùng tay ép cho bể.
167. Ai Ăn Nhanh Hơn
- Một cọng dây ni lông dài 1m. 3 cục kẹo được cột vào dây này ở hai đầu và chính giữa sợi dây.
- Từng hai tổ một thi đấu với nhau, mỗi tổ cử ra một em. Hai em này đứng đối diện với nhau. Mỗi em ngậm một cục kẹo ở một đầu của sợi dây trên. Còi thổi, hai em cố nuốt nhanh sợi dây cho đến khi ngậm được cục kẹo giữa là thắng cuộc.
* Lưu ý: Không được dùng tay và không được cắn kéo sợi dây mạnh quá.
168. Đố Nhau
(chia làm 2 phe A và B)
- Phe A hỏi : Bồ ơi bồ con chó nó kêu làm sao ?
Bồ ơi bồ con chó nó kêu thế nào ?
(thay con chó bằng bất cứ con khác : Gấu, mèo, chuột…)
- Phe B trả lời : Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu
Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu
* Lưu ý: Có thể đổi ngược lại.
169. Tôi Là Ai ?- Cắt nhiều bảng bằng giấy carton, trên đó ghi tên những nhân vật nổi tiếng và ghim vào lưng vài người chơi mỗi đội.
- Những người có bảng tên lần lượt đi vòng quanh hỏi những người khác vài câu hỏi để biết bảng tên của mình đang đeo. Câu trả lời sẽ là “đúng, sai”. Ai đoán ra tên mình mang sẽ thắng cuộc.
Ví dụ : Tôi là văn sĩ ? Không
Tôi là nghệ sĩ ? Không
Tôi là vận động viên thể thao ? Đúng
Tôi là cầu thủ bóng đá ? Đúng
Tôi là người Việt Nam ? Đúng
Tôi được khoảng 30 tuổi ? Đúng
Tôi là Công Minh ? Đúng
170. Đoán Đồ Vật
- Một người ra khỏi phòng, những người khác chọn một tiếng có một hoặc nhiều đồng âm là đồ vật
- Người này đi vào và hỏi một số người 3 câu hỏi sau :
. Bạn thích nó cách nào ?
. Bạn thích dùng nó làm gì ?
. Bạn thích nó ở đâu ?
- Người được hỏi trả lời và nghĩ tới tiếng có âm giống.
- Ví dụ : Chiếu (để nằm ; đọc sách, trên giường)
. Bạn thích nó cách nào ? Nằm lên
Bạn dùng nó làm gì ? Đọc sách
. Bạn thích nó ở đâu ? Trên giường.

171. Nhạc Sĩ Mù
- Một người bị bịt mắt ở giữa vòng tròn.
- Vòng tròn vừa di chuyển vừa hát cho tới khi NĐK thổi còi thì ngưng. Người bị bịt mắt sẽ đến trước mặt một người, người này sẽ giả giọng hát một bài. Người bị bịt mắt sẽ đoán, nếu đúng người này sẽ bị bịt mắt và trò chơi tiếp tục, nếu sai người bị bịt mắt phải đi đến người khác.

172. Đoán Hình Anh
- NĐK đưa ra một tấm ảnh nhân vật trong Kinh Thánh hoặc một phong cảnh du lịch cho mỗi tổ xem.
- Trong vòng một phút mỗi tổ họp lại và cho biết hình gì. Tổ nào đúng là đạt.
173. Đoán Sở Thích
- Mỗi tổ cử ra một bạn đứng phía trên, chỗ NĐK. NĐK phát cho người này một tờ giấy và cây viết.
- NĐK hỏi bạn thích chương trình Tivi nào nhất ? Và người này viết vào giấy sở thích của mình. Cả tổ ở dưới đoán coi sở thích của bạn là gì ?
* Lưu ý: Chương trình Tivi được thay đổi bằng sở thích khác :
_ Cầu thủ bóng đá - Nghệ sĩ đóng phim
- Loại hoa - Ca sĩ
- Bài hát sinh hoạt - Vị thánh.
174. Những Kiểu Nón Đẹp
- Vài tờ giấy báo lớn, bút chì, kéo, đồ bấm ghim, kẹp cho mỗi tổ.
- Mỗi tổ tự nghĩ ra cách chế tạo những kiểu nón lạ trong thời gian khoảng 15 phút.
- Sau đó đội lên trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm kiểu nón nào đẹp nhất là đạt.
*Lưu ý: Có thể thay những kiểu nón thành những kiểu quần áo.
175. Dán Tranh
- Mỗi tổ hai tờ lịch treo tường giống nhau, một tờ được xé ra nhiều mảnh xếp lộn xộn (xé ngang và dọc tờ lịch). Tờ kia để đối chiếu làm mẫu.
- Mỗi tổ thêm 1 tờ lịch cũ và một chai keo nước hoặc hồ.
- Bắt đầu chơi, NĐK phát cho mỗi tổ dụng cụ như trên. Mỗi tổ dùng tờ lịch cũ lật bề trái (giấy trắng không có cảnh) trải xuống đất, lấy tờ lịch được xé rải đều lên mặt trái này và đối chiếu với tờ lịch mẫu để dán sao cho giống với tờ lịch mẫu. Tổ nào xong và giống là đạt.
176. Viết Nhanh
- Mỗi tổ tụm lại thành vòng tròn nhỏ.
- NĐK phát cho mỗi tổ một tờ giấy và một cây viết cho tổ trưởng. Tổ trưởng ngồi giữa vòng tròn.
- Bắt đầu chơi, NĐK yêu cầu mỗi tổ hãy liệt kê danh sách tên các con vật theo vần đầu là C và CH … Tổ họp lại, nói cho tổ trưởng để viết ra giấy. Trong vòng hai phút tổ nào viết được nhiều và đúng là thắng.
* Lưu ý: Có thể viết tên các nhân vật trong Kinh Thánh theo vần D hoặc M, P, A…\

177. Ghép Câu Kinh, hay mot câu tuc ngữ, hay ca dao
- Viết một câu Kinh ra giấy nhỏ. Sau đó cắt rời câu Kinh ra từng chữ.
- Phát cho mỗi tổ một miếng bìa giấy lớn và một chai keo (hồ).
- Mỗi tổ họp lại sắp xếp câu Kinh đã được cắt ra, dán vào giấy lớn cho hợp với câu Kinh Tổ nào xong trước và đúng là thắng.
178. Mặt Nạ Vui
- Vật dụng: 1 tờ giấy carton lớn, viết lông, bút chì, kéo, đồ bấm, ghim, kẹp, keo cuộn cho mỗi tổ.
- Mỗi tổ tự nghĩ chế ra những loại mặt nạ hề vui hóm hỉnh nhất.
- NĐK ấn định khoảng thời gian 15 phút, sau đó đeo mặt nạ vào trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm mặt nạ đẹp vui và trình diễn xuất sắc.
179. Dựng Cảnh Xảy Ra
- NĐK bày ra trước mặt các tổ 6 loại đồ vật, (búa, chai, khăn…) và tuyên bố. Vừa rồi có việc gì xảy ra tại đây ? Những đồ vật này là tang chứng, mỗi tổ dùng các vật đó diễn lại sự việc đã xảy ra.
- Mỗi tổ họp lại bàn cách dựng lại biến cố này bằng vai diễn của vài người hoặc bằng lời hùng biện của một người đại diện tổ.
- Ban giám khảo sẽ đánh giá chấm điểm những màn kịch khác nhau của mỗi tổ.
180. Dựng Kịch Theo Nhân Vật Cho Trước
- NĐK liệt kê những nhân vật rất đặc thù : người bán báo, người đi xe đạp, người cùi, người xỉn rượu…
- Mỗi tổ họp lại dàn dựng một vở kịch với những vai trên. Có thể tự hóa trang.
- Giám khảo sẽ chấm điểm diễn xuất của mỗi tổ có cái hay riêng nối kết được các nhân vật.
181. Sáng Chế Thơ Lục Bát

- NĐK cho các tổ một chủ đề.
- Mỗi tổ họp lại sáng chế ra 5 câu thơ lục bát theo chủ đề đã cho.
- Mỗi tổ cử ra một người xướng 5 câu thơ trên theo điệu hò lơ, hoặc hò dô ta, hoặc cò lả.
- Giám khảo sẽ chấm cái hay và súc tích của mỗi tổ.
182. Sáng Chế Cử Điệu Bài Hát
- NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài.
- Mỗi tổ họp lại sáng chế cử điệu múa dựa theo bài hát đã cho.
- Giám khảo sẽ chấm điểm cách diễn súc tích và đều đặn của mỗi tổ.
183. Sáng Chế Lời Bài Hát
- NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài và yêu cầu sáng chế lời theo chủ đề.
- Mỗi tổ họp lại sáng chế lời bài hát đó theo chủ đề người điều khiển yêu cầu.
- Giám khảo sẽ chấm điểm khi mỗi tổ hát lên lời sáng chế theo tiêu chuẩn hát hay, nội dung sâu sắc và xúc tích.
* Lưu ý: Nên chọn những bài hát có làn điệu dân ca.
182. Họa Sĩ Mù
- Mỗi tổ cử hai người, một người không bịt mắt còn một người bị bịt mắt. Người không bịt mắt cõng người bị bịt mắt. Trên bảng vẽ sẵn một khuôn mặt người nhưng chưa vẽ các bộ phận mắt, lông mày, tai, mũi miệng, tóc. Người cõng hướng dẫn người bị bịt mắt vẽ vào cho đủ mặt người. Sau một phút, hình vẽ nào đúng, đẹp nhất là thắng cuộc.
183. Viết Kinh Tiếp Sức
- Mỗi tổ xếp hàng dọc, trước mặt mỗi tổ có một tấm bảng. Người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng đã được thổi và kẹp vào đùi.
- Bắt đầu chơi, NĐK cho biết viết kinh Sám hối tiếp sức mỗi người viết một chữ. Người thứ nhất cầm cục phấn kẹp bóng nhảy lên bảng viết một chữ rồi nhảy về, trao phấn và bong bóng cho người thứ hai. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến khi viết hết kinh. Tổ nào xong trước là thắng cuộc.
* Lưu ý: Dư hoặc thiếu một chữ trừ 1 điểm. Ai làm rớt bong bóng thì lượm lên, kẹp vào đùi, nhảy tiếp tục. Người thứ nhất trao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng.
184. Thi Hát Với Nhau
- Hai tổ thi đấu với nhau, mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn có một cái micrô.
- Bắt đầu chơi NĐK đưa ra một chủ đề để hát.
Ví dụ : “Con vật” “Mưa”
“Mây” “Mẹ”
“Xuân” “Tình yêu”.
- Tổ nào hát đã có từ theo chủ đề rồi thì hát tiếp một câu nữa của bài hát đó rồi mới chỉ tổ kia. Tổ nào bí hoặc lặp lại bài hát tổ kia hay tổ mình đã hát rồi thì bị thua.
* Lưu ý:Hát đúng lời của bài hát không được sáng chế.
185. Nghe Nhạc Đoán Tựa Bài Hát
- Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau.
- NĐK chọn một vài bài hát quen thuộc có nhạc. Nhờ một người dạo đàn 1 hoặc 2 câu đầu hoặc câu cuối của bài hát cho các tổ nghe. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý:
+Có thể chọn bài hát sinh hoạt hoặc nhạc trẻ đời hoặc nhạc đạo.
+Tựa bài hát có 2 loại : là chính câu đầu của bài hát hoặc có lời tựa riêng khác với câu đầu của bài hát.
186. Thi Hát Chọn Ca Sĩ “Dở Nhất”
- Hai tổ thi đấu với nhau, tổ này chọn chỉ định một người dở nhất trong tổ kia và ngược lại tổ kia chỉ định 1 người trong tổ này.
- NĐK ghi lời câu đầu của một vài bài hát quen thuộc (bài hát sinh hoạt, nhạc đời, nhạc đạo) cho 2 người được chọn bắt thăm và hát lên bài hát đó cho mọi người thưởng thức. Giám khảo sẽ cho điểm hát của từng ca sĩ một.

187. Nghe Hát Trích Đoạn Đoán Tựa Bài Hát(Nói và làm theo đúng như lời NĐK) - Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau. - NĐK chọn một bài hát quen thuộc và hát trích đoạn, ngưng và hát tiếp như băng cassette bị dập nhão. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc.
188. Trăng Tròn(Nói và làm theo đúng như lời NĐK)
NĐK:- Bắt đầu nhé.
- Trăng tròn (tay phải chỉ ra trước đánh vòng tròn)
- Có hai con mắt (vẽ 2 con mắt tròn)
- cái lỗ mũi (gạch cái lỗ mũi)
- Cái miệng (vẽ cái miệng)
- Xin hết.
* Tất cả người chơi nói và làm theo NĐK, kể cả nói bắt đầu và kết thúc. Có thể cử một người chơi lên lặp lại lời nói và cử điệu của NĐK. Ai đúng xin thưởng một tràng pháo tay và kết thúc trò chơi. Trò chơi chỉ chơi một lần duy nhất trong cuộc đời.
189. Nhảy Bao(chơi sân đất hoặc cát)
- Mỗi tổ cử ra một người, các người này xỏ chân đứng vào bao, hai tay cầm chắc miệng bao và đứng trước vạch xuất phát.
- Còi thổi, tất cả nhẩy về điểm đích, ai về trước không phạm lỗi sẽ thắng.
* Lưu ý: Khi nhẩy chụm hai chân lại, nếu té thì đứng lên nhẩy tiếp.
190. Dựng Cầu Mà Đi
- Mỗi tổ cử ra 10 người, xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Trước mỗi tổ có xếp 4 cái bao liên tiếp nhau, sát vạch xuất phát và hướng về điểm đích.
- Còi thổi 10 người của mỗi tổ dồn hàng lên 3 cái bao phía trước. Người phía sau lấy cái bao cuối cùng chuyền lên phía trước. Người đầu tiên cầm lấy và xếp tiếp theo phía trước. Xong dồn hàng lên nữa và lấy bao cuối chuyền nối tiếp như thế cho tới điểm đích thì thắng.
* Lưu ý: 4 cái bao phải được xếp nối sát nhau.

191.Nhảy Kẹp Bong Bóng Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên của mỗi tổ cầm một cái bong bóng đã được thổi to.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất của mỗi tổ lấy bong bóng kẹp vào đùi, chụm hai chân lại nhảy tới điểm đích rồi vòng trở về giao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng. Người thứ hai cũng tiếp tục như thế và trở về giao bóng cho người thứ ba, và người thứ ba tiếp tục nhảy cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
* Lưu ý:Kẹp bóng cho chắc không để rớt và bể.
192. Kẹp Bong Bóng Bằng Đầu
- Mỗi tổ cử hai người đứng trước vạch xuất phát. Lấy một cái bong bóng thổi to để giữa hai đầu của hai người. Hai người này dùng đầu áp vào bong bóng (không được vịn tay) và đi tới điểm đích rồi vòng về.
- Có thể được tiếp sức bởi hai người khác trong tổ.
* Lưu ý: Bong bóng không được rớt và bể. Dùng đầu mà áp vào không được đụng tay.
193. Đạp Bong Bóng
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này đeo hai cái bong bóng thổi to ở hai mắt cá chân và ra giữa vòng tròn.
- Những người còn lại tạo thành một vòng tròn nắm tay nhau.
- Bắt đầu chơi, những người đeo bong bóng ở giữa vòng tròn tìm cách dùng chân đạp bong bóng của người khác, nhưng phải bảo vệ bong bóng của mình. Cuối cùng ai còn bong bóng và đạp được nhiều là thắng cuộc.
* Lưu ý: Bong bóng được cột sát mắt cá chân và được thổi to như nhau.
194. Đập Bong Bóng
- Cột một chùm bong bóng khoảng 10 cái được thổi to để dưới đất. (hoặc cho nước vào và thổi bong bóng lên rồi treo trên cây).
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này bị bịt mắt và cầm một khúc cây dài 2 m, đứng cách chùm bong bóng chừng 6m.
- Bắt đầu chơi, người này đứng tại chỗ quay 3 vòng và đi tới chùm bong bóng, dùng cây đập 3 cái liên tiếp. Bể bao nhiêu cái là bấy nhiêu điểm.

