Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 520 guests and no members online

058099812
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
29135
67297
312465
1838630
58099812

10:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Anoma Ni Liên

ÐỘI, CHÚNG TỰ TRỊ(Sub-Unit Autonomy)

I. Tinh Thần Ðội, Chúng Tự Trị:
Ðội Chúng Tự Trị là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để cải thiện đức tính áp dụng trong phạm vi sinh hoạt của đơn vị ngành thiếu.
Tinh Thần căn bản của nó là đào tạo cho mỗi người biết tự mình góp sức vào việc xây dựng một Ðội, một Chúng. Tự mỗi người ý thức được rằng mình là một phần tử không thể thiếu của đội chúng, luôn luôn cố gắng để đội, chúng vững mạnh.
II. Ứng Dụng:
Các đội chúng trưởng dùng tinh thần căn bản của đội, chúng trưởng để xây dựng một tình thƣơng ruột thịt trong đơn vị của mình để tạo toàn thể ý thức tự cường tự chủ. Công trình cần nhiều ngày, nhiều tháng có khi đến nhiều năm nuôi dưỡng, huân tập mới có.
Nhưng trước tiên, điều cần thiết là các đội, chúng trưởng phải có được những buổi họp tự trị ngoài các buổi họp đoàn. Huynh Trưởng có thể góp ý kiến với các em, giúp đỡ các em nhiều điều. Các em cũng sẽ có:
* Những buổi lễ Ðội, Chúng riêng biệt, những buổi lễ cẫu an, cầu siêu cho các bạn đồng Ðội, Chúng và thân nhân.
* Những ngày trại riêng biệt mà anh chị em sống với nhau thật gần gũi, thương yêu.
* Một căn phòng êm ái của mình gọi là góc đội, góc chúng để sắp đặt trang hoàng theo đội, chúng mình như một bàn học nhỏ nhắn ở nhà.
* Một cơ cấu tổ chức phân công hợp lý mọi việc để cùng gây một mức tiến lên liên tục cho cái xã hội tý hon của mình trong Ðội, Chúng.
* Một gia tài nho nhỏ có lều trại, có cái này cái nọ gọi là khí mảnh cộng đồng...
* Tất cả đó, đứng riêng ra, Ðội, Chúng của các em không hề bở ngở mà góp lại thành Ðoàn, thành Gia Ðình sẽ tạo nên sức mạnh vững chắc cho phong trào.
Muốn tạo được những điều kiện cần thiết ấy, Ðội, Chúng trưởng phải biết tổ chức Ðội, Chúng mình một xã hội nho nhỏ biết điều hợp cho hoạt động Ðội, Chúng cùng tiến với hướng đi của đoàn mà vẫn có sắc thái riêng.
III. Tổ Chức Ðội Chúng:
A. Ðội Chúng:

Các em được giao một nhóm nhỏ để điều khiển gọi là Ðội, Chúng. Những người này là chị em hay anh em với các em, em có bổn phận kết thân và hướng dẫn theo sực chỉ bày của trưởng để cùng nhau học hỏi, hướng thiện.
Như vậy chúng ta gọi Ðội hay Chúng là một đơn vị hoạt động của ngành thiếu, trong đó từ 6 đến 8 anh em, chị em biết hòa thuận, thương yêu và liên hệ với nhau như những bộ phận của cơ thể.
B. Ðội Sinh, Chúng Viên:
Những người bạn cùng sinh hoạt trong Ðội, Chúng của các em do huynh trưởng giới thiệu đến, đưa ở Oanh Vũ lên và bạn bè của các em bên ngoài do chính các em xin anh chị trưởng, xin bác gia trưởng đem vào.
C. Bàn Chia Công Việc:
Khi có đông một số anh chị em rồi, Ðội Chúng trưởng phải phân chia cho họ cùng làm, hướng dẫn hay giúp trưởng hướng dẫn họ cùng học.
Trong sinh hoạt tự trị Ðội Chúng buồn nhất là ôm việc, cái gì các em cũng làm, cũng lo, bạn của em sẽ buồn chán và bỏ em tức khắc. Ai ôm nhiều thì rớt nhiều.
Tuy vậy, phân chia công việc hợp chỗ, hợp lý là cả vấn đề khó khăn. Phần này trong bài nghệ thuật điều khiển các em đã thấy, phải hiểu biết từng Ðội sinh, Chúng viên để điều khiển, chia việc cho đúng.
1. Ðại khái các chức vụ và công việc phải làm của Ðội Chúng là:
* Chức vụ Ðội Chúng trưởng
* Chức vụ Ðội Chúng phó
* Chức vụ thư ký
* Chức vụ thủ quỹ,
* Chức vụ liên lạc.
* Sƣu tầm đồ chơi của quản trò.
* Công việc sưu tầm bài hát của họa mi.
* Học hỏi, tìm hiểu về các môn.
* Tìm hiểu về Phật Pháp.
* Nghiên cứu về trại, tiện nghi, lửa trại
* Nghiên cứu ăn uống tại trại, làm bếp
* Giữ gìn vật dụng Ðội, Chúng .
* Vân vân...
1. Nhân sự: Thông thường thì:
* Những em tháo vát có sáng kiến biết sống hòa đồng ... có thể giúp em làm Ðội Chúng phó.
* Những em thích viết văn, cần cù, sống đời sống bên trong, có thể nhờ việc thư ký.
* Em có tánh cẩn thận không tiêu phí nhờ làm thu quỹ.
* Em nào biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng của mình có thể giao làm uỷ viên khí mảnh.
* Em nào hay nghịch, nói chuyện nhiều, lanh lẹ, vui tính, biết văn nghệ có thể giao cho việc quản trò và họa mi Ðội, Chúng.
* Những công việc khác em dễ tìm hiểu để cắt đặt, như ủy viên cứu thương, kỹ thuật, trại.
* Riêng trong các buổi họp, em có thể giao còi

trực thời gian họp Ðội, Chúng cho em nào thường có tính giãi đãi, chậm, hơi lƣời, việc gì cũng hẹn ngày mai ...
Từ những điều đại cương này các em sẽ có nhiều sáng kiến bổ túc, nhưng điều quan trọng này đừng quên: Làm việc gì cũng phải hỏi trước ý kiến anh chị trưởng của mình cả.
D. Hành Chánh & Sổ Sách Ðội Chúng:
* Liên Lạc: Các em có một cấp liên lạc là: trực tiếp với đoàn. Liên lạc trực tiếp với anh chị trưởng là vì việc riêng của em, trong phạm vi liên lạc hành chánh, mọi điều đều phải có giấy tờ.
Ví dụ: em tổ chức du ngoạn, phải làm đơn, làm chương trình, thơ xin đất, giấy xin phép cha mẹ cho Ðội Sinh, Chúng viên ... nạp lên đoàn trưởng trước hai tuần.
* SỔ SÁCH ÐỘI CHÚNG:
1. Ðội Phả, Chúng Phả: gồm hai phần:
* Phần đầu là danh sách tất cả Ðội Chúng viên theo thứ tự thời gian vào đoàn. Dành chừng mười trang tập vở 100 trang, bìa cứng.
a. Mẫu:

STT      Họ và Tên(Full name)     Pháp Danh(Buddhist name)      Ghi Chú(Note)

* Phần thứ hai Ðội phả, Chúng phả có 3 đoạn:
1. Lý Lịch:
Họ và tên: Ngày sinh: Chánh quán: Học lực hay nghề nghiệp: Ðịa chỉ: Tên & nghề nghiệp phụ huynh: Pháp danh đoàn sinh: Ngày quy y: Bổn sư hiệu:
2. Thành Tích Học Tập:
Vượt bậc Hướng Thiện ngày: Vượt bậc Sơ Thiện ngày: Vượt bậc Trung Thiện ngày: Vượt bậc Chánh Thiện ngày:
- Thành Tích Ðặc Biệt: viết lại những thành tích mà đội, chúng viên đã làm.
3. Nhật ký Ðội, chúng:
Một cuốn sổ trắng để ghi chép, tường thuật những buổi sinh hoạt đặc biệt của Ðội, Chúng như các cuộc trại, Ðội tự trị, ngày đi của Chúng, lễ lượt của Ðội, Chúng ..., ý kiến của khách thăm Ðội Chúng cũng ghi vào đây.
4. Sổ sinh hoạt: (Dưới đây là một số sổ sách thông dụng nhất)
Một cuốn sổ bìa cứng, chừng 100 đến 200 trang,