* Lưu ý: Chân không được chạm chùm bong bóng, khi đập phải giơ gậy cao lên và đập xuống ngay không quơ qua quơ lại.
195. Bóng Nổ Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi người cầm một cái bong bóng chưa thổi và một cong thun.
- Cách vạch xuất phát 10 m có để một cái ghế trước mỗi tổ.
- Còi thổi, người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng chạy lên tới ghế, thổi bong bóng cho to. Một tay cầm bong bóng để trên ghế và dùng đít ngồi lên cho bể. Xong chạy về đụng người thứ hai, và chạy tiếp cho đến hết.
* Lưu ý: Không được dùng tay làm bể bong bóng. Bóng xì thổi lên và làm lại. Không được thổi bong bóng trước.
196. Truyền Tin
Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin (bản tin là một số hay một chữ hai vần). Nhận xong, khi nghe thổi còi, chạy về truyền cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới người đầu mỗi tổ. Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.
- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.
* Lưu ý: Không được truyền bằng miệng, người trước không được nhìn xuống, không được truyền tắt.
197. Xỏ Vòng
- Dụng cụ: Mỗi tổ một vòng dây thun (dây thun luồn quần khoảng 1m được nối hai đầu lại).
- Mỗi tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m vẽ một vòng tròn nhỏ, để vòng dây thun vào vòng tròn.
- Còi thổi, Người thứ nhất mỗi tổ chạy lên cầm vòng dây thun xỏ vào người từ đầu tới chân rồi để vào chỗ cũ, xong chạy về vỗ vào người thứ hai, sau đó chạy ra sau hàng. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: Khi người thứ nhất vỗ vào vai người thứ hai thì người này mới được chạy.
198. Giựt Cờ

- Người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây cờ.
- NĐK gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ (nếu gọi số 1 thì hai người mang số 1 chay ra). Người nào giựt được phải nhanh chân chạy về không để người kia bắt được.
- Ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng.
* Lưu ý: NĐK có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu quá mà không có ai giựt cờ thì có thể cho cá số đó về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt người đối phương cùng số với mình. Không được bắt số khác.
199. Kéo Co Tay Ba
- Một dây thừng dài 8 – 10m nối hai đầu lại với nhau.
- Xếp đặt ba người chơi đại diện ba tổ. Mỗi người đưa một tay nắm lấy một điểm trên dây thừng tạo thành hình tam giác. Đặt một cái nón phía trước mỗi người.
- Mỗi người chơi ráng sức kéo sợi dây để tìm cách nhặt lấy nón trước mặt mình, ai nhặt được là thắng.
* Lưu ý: Có thể thiết kế nhiều tổ thi đấu một lượt.
200. Tìm Dép Tiếp Sức
- Mỗi người trong tổ bỏ đôi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.
- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái bao đựng dép trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đôi dép của mình rồi mang vào chân chạy về, người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
* Lưu ý: Khi tìm dép không được để dép trong bao rơi ra ngoài.
201. Mặc Quần Ao Tiếp Sức
- Mỗi tổ có một cái bao đựng quần áo nam và nữ, cả giày dép và nón khăn.
- Mỗi tổ xếp hàng dọc xen kẽ nam nữ.
- Bắt đầu chơi, người nam mặc y phục nữ vào rồi chạy một vòng quanh tổ rồi trở về, tới người nữ mặc y phục nam vào và chạy một vòng. Trong khi đó người nam đầu tiên cởi y phục ra để lại bao chạy về cuối hàng. Người nữ chạy về thì tiếp tục tới người nam khác. Cứ thế tiếp tục. Tổ nào xong trước và có y phục trình diễn đẹp là đạt.
202. Đổ Nước Vào Chai Tiếp Sức
- Dụng cụ mỗi tổ có một cái thau đựng nước và một chai không.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m, đặt cái chai không và một thau nước.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất mỗi tổ chạy lên tới thau nước dùng hai tay múc nước đưa vào miệng và ngậm ngụm nước. Sau đó đến chai không kê miệng phun nước vào chai (không được vịn tay) rồi chạy về, tới người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước mà nước nhiều trong chai là đạt.
* Lưu ý: Chỉ dùng hai tay múc nước một lần. Không được chạy khi người kia chưa về đến.NĐK nên qui định thời gian chơi.
203. Chuyền Dĩa Nước
- Dụng cu: Mỗi tổ một cái dĩa mủ, một cái ly thủy tinh. Đổ nước vào các dĩa đều nhau.
- Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát vào nhau.
- Bắt đầu chơi, dĩa nước được người thứ nhất mỗi tổ cầm chuyền lên đầu ra sau đưa cho người thứ hai và tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng lại nguyền ngược lên phía trước ở bên hông bên phải của tổ. Đến người đầu tiên nhận được thì đổ nước vào chai thủy tinh trước mặt. Tổ nào xong trước và nước còn nhiều thắng cuộc.
* Lưu ý: Chuyền chậm chậm giữ dĩa nước cho thăng bằng.
204. Đua Xe Đạp Chậm
- Vẽ các đường song song từ vạch xuất phát đến điểm đích. Chiều rộng 1m, chiều dài 15m.
- Dụng cụ: Mỗi tổ một chiếc xe đạp như nhau.
- Mỗi tổ cử ra một người. Những người này chuẩn bị xe đạp trước vạch xuất phát. Khi có hiệu còi các tay đua đạp xe hướng về điểm đích, nhưng ai về sau nhất không bị phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Các xe đạp chỉ chạy trong đường kẻ song song không được cán mức và không được chống chân, được sử dụng thắng tự do.
205. Chim Tha Rắn Bỏ Thùng
- Mỗi người trong tổ ngậm một khúc cây khoảng một gang tay làm mỏ chim.
- Một số con rắn được làm bằng những sợi dây dù hoặc ni lông khoảng 2 gang tay đặt trên cây ngang phía trước mỗi tổ. Cách mỗi tổ khoảng 10 m, đặt một cái thùng.
- Bắt đầu chơi lần lượt từng NC của mỗi tổ chạy lên, dùng mỏ chim xỏ vào lưng rắn đem lên bỏ vào thùng (không được dùng tay). Và tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào mang được rắn bỏ vào thùng nhiều thì thắng cuộc.
* Lưu ý: Rắn nào bị rớt ra khỏi mỏ chim thì bị loại.

206. Tiếp Nước Đưa Vào Thùng
- Có một bể (chum) nước lớn trước vạch xuất phát.
- Mỗi tổ có ba cái thau nhỏ và một cái thùng lớn trước mỗi tổ, để cách vạch xuất phát khoảng 5m. Bắt đầu chơi mỗi người đầu tiên của các tổ dùng ba cái thau múc nước ở bể nước cho đầy và đặt ngay vạch xuất phát. Rồi bước hai chân vào hai cái thau nước và chuyển thau kia lên phía trước. Cứ tiến lên như thế cho đến thùng lớn đổ nước ở ba cái thau vào đó (chân lúc nào cũng phải đặt trong thau nước), cầm ba cái thau chạy về đưa cho người 2, tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước mà được nước nhiều ở trong thùng là đạt.
207. Dùng Quạt Nâng Bong Bóng Bỏ Vào Rổ
- Một đống bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cái rổ để cách xa đống bong bóng khoảng 10m. Các tổ xếp hàng dọc trước đống bong bóng, mỗi tổ có một cây quạt.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt chạy lên đón bong bóng, dùng quạt nâng (múc) một cái bong bóng lên, đem đi bỏ vào rổ rồi chạy về đưa quạt cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như thế cho đến hết.
* Lưu ý:Khi bóng rớt dọc đường thì phạm lỗi. Có thể qui định trong 2 phút tổ nào quạt được nhiều bóng bỏ vào rổ là đạt.
208. Lừa Banh Tới Goal Sút Vào
- Thiết kế điểm xuất phát và điểm đích có một cầu môn khoảng 0,5m, cả tổ đứng trước vạch xuất phát và có một số banh ở đó.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất trong tổ dùng chân lừa banh tới cách goal 2m sút vào, cứ thế cho đến hết banh. Trong vòng 1 phút, tổ nào được nhiều banh vào goal là thắng cuộc. Chơi từng tổ một, có qui định giờ.
209. Vinh Qui Bái Tổ
- Số người chơi mỗi tổ đều nhau, mỗi tổ có 2 cây gậy dài 1,5m và 2m.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi tổ chọn 2 người khỏe mạnh cầm 2 đầu cây gậy dài 1,5m đứng trước mỗi tổ. Cách vạch xuất phát 10m có điểm đích.
- Bắt đầu chơi, người đầu tiên mỗi tổ sẽ cầm cây gậy 2m leo lên cây gậy 1,5m đứng và dùng gậy 2m chống để giữ thăng bằng. Hai người cầm gậy 1,5m sẽ đưa ông nghè vinh qui đi tới điểm đích rồi quay trở lại điểm xuất phát, tiếp tục người thứ hai nhảy lên cho đến hết, ai nhanh sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: “Ông nghè”nào bị té sẽ về lại điểm xuất phát.
210. Quạt Bong Bóng Qua Chướng Ngại Vào Goal
- Thiết kế vạch xuất phát để một bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cây quạt. Thiết kế chướng ngại trên đường đi đến điểm đích và có một cầu môn (goal) ở đó.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt và quạt một bong bóng cho bay trên đường rầy qua chướng ngại vật vào cầu môn và trở về tiếp tục người thứ 2 quạt bong bóng như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Quạt bong bóng phải qua chướng ngại và vào cầu môn, quạt không được chạm bong bóng.
211. Bịt Mắt Mò Tìm Bong Bóng Bỏ Vào Rổ.
- Mỗi tổ cử ra một người. Các người này đứng trước vạch xuất phát hướng về điểm đích có một cái rổ trước mỗi ngừời, phía sau lưng những người này có một đống bong bóng đã thổi sẵn.
- Bắt đầu chơi bịt mắt những NC lại và những người này mò tìm bong bóng phía sau lưng rồi đem lên bỏ vào rổ, cứ thế tiếp tục trong vòng khoảng 2 phút, người nào bỏ nhiều bong bóng vào rổ là thắng cuộc.
* Lưu ý: Mỗi lần chỉ được tìm một bong bóng mà thôi. Ai bỏ lộn rổ của người khác không được tính điểm.
212. Chống Xuồng Vận Tải lương thực Qua Sông
- Mỗi tổ có 2 cái ghế đặt trước vạch xuất phát. Một số bong bóng chưa thổi và dây thun để ở đó. Cách khoảng 5m có một cái giỏ cho mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ thổi một cái bong bóng và cột lại ngậm vào miệng rồi dùng một cái ghế leo lên và truyền ghế kia tới trước, bước qua đi như thế cho tới phía sau cái giỏ. Vẫn đứng tư thế trên ghế khom người xuống nhả bong bóng vào giỏ và vòng trở về. Người thứ 2 tiếp tục như thế. Trong vòng khoảng 4 phút, tổ nào được nhiều bong bóng vào giỏ là thắng.
* Lưu ý: Khi đi trên ghế chân không được chạm đất. Nếu té ngã thì phải xach ghế chạy về để em khác tiếp tục. Còn nếu trên đường trở về mà chạm đất hoặc té ngã cứ đứng lên tiếp tục. Bóng nhả ngoài giỏ không tính. Kích cỡ bong bóng thổi to như nhau.
213. Chuyền Dây Thun- Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Đầu hàng cử ra người thứ nhất cầm một chùm dây thun. Cuối hàng để một cái giỏ. Mỗi người trong tổ ngậm một cái ống hút (hoặc một cây tăm).
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ lấy một sợi dây thun xỏ vào ống hút người thứ 2 đang ngậm, và người thứ hai chuyền cho người thứ 3 (chuyền bằng miệng không dùng tay) cứ thế tiếp tục. người thứ nhất cũng liên tục xỏ dây thun vào ống hút người thứ 2. Người cuối cùng mỗi tổ thả dây thun vào giỏ. Trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều dây thun vào giỏ là thắng cuộc.
* Lưu ý: Chuyền qua từng người một, không được dùng tay. Mỗi lần chuyền chỉ một cọng dây thun mà thôi.

214. Cây Vả Ra Trái

- Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Người ở đầu hàng cầm một bịch bong bóng chưa thổi. Người cuối hàng được bịt mắt, người kế cuối cầm một chùm dây thun. Cách cuối hàng mỗi tổ khoảng 8m có dựng một nhánh cây.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất đưa một bong bóng cho người thứ 2. Người này thổi to và chuyền cho người thứ 3 cứ thế chuyền cho tới người kế cuối, người này lấy dây thun buộc lại đưa cho người cuối hàng bị bịt mắt, mò tìm lên nhánh cây treo vào đấy. Cứ thế tiếp tục trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều trái (bong bóng) trên nhánh cây là thắng cuộc.
* Lưu ý: Các trái vả (bong bóng) phải được thổi to như nhau. Chuyền qua từng người một, mỗi lần chuyền một trái. Treo lộn nhánh cây của tổ khác thì tổ khác được hưởng. Bóng bể hoặc rớt không tính.
215. Đội Nón Chạy Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ đội một cái nón lá không có quai. Cách mỗi tổ 10m, có một điểm đích. Trên đường chạy thiết kế chướng ngại vật, đường hầm chui ra.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất đội nón lá chạy chui qua đường hầm tới điểm đích rồi vòng trở về người thứ 2 xỏ đầu vào nón người thứ nhất đang đội (hai người không được dùng tay, chỉ dùng đầu). Tiếp tục người thứ 2 đội nón chạy cho tới hết tổ. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Khi chạy mà làm rơi nón thì lượm lên chạy tiếp. Tay không được chạm nón.
216. Ăn Táo Tiếp sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Phía trước mỗi tổ có một thau nước và một số trái táo ở trong thau đủ cho số người trong tổ.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất chạy lên dùng miệng mò tìm trái táo trong thau nước và ngậm chạy về. Tiếp tục người thứ 2 chạy lên mò tìm táo trong thau nước và tiếp tục người thứ ba cho tới hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Người này về đến vạch xuất phát thì người kia mới được chạy tiếp. Dùng miệng mò tìm chứ không được dùng tay.
217. Bò Ngược – Tha Mồi
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi người trong tổ ngậm một bóng bóng đã thổi sẵn có cột dây thun. Phía trước mỗi tổ có một thau lớn.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ ngồi xuống quay lưng về phía trước, chống 2 tay xuống đất và ngậm bong bóng di chuyển tới thau bằng cách bò ngược, dùng tay, đít và chân để bò. Khi bò đưa lưng về phía trước. Tới thau nhả bóng vào thau và bò ngược trở về tiếp tục người thứ hai như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.
* Lưu ý:Khi bò rớt hoặc bể bóng thì bò trở về và người thứ 2 tiếp tục.
218. Cứu Vớt
- Các tổ đứng hàng dọc trước đống gói quà để ở dưới đất trên một tấm thảm (quà được gói lại và có làm móc bằng dây chì để móc vào). Mỗi tổ có một cây dây nhợ và móc
- Bắt đầu chơi,người thứ nhất mỗi tổ cầm cái cây, cây móc cho được một gói quà. Ai móc được rồi trao cái cây cho người thứ hai tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước, có nhiều gói quà là thắng.
* Lưu ý: Nếu quà ít thì có thể chơi qui định giờ, nếu hết giờ chưa móc được thì phải trao cần câu cho người kế tiếp. Cuối cùng tổ nào nhiều quà là thắng.
219. Đua Ngựa
- Mỗi tổ cử ra 3 người làm một con ngựa bằng cách : 2 người đứng trước nắm tay nhau (1 người tay phải và 1 người tay trái) và một người phía sau xỏ chân phải vào 2 tay nắm của 2 người kia. Cả 3 người mắt hướng về điểm đích, có một cục gạch làm chuẩn.
- Bắt đầu chơi, ngựa sẽ chạy về điểm đích và vòng trở về. Khi chạy người phía sau phải cò chân trái và 2 tay nắm 2 vai của 2 người kia.
* Lưu ý: Ngựa nào bị sứt dọc đường hoặc về sau là thua cuộc.
220. Xách Nước
- Mỗi tổ cử ra 3 người đứng trước vạch xuất phát, một người làm thùng nước ngồi chồm hổm, 2 tay khoanh chặt, ép 2 đầu gối vào và 2 người kia đứng 2 bên xách thùng nước này bằng cách dùng 2 tay xỏ ngang nách người làm thùng nước và nắm chặt tay lại.
- Bắt đầu chơi, 2 người xách thùng nước chạy tới điểm đích và vòng trở về.
* Lưu ý:Điểm đích có thể là cục gạch. Thùng nước không được sứt quai, phải đi vòng qua cục gạch. Tổ nào về trước an toàn là thắng.
221. Tôm Chạy Đua Tiếp Sức
- Các tổ đều nhau được xếp thành những hàng dọc trước vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 8m có để cục gạch trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người phía trước mỗi tổ quay người ra phía sau, cúi xuống 2 tay nắm lấy 2 cổ chân ngay mắt cá, và đi thụt lùi về phía trước cục gạch, đi vòng trở lại và tiếp tục người thứ 2 cho đến hết.
* Lưu ý: Đi lui phải cầm chắc cổ chân không được buông, về tới chỗ xuất phát thì người khác mới tiếp tục. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng.
222. Nối Chân Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 10m vẽ một vòng tròn nhỏ (điểm đích), người cuối cùng mỗi tổ cầm nón.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy ra phía trước hàng dọc đứng sát người đầu tiên và đặt 2 bàn chân nối tiếp người này (chân phải trước, chân trái sau) và chuyền nón ra sau. người kế tiếp tục như thế cho đến khi chân đã được nối tiếp tới điểm đích và đặt nón vào vòng tròn.
* Lưu ý: Hai bàn chân nối nhau không được hở kẽ, chuyền nó theo thứ tự từng người một.
223. Đua Thuyền Trên Cạn (Đua ghe ngo)
- Các tổ xếp hàng trước vạch xuất phát, ngồi bệp xuống đất, 2 chân của người phía sau đặt lên 2 đùi của người phía trước, 2 tay chống xuống đất. Vẽ điểm đích cách vạch xuất phát khoảng 10m.
- Bắt đầu chơi, mỗi người trong tổ cố dùng 2 tay đẩy mạnh xuống đất nâng đít lên để cho thuyền di chuyển về phía trước. Cứ thế đẩy mạnh nhanh dần cho ăn khớp với nhau.
* Lưu ý:Thuyền nào bị đứt đoạn bị chìm thua cuộc.
224. Nghiệp và quả
- Người chơi chia làm 2 phe. 2 phe được xếp hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 1m và đứng quay lưng vào nhau, trước mặt mỗi phe có điểm đích cách chừng 8m.
- Bắt đầu chơi người điều khiển gọi tên phe nào thì phe đó lo chạy về điểm đích của mình. Trong khi đó phe kia lo quay mặt lại và rượt đuổi bắt phe chạy, bắt được mấy người thì được bấy nhiêu điểm.
* Lưu ý:Trong khi đang rượt chạy NĐK có thể gọi lại tên phe rượt để phe kia qua lại rượt phe này.
225. Cá Sấu Lên Bờ
- Mỗi tổ xếp hàng dọc, ngồi xổm nối đuôi nhau, đặt 2 tay lên vai người phía trước.
- Bắt đầu chơi, mọi người trong tổ nhảy bước đều về phía trước tới điểm đích. Tổ nào đến trước không giuộc tay là thắng.
226. Rết Thiếu Chân
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, vẽ điểm đích cách vạch xuất phát 10m. Người thứ nhất giơ (co) chân phải ra phía sau (cò), người thứ 2 tay phải cầm chân phải và tay trái vịn vai người phía trước. Tương tự như thế với người thứ ba nắm chân và vịn vai người phía trước cho đến hết tổ. Người cuối cùng cũng cò.
* Lưu ý: Bắt đầu chơi các tổ cò về tới điểm đích, không được té và giuộc chân dọc đường.