gồm các phần sau đây:
a. Ðiểm danh: Ghi ngày sinh hoạt vào từng cột. Ví dụ em nào vắng không xin phép ghi chữ V vào cột tương ứng, nghỉ vì bị phạt ghi chữ P, nghỉ có xin phép ghi chữ X.
b. Biên Bản: Viết lại các buổi họp thường kỳ của Ðội, Chúng
c. Khí Mảnh: Ghi tất cả dụng cụ sở hữu của Ðội, Chúng, số lượng, trị giá, ngày thu nhập, tình trạng lúc thu nhận, do ai, phế thải ngày, lý do phế thải, do buổi họp nào giám định và quyết định ...
d. Thu Chi: Ghi những việc làm dùng đến ngân khoản của Ðội, Chúng
e. Etc…

Vài Kiểu Mẫu:
Biên Bản
Biên bản buổi họp: Biên Bản Phiên Họp Thường Kỳ (hay bất thường)
Ngày ...................... tại ..........................
* Họp Ðội, Chúng lúc giờ, ngày tại gồm có (kể tên Ðội sinh, Chúng viên, thư ký bao giờ cũng ghi sau cùng, ai có tên ghi sau thư ký là người vào trễ)
* Mục đích (thường kỳ hay bất thường kỳ, bàn về ...)
* Nghị sự: ghi các điều đã thảo luận và biểu quyết tuần tự thời gian, gọn và rõ ràng, đúng đắn.
* hồi hướng công đức lúc ... giờ, ngày nói trên với đầy đủ thành phần trên (hay thiếu ai vì lý do ...) sau khi không còn gì để bàn cải nữa,
Chủ tọa (ký tên) Thư Ký (ký tên)
Thu, Chi:
Tháng 2 năm 2004
THU

Khoản Thu(Received)     Số Tiền(Amount)           Do Ai(From)           Ghi Chú(Note)     Nguyệt liễm tháng 2(Monthly Income of Feb)
$ 12.00                     Ðội sinh (Member)  Nhận ngày 20/2/04
(Received on 2/20/04)
Bán Kẹo (Sell Candy)     $ 30.00                     Quang Phạm          Nhận ngày 27/2/04

 

CHI:EXPENDITURE:

Khoản Chi
(To)                                                                            Số Tiền(Amount)          Do Ai(From)                            Ghi Chú(Note)
Mua nuớc ngọt/chips (Buy drinks/chips)                        $ 5.00                    Ðội Trưởng(Sub-Unit Leader)        Chuyển ngày 13/2/04
(Sent on 2/13/04)

Mua bánh sinh nhật bạn Hải(Birthday cake for Hai)        $ 14.00                  Thủ Quỹ(Treasurer)                     Chuyển ngày 20/2/04
(Sent on 2/20/04)

KIỂM SOÁT NGÂN SÁCH:
Tháng 2 năm 2004
Tháng trước còn lại: $ 20.00                Thu tháng 2: $ 32.00           Chi tháng 2: $ 19.00
Tồn Quỹ tháng 2/04: $ 33.00 (Ba mươi ba đồng chẳn)
Ghi chú:
* SỔ ÐỘI/CHÚNG PHẢ và SỔ SINH HOẠT: do Ðội Chúng Trưởng và phó nhật tu.
* SỔ NHẬT KÝ và SỔ KẸP LƯU TRỮ: do thư ký và các nhân viên liên hệ nhật tu.
* SỔ TÀI CHÁNH THU CHI: do thủ quỹ giữ và có thể lập riêng trên vở 50 trang.
* *** Lúc nào Ðội Chúng cũng có một số tiền để dành dùng vào những việc cấp bách chưa đóng kịp. Số tiền này do thƣ ký giữ và báo cáo cho toàn Ðội Chúng biết hàng tháng.
* *** Mọi chi tiêu đều do quyết định của toàn Ðội, Chúng căn cứ trên biên bản họp Ðội, Chúng mà thu quỹ xuất chi. Không tự tiện hay theo lệnh của một người nào.
* *** Có vài sổ sách chúng ta có thể dùng Microsoft Excel để làm như Sổ Ðiểm Danh, Sổ Thu Chi, v.v.