 

226 TRÒ CHƠI NHỎ

1. CHIM, THÚ, CÁ Người điều khiển đứng giữa vòng tròn, bất ngờ chỉ một ng ười đứng trong vòng và nói “chim”, “thú”, hoặc “cá”. Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con “chim”, con “thú”, hoặc con “cá”. Chú ý: Người chỉ định không được lập lại con “chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước, hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt.

2. KỂ CHUYỆN Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc lồng mẫu chuyện đạo ...). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng. Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi bỗng nhiên thích đi dạo lạ. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có thêm vài đoá hồng ...” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập lại từ đầu “Sáng hôm ấy...”.

3. BỎ KHĂN Mọi người ngồi thành vòng tròn, một người tình nguyện cầm khăn đi quanh vòng tròn và bất chợt bỏ khăn sau lưng một người nào đó. Người được khăn lập tức rượt đuổi người bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn có thể chiếm được chỗ người bị bỏ khăn mà không bị khăn đập trúng, người bị bỏ khăn phải cầm khăn tiếp tục trò chơi. Chú ý: Khi người cầm khăn đi quanh vòng ngoài người ngồi trong vòng không được ngó ra sau, chỉ được bỏ hai tay ra sau mà thôi.

4. CHỮ CẤM Một người được chọn (hoặc chỉ định) bước ra khỏi vòng tròn. Những người còn lại đồng ý với nhau một chữ cấm nào đó, thí dụ như chữ “không”, “có”, “vàng”, “xanh”, v.v... Khi người chỉ định bước vô vòng tròn, người trong vòng hỏi những câu hỏi, yêu cầu, hoặc tìm mọi cách để người đó nói ra chữ cấm. Thí dụ: Người trong vòng hỏi : “Anh thích ăn bánh ngọt chứ? ” v.v... Một người trong vòng bí mật đếm số lần người bị chỉ định dùng chữ cấm. Trong khi đó người được chỉ định phải vừa trả lời vừa đoán chữ cấm đó là gì. Nếu đoán đúng, người khác sẽ được chọn ra khỏi vòng và cứ như thế mọi người thay phiên nhau. Kết quả người nào tổng số chữ cấm dùng ít nhất sẽ thắng cuộc.

5. HA HA HA Người thứ nhất cười “Ha”, người kế “Ha Ha”, người kế nữa “Ha Ha Ha” tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng. Chú ý: Mọi người phải nhìn thẳng mặt nhau, hễ ai cười, hoặc nói sai số “Ha” sẽ bị loại.

6. KHĂN CƯỜI Người điều khiển đứng giữa vòng tròn tung khăn tay lên trời vừa cười, vừa làm bất cứ động tác nào đó. Những người trong vòng bắt đầu cười thỏa thích và làm theo động tác của người điều khiển. Khi khăn tay chạm đất tất cả mọi người phải đứng yên theo tư thế đã làm, không được nhúc nhích. Hễ ai cử động hoặc cườiø thành tiếng sẽ bị loại khỏi trò chơi. Chú ý: Người trong vòng chỉ được cười khi thấy khăn rời khỏi tay người điều khiển. - Ðể lừa người chơi, người điều khiển có thể giả bộ tung khăn ra. Ðôi lúc chọc cho người trong vòng tròn cười sau khi khăn đã chạm đất. - Ðể tạo sự ngộ nghĩnh người điều khiển có thể cho phép người chơi làm bất cứ động tác nào khi cười.

7. TÌM KHO TÀNG Một người tình nguyện bước ra khỏi vòng, trong khi những người khác chọn một người trong vòng làm “kho tàng”. Khi người tình nguyện bước vô vòng, người trong vòng vỗ tay để hướng dẫn; người tình nguyện bước càng gần “kho tàng” tiếng vỗ tay càng to, càng xa tiếng vỗ tay càng nhỏ. Chú ý: - Tiếng vỗ tay phải liên tục. - Người tình nguyện có thể chỉ được 3 lần. Nếu sau ba lần người ấy đoán sai phải bước ra khỏi vòng, và trongvòng phải chọn ngvòng phải chọn người khác làm kho tàng.

8. CHỤP KHĂN (HOẶC BÓNG) Tập họp thành vòng tròn. Một người đứng giữa vòng ném khăn (hoặc bóng) lên không trung đồng thời gọi tên của một trong những người chơi. Nếu người bị gọi tên để cho khăn (hoặc bóng ) rơi xuống đất người ấy sẽ đứng ra tung khăn (hoặc bóng) để tiếp tục trò chơi.

9. CON MÈO ÐÁNG THƯƠNG Một người trong vòng được chỉ định làm mèo. Con mèo bò đến người mình thích, quỳ gối, chắp hai tay, kêu meo meo và làm những động tác để chọc người ấy cười. Trong khi người ấy dùng tay xoa đầu con mèo ba lần và nói “Tội nghiệp chưa, tội qúa hé, tội nghiệp con mèo...”. Chú ý: Người bị con mèo chọc cười phải trở thành con mèo và cứ thế tiếp tục trò chơi.

10. NHÀ ÐIÊU KHẮC Người điều khiển được chọn làm người điêu khắc, sắp tất cả các người trong vòng tròn theo bất cứ hình thể nào (người được sắp xong không cử động), xong đâu đấy nhà điêu khắc đi từng người và tìm mọi cách để chọc người đó cười hoặc cử động. Người đầu tiên làm sai (cười hoặc cử động) sẽ trở thành nhà điêu khắc. Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhà điêu khắc có thể cho biết hình tượng mình nặn. Thí dụ: Thưa quí vị đây là con khỉ phi châu nè. À! cái miệng nó chưa được nhọn, tôi phải sửa lại một chút nè v.v... GAMES (TRỜ CHƠI)

11. GIÀNH GIÀY Tất cả những người tham gia trò chơi cởi giày để dồn đống một nơi nào đó và đi đến vạch kẻ cách đó 5 đến 10 m. Sau tiếng còi của người điều khiển tất cả chạy đến đống giày, tìm đôi giày của mình, mang xong chạy đến vạch bắt đầu. Ai về trước sẽ thắng.

12. CHIM BAY, CHUỒNG BAY Vòng tròn đếm số (1,2,3) - (1,2,3)... cho đến hết vòng. Số 1 và 3 của mỗi nhóm làm chuồng, số 2 làm chim. Người không thuộc nhóm nào đứng giữa vòng làm chim. Khi Người điều khiển hô “chim bay” tất cả “chim” trong lồng phải đổi chổ, trong khi những người đứng giữa phải tìm cách kiếm lồng của mình. Khi người điều khiển hô “chim bay - lồng bay” tất cả “chim” và “lồng” phải đổi chổ. Khi Người điều khiển hô “lồng bay” tất cả “lồng” phải đổi chổ, “chim” có thể đứng yên hoặc đi tìm “lồng” của mình. Chú ý: Những con chim trong ba lần trong cuộc chơi không Được lồng thì bị phạt

13. TÔI ÐANG LÀM GÌ ? Ba người được đưa ra khỏi vòng tròn. Khi đó tất cả những người còn lại chọn một hành động nào đó. Thí dụ - rửa xe, chơi thể thao vv.... Một trong ba người được gọi trở vô và một người trong vòng tròn đại diện diễn tả hành động cho người ấy xem, người thứ nhất gọi người thứ hai vào lập lại tất cả động tác cho người ấy xem, người thứ hai lại gọi người thứ ba vô và cũng làm lại y hệt những động tác người thứ nhất diễn tả cho mình. Người thứ ba lúc đó có nhiệm vụ suy đoán đó là sự việc hoặc hành động gì. Nếu sai, người thứ hai đoán, nếu người thứ hai sai, người nhất đoán. Nếu tất cả đoán sai, vòng tròn nói cho họ biết sự việc hoặc hành động mình chọn. Chú ý: Trò chơi này càng trở nên vui nhộn nếu những sự việc chọn có tính khôi hài.

14. MĨM CƯỜI Chia vòng tròn thành hai nhóm đứng cách nhau đối diện khoảng 2-3m. Mỗi nhóm được quy định “ngữa” hoặc “sấp”. Người điều khiển dùng mụ tung lên. Nếu mũ “ngữa” nhóm “ngữa” cười trong khi nhóm khác nghiêm nét mặt và cố gắng làm sao không cười cho dù nhóm “ngữa” tìm đủ mọi cách trêu chọc, và ngược lại. Chú ý: Nếu nhóm nào có người không làm đúng ba lần, nhóm ấy sẽ bị thua cuộc.

15. GÂY RỐI

Người điều khiển hướng dẫn như sau: tất cả đưa tay phải nắm tai trái, và dùng tay trái nắm mũi. Khi tất cả làm xong, người điều khiển bất ngờ hô “đổi tay”. Quí bạn sẽ mục kích được những sự việc thật buồn cười khi đồng bạn cảm thấy lúng túng. Trò chơi nầy chỉ nên làm một hoặc hai lần thôi và người điều khiển không nên ời khác làm kho tàng. tập trước cho người chơi.

16. ÐẦU, BỤNG Người điều khiển đi quanh vòng tròn, bất ngờ dừng lại trước người nào đó. Nếu người điều khiển lấy tay xoa bụng, người trong vòng phải xoa đầu và ngược lại nếu người điều khiển xoa đầu, người trong vòng phải xoa bụng. Khi người điều khiển chạy đến một người mà không làm gì cả, người ấy phải đứng yên. Ai làm sai sẽ bị loại. Chú ý: Ðể làm trò chơi thêm thú vị, người điều khiển qui định động tác ngưới chơi phải nhanh, đồng thời người điều khiển phải liên tục đổi động tác để người chơi rối bù lên.

17. NHẢY MŨI CỘNG ÐỒNG Vòng tròn được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ 1 “Hích sì”, nhóm 2 “Hắc sì”, nhóm 3 “Hóc sì”. Nếu người điều khiển chỉ nhóm nào, nhóm đó nhảy mũi theo tiếng của mình. Nếu người điều khiển hô “Mưa” nhóm bị chỉ nhảy mũi hai cái, “ Gió” nhảy mũi ba cái, “Bão” nhảy mũi bốn cái, “Mưa-Gió-Bão” nhảy mũi một tràng. Chú ý: Nếu người điều khiển không chỉ nhóm nào thì tất cả phải nhảy mũi cùng một lần.

18. DANH Y Chia người chơi thành hai nhóm, đứng hoặc ngồi đối diện nhau. Từng nhóm thay phiên nhau đưa ra bệnh và cách chữa cho người điều khiển biết. Sau khi người đại diện của mỗi nhóm nói cho ngưười điều khiển biết ý định của mình, người điều khiển liền thổi còi cho hai nhóm cùng nói một lần. Thí dụ: * Nhóm 1 (nhóm bệnh): con chó bị thương... * Nhóm 2 (cách chữa): cho nó chết luôn... Ðể cho dễ nhớ, mỗi nhóm chỉ được dùng 4 hoặc 5 chữ thôi. Khi chơi, nhóm chữa bệnh nào cho phương pháp đúng phù hợp với căn bệnh sẽ thắng cuộc. Ðể cho được công bình các nhóm nên luân phiên nhau để làm nhóm “Chữa Bệnh”.

19. ÐOÁN CHỮ Chia người chơi thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm cỡ chừng 10 hoặc 12 người. Mổi nhóm chọn một câu thành ngữ ngắn, hoặc một nhóm chữ có ý nghĩa từ 4 đến 5 (hoặc nhiều) chữ. Nhóm thứ nhất sau tiếng còi hoặc dấu hiệu của người điều khiển cùng nói một lần thành ngữ hoặc nhóm chữ mình đã chọn, trong khi các nhóm khác đoán thành ngữ hay nhóm chữ đó là gì. Mỗi nhóm chỉ đoán được 2 lần, nhóm nào đoán trước sẽ thắng. Lần lược các nhóm thay phiên nhau.

20. CỌP, SÖNG, NGƯỜI Chia vòng tròn thành hai nhóm, mỗi nhóm cử một người làm thủ lãnh. Người thủ lãnh phải họp nhóm mình bàn luận để tìm hành động chung cho mỗi nhóm. Trước khi bắt đầu trò chơi người điều khiển qui định động tác cho “Cọp”, “Súng”, “Người”. Thí dụ: Cọp: Ðưa cả hai tay ra theo kiểu vồ mồi đồng thời nhe răng. Súng: Ðưa thẳng một tay, một tay co lại bóp cò. Người: Ðứng thẳng người v. v... Khi các nhóm bàn luận xong, tất cả tập họp thành hai hàng (nhóm nào theo nhóm đó) đứng đối diện nhau. Sau tiếng còi hoặc dấu hiệu, tất cả mọi người trong nhóm phải đồng thời làm động tác của nhóm mình. Qui định chơi như sau: Súng thắng cọp, cọp thắng người, người thắng súng. Nếu cả hai làm cùng động tác thì huề. Chú ý: Người điều khiển có thề chơi trò chơi tương tự bằng cách thay thế “cọp, súng, người” thành “đá, kéo, giấy” và chơi theo qui luật: Ðá thắng kéo, kéo thắng giấy, giấy thắng đá. Ðồng thời qui định lại động tác của từng vật. GAMES (TRỜ CHƠI)

21. NGƯỢC ÐỜI Người điều khiển đứng giữa vòng và bất ngờ chạy đến một người nào đó đồng thời lấy tay chỉ vào bất cứ bộ phận nào trên thân thể của mình nhưng lại nói ra bộ phận khác. Thí dụ: Người ấy chỉ vào lỗ mũi của mình nhưng đồng thời lại nói “Ðây là con mắt của tôi nè”. Lúc đó người bị đối chất (người trong vòng) phải lập tức nói đến bộ phận người được chọn chỉ và đưa tay chỉ vào bộ phậnngười được chọn nói. Thí dụ: Người trong vòng phải nói “Ðây là lỗ mũi của tôi nè” đồng thời đưa tay chỉ vào mắt. Chú ý: Muốn cho người chơi dễ nhớ, người điều khiển nên giải thích cho người chơi như sau: - Người chơi nói những gì người được chọn chỉ, và chỉ những gì người được chọn nói. **Trò chơi biến đổi: Người điều khiển đứng giữa vòng tròn vừa nói vừa động tác cho mọi người làm theo. Nhưng có một điều là tất cả phải làm trái ngược những gì mà người điều khiển đang làm. Thí dụ: NÐK: “Ðưa chân trái ra” (Tất cả đưa chân phải ra) “Bước tới trước một bước: (Tất cả bước ra sau 1 bước) “Kéo tay trái người bên cạnh” (Tất cả kéo tay phải người bên cạnh) v.v...

22. TRAU DỒI TIẾNG VIỆT Tất cả mọi người trong vòng tròn có thể ngồi hoặc đứng. Ðầu tiên vỗ hai tay trên đùi, vỗ hai tay, xong vỗ đùi. Khi tiếng cuối cùng vừa xong, một người nào đó trong vòng nói ra hai chữ. Cả vòng lại vỗ hai tay trên đùi, vỗ 2 tay, vỗ trên đùi. Sau đó người kế bên cạnh người vừa nói xong lại nói 2 chữ khác, chữ đầu tiên của 2 chữ nầy phải bắt đầu mẫu tự cuối cùng của chữ cuối cùng của người trước. Thí dụ: Người thứ 1: Ðẹp lắm Người thứ 5: E lệ Người thứ 2: Minh mẫn Người thứ 6: Ê! anh Người thứ 3: Nuôi nấng Người thứ 7: Hồi hộp Người thứ 4: Gồ gề Người thứ 8: Phở tái Chú ý: Ðể cho người chơi có thời gian nghĩ nhanh chữ mình muốn nói nên tập trước động tác vỗ tay theo thứ tự: 1. Vỗ (trên đùi) 3. Vỗ (trên đùi) 2. Vỗ (tay không) 4. Chữ

23. LẮP CHỮ Chia vòng tròn thành 2 nhóm. Mỗi người trong nhóm mang một mẫu tự được viết trên giấy cứng (khổ giấy càng to càng tốt). Mỗi nhóm có cùng số lượng mẫu tự (24 hoặc 26) và nên chọn khác màu cho dễ phân biệt. Người điều khiển cho 2 đội hướng mặt về đích (đích được chọn khoảng 5-10 mét hay hơn tùy theo khổ chữ). Khi tất cả sẵn sàng, người điều khiển cho biết chữ phải lắp và thổi còi ra hiệu. Những người trong nhóm phải lắp lập tức chạy đến đích và nhanh chóng ghép chữ mà người điều khiển muốn, nhóm nào nhanh hơn sẽ thắng. Thí dụ: Người điều khiển cần chữ: “Quen” những người mang mẫu tự Q, U, E, N phải chạy về đích nhanh chóng sắp chữ. Chú ý: Ðể trò chơi vui nhộn thêm, trước khi mỗi đội bắt đầu lắp chữ, người điều khiển có thể nói “tôi cầ, tôi cần”, tất cả mọi người đáp lại “cần gì, cần gì”, người điều khiển: “Tôi cần chữ HAY”. Khi nghe xong từng đội lập tức thi hành. * Tùy theo số lượng người trong mỗi nhóm mà mẫu tự được chia ra ( một người có thể mang 1, 2 hoặc 3 mẫu tự ).

24. THÍCH NGƯỜI HÀNG XÓM Người điều khiển cho vòng tròn đếm số, mỗi người phải nhớ số của mình, sau đó người điều khiển hỏi bất cứ người nào trong vòng “Cô (hoặc anh) có thích người hàng xóm không nào?”. Nếu người ấy trả lời “Nhiều lắm” tất cả mọi người tròn vòng phải đổi chổ trong khi người điều khiển tìm một chổ cho mình. Nếu người ấy trả lời “Tôi chẳng ưa (thích...) chút nào”. Người điều khiển phải hỏi lại: “Vậy cô (anh) thích ai?”, người ấy có thể nói những số mà mình thích (thí dụ 1, 5, 7, 8) những người mang số 1, 5, 7, 8 phải lập tức đổi chổ trong khi người điều khiển tìm cách kiếm một chổ cho mình. Người mất chổ phải tiếp tục trò chơi và đóng lại vai trò của người điều khiển. Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhộn người điều khiển và người trả lời có thể thêm bớt hoặc kéo dài câu trả lời để làm cho vòng tròn hồi hộp. Thí dụ: Người điều khiển: “Anh có thích cái cô áo đỏ đứng bên nớ không hỉ?” Người trả lời: “Xí, mặt dễ ghét ai mà ưa.” Người điều khiển: “Vậy chứ anh thích ai nào?” Người trả lời: “Tôi thích... Tôi thích 5, 6, 7, v.v...” * Hoặc là: Người điều khiển: “Anh có thích số 7 và 8 (hoặc chỉ tên) không?” Người trả lời: “À à... ”(Sự ngập ngừng làm cho 7, 8 cùng người điều khiển hồi hộp) Người trả lời: “Thích” tất cả 7, 8 đổi chỗ. “Không” làm lại như ban đầu.

25. CHUYỀN CAM Ðây là trò chơi có tính thi đua. Người điều khiển chia người chơi thành 2 nhóm số lượng bằng nhau. Người đầu tiên của mỗi nhóm giữ quả cam sẵn sàng dưới cằm của mình. Sau khi được ra hiệu người thứ nhất chuyền quả cam cho người thứ hai, người thứ hai dùng cằm và cổ giữ lấy cam và chuyền cho người thứ ba, cứ thế cho đến hết. Nếu chẳng may quả cam bị rớt trên sàn, người chơi không được dùng tay nhưng phải dùng cổ và cằm để nhặt lên. Ðội nào chuyền nhanh nhất sẽ thắng. Chú ý: Trò chơi có thể được biến đổi bằng cách thay vì dùng cổ để chuyền cam, người chơi có thể dùng muỗng ngậm trong miệng để chuyền trứng.

26. NAM CHÂM Người điều khiển giải thích đặc tính của nam châm, hai nam châm có cùng chiều (cực) thì đẩy nhau, khác chiều thì hút nhau. Người điều khiển và tất cả những người chơi làm nam châm. Khi người điều khiển đưa hai tay lên trời mọi người bước ra sau một bước (đẩy nhau), khi đưa hai tay ra trước bước vô một bước (hút nhau), khi đưa hai tay ngang vai mọi người ngồi xuống (từ trường bị nhiễu), đưa hai tay ngang hông (đứng lên). Chú ý: Người điều khiển có thể đánh lừa bằng cách làm những động tác khác với những động tác đã quy định.

27. NHANH CHÂN Chia cặp bằng cách đếm số 1-2, 1-2... Những người mang số 1 tạo thành vòng ngoài, mang số 2 tạo thành vòng trong. Người điều khiển bắt chung một bài hát, vòng trong và vòng ngoài đi ngược chiều nhau. Bất thần người điều khiển thổi còi chấm dứt bài hát, tất cả mọi người phải phân tán đi tìm người đã chia cặp với mình (1&2). Sau khi tìm ra xong lập tức ngồi xuống, cặp nào tìm chưa ra hoặc ngồi xuống sau cùng sẽ bị loại hoặc phạt.

28. TRONG, NGOÀI, XUNG QUANH Người điều khiển kể một câu chuyện tùy ý, khi người chơi nghe người điều khiển nói chữ “Trong” liền đưa 2 tay ra phía trước, “ngoài” xoay mặt ra phía sau, “Quanh” xoay người một vòng. Chú ý : Trò chơi linh động tùy thuộc sự khéo léo của người điều khiển (tình tiết của câu chuyện). - Ðể tạo sự khác biệt trò chơi này có thể biến thành “đứng, ngồi”. Khi nghe người điều khiển nói “đứng” tất cả hô “dậy” và đứng lên nếu đang ngồi, và ngược lại hô “xuống” và ngồi xuống nếu khi nghe người điều khiển nói “ngồi”.

29. ÐẤT, TRỜI , LỬA, NƯỚC Người điều khiển đứng giữa vòng tròn cầm chiếc khăn hoặc tờ giấy đã được cuộn lại. Người điều khiển bất ngờ ném chiếc khăn (hoặc cuộn giấy) cho một người nào đó chụp và nói “Ðất”, “Trời”, hoặc “Nước”. Người chụp khăn phải nói ngay tên con vật sống ở môi trường đó. Thí dụ: Người điều khiển nói “Ðất”, người chơi có thể trả lời “mèo, chuột, thỏ v.v...”. * “Nước” trả lời: “Cá, mực, cá mập v.v...” * Ðể tránh trường hợp qúa dễ dàng cho người chơi, người điều khiển có thể đưa ra một số con vật quá thông dụng không được nói chẳng hạng như : mèo, chim, chuột , cá v.v... * Khi người điều khiển hô “lửa”, tất cả mọi người phải đổi chổ lẫn nhau. Chú ý: Trò chơi này có thể dùng để thi đua giữa 2 đội với nhau. Người điều khiển cho 2 đội đứng sắp hàng ngay thẳng đối mặt nhau. Người đứng đầu của một đội ném chiếc khăn sang một người của đội khác, nếu người này không thể trả lời được, người ấy có thể đưa nó cho người đồng đội của mình. Nhưng câu trả lời phải nằm gọn trong vòng 10 tiếng đếm (người điều khiển đếm).

30. CUA KẸP Tất cả mọi người xoè tay trái sang người bên cạnh, và đồng thời để ngón trỏ của tay phải lên bàn tay xoè của người đứng bên phải. Người điều khiển hô “cua, cua, cua, cua... KẸP”, khi nghe tiếng KẸP người chơi dùng bàn tay trái chụp ngón trỏ của người bên tay trái, đồng thời phải rút nhanh ngón tay trỏ của ngón tay phải ra khỏi tay trái của người đứng bên phải mình. Ai bị người khác chụp trúng tay sẽ bị loại. Chú ý: Ðể đánh lừa người chơi, người điều khiển có thể nhấn mạnh chữ “CUA” khi hết câu thay vì “KẸP”. Thí dụ: “Cua, cua ..CUA”. GAMES (TRỜ CHƠI)

31. GIÁC NGỘ Nếu những người trong vòng tròn chưa biết tên nhau, người điều khiển cho đếm số và người chơi phải nhớ số của mình và số của những người bên cạnh (phải & trái). Người điều khiển giải thích “những người bị kêu số (hoặc tên)” là những người bạn sa đọa, lầm lạc chúng ta phải có nhiệm vụ giúp đỡ, đưa người đó vào chánh đạo. Khi chơi người điều khiển có thể kể chuyện và bất thần hô một trong những số người chơi. Thí dụ: Người điều khiển hô (hoặc kể) : 3. Người mang số 3 phải lập tức chạy ra giữa vòng, lúc đó 2 người bên cạnh 2 và 4 phải nhanh chóng chạy theo kéo 2 tay lại hoặc đập nhẹ vào vai người số 3. Nếu người số 3 nhanh chân hơn 2 & 4 bị loại, 2 &4 nhanh hơn thì 3 bị loại. * Người điều khiển có thể qui định người nào bị 2 hoặc 3 lần vi phạm sẽ bị loại.

32. RA LÀM SAO ? Trò chơi có thể xoay hết vòng hoặc người điều khiển chỉ định một số người nào đó. - Một trong người chơi nói “Bạn có biết gì không?” - Vòng tròn : “Biết cái gì?”. - Người chơi có thể nói bất cứ cái gì mình muốn (nên khôi hài một chút) chẳng hạn như “Hôm qua người hàng xóm tui ổng chết”. - Cả vòng tròn : “Chết ra làm sao?”. - Người chơi : “Ổng chết như thế này nè”. Nói xong làm bất cứ động tác gì mình thích (méo miệng v.v...). - Cả vòng tròn phải làm theo y hệt động tác người nầy vừa nói và giữ nguyên động tác này cho đến khi đổi sang động tác khác. Chú ý: Trò chơi này càng trở nên vui nhộn khi người nói biết chọn những lời hoặc động tác khôi hài. Thí dụ: - Con heo giựt kinh phong. - Con vịt ngủ v.v...

33. CHỤP KHĂN Giữa vòng tròn dùng một cây cọc dài 1 m cắm xuống đất, trên đầu cọc vắt một chiếc khăn tay. Người điều khiển chia vòng tròn thành 2 nhóm bằng nhau, đồng thời đếm số từng người trong nhóm. Khi nghe người điều khiển hô một số nào đó, chẳng hạn như số 2, hai người mang số 2 của hai đội lập tức chạy ra giữa vòng tìm cách giựt chiếc khăn. Nếu đội nào có người chụp được chiếc khăn chạy về an toàn mà không bị người kia đập trúng, đội đó sẽ thắng. Chú ý: Người điều khiển có thể làm ranh giới cho người chụp khăn bằng cách kẽ 1 vòng tròn quanh cọc. * Hai đội có thể đứng sang 2 phía

34. LÀM ÐÚNG Người điều khiển nói “vịt bay” tất cả làm động tác bay; “chó sủa” tất cả sủa. Khi người điều khiển sủa, bò, bay, v.v... hoặc làm bất cứ động tác nào của con vật được nói tên không thể làm được mà người chơi làm theo, người ấy sẽ bị loại. Thí dụ: Người điều khiển nói: “Gà sủa ... gấu gấu gấu...”. Nếu ai làm theo sẽ bị loại. Chú ý: Người chơi chỉ làm theo những gì người điều khiển nói đúng mà thôi.

35. GIỎ TRÁI CÂY Vòng tròn đếm số 1, 2, 3, 4; 1, 2, 3, 4... cho đến hết vòng. Tất cả người số 1 là “cam”, số 2 là “chanh”, số 3 là “chuối”, số 4 là “quít”. Một người được chọn (người không mang số nào) đứng ra giữa vòng điều khiển trò chơi để tìm chỗ cho mình. Thí dụ: Người được chọn hô “cam, quít, v.v..” những người cam quít phải lập tức đổi chỗ, trong khi đó người được chọn phải nhanh chân tìm chỗ cho mình. Nếu thành công người đó sẽ trở thành “cam”, “quít”,... tùy thuộc vào chỗ anh ta mới vừa chiếm được là gì. (nếu anh ta chiếm được chỗ của cam anh ta sẽ là cam). Nếu thất bại anh ta phải tiếp tục trò chơi. Chú ý: Khi người được chọn hô “giỏ trái cây”, tất cả phải đổi chỗ. - Người bị mất chỗ sẽ tiếp tục trò chơi.

36. NGƯỜI ÐA THƯ Trò chơi nầy tương tự như “giỏ trái cây”. Khi chơi người trong vòng từng nhóm 4 người được chọn tên những thành phố thí dụ như “Hà Nội - Sài Gòn - Ðà Nẵng - Mỹ Tho - v.v...”. Khi người điều khiển hô “Sài Gòn” những người “Sài Gòn” đổi chỗ. Khi hô “Thư Ðặc biệt” tất cả đổi chỗ. Chú ý: Ðể tạo vẻ khôi hài người đứng giữa làm người đưa thư có thể giả bộ như đang phát thư thật sự. **Ðể đánh lừa người chơi, người điều khiển có thể đặt tên những thành phố có chữ đầu trùng hợp như: Hà Nội, Hà Nam Ninh, v.v... khi hô cố ý kéo dài Hà ... Nội v.v... làm người chơi hồi hộp. * Người điều khiển có thể giả đò chỉ vào một người nào đó và nói tên một thành phố không có trong trò chơi, chắc chắn người đó sẽ quính lên và ta sẽ có một con nhạn là đà.