 

I. Spirit Of Autonomy
Sub-unit autonomy is a method improving youth members’ morale during group activities. The fundamental purpose of sub-unit autonomy is to provide an opportunity for each member to make his contribution to the success of his group. Each member should feel that he is an essential player in the building and the improvement of his team.
II. Application
The sub-unit leader must utilize his skills to build a loving rapport among his group members so that each member will realize the group’s independence. An extended amount of time is required for the sub-unit to become strong.
Most importantly, the sub-unit leader must have functions for just his group in addition to the activities of the big unit. The unit leader may offer suggestion in creating a self-governing sub-unit. The sub-unit may organize:
* Chanting ceremonies: Sub-unit camps where members can bond. A cozy room to call the group’s corner where the group can decorate like a little desk at home.
* An organizational plan in which responsibilities are divided strategically suitable for the continuing success of the group.
* A few items such as tent which the group may call its very own property.
* With all those activities, each sub-unit is an independent entity. When combined, they form a Unit and a family, thus, creating the strength of the overall organization.
The success of sub-unit autonomy directly ties with success of a Unit of a youth family. In order to achieve those characteristics, each sub-unit must know how to create a self-governing body that is in accordance with the Unit while maintaining its uniqueness.
III. Organisation
A. The Sub-Unit:
As the leader of a sub-unit (a group or a team), you must build a good rapport within the group and follow the guidance of your leaders. Consider the people within your group as your brothers and sisters. Together, everyone learns and practices good deeds. Hence, a sub-unit is a functioning body of 6 to 8 members where everyone lives in harmony. Each person is bound to the other much like the parts of a human body.
B. Sub-Unit members:
These are the friends who were either inducted by your leaders, transferred from the young sub-unit

(Oanh Vũ), or introduced the youth group by you with the approval of your leaders.
C. Sharing of tasks:
The sub-unit leader must divide tasks and share knowledge among the members and assisting the leaders in guiding your members.
One common mistake of a sub-unit leader is performing group tasks alone. If you execute tasks without asking for help from your group members, soon those members will leave you. The more tasks you perform solely, the more you will fail.
I. Roles of a sub-unit:
* leader
* assistant leader
* secretary
* treasurer
* liasion
* activity planner
* music coordinator
* Dharma researcher
* campsite coordinator
* food and fire coordinator
* asset manager
* etc.
Personnel
* One who is outgoing, creative, and can get along with everybody may be your assistant
* One who likes to write, is hardworking, and introvert may be the secretary
* One who is a careful spender may be the treasurer
* One who takes good care of his belongings may be the asset manager
* One who is outspoken, clever, and fun may be the activity planner or music coordinator.
As for the other tasks such as first aid and campsite coordinator, you can easily work out with other members.
During group activities, you may want to let a member who is often timid, slow, or lazy to be in charge of certain functions.
Along with these guidelines, you will have other creative ideas to lead your group; however, it is important to consult with your leaders before carrying out any task.
D. Administration and Bookkeeping
Communication: Your direct line of communication is with your leaders. Every activity should have proper documentation. For example, your group wants to have an outing. In order to facilitate the activity, there must be documents to file with the proper authority, agenda to be set, and permission letters to be sent

to the parents of your group members. These permission letters should be returned to your leader two weeks prior to the activity.
Records
Group Book: Has 2 parts
The first part contains a listing of all the members of the group in order of membership.
Sample Forms:
Member List

Order Number          Full name        Buddhist name             Note
1

2

3

The second part contains the accomplishments of everyone
1. Background:
Full Name:
Birthday:
Place of Origin:
Educational/Occupational:
Address:
Parents’ Name & Occupation:
Buddhist Name:
Date of Taking Refuge:
Name of Master Giving Refuge:
2. Accomplishment in Dharma Classes:
Date of Level 1 accomplishment:
Date of Level 2 accomplishment:
Date of Level 3 accomplishment:
Date of Level 4 accomplishment:
- Special Accomplishments: Record all the accomplishments of each team member
3. Group Journal:
This book records the special functions of your group, such as a camp, a group meeting, a field trip, a ceremony, etc. Even the advices of visitors for your group should be recorded also.
4. Activity Book: (Below are few books that use most often)