37. GÁNH XIẾC Trò chơi này nhằm mục đích huấn luyện người chơi tính linh hoạt, sự lanh trí. Người điều khiển đứng giữa vòng tròn đóng vai xướng ngôn viên trịnh trọng giới thiệu từng nhân vật cũng như tất cả con vật trong đoàn xiếc của mình (giọng càng khôi hài càng tốt). Thí dụ như: “Kính thưa quí cô, quí bà, quí v.v... bây giờ tôi xin qiới thiệu cùng tất cả quí vị lồng thứ nhất đó là con khỉ già Phi châu, con khỉ này được đưa sang Mỹ vài ngày vì thời tiết thay đổi bất thường nên bị gãi ngứa tùm lum... Bà con nên coi chừng kẻo bị lây bịnh đó nghe...” Nói xong người điều khiển chỉ một người nào đó, khi bị chỉ người đó phải lập tức đi quanh vòng tròn làm giáng điệu như người điều khiển diễn tả. Khi người đó diễn tả xong, người điều khiển giới thiệu người khác. Chú ý: -Trò chơi này càng thích thú nếu người điều khiển càng khôi hài khi dùng lời giới thiệu. -Trước khi bắt đầu, người điều khiển nên giới thiệu sơ lược về đoàn xiếc của mình. -Trước khi người bị chỉ diễn ta,û mọi người nên cho một tràng vỗ tay để khuyến khích. Những nhân vật tiêu biểu: Hề Sạt-lô, chú lùn xí xọn, v,v... Những động vật tiêu biểu: Voi, cọp, khỉ, rắn bò, gà , chó, v.v.,,

38. NÓNG, LẠNH Người điều khiển đưng giữa vòng tròn bất thần chỉ một người nào đó. Nếu người điều khiển hô “nóng” người bị chỉ đưa tay lên trán quẹt mồ hôi (hoặc giả bộ quạt), hai người hai bên phải tránh xa ra, nếu người điều khiển hô “lạnh”, người bị chỉ làm động tác run trong khi hai người hai bên đứng sát vào người bị chỉ. Nếu người điều khiển hô những tiếng khác với “nóng” hoặc “lạnh” người chơi không làm gì cả.

39. CHÀO CỤ Chia vòng tròn thành từng cặp bằng cách điểm số 1-2. Từng cặp nắm tay nhau chìa ra phía trước, một cặp được chọn ra đứng giữa vòng tròn. Cặp này nắm tay nhau đi vòng quanh theo chiều ngược kim đồng hồ và đụng vào tay bất cứ cặp nào trong vòng, rồi quay mặt và đi nhanh (đi theo kiểu chạy) theo chiều kim đồng hồ, trong khi cặp bị đụng cũng lập tức đi nhanh theo hướng ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ). Khi hai cặp gặp nhau, lập tức cả hai cặp phải dừng lại, cúi đầu chào “chào các cụ”. Sau khi chào xong phải lập tức tiếp tục đi, cặp nào về chiếm được chổ trống, cặp kia sẽ đứng ra vòng tròn tiếp tục trò chơi. Chú ý: Những cặp qua hai lần mà không chiếm được chỗ sẽ bị loại.

40. PHÌ, PHÒ Người chơi đếm số bắt đầu từ số 1, những người mang số 5, 15, 25, 35, ... 55 thay vì hô 5, 15, 25, 35, ... 55, đưa tay lên bịt mũi (hoặc làm loa trước miệng) và nói “phì”. Những người mang số chẵn 10, 20, 30,... 50, thay vì hô 10, 20, 30, ... 50 ưa hai tay lên tai và nói “phò”. Chú ý: * Khi đến hết số 55, người chơi phải bắt đầu đếm lại số 1. * Khi người chơi đã thành thục người điều khiển nên quy định tất cả phải đếm nhanh. GAMES (TRỜ CHƠI)

41. BỮA ĂN CỦA NHÀ VUA Người điều khiển đóng vai trò nhà vua, tất cả người chơi đóng vai trò người phục vụ. Nhà vua phải thông báo cùng mọi người là nhà vua không thích những món ăn bắt đầu bằng chữ nào đó, chẳng hạn như chữ T. Khi nhà vua chỉ ai người đó phải cung tay và nói nhanh ba món ăn (bất cứ món gì không bắt đầu bằng chữ T) Thí dụ: Súp, hủ tiếu, bún bò huế. Không được nói: Thịt, tôm, tép ... Chú ý : * Mỗi lần chơi nhà vua phải đổi chữ cấm. * Ðể mở rộng trò chơi người phục vụ có thể nói món uống chen lẫn với món ăn, hoặc khi ăn xong nhà vua đòi hỏi món uống. * Ðể gây cho người chơi một ấn tượng nhà vua có thể lồng vào trò chơi những lời mang tính tôn giáo. Thí dụ: “Trước đây trẫm đã gây qua nhiều tội lỗi cũng may nhờ gặp duyên lành nên đã quy y bởi vậy hễ thấy thịt là trẫm ăn không vô được bở vậy trẫm cấm các khanh dâng món ăn nào có chữ T v.v...” * Trò chơi này cũng có thể biến đổi thành trò chơi tương tự, hôm nay là ngày mồng một nên nhà vua ăn chay. Khi bị gọi người đó phải dâng một món chay, nếu ai dâng đồ mặn kể như vi phạm trò chơi.

42. TÌM NHẠC TRƯỞNG Một người trong vòng tròn được chỉ định (hoặc tự giác) bước ra khỏi vòng. Người điều khiển chọn một người khác trong vòng làm “Nhạc Trưởng”. Sau đó bắt bài hát và người được chỉ định bước ra vòng bây giờ trở vào để tìm“Nhạc Trưởng”. Trong lúc hát mọi người cần để ý hành động của “Nhạc Trưởng”. Nếu người ấy làm gì cả vòng tròn phải làm theo. Chú ý: Tùy theo số người chơi, số lần mà người đi tìm “nhạc trưởng” chỉ định có thể 2 hoặc 3 lần.

43. PHẬT BẢO Khi người điều khiển trò chơi nói một câu nào đó mà trong câu có hai tiếng “Phật bảo” tất cả vòng tròn làm theo hành động của câu nói đã yêu cầu. Nếu trong câu nói đó không có chữ “Phật bảo” mà ai trong vòng làm theo kể như vi phạm trò chơi. Thí dụ: Người điều khiển nói: “Ðưa chân xuống”. Ai đưa chân xuống sẽ bị loại.

44. THI HÁT Chia vòng tròn thành 2 hoặc 3 nhóm. Người điều khiển chỉ nhóm nào, nhóm đó phải bắt một bài hát mà trước đây chưa có mhóm nào hát cả. Nhóm nào bắt chậm, không bắt hát được, hay bắt bài hát trùng hợp, nhóm đó kể như bị thua một điểm.

45. THỤT, THÕ Khi người điều khiển hô “thò” tất cả vòng tròn đưa tay ra, khi hô “thụt” tất cả thụt tay vào. Chú ý: Người điều khiển làm những động tác ngược lại với lời nói của mình để đánh lừa người chơi. Khi mọi người chơi khá có thể thêm thụt thò, thò thò, thụt thụt, thò thụt thò , v.v... một lần.

46. GỌI TÊN Trò chơi này có 4 nhịp: 1. Vỗ 2 tay vào đùi. 2. Vỗ tay. 3. Búng tay phải một cái. 4. Búng tay trái một cái. Người điều khiển nên tập cho người chơi thuần những động tác trước. Khi chơi tất cả làm như sau: * Vỗ 2 tay vào đùi và nói “1” * Vỗ 2 tay và nói “2” * Ðến nhịp 3 người điều khiển nói tên mình trong khi tất cả mọi người còn lại chỉ búng tay phải. * Người điều khiển đến nhịp 4 kêu tên một người nào đó trong vòng và người này sẽ làm y hệt lại từ đầu. Thí dụ: Người điều khiển mang tên B anh ta sẽ làm như sau: “1” (vỗ 2 tay vào đùi), “2” (vỗ 2 tay), “B gọi C”. Người tên C, “1, 2, C gọi D”. Người tên D, “1, 2, D gọi “E”. v.v... Chú ý: Nếu ai bị gọi tên mà không nói được tên người khác hoặc làm không đúng nhịp thì xem như phạm luật chơi.

47. HỌC NGHỀ Chia vòng tròn thành 2 hoặc 3 đội (có thể 4-5 tùy theo số lượng người chơi). Mỗi đội cử đại diện của mình nói nghề mà đội mình sẽ làm cho người điều khiển biết. Sau đó mỗi đội sẽ cho người biểu diễn nghề nghiệp mà đội mình đã chọn cho đội khác biết. Các đội khác phải suy đoán là nghề nghiệp mà người đang biểu diễn là gì. Ðội nào nói được sẽ thắng được 1 điểm. Trong trường hợp chỉ có 2 đội tham gia người điều khiển phải quy định thời gian suy đoán. Chú ý: Ðội nào càng nghĩ ra nghề càng khó, càng có cơ hội thắng cuộc.

48. BẮN TÀU Cho vòng tròn đếm số 1,2,3; 1,2,3 để chia ra nhóm 3 người. Theo thứ tự các nhóm lần lượt được đặt tên “Tàu 1, tàu 2, tàu 3 ...”. Sau đó người điều khiển chỉ định một con tàu khai hỏa trước, chẳng hạn như “tàu 8”. Người số 2 của tàu 8 sẽ nắm tay người thứ 1 đưa ra, người thứ 1 hô “Tà Rách” sau đó người thứ 2 hô tiếp “Tách” và sau cùng nắm tay người thứ 3 đưa ra, người thứ 3 phải bắn một tàu mình thích chẳng hạn như tàu 6, “Ðùng 6”. Tàu bị bắn tiếp tục tương tự như tàu 8 đã làm. Chú ý : Khi bị bắn mà nhân viên trên tàu nào chậm chạp phản công, hoặc hô không có thứ tự 1,2,3, hoặc bắn tàu đã bị chìm rồi mà mình không chú ý thì coi như bị bắn chìm. * Trò chơi nầy có thể biến đổi bằng cách thay vì đặt tên tàu bằng so,á người điều khiển có thể cho mỗi nhóm đặt tên của nhóm mình với những thói hư, tật xấu ở đời mà người chơi phải cần vứt bỏ đi. Thí dụ như: Tham lam, bỏn xẻn, keo kiệt, cờ bạc v.v. .. Và thay vì hô “Tà rách”, Tách “, “Ðùng 2 (3, 4, 5, 8..)”, người chơi có thể hô “Từ nay”, “Xin Chừa”, “Bỏn Xẻn (keo kiệt, cờ bạc v.v.)”

49. TÔI CẦN Chia vòng tròn thành 2 hoặc 3 nhóm. Người điều khiển hô “Tôi cần, tôi cần”, tất cả mọi người phải hỏi (hô lớn) “Cần gì, cần gì”. Người điều khiển lúc đó hô tiếp những gì mình muốn các nhóm phải tìm, thí dụ như “Tôi cần 2 cây viết”. Khi nghe nói xong các nhóm lập tức tìm 2 cây viết, nhóm nào tìm được 2 cây viết trước tiên trình diện người điều khiển kể như thắng 1 điểm. Chú ý : Người điều khiển cần ấn định số điểm thắng để tạo cho vòng tròn có khí thế hơn.

50. LÀM MƯA Dùng tay vỗ để làm mưa, khi người điều khiển giơ tay lên cao mọi người vỗ tay lớn và khi hạ xuống thấp tất cả làm theo và vỗ tay nhỏ lại. Khi người điều khiển đưa tay qua lại mọi người hô “ào ào” để làm gió thổi; khi đấm tay ra phía trước tất cả hô “đùng, đùng...”, để làm sấm nổ; khi người điều khiển xoay tròn tất cả xoay theo và hô “ú..ú.. ú..” để làm cuồng phong; khi người điều khiển hô “A”, tất cả mọi người phải nhảy lên hét lớn “Về nhà”. GAMES (TRỜ CHƠI)

51. LỒNG CHIM Cho vòng tròn đếm số 1, 2, 3 để chia thành nhóm 3 người. Khi chơi số 1 và 2 chụm tay lại đưa cao lên làm bẫy, số 3 đứng ngoài làm chim. Khi nghe người điều khiển thổi còi, vòng tròn bắt bài hát và tất cả các chú chim phải lần lượt chui ngang qua cái lồng. Khi nghe người điều khiển thổi còi lần thứ hai, các chú chim phải lập tức chui ra khỏi lồng trong khi cái bẫy ụp xuống bắt chim. Chú chim nào không may bị kẹt trong bẫy 2 (hoặc 3 lần) kể như bị loại.

52. KẾT ÐOÀN Người điều khiển hô “kết đoàn, kết đoàn”. Người chơi hỏi lại kết mấy, kết mấy”. Nếu người điều khiển hô kết 3 (4, 2, 5 v.v...) mọi người phải chạy lại kết với nhau cứ 3 (4, 2, 5 v.v...) người một nhóm. Ai chậm chân bị lẻ ra sẽ thay thế người điều khiển tiếp tục trò chơi.

53. ÐỐT PHÁO Người điều khiển đưa còi ra làm viên pháo và dùng ngón trỏ của tay khác làm nhang. Khi người điều khiển đưa ngón tay ra vòng vòng tất cả hô “Xì...” kéo dài để làm ngòi cháy chậm. Khi nào thấy người điều khiển đụng ngón tay vào còi thì hô “Ðùng” thật to để làm tiếng pháo nổ. Chú ý :- Mọi người cần chú ý xem cây nhang có châm trúng trái pháo không, nếu trúng thì nổ “Ðùng”, nếu không trúng thì “xì” lớn lên ý nói pháo bị thúi. - Người điều khiển châm trật trái pháo mà ai nổ đùng là xem như phạm luật.

54. DẤU CÕI Người điều khiển mời một bạn đang sinh hoạt ra giữa vòng tròn và yêu cầu vòng tròn khép sát lại vai kề vai và tất cả bỏ tay ra sau lưng. Người điều khiển trao còi cho một người trong vòng và chiếc còi sẽ được chuyền đi vòng tròn sau lưng mọi người (có thể chuyền sang trái hoặc phải). Người điều khiển mời người được mời ra lúc trước vô lại giữa vòng tròn và cố gắng xem xét để tìm ra người nào trong vòng đang giữ còi. Nếu chỉ đúng người giữ còi, người nầy sẽ thay thế để tiếp tục trò chơi. Chú ý: Nếu vòng tròn rộng quá, người điều khiển có thể chọn 3 người ra để tìm. Nếu một người bị chỉ đúng, hai người hai bên của người đó sẽ cùng với người bị chỉ tiếp tục trò chơi.

55. NGƯỜI CÙNG NGƯỜI Cho vòng tròn đếm số 1-2, 1-2 để chia cặp, người còn dư (không có cặp) đứng ra giữa vòng. Người điều khiển vỗ tay 2 cái, búng tay phải, búng tay trái và nói bất cứ động tác nào sao cho cả hai người trong mỗi nhóm có thể cùng làm với nhau, chẳng hạn như : “tay cùng tay” người số 1 và số 2 nắm tay nhau, hoặc “ngón chân cùng ngón chân”, “đầu cùng đầu”, “trán cùng trán”, “mũi cùng mũi v.v...”. Bất ngờ người điều khiển hô “người cùng người”. Tất cả đổi chỗ để tìm người đi đôi với mình, người không tìm được phe sẽ đứng giữa tiếp tục trò chơi. - Trò chơi này thích hợp hơn và vui hơn nếu chơi riêng toàn nam, hoặc nữ. Phổ Hiền 26

56. NHỮNG GƯƠNG MẶT BUỒN CƯỜI Cách Chơi: Chia vòng tròn thành 2 đội, mỗi đội cử người đại diện cho đội mình. Khi người điều khiển thổi còi hiệu tất cả các đội trưởng của 2 đội phải lập tức vỗ vai người kế sau lưng mình (người này đang xoay lưng cùng với những người khác về phía đội trưởng) và làm những động tác trên khuôn mặt đồng thời diễn tả tay chân tùy ý. Người được vỗ vai lập tức vỗ vai người đứng trước mình và làm những động tác giống như người đội trưởng. Người này tiếp tục làm y hệt cho đến hết người trong đội. Xong đâu đó 2 người cuối cùng của 2 đội lên trình bày cùng một lần. Ðội nào có động tác và khuôn mặt vui nhất sẽ được thắng. Chú ý: Thay vì chia đội để thi dua, trò chơi có thể dùng để chơi chung trong vòng tròn. Người đầu tiên bắt đầu trò chơi bằng cách diễn tả một gương mặt thật buồn cười. Sau khi để mọi người thấy rõ và cười vui trên khuôn mặt của mình, người nầy quay sang người bên cạnh (trái hoặc phải). Người kế tiếp sau giây phút cười thỏa thích, cẩn thận bắt chước y hệt khuôn mặt mà người đầu tiên đã làm cho mình và diễn tả cho người kế tiếp nữa. Cứ như thế lần lượt từng người một trong vòng tròn đều có dịp diễn tả động tác này. Nếu vòng tròn quá lớn người điều khiển có thể chấm dứt một động tác nữa chừng và chỉ người khác để làm sang động tác thứ hai.