A hardcover notebook, 100 to 200 pages, that includes the following:
a. Attendance: The day of assembly should be recorded. For example, if a member does not attend and does not provide a reason of absence, note a column with a “V”. A member who cannot attend for the day because of a punishment, note that day with a “P”. Or if a member is absent with a reason, note with an “X”.
b. Meeting minutes: record the minutes of every meeting of your group.
c. Assets: Record every tool or goods of your, including the quantity, value, date of acquisition, state of product at time of acquisition, who provided the product, date of disposal, meeting when decision to dispose was finalized, etc.
d. Income and Expenditures: Record all money transactions made with the group’s funds.
e. Etc.
Sample Forms:
Meeting Mintue
Regular Meeting (or Special/Irregular Meeting)
Date ........ Place ...............
* Sub-Unit Meeting at ...... time, date ....., place ...... attendance (list names of present members, always list the secretary are late corners.)
* Purpose of Meeting (Regular Meeting or Special/Irregular Meeting, topics covered...)
* Discussion: record all discussions and decisions in order of time, concise and clear, truthful.
* Final recite (Hồi hƣớng công đức) at ... time, date after no other items remain for discusion/decision.
Chairperson(signed) Secretary (signed)
Income and Expenditures
February of 2004

INCOME:

Received                                           Amount                                From                                        Note
(Monthly Income of Feb)                    $ 12.00                              Member                            Received on 2/20/04
Bán Kẹo (Sell Candy)                         $ 30.00                          Quang Phạm                         Received on 2/27/04

EXPENDITURE:
To                                                 Amount                                  From                                           Note
Buy drinks/chips                             $ 5.00                          Sub-Unit Leader                           Sent on 2/13/04
Birthday cake for Hai                      $ 14.00                            Treasurer                                Sent on 2/20/04

INCOME – EXPENDITURE AUDIT PAGE
February of 2004
Remain from last month: $ 20.00         Received on February: $ 32.00                              Sent on February $ 19.00
Total of 11/2002: $ 33.00 (thirty three dollars even)
Notes:
* Group & Activity Books: Keep up date by Sub-Unit Leader and his/her assistant.
* Journal & Miscellaneous Books: Keep up to date by secretary and all other related members.
* Income and Expenditures Book: Keep up to date by treasurer and can be done with a separate 50 pages notebook.
* *** At any time, your group should have a fund for emergency uses. This money should be kept by the secretary. Everyone should be updated monthly on the status of this fund.
* *** Every expenditure by the treasurer must have the approval of the entire group, in referenced to a meeting minute – no one can independently make the decision to spend the group’s income.
* *** We can use Microsoft Excel to create some of the books such as Attendance, Income & Expenditures Books, and etc.

Huy Hiệu Hoa Sen

Huy hiệu của Gia Ðình Phật Tử là dấu hiệu tròn, Hoa sen trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ.

I. Hình Tròn: Tượng trưng cho đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại.

II. Màu Trắng: Tượng trưng cho ánh sánh của Trí Huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh Tịnh hoàn toàn (giải thoát). Hoa sen là loại hoa mọc trong bùn dơ nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm tượng trưng cho sự không bị sa đọa của người Phật Tử dù sống với xã hội độc ác dơ bẩn.

III. Tám Cánh sen: Chỉ rõ mục đích Gia Ðình Phật Tử:

A. Năm cánh trên Tượng trưng cho năm hạnh của người Phật Tử, từ ngoài nhìn vào:

1. Cánh giữa: hạnh Tinh Tấn. Tinh Tấn nghĩa là luôn luôn tiến trên con đường trong sạch, trên con đường Ðạo. Tượng trưng cho hạnh Tinh Tấn là Ðức Phật Thích Ca, người đã rời bỏ hạnh phúc gia đình, ngôi báu, vợ con, danh lợi, để dấn thân trên đường Ðạo, tu khổ hạnh trong 6 năm, ngồi thuyền định 49 ngày để đạt đến giác ngộ, rồi lại đi thuyết pháp giáo hóa chúng sanh hơn bốn mươi chín năm. Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh tinh tấn là luôn luôn tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi. Trái với hạnh Tinh Tấn là lười biếng trên đường đạo, trong bổn phận của mình.