57. TRUYỀN TIN Cách Chơi: Người điều khiển mời một người đại diện của mỗi đội lên và nói một bản tin ngắn. Tất cả những người này chạy về đội mình và nói thầm bản tin đã nhận được cho người kế mình, người này sẽ tiếp tục truyền cho người kế tiếp và cứ như thế cho đến người cuối cùng. Sau khi nghe xong, người cuối cùng lập tức chạy lên trình diện với người điều khiển và nói ra bản tin mình đã nhận được. Chú ý: * Ðội nào trình diện trước, nói bản tin đúng sẽ thắng. * Ðội nói sau nhưng bản tin đúng thì vẫn thắng cuộc nếu đội trình diện trước nhận tin sai. * Bản tin càng khó, ý nghĩa càng rắc rối trò chơi sẽ càng vui

58. BẮN SÚNG Người điều khiển đi vòng vòng và bất thần thổi một tiếng còi trước một người nào đó. Nếu người điều khiển đưa hai tay đầu hàng, người đó phải đưa hai tay bắn người điều khiển, nếu người điều khiển đưa tay làm súng bắn, người bị súng chỉ phải đưa tay đầu hàng và hai người bên cạnh phải làm súng bắn người ở giữa mình. Chú ý: * Trò chơi này có thể thay đổi bằng cách khi người điều khiển chỉ người nào, người đó phải ngồi xuống thật nhanh và hai người hai bên phải nhanh nhẹn quay lại bắn người bị chỉ. * Một cách chơi khác tương tự như cách chơi ban đầu nhưng thay vì khi người điều khiển đưa hai tay “đầu hàng” hai người hai bên đứng yên nay phải ngồi xuống.

59. BẢO THỔI Người điều khiển yêu cầu một người đứng ra giữa vòng. Những người còn lại nếu có thể vẽ cho mình một vòng tròn nhỏ xuống đất và đứng vào đó. Người điều khiển hô “Bảo thổi, bảo thổi” Vòng tròn hỏi lại “Thổi ai, thổi ai” Người điều khiển lúc đó tùy theo tình hình mà nói, chẳng hạn như “Thổi những người mang đồng hồ”, những người mang đồng hồ lập tức đổi chỗ, trong khi người giữa vòng sẽ tìm một chỗ riêng cho mình. Người chậm chân sau cùng sẽ đứng ra giữa vòng.

60. TA LÀ VUA, ....ĂN TRỘM Người điều khiển đi quanh trong vòng bất ngờ đứng trước một người nào đó đồng thời thổi còi. Nếu người điều khiển cung tay cúi chào, người đó phải đưa 2 tay lên trời ra dáng ngạo nghễ đồng thời cười ha ha và nói “Ta là vua (nếu là nữ thì nói Ta là Nữ Hoàng) ha ha...” Hai người 2 bên phải quỳ xuống và nói “muôn tâu bệ hạ”. Nhà vua nói tiếp “Các khanh hãy bình thân”. Nếu người điều khiển đưa 2 tay lên trời nói “Ta là vua” người bị chỉ phải quỳ xuống và nói “Muôn tâu bệ hạ”. Nếu người điều khiển nói “Ta là ăn trộm” người bị chỉ phải lập tức chạy ngược chiều với người ăn trộm quanh vòng tròn về lại chổ của mình, nếu người ăn trộm nhanh chân hơn, người bị chỉ phải thế vai của người điều khiển. Chú ý: Ðể đánh lừa người chơi, người điều khiển có thể nói: “Ta là ăn mày v.v...”. Nếu người đó làm động tác hoặc chạy theo sẽ bị loại. ** Trò chơi nầy có thể thêm vào bằng cách không hạn hẹp người chơi trong giới hạn TA LÀ VUA (NỮ HOÀNG)-ĂN TRỘM, thay vào đó người bị chỉ có thể dùng danh xưng vui như Bà Nội, Thái Giám, Ông Nội, Superman v,v.. Hai người đứng hai bên của người được chỉ phải làm hành động và xưng hô theo danh từ mà người bị chỉ đã nói. Thí dụ: Người bị chỉ nói: “Ta là ông nội” lập tức 2 người bên cạnh phải tỏ thái độ chăm sóc, quạt hầu và nói: “Chào ông nội”. Trong khi đó người làm “ông nội” phải có đôi lời ban khen “Các cháu giỏi lắm”. Hai người hai bên phải tùy thuộc vào vị trí của người bị chỉ để xưng hô, thí dụ như Bà Nội làm động tác nằm thì hai người hai bên cũng phải nằm xuống hoặc ngồi quạt để xưng hô “Thưa Bà Nội”. Nói chung trò chơi càng vui nếu người tham dự càng tỏ ra linh hoạt và khéo pha trò.

 

81. PÚN CÁI LỴ Tất cả cần thuộc bài nói lối dưới đây: a. Xắt cái lỵ là xắt cái lỵ là xào xào xào. b. Pún cái lỵ là pún cái lỵ là pào pào pào. c. Xực cái lỵ là xực cái lỵ là cào cào cào. d. Xắt cái lỵ là xào. e. Pún cái lỵ là pào. g. Xực cái lỵ là cào. h. Xắt cái lỵ là pún cái lỵ là xực cái lỵ là bào, cào, nhào. Tất cả bắt đầu theo người điều khiển. Tùy theo sự linh hoạt của người điều khiển, động tác cho mỗi lời có thể có sự khác nhau.

82. NÀY BẠN VUI Người tham dự làm theo lời của người điều khiển. Người điều khiển: a) Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì bật đôi tay (tất cả vỗ tay hai lần). Người điều khiển lập lại lần thứ hai những lời nói này. b) Này bạn vui mà muốn tỏ ra, mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây (hoặc tên anh chị nào đó trong vòng) biết rằng bạn vui mà muốn tỏ ra thì bật đôi tay. c) Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì dậm chân đi (tất cả dậm chân hai lần). Người điều khiển lập lại lần thứ hai những lời nói này. d) Này bạn vui mà muốn tỏ ra, mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết rằng bạn vui mà muốn tỏ ra thì dậm chân đi (tất cả dậm chân hai lần). e) Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì làm cả hai (tất cả vỗ tay và dậm chân mỗi động tác hai lần). Người điều khiển lập lại lần thứ hai những lời nói này. g) Này bạn vui mà muốn tỏ ra, mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết rằng bạn vui mà muốn tỏ ra thì làm cả hai (tất cả làm theo). Người điều khiển tiếp tục trò chơi bằng cách thêm vào những động tác như “gật đầu đi”, “khóc hi hi”, “cười ha ha”, v.v...

83. CHO ÐỀU Mọi người trong vòng tròn vừa hát vừa làm động tác của bài hát sau đây: “Mình búng cái tay cho đều là mình búng cái tay cho đều... Á í a, mình búng cái tay cho đều. Mình vỗ cái tay cho đều là mình vỗ cái tay cho đều... Á í a mình vỗ cái tay cho đều. Mình búng cái tay cho đều là mình vỗ cái tay cho đều... Á í a, mình búng cái tay cho đều, mình vỗ cái tay cho đều ... v.v...” Tương tự như vậy người điều khiển có thể thêm vào “mình nhích cái chân cho đều”, “mình lắc cái hông cho đều”, v.v...

84. ÐẤT, BIỂN, KHÔNG KHÍ Người điều khiển đứng giữa vòng tròn vừa đi vừa hô: “Ðất, biển, không khí...” và đồng thời làm động tác tay như xe đang lăn bánh cho “Ðất”, hai tay chèo cho “Nước”, và xòe hai tay vẫy vẫy như đang bay cho “Không khí”. Sau vài lần làm những động tác trên, bất thần người điều khiển hô “Taxi”. Tất cả phải lập tức làm động tác quay tay như chiếc xe đang lăn bánh. Tiếp tới người điều khiển có thể hô “Phản lực cơ”, tất cả phải giang hai tay làm động tác bay, v.v... Người điều khiển đôi lúc nói một đàng làm một nẻo để đánh lạc hướng người chơi.

85. ÐOÁN BÀI HÁT Người điều khiển chia vòng tròn thành hai nhóm, mỗi nhóm cử một người đại diện cho nhóm mình và nói tên bài hát cho người điều khiển biết. Sau đó người đại diện của mỗi nhóm sẽ ra sức làm động tác câm để diễn tả nội dung bài hát của nhóm khác cho nhóm mình. Người trong nhóm nếu đoán được sẽ bắt bài hát đó cho cả nhóm cùng hát. Trong khi hai người đại diện của mỗi nhóm đang diễn tả, người điều khiển phải quan sát xem người đại diện có tuân theo luật trò chơi không. Nhóm nào bắt được bài hát trước kể như thắng.

86. HÀNH ÐỘNG LẬP LẠI Người thứ nhất trong vòng tròn bắt đầu trò chơi bằng bài hát. Sau đó làm bất cứ động tác nào mình thích. Người thứ hai đứng bên tay phải của người thứ nhất phải vừa hát theo vừa làm động tác của người thứ nhất. Người thứ nhất laị tiếp tục bắt đầu làm sang động tác khác trong khi người thứ ba lập lại động tác mà người thứ hai vừa mới làm xong. Cứ như thế người thứ nhất tiếp tục trò chơi và mỗi hành động được mọi người trong vòng tròn lập lại. Cuối cùng người đầu tiên dừng lại và lần lược chờ đợi cho đến khi người cuối cùng chấm dứt. * Trò chơi sẽ càng vui nếu bài hát được hát càng nhanh và động tác càng thay đổi liên tục. * Ðể có những động tác khác nhau, người điều khiển cần thay đổi người làm động tác đầu tiên.

87. CHẬP CHENG CHENG Mọi người trong vòng tròn vừa vỗ tay vừa hát “Chập cheng cheng, cheng cheng. Í chập cheng cheng , cheng cheng”. Một người tự động bước ra giữa vòng tròn và làm những động tác khác nhau. Mọi người lập lại những động tác nầy nhưng sau một động tác. Thí dụ như mới đầu người ấy vỗ tay, mọi người không làm gì cả, xong xuôi lại chuyển sang động tác dậm chân; lúc bấy giờ mọi người mới vỗ tay. Cứ như thế từng người thay thế nhau, tình nguyện bước ra giữa vòng để thay đổi động tác cho mọi người. Chú ý: * Nếu không ai tình nguyện, người điều khiển phải thay thế cho mọi người làm động tác. * Nếu từng người thay thế nhau, mọi người phải tiếp tục làm động tác của người trước đó cho đến khi có động tác mới. * Ðể trò chơi có sinh khí hơn thay vì chỉ hát “Chập cheng cheng...”, người chơi có thể thay đổi bằng “Trượt ba te te te..”, “Dập da da..”, v.v.

88. ANH EM BÊN NHAU Người điều khiển có thể nói hoặc hát theo bất cứ giọng điệu nào những câu dưới đây: 1. Anh em bên nhau 2. Tay cầm tay, 3. Tình lam đắm say, 4. Rồi chia tay” Bắt đầu trò chơi người điều khiển hát câu thứ nhất “Anh em bên nhau”. Người đứng bên tay phải của người điều khiển lập lại lời này. Người điều khiển tiếp tục hát câu thứ hai trong khi người đứng bên tay phải của người thứ hai lập lại lời hát của người này, và cứ như thế cả vòng tròn lập lại. Khi người cuối cùng (người đứng bên tay trái của người điều khiển) lập lại lời hát “Rồi chia tay”, tất cả mọi người phải chạy phân tán để tìm người đi cặp với mình. Người không tìm được cặp cho mình sẽ đứng giữa vòng tròn để chờ cơ hội. Trong khi đó người điều khiển đứng ra giữa vòng tiếp tục hát “Anh em bên nhau” và tất cả lập lại, “Vai kề vai - Tình lam đắm say” (tất cả lập lại lời hát và làm động tác vai kề vai), “Rồi... Anh em bên nhau”... Trò chơi cứ như thế liên tục cho đến khi nào người điều khiển hát xong dứt câu “Rồi chia tay”. Tất cả mọi người phải phân tán để tìm người bắt cặp mới. Người nào tìm không được cặp sẽ thay thế vai trò người điều khiển. * Người điều khiển có thể thay thế “Tay cầm tay” bằng những lời như “Vai kề vai”, “Gối cùng gối”, “Mũi cùng mũi”, “Ðầu cùng đầu”, v.v...

89. HÁT LỜI ĂN NĂN Trò chơi này dùng để phạt người chơi khi bị phạm lỗi. Thay vì người phạm lỗi tự nói lên sự ăn năn, hứa không phạm lỗi lầm của mình nữa, người ấy phải hát lên lời mình muốn nói bằng giọng hát riêng của mình. Thí dụ: * “Hôm nay mình đi trể, tuần sau mình sẽ không trể nữa.” * “Mình xin lỗi nhé, lần sau không dám nữa đâu.” Người điều khiển nên chọn một người nhỏ tuổi (Oanh vũ) hoặc tự mình đứng ra làm nhạc trưởng lấy tay đánh nhạc để kéo dài, lên xuống hoặc chấm dứt lời hát của người bị phạt.

90. ÐẾM CHUỘT Người chơi cần thuộc bài hát dưới đây: “Một con chuột có một cái đuôi Hai lỗ tai, hai con mắt Một cái đầu, và bốn cái chân”. Người điều khiển đứng giữa vòng tròn cùng tất cả hát và làm động tác bài hát trên, bất thần chỉ một người nào đó trong vòng và dùng tay ra hiệu 1, 2, 3... hoặc 5. Người bị chỉ phải vừa hát vừa làm động tác cho đúng. Thí dụ: Người điều khiển ra hiệu 3 ngón tay. Người bị chỉ phải hát: “Ba con chuột có ba cái đuôi, sáu lỗ tai, sáu con mắt, ba cái đầu, và mười hai cái chân”, và đồng thời phải làm động tác theo lời hát của mình.

91. ÐỊA DANH Người điều khiển chỉ một người nào đó trong vòng. Người bị chỉ phải nói tên một địa danh nào đó. Người đứng kế (phải hoặc trái) phải nói tên một thành phố, tiểu bang, sông ngoài, hồ nước v.v... miễn sao tên được nói ra phải bắt đầu bằng chữ cuối của tên vừa được nói ra và phải nằm trên bản đồ. Thí dụ: Người đầu tiên nói “Idaho”, người thứ hai “Oregon”, người thứ ba “Nebraska” v.v... Ðể mọi người có dịp tham gia, người điều khiển phải quy định khoảng thời gian để người chơi nói tên ra. Nếu quá thời gian quy định kể như bị loại.

92. PHÉP CHÀO KÍNH Người điều khiển vừa hát vừa làm động tác. Người chơi chỉ làm theo lời hát của người điều khiển mà thôi. “Chào binh, chào bô, chào sư cô, chào cụ đồ, rồi em chào huynh trưởng. Lòng em vui sướng, chào cô giáo, chào nhà báo, chào ông táo, chào tăng gô, chào sạt lô ...” Người điều khiển có thể linh hoạt đổi thứ tự của cách chào hoặc hát một đàng làm một nẽo để người chơi trở tay không kịp. * Những động tác: Chào Binh: Ðưa tay phải lên trán chào lối nhà binh. Chào Bô: Hai tay buông xuôi đứng nghiêm. Chào Sư Cô: Hai tay búp sen đầu cúi xuống vái chào. Chào Cụ Ðồ: Cung tay đưa ra phía trước chào theo kiểu xưa Chào Huynh Trưởng: Tay phải bắt ấn chào tinh tấn. Lòng em vui sướng: Hai tay xoa bụng, mặt hân hoan. Chào cô giáo: Vòng tay đầu cúi xuống. Chào nhà báo: Tay phải đưa ra lắc lắc như bắt tay ai. Chào ông táo: Chân trái quỳ xuống, chân phải làm thành góc 90 độ, hai tay cung lại đưa ra trước theo tư thế quỳ tâu. Chào tango: Mình hơi cúi xuống đồng thời tay phải đưa ngang từ trái qua phải theo tư thế mời mọc. Chào sạt lô: Hạ thấp người xuống, hai chân xoạc ra 180 độ, hai tay uốn từ trong ra ngoài và đưa sang hai bên.

93. GIỚI THIỆU, CUNG THỈNH Người điều khiển có thể tùy ý dùng “Cung thỉnh, cung thỉnh”, hoặc “Giới thiệu, giới thiệu”. Khi nghe người điều khiển hô “Cung thỉnh, cung thỉnh” tất cả mọi người phải đồng thanh đáp lại “Thỉnh ai, thỉnh ai”. Người điều khiển nói tiếp “Cung thỉnh Ðại Ðức (hoặc Sư Cô)... ” và đồng thời chỉ một người trong vòng tròn. Người bị chỉ bước ra chấp tay vái chào và đi quanh vòng. Khi người đó đi đến người nào, người đó phải chấp tay búp sen chào thầy hoặc sư cô đồng thời nói “Mô Phật bạch Thầy (Sư cô) ạ” bằng cử chỉ cung kính và không được cười. Khi nghe người điều khiển hô “Giới thiệu, giới thiệu”, tất cả mọi người đồng thanh đáp lại “giới thiệu gì, giới thiệu gì”. Người điều khiển có thể nói “Tôi xin giới thiệu một con khỉ Phi Châu đến từ rừng Công-gô v.v...” và chỉ một người trong vòng. Người bị chỉ bước ra khỏi vòng vừa đi vừa làm động tác của con khỉ Phi Châu. Khi chơi người điều khiển có thể dùng “Cung thỉnh” hoặc “Giới thiệu” tùy theo đối tượng mình muốn nói. Thí dụ: * Cung thỉnh: Ðại Ðức, Sư Cô, Bác Gia Trưởng, Thầy Giáo già, Quốc Vương, v.v... * Giới thiệu: Chị Huynh Trưởng, con Voi Tây Tạng, v.v... Người bị chỉ nên cố làm giống động tác của người, con vật được nói tên. Người trong vòng phải linh hoạt tùy theo vai trò của người bị chỉ.

94. VIẾT THƠ TƯỞNG TƯỢNG Một người trong vòng bắt đầu viết thơ bằng cách đọc lên ý tưởng mình mưốn viết, tối đa là bốn chữ, người kế tiếp đọc những chữ người thứ nhất nói và thêm vào những chữ kế tiếp sao cho phù hợp với nội dung của bức thư. Cứ như thế cho đến hết vòng tròn. Người cuối cùng phải chấm dứt lá thư bằng lời của mình. Thí dụ: Người thứ nhất “Ba Mẹ kính”, người thứ hai “Ba Mẹ kính - Ði học về”, người thứ ba “Ba Mẹ kính - Ði học về - con đây vội vàng”, người thứ tư “Ba Mẹ kính, đi học về, con đây vội vàng, viết thư”... Tùy theo số lượng người chơi, lá thư có thể kết thúc bất cứ lúc nào nếu người trong vòng cảm thấy đến lúc. Nếu người chơi có hướng viết thư, người huynh trưởng phải quy định thư viết cho ai, viết về đề tài gì. Bị chú: Trò chơi có thể biến đổi thành đề tài Bà Ba đi chợ. Trong đó mỗi người phải lập lại những đồ đạc mà bà Ba mua ở chợ. Thí dụ: Người thứ nhất “Bà Ba đi chợ, bà mua con búp bê cho cu Tèo”, người thứ hai “Bà Ba đi chợ, bà mua con búp bê cho cu Tèo, mua cái áo đầm thật đẹp...”

95. CÚNG ÐÌNH Người điều khiển dùng trò chơi này để phạt những người đã bị phạm luật ở những trò chơi khác. Người điều khiển ra hiệu những người bị phạt ra giữa vòng tròn, những người còn lại được chia thành ba nhóm: Chiêng, Trống, và Xập Xỏa. Ðầu tiên người điều khiển thu tay chỉ về nhóm chiêng, giả bộ đánh chiêng, tất cả mọi người nhóm chiêng đồng thanh “cúng chi, cúng chi”, xong đưa tay chỉ nhóm trống, nhóm trống đồng thanh “Cúng đình, cúng đình”. Lần thứ hai người điều khiển làm tương tự, nhóm chiêng nói “có chè, có chè”, xong người điều khiển chỉ nhóm xập-xỏa, tất cả phải đồng thanh nói nhanh “còn bưng xách bưng, còn bưng xách bưng...” và phải làm động tác hai tay chập vô, hở ra như đang đánh xập xỏa vậy. Trong khi nhóm này đang làm động tác, người điều khiển chỉ những người bị phạt và nói “Lễ nhị bái” và giọng phải kéo dài ra như những người làm lễ tại các Ðình. Tương tự như vậy, người điều khiển chỉ nhóm chiêng, trống và xập-xỏa làm động tác, xong mỗi động tác phải tăng dần số lạy lên (Lễ tam bái, lễ tứ bái, lễ thập bái...). Riêng nhóm xập-xỏa người điều khiển phải linh hoạt chỉ bất cứ lúc nào mình muốn, và động tác và lời nói cũng nhanh chậm từng lúc. Nếu người điều khiển rung tay nhanh tất cả làm và nói nhanh và ngược lại.

96. THI LÀM HỌA SĨ Chia vòng tròn thành hai nhóm. Mỗi nhóm chọn ra hai người, một người bịt mắt và người kia không bịt mắt. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, người không bịt mắt của mỗi nhóm dẫn người bịt mắt đến trước mặt bảng đen và hướng dẫn cho người đó vẽ một khuôn mặt người gồm mắt, tai, mũi, miệng và tóc. Nhóm nào vẽ trước và đẹp nhất sẽ thắng.

97. VỖ TAY LỊCH SỬ Người điều khiển cho vòng tròn đếm số 1,2,...,1,2, đến người cuối cùng. Tất cả mọi người đếm xong đều ngồi xuống. Người điều khiển đứng giữa vòng và vỗ tay để bắt đầu trò chơi. Nếu vỗ một cái thì những người số 1 phải nhảy lên và hô to “SU DÔ DA NA”, nếu vỗ hai cái thì những người mang số 2 phải nhảy lên vươn thẳng hai tay và hô to “CA PA LA VA”. Nếu người điều khiển không vỗ cái nào tất cả yên lặng. Nếu vỗ ba cái tất cả nhảy lên và hô to “ASOKA”. Chú ý: Người điều khiển nên linh hoạt, tráo trở để đánh lừa người chơi.

98. THI NÓI CHUYỆN Chia người chơi thành hai nhóm đều nhau. Mỗi nhóm cử một người đại diện ra giữa vòng tròn. Sau tiếng còi của người điều khiển hai người đại diện phải đối mặt với nhau và nói chuyện không ngừng về bất cứ đề tài gì, không kể đề tài đó có ý nghĩa hay không. Người nào ngưng trước hoặc ấp úng coi như bị thua. Các nhóm cử người đại diện khác cho nhóm mình để tiếp tục trò chơi.

99. NÔNG TRẠI Ðây là trò chơi có tính cách ồn ào và sôi động. Người điều khiển hoặc một người nào đó trong vòng tròn bắt đầu trò chơi bởi nói rằng “Bà con biết không? Nông trại của tôi nuôi toàn heo không hà, suốt ngày tụi nó cứ ụt ịt ... ụt ... ịt...”. Ðồng thời nhái giọng của con heo. Người khác tiếp “Còn tôi, ở nông trại tôi nuôi toàn bò không hà, mòu... mòu ...” Người chơi lần lượt giới thiệu những con vật hiện diện trên nông trại của mình như là bò, chó, mèo, heo, ếch, ểnh ương, dê, trừu, ngựa, gà mái, vịt, chuột, gà con, gà trống, v.v... và nhái âm thanh của những con vật đó. Ðồng thời những người đã nói tên con vật của mình cũng nhái âm thanh cùng lúc với người vừa mới nói.

100. HÀNH ÐỘNG LẬP LẠI Tất cả mọi người trong vòng tròn đều xoay mặt ra ngoài. Người điều khiển bắt đầu trò chơi bằng cách vỗ vai một người nào đó trong vòng. Ngay khi người này xoay mặt lại, người điều khiển làm bất cứ động tác nào mình muốn chẵng hạn như vò đầu, gãi tai hoặc làm gương mặt trông thật buồn cười, v.v... Người được vỗ vai đầu tiên phải chú ý cẩn thận từng động tác của người điều khiển bởi vì người này phải lập lại giống hệt những động tác đó cho người bên cạnh ở phía tay phải của mình. Sau khi làm động tác xong, người điều khiển bước vô thế chổ của người đầu tiên và quay mặt vô trong để có thể xem người mình vỗ vai lập lại những động tác cho người bên cạnh. Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến người cuối cùng. Sau hết, người điều khiển và người cuối cùng đều bước ra giữa vòng. Sau khi làm hiệu (đếm 1, 2, 3 chẵng hạn) cả hai phải cùng lúc làm động tác. Người điều khiển thì làm lại động tác mà mình truyền cho người đầu tiên, còn người cuối cùng thì lập lại động tác mà người bên cạnh truyền lại cho mình. Ðây là giây phút thú vị nhất vì ít khi hai người cùng làm động tác giống nhau.

101. CHUYỀN VẬT Người chơi cần thuộc bài hát dưới đây: “Nào cùng chuyền, lớn bé anh em ta chuyền, Chuyền cho đều, chuyền cho khéo, chớ sai Nếu sai thì mời anh ra.” Người điều khiển cho tất cả mọi người trong vòng tròn ngồi xuống sát nhau, trước mặt mỗi người phải có một chiếc giày hoặc chiếc dép của chính mình. Khi nghe bài hát bắt đầu, tất cả mọi người phải dùng tay phải và theo nhịp bài hát để chuyền chiếc giày hoặc dép của mình cho người bên cạnh. Người nào nếu để giày, dép chất đống về phía mình nhiều quá kể như bị loại. Người điều khiển có thể bắt đầu trò chơi lại bằng cách chia đều giầy dép hoặc có thể hô “Giành giày”. Khi nghe người điều khiển hô tất cả mọi người phải lập tức tìm giày hoặc dép của mình, xong rồi mang vô và ngồi xuống chờ đợi. Những ai tìm chậm hoặc mang sai giày, dép của người khác kể như vi phạm trò chơi. Ðây là động tác thường dùng để kết thúc trò chơi, sau khi giày dép của mọi người đã phân tán khắp nơi.  ( Xem Tiếp Trang 2 Trò Chơi Nhỏ )

Khi Bạn chọn Đề Mục.

Bấm vào Bạn chờ từ 1 đến 2 phút

 

CÁCH TỔ CHÚC LỬA TRẠI

 

CHỦ ĐỀ LỬA TRẠI
-Để cho buổi lửa trại có ý nghĩa, chúng ta nên hướng chương trình theo một chủ đề nào đó.
-Đề tài đặt ra phải khai thác triệt để những năng khiếu, sáng kiến và hiểu biết của trại sinh, phải phù hợp với chủ đề trại.
-Quản trò trên cơ sở đó cần phải sắp xếp chương trình và các tiết mục cho mạch lạc và đúng lịch trình, các bài ca, tiếng reo, vũ điệu thật gắn bó với chủ đề.
-Việc chọn đề tài cho đêm lửa trại không khó, cái khó là làm sao phát huy được hết nguồn nhân lực sẵn có trong trại sinh để chương trình hấp dẫn, lôi cuốn người tham gia.
HÌNH DÁNG VÒNG TRÒN SINH HOẠT LỬA TRẠI
-Cách cấu tạo hình dáng vòng tròn sinh hoạt lửa trại được xếp thành 2 loại: Vòng tròn kín và vòng tròn hở (nghĩa là vòng tròn bị đứt quãng).
-Thông thường loại thứ nhất hay được ưa chuộng vì người ta cho rằng, theo bẩm tính, những người dự cuộc dù ở địa vị nào, ở bất kỳ thời đại nào, tại nơi nào cũng muốn họp thành một vòng tròn kín quanh đống lửa. Luật lệ tự nhiên này không chịu một ngoại lệ nào khác,nó phù hợp cho các hoạt động thi đua cũng như thực hiện các trò chơi một cách tốt nhất cho mọi người cùng tham gia.

VỊ TRÍ VÒNG TRÒN SINH HOẠT LỬA TRẠI
-Ban tổ chức nên chọn khu đất trống trải, xa các khu rừng thưa, không có tán cây và tàn cây thấp dễ bắt cháy; tương đối bằng phẳng, nền đất không trũng và ẩm ướt.
-Cần dọn sạch lá cây rụng và các cành gỗ mục từ buổi chiều khi đốt lửa trại.
-Địa điểm cũng không nên quá gần khu vực dựng lều trại của các đội nhóm và Ban tổ chức, nhưng nếu được, càng gần khu vực có nguồn nước càng tốt.
-Cần khảo sát thật kỹ khu vực đốt lửa trại để ngừa các loại bom mìn và chai lọ, dây thép gai... còn sót lại sau chiến tranh.
-Nếu lửa trại dự kiến có qui mô lớn (từ 200 trại sinh trở lên), có thể tận dụng ngay những gốc cây to bị mục hoặc đã đốn từ lâu để làm điểm trung tâm.
-Nên xin phép, liên hệ trước tại các nơi này.