2. Bên trái cánh giữa: Hỷ xả, có nghĩa là luôn luôn vui vẻ hoan hỷ, làm mọi người vui vẻ hoan hỷ, sống phóng xả hy sinh. Gặp việc buồn, dữ, hoặc bệnh tật không than khóc, không quá lo buồn, không sợ hãi. Thấy người làm việc lành hoặc được may mắn thì vui vẻ, tán thành, không ganh ghét, bực tức. Thấy người gặp buồn khổ thì khuyên giải, giúp đỡ. Gặp người xúc phạm đến mình không tức giận. Biết hy sinh cho mọi người, mọi loài. Hỷ xả không có nghĩa là vui vẻ trẻ trung cười nói ồn ào. Hỷ xả là hạnh của một tâm hồn trong sạch, yêu đời, thương mọi loài, điềm tĩnh và biết hy sinh. Người sống theo hạnh Hỷ xả luôn luôn có gương mặt tươi trẻ, cặp mắt trong sáng, nụ cười hiền hòa, và trong thân tỏa ra sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ hy sinh theo mình. Tượng trưng cho hạnh HỶ xả là Ðức Phật Di Lặc, một Ðức Phật có một lòng thương rộng lớn cao cả, một gương mặt luôn luôn tươi cười.
3. Bên phải cánh giữa: hạnh Thanh Tịnh, có nghĩa là trong sạch trong thân thể, trong sạch trong lời nói, ý nghĩ, việc làm và sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Trong sạch trong thân thể, là lúc nào thân hình cũng sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, quần áo chỉnh tề. Trong sạch trong lời nói, là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, nói hai lưỡi; chỉ nói lời thành thật, hòa nhã giản dị và trung trực. Trong sạch trong ý nghĩ, là từ bỏ tánh tham, sân, si, tƣ tưởng cần trong sạch chơn chánh. Trong sạch trong việc làm là cử chỉ, việc làm chơn chánh. Sống giản dị là sống thanh bạch, giản dị, đạm bạc, không xa hoa, phù phiếm. Một người sống theo hạnh Thanh Tịnh là thân thể áo quần luôn luôn sạch sẽ, tề chỉnh, lời nói, ý nghĩ, việc làm luôn luôn trong sạch , và cuộc sống giản dị thanh bạch. Tượng trưng hạnh Thanh Tịnh là Ðức Phật A Di Ðà, một Ðức Phật có hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, hai quả đức do nhơn hạnh hoàn toàn thanh tịnh; và cảnh giới của Ðức Phật A Di Ðà hóa độ chúng sanh là cảnh tịnh độ, một cõi hoàn toàn trong sạch đẹp đẽ.
4. Bên trái của Hỷ Xả: hạnh Trí Huệ, có nghĩa là hiểu biết đúng đắn, cùng khắp, tất cả. Hiểu biết đúng đắn là sự thật cảnh vật như thế nào, thì hiểu biết đúng như vậy không sai lầm. Hiểu biết cùng khắp là hiểu biết rộng rãi. Một ngƣời sống theo hạnh Trí Huệ là phải học hiểu những điều phải học đúng theo chương trình, phải học hiểu Phật Pháp đúng theo thứ bậc của mình. Tượng trưng cho hạnh Trí Huệ là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, vị Bồ Tát có trí huệ bậc nhất, tiêu biểu cho sự hiểu biết, và thường thay thế Ðức Phật Thích Ca khai sáng trí huệ cho mọi loài.
5. Bên phải của Thanh Tịnh: hạnh Từ Bi, có nghĩa là đem vui cứu khổ cho mọi loài. Ðem vui là gieo sự vui vẻ như ngƣời thích đọc sách, đem sách tặng khiến cho người đó vui vẻ, hoặc dùng lời nói hoà nhã giảng giải Phật Pháp khiến cho người nghe vui vẻ. Cứu khổ là trừ những nỗi đau khổ cho mọi loài, nhu đối với người khổ vì đói khát thì bố thí các món ăn uống cho hết khổ ...Một người sống theo hạnh Từ Bi là luôn luôn cứu giúp mọi loài, mọi người sống hạnh phúc. Tượng trưng cho hạnh Từ Bi là đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Bồ Tát hiện thân cứu khổ cứu nạn cho mọi loài, luôn luôn thương tưởng, cứu giúp cho tất cả chúng sanh.