VỊ TRÍ ĐỐNG LỬA TRẠI
-Đống lửa luôn luôn ở giữa vòng tròn để các đội nhóm cùng tổ chức được các nghi thức gọi lửa, đốt lửa và nhảy lửa, sau đó cũng để diễn ra các sinh hoạt bên lửa.
-“Sân khấu” văn nghệ sẽ uyển chuyển xoay vòng theo vị trí ngồi của mỗi đội tham dự. Nhưng hay nhất là “sân khấu” ở hẳn một phía, thuận tiện cho khán giả, trong đó có quan khách, Ban tổ chức, Ban giám khảo... có thể quan sát chung để chấm điểm và đề phòng những bất trắc rủi ro.
-Chú ý chọn vị trí cho trục khán giả - sân khấu luôn vuông góc với hướng gió để tránh bị tạt khói gây ngộp và tàn lửa gây phỏng.
-Đống lửa trong đêm lửa trại có 3 tác dụng: Sưởi ấm - soi sáng - gây bầu khí ấm áp. Nên, đêm lửa trại có thành công hay không phần lớn là do khâu chuẩn bị củi đốt, hình thức chất củi và kỹ thuật duy trì ngọn lửa khi to khi nhỏ, khi sáng rực khi dịu mờ.
-Củi dự trữ được xếp bao quanh thành một vành đai quanh đống lửa, vừa có tác dụng sấy sẵn nếu cành cây còn tươi, lại vừa đề phòng củi đang cháy lăn ra hoặc tro than bắn vào vòng sinh hoạt.
-Củi dự trữ là củi to, thân dài khoảng một mét trở lại tùy qui mô đống lửa lớn hay nhỏ, đừng quên phải có nhiều cành nhỏ, khô giòn để mồi thêm khi cần làm đống lửa bùng lên rực sáng. Củi có thể được nhặt trong khu vực cắm trại, có thể được mua sẵn nhưng hay nhất là mỗi trại sinh mang theo góp vào.
-Tuyệt đối không dùng vỏ xe và các vật liệu nhựa gây khói đen và khét.
Y PHỤC KHI SINH HOẠT LỬA TRẠI
-Y phục mặc khi dự lửa trại không được bừa bãi, lôi thôi, không mặc áo quần đi ngủ và cũng không mặc lễ phục chỉnh tề (ngoại trừ khi có yêu cầu của Ban tổ chức).
-Thể thức ngồi là vòng tròn kín quanh lửa, người nọ cạnh người kia, cùng nhảy múa ca hát nhất loạt theo sự điều khiển của quản trò, như vậy chắc chắn sẽ tạo được bầu không khí thân mật, những sắc thái đồng nhất để tạo nên một đêm lửa trại thật ấm cúng và sảng khoái cho tất cả mọi người.
-Điều này cũng rất quan trọng đối với sự thành công của một chương trình lửa trại.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
*CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH
-Thông báo chủ đề và những yêu cầu cụ thể cho từng tiểu trại và cá nhân trong quá trình chuẩn bị và tổ chức lửa trại.
-Bố trí thời gian cho các tiểu trại chuẩn bị trước khoảng 24 giờ nếu trại 1 ngày, trại nhiều ngày phải thông báo trước.
-Thu thập các tiết mục đăng ký của các đơn vị (nội dung phải bám theo chủ đề) để tiện cho công tác biên tập và dàn dựng kịch bản chương trình lửa trại.
-Phân công các tiểu trại tham gia các hoạt động chuẩn bị phục vụ lửa trại (quần áo, y phục hóa trang, tiếng reo, đuốc, nhảy lửa, trò chơi, hóa trang...).
-Lên kịch bản và dàn dựng chương trình lửa trại tùy theo qui mô của lửa trại.
*Chú ý:
-Đảm bảo thời gian để các đơn vị chuẩn bị và tập dợt nhằm tránh tình trạng có những sáng tác tức thời cẩu thả vào giờ chót, gọi là góp mặt cho có vị.
-Chương trình lửa trại phải được chuẩn bị trước nhưng phải giữ bí mật cả về nội dung và hình thức để tạo sự ngạc nhiên lý thú cho người tham dự.
BAN ĐIỀU HÀNH GỒM
-Quản trò: được xem là người “giữ linh hồn” của đêm lửa trại.
+Nhiệm vụ:
.Phối hợp với Ban chỉ huy trại để xây dựng chủ đề, chương trình, kịch bản... đêm lửa trại.
.Bố cục và sắp xếp chương trình lửa trại, bố trí các hoạt động vui chơi như: các hội thi, băng reo, bài hát, tiết mục xen kẽ thời gian trống trong chương trình lửa trại.
.Kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc chương trình đảm bảo đúng thời gian, tiến độ.
.Dẫn giải, giới thiệu chương trình, lấp thời gian trống bằng những sinh hoạt cộng đồng.
.Chủ động mời đại biểu, quan khách, trại sinh cùng tham gia sinh hoạt lửa trại.
.Cắt bỏ những tiết mục không phù hợp.
-Quản ca: là người phụ trách phần hát, nhảy múa, âm thanh tiếng động trong đêm lửa trại. Đây là người hoạt náo chứ không nhất thiết phải là người hát hay.
+Nhiệm vụ:
.Phối hợp với quản trò để điều khiển chương trình lửa trại.
.Chọn bắt các bài hát phù hợp với nội dung: mở đầu, nhảy lửa, gọi lửa, trại ca, băng reo khen, chê, chúc mừng, mời gọi, hoan hô, cám ơn, hát đuổi, hát bè, hát to, hát nhỏ, hát tàn lửa...
.Thúc đẩy cao trào sinh hoạt ca hát hoặc điều chỉnh sự lắng đọng cần thiết theo chủ đề, yêu cầu của đêm lửa trại.
- Quản lửa:
+Nhiệm vụ:
.Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động có liên quan đến củi lửa. Phải biết kỹ thuật chất củi cho lửa cháy đều, kể cả đặc tính của cây và số lượng củi cần thiết để hoàn tất đêm lửa trại mà không bị củi thừa hay thiếu...
.Chọn vị trí, hướng gió, bảo vệ những bãi cỏ, nền xi măng, sắp xếp củi, tăng giảm ngọn lửa, chuột lửa, lửa điện, màu lửa... thu dọn lửa đề phòng hỏa hoạn, kết thúc phải trả lại nguyên trạng như trước khi tổ chức lửa trại.
CÁC HÌNH THỨC LỬA TRẠI
-Tùy theo sự khác biệt về hình thức, nội dung và nhất là tinh thần của mỗi lửa trại, chúng ta có thể phân loại lửa trại như sau: Lửa trại họp đoàn, lửa trại kết thân, lửa khai mạc, lửa trại truyền thống, lửa trại chủ đề, lửa dặm đường, lửa trại nghệ thuật, hoa lửa...
-Tùy điều kiện, lửa trại có thể tổ chức trong nhà, bày ra các mô hình giả lửa trại như: điện, nến, que củi xếp theo mô hình lửa trại.
-Căn cứ vào mục đích, số lượng người tham gia, chúng ta có thể phân loại như sau:
LỬA TRẠI HỌP ĐOÀN
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Sinh hoạt riêng của tiểu trại, chi hội, đội nhóm...
-Sinh hoạt trước đêm có lửa trại chính thức hoặc lửa trại tổng kết: quây quần, thân ái, tin tưởng...
*NỘI DUNG
-Sinh hoạt nhẹ nhàng: trò chơi, ca hát cộng đồng, rút kinh nghiệm những việc làm, hoạt động trong ngày, thống nhất những dự tính công việc và hoạt động cho những ngày tiếp theo. Nếu chuẩn bị cho trại tổng kết thì nêu những ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm, trao đổi...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Sau mỗi ngày hoạt động, kéo dài khoảng từ 30 phút đến 45 phút.
LỬA TRẠI KẾT THÂN
(lửa trại tiếp xúc, giao lưu)
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Tổ chức giữa các đơn vị còn xa lạ để biết hơn về nhau.
-Tổ chức giữa các đơn vị kết nghĩa.
-Sinh hoạt giữa các trại sinh trong cùng đơn vị trại.
*NỘI DUNG
-Sinh hoạt làm quen.
-Giới thiệu nét đặc trưng của các đơn vị với nhau.
-Hoạt động giao lưu chung - liên kết hoạt động.
-Trao quà lưu niệm tập thể, cá nhân.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Ngay đêm đầu tiên gặp gỡ, kéo dài khoảng từ 45 phút đến 60 phút.
LỬA KHAI MẠC
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Khai mạc một đợt trại dài ngày như trại huấn luyện, trại sinh hoạt, trại hè...
-Ra mắt Ban chỉ huy trại, trại sinh của các đơn vị.
-Chính thức nhập trại hoạt động.
-Hình thức: Trại huấn luyện, trại dài ngày.
*NỘI DUNG:
-Gọi lửa, nhảy lửa, sinh hoạt truyền thống.
-Châm đuốc khai mạc.
-Nghi lễ chào cờ.
-Nghi thức khai mạc.
-Trại trưởng nói chuyện (ngắn gọn, súc tích, đúng chủ đề)
-Để đơn giản bớt phần tổ chức, trong một hội trại dài ngày có thể kết hợp lửa trại giao lưu (đã nói ở phần trên) và lửa trại khai mạc vào một đêm, phần giao lưu, tiếp xúc, làm quen... được tiến hành trước và sau là phần khai mạc ngắn gọn nhưng cũng mang tính chất trang trọng, thân ái, đoàn kết, vui vẻ...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA TRẠI TRUYỀN THỐNG
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Giáo dục truyền thống nhân các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
*NỘI DUNG
-Lời dẫn chuyện, sinh hoạt truyền thống, gọi lửa châm đuốc truyền thống, nhảy lửa.
-Tái hiện lịch sử, truyền thống qua các hoạt cảnh lửa trại.
-Giao mỗi tiểu trại chuẩn bị các đề tài nhỏ trong kịch bản tổng thể nhằm tạo hiệu ứng giáo dục trong mỗi trại sinh.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA TRẠI CHỦ ĐỀ
(lửa trại tuyên truyền)
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Tạo không khí chủ động, hấp dẫn hơn trong sinh hoạt, bằng các nội dung tọa đàm, thảo luận, hoạt động xoay quanh một hay nhiều chủ đề.
*NỘI DUNG:
-Gọi lửa, nhảy lửa, châm lửa trại.
-Gợi ý chủ đề để mọi trại sinh tham gia.
-Phổ biến chủ đề để các trại sinh chuẩn bị: Lịch sử - công tác xã hội - Phòng chống tệ nạn xã hội...
-Tổ chức kết nạp Đoàn viên, Hội viên, ra mắt các Đội Thanh niên tình nguyện, Đội công tác xã hội, các CLB Đội, nhóm...
-Lời căn dặn của trại trưởng trước khi kết nạp.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA DẶM ĐƯỜNG
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Bồi dưỡng tinh thần, nâng cao khí thế sau một ngày hành quân mệt nhọc, gặp gỡ sau một ngày hành quân cắm trại.
*NỘI DUNG
-Sinh hoạt thư giãn, ca hát, chuyện trò trao đổi câu chuyện trên đường hành quân.
-Mỗi thành viên góp chương trình một cách tự nhiên.
-Trao đổi rút tỉa kinh nghiệm cho ngày mai, cho tương lai.
-Người phụ trách nói lời tàn lửa, chúc mọi người ngủ ngon.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Thông thường từ 45 phút đến 1 giờ.
LỬA TRẠI NGHỆ THUẬT
*NỘI DUNG:
-Lửa trại thông tin cổ động
-Liên hoan hát dân ca
-Liên hoan ca kịch, tiểu phẩm
-Sáng tác văn thơ, hội họa
-Âm nhạc, hợp xướng
-Liên hoan các nhóm, ban nhạc, ca khúc chính trị...
-Lửa trại loại này khó thành công vì phải kết hợp được nhiều yếu tố tiến sang lãnh vực nghệ thuật sân khấu. Đơn giản và dễ thành công nhất là những tuồng điệu bộ, những bản dân ca, những điệu vũ dân tộc, kể cả đọc sách ngâm thơ... đã được các tiểu trại tập dợt thành thạo từ lâu và để dành riêng cho loại lửa trại đặc biệt này.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Khoảng 1 giờ 30 trở lên.
LỬA HOA
(dành cho thiếu nhi)
*NỘI DUNG
-Phụ trách hát, kể chuyện.
-Các em hóa trang thành những con thú dễ thương, bông hoa đẹp diễn cảnh theo nội dung từng bài hát, câu chuyện...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Khoảng 45 phút đến 1 giờ.
LỬA TĨNH TÂM
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Làm cho tinh thần của đoàn thể thêm gắn bó, sắt son.
-Suy ngẫm những điều hay dở trong cuộc sống mà mình đã trải qua để rút ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho mọi người.
*NỘI DUNG
-Trại trưởng có lời dẫn cho đêm lửa trại tĩnh tâm.
-Chuẩn bị 1 ngọn nến cho mỗi người, 1 nhóm từ 3 đến 5 người.
-Một nhóm lửa nhỏ cho nhóm người, phân đội, tiểu trại.
-Một đống lửa trại cho 1 chi hội, tiểu trại...
-Tất cả im lặng mặc tưởng bên đống lửa trại, ngọn lửa như ánh sáng chân lý soi rọi những điều hay dở trong lòng mỗi người, tất cả mọi trại sinh cùng suy ngẫm, mặc tưởng trong im lặng (tĩnh tâm khoảng 10 phút).
-Sau đó các trại sinh sẽ nói lên những cảm nghĩ từ đáy lòng mình, những suy gẫm rút ra từ cuộc sống, từ những điều hay và chưa hay để hướng đến cái tốt đẹp chân, thiện, mĩ.
-Suy ngẫm nhắc nhở lại tôn chỉ mục đích của đoàn thể.
-Trại trưởng giải thích những băn khoăn, làm thông suốt tư tưởng trước khi kết nạp Đoàn - Hội.
*ĐỐI TƯỢNG
-Dành cho những người hoạt động nhiều năm trong phong trào thanh thiếu niên và các đối tượng chuẩn bị kết nạp Đoàn, Hội.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
Lửa được tổ chức vào đêm khuya, không gian tĩnh lặng (khoảng 30 phút đến 45 phút), khi tàn lửa trại chính thức.
*Chú ý: Lửa tĩnh tâm chỉ có lời dẫn chuyện, phút mở đầu và tâm sự, nhắc nhở định hướng khi phút kết thúc của trại trưởng, không có nghi thức khai mạc, bế mạc, không có những sinh hoạt sôi nổi.
Lửa tĩnh tâm là phương pháp giáo dục Tâm, Đức, Trí, xuất phát từ tâm niệm của mỗi người, là hình thức giáo dục và tự giáo dục cao trong các loại hình lửa trại.
LỬA TRẠI TỔNG KẾT
(dùng cho kết thúc một ngày trại)
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Tái hiện lại các hoạt động lửa trại, tạo ấn tượng mạnh về các kỷ niệm tại đất trại để tạo mối dây liên kết mọi trại sinh, mọi đơn vị trước khi kết thúc cuộc trại.
Phát huy nét riêng, sở trường, khả năng tháo vát sáng tạo của trại sinh, của mỗi đơn vị từ các chủ đề tại đất trại.
*NỘI DUNG:
-Gọi lửa, nhảy lửa.
-Từng đơn vị tự thiết kế và tự giới thiệu về nét đặc trưng của đơn vị mình (chương trình tự giới thiệu có hóa trang).
-Mỗi đơn vị có một chương trình tham gia, tùy yêu cầu từ 10 đến 15 phút (hợp ca, đồng ca, múa, kịch, tấu hài, hóa trang văn, thơ, nhạc, kịch...).
-Sinh hoạt chung toàn trại.
-Lời tổng kết của trại trưởng về những ấn tượng khó quên nơi đất trại như nhật ký trại...
-Các đơn vị chia tay về trại nghỉ, có thể sinh hoạt nhẹ, tâm sự, nói chuyện nhưng không tổ chức sinh hoạt ồn ào, náo động...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
Từ 1 giờ 30 trở lên.
*KINH NGHIỆM TỔ CHỨC
-Tùy từng lứa tuổi, các đêm lửa trại nên được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thích hợp với điều kiện tâm sinh lý của từng đối tượng.
+Lứa tuổi thiếu nhi: Hình thức Hoa Lửa, chỉ nên kéo dài 45 phút đến 1 giờ; gồm nhiều tiết mục múa hát có xen kẽ trò chơi nhỏ, có bánh kẹo cho thêm phần vui nhộn, kết thúc tối đa vào lúc 22 giờ để đảm bảo sức khỏe.
+Lứa tuổi thanh niên: Lửa trại kéo dài từ 1 giờ trở lên (tùy theo nội dung và hình thức lửa trại mà chọn thời gian cho phù hợp). Có gọi lửa và nhảy lửa; phần văn nghệ có ca, múa, kịch, hoạt cảnh... xen kẽ các trò chơi. Kết thúc tối đa lúc 23 giờ.
-Riêng lửa tĩnh tâm nên bắt đầu sau 23 giờ.
+Hình thức Lửa dặm đường: thường dành cho các đội nhóm, các đối tượng tham quan, du lịch, dã ngoại... nếu thích có thể kéo dài qua đêm không ngủ; không cần gọi lửa và nhảy lửa; có thể tổ chức trong nhà, trên sân thượng, ngoài vườn trên bãi biển... phần văn nghệ hoàn toàn tự phát, chính yếu là trò chuyện chia sẻ theo từng chủ đề; có thể có làm bánh, nướng thịt, lùi khoai và bắp ngô... ăn uống vui vẻ với nhau.
+Trong 3 hình thức nêu trên, dạng Lửa trại là thông dụng nhất vì nó có thể bao gồm các loại lửa khác tùy theo chương trình nội dung và mục đích ý nghĩa của từng cuộc trại. Kỹ thuật tổ chức một đêm lửa trại đòi hỏi nhiều chi tiết phức tạp, nên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu dạng này. Một khi đã từng trải qua một đôi lần tổ chức lửa trại, các bạn sẽ có kinh nghiệm hơn để thực hiện dạng Hoa lửa và Lửa dặm đường.
+Tóm lại tuy có những hình thức lửa trại khác nhau nhưng tất cả đều có một yêu cầu duy nhất, đó là nội dung và đề tài trong đêm lửa trại. Khi tổ chức cần chú trọng đến mục đích yêu cầu của chương trình lửa trại mà có sự chuẩn bị cho phù hợp cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt nên chú trọng đến đối tượng sinh hoạt của đêm lửa trại.

 

Khi Bạn chọn Đề Mục.

Bấm vào Bạn chờ từ 1 đến 2 phút

 

CỔNG TRẠI --- HIỆU LỆNH CÒI(Morse) ---- ĐỘI HÌNH  

HIỆU LỆNH CỜ(Sémaphore) --- MẬT THƯ --- KỶ NĂNG TRẠI

226 TRÒ CHƠI NHỎ --- GÚT --- DẤU ĐI ĐƯỜNG