B. Ba cánh dưới: Tượng trưng cho ba ngôi báu, từ ngoài nhìn vào:

1. Cánh giữa: Phật Bảo. Phật Ðà có ba nghĩa:a. Tự Giác, là tự mình giác ngô.b. Giác Tha, có nghìa là giác ngộ cho mọi loài cũng đồng giác ngộ như mình.c. Giác Hạnh Viên Mãn, có nghĩa là hai công hạnh kể trên hoàn toàn viên mãn.Từ trước tới nay có nhiều vị đã chứng quả Phật, như Ðức Phật Thích Ca, Ðức Phật A Di Ðà, Ðức Phật Dược Sư, Ðức Phật Di Lặc v.v..

.2. Cánh trái: Pháp Bảo. Pháp là lời dạy của Ðức Phật hoặc các vị Bồ Tát vâng theo lời Phật mà nói, hoặc các vị Tổ Sư làm ra. Lời dạy tuyên dƣơng chơn lý, có thể đƣa mọi loài thoát khổ được vui.3. Cánh phải: Tăng Bảo. Tăng Bảo là đoàn thể xuất gia tu hành theo Ðức Phật, gồm bốn ngƣời trở lên, và sống theo sáu phép hòa kính.IV. Màu xanh lá mạ: Là màu tương lai - chỉ tuổi trẻ đang vươn lên đầy hy vọng ở tương lai.

 

THE LOTUS EMBLEM (Huy Hiệu Hoa Sen)

The emblem of the Buddhist Youth Association consists of an eight-petaled white lotus on a green background enclosed in a circle. It is important to understand each symbol.

I. The circle represents the completeness and unity of the Buddhist religion.

II. The white color of the lotus represents the brightness of wisdom, complete enlightenment (giác ngộ), and the brightness of pure moral conduct, complete liberation (giäi thoát). The lotus is a flower which grows in muddy environments but produces a nice clean fragrance. This represents a Buddhist who lives in a society full of temptations but can distinguish right from wrong and has good ethics.

III. The eight petals of the lotus represent the objectives of the Buddhist Youth Association

A. The top five petals represent the five conducts of a Buddhist.

1. The Middle petal: Moral of Diligence Always advancing to achieve the objectives of the organization and to practice Buddhism. An example of this

conduct is Shakyamuni Buddha (Phật Thích Ca Mâu Ni) who left his family, renounced all rights to the throne and all worldly pleasures to search for truth and peace. He strenuously practiced all forms of austerity for 6 years. He reached enlightenment after 49 days of meditation. From then he went on teaching Buddhism for 49 years. Thus, one who lives by the Diligent Moral must always be diligent applying the Forgiveness, Purity, Wisdom, and Compassion morals. The opposite of the Diligent Moral is being lazy in practicing Buddhism and in fulfilling one's own responsibility.

2. The petal to the left of the middle petal: Conduct of forgiveness and joyfulness. Always be cheerful, forgiving, and strive to make others happy. When confronting mishap, do not be overly grieved or fearful. Be happy for those more fortunate rather than jealous, hateful, and upset. Help others in distress. Use nice words to explain a misunderstanding. Know when to sacrifice for others. Joyfulness does not mean to be unruly and loud. Forgiveness and joyfulness combinedis a conduct of a free and clean spirit. It represents a calm and loving person willing to sacrifice for others when necessary. One who lives by this moral always looks young, has bright eyes, a nice smile, and the ability to encourage others to practice forgiveness and joyfulness. Representing this conduct is the Di Lạ (Maitreya) Buddha who has boundless love for all beings and who always has a smile on his face.

3. The petal to the right of the middle petal: Conduct of Purity. This means purity in speech, thought, and body. Purity in speech means not to tell lies nor use words that could hurt others. Always speak the truth. Purity in thought means to end the three poisons of greed, anger, and ignorance. Always have nice and clean thoughts. Purity in body or action means to have a simple life and take care of your body. Representing the Purity Conduct is A Di Đ à (Amida) Buddha whose longevity is immeasurable through the practice of this conduct. He stays in the Pure Land (Tịnh Độ) world and helps all beings to get there. It is a beautiful and peaceful world.

4. To the left of Forgiveness: Conduct of Wisdom. Understand all things correctly and thoroughly. A person living by this conduct learns and understands Buddha's teaching correctly and completely. Representing this moral is the Văn Thù Sư Lợi Bodhisattva whose wisdom is greater than all of the Bodhisattvas. He often assisted Shakyamuni Buddha in helping all beings expand their wisdom.

5. To the right of Purity: Conduct of Compassion. This conduct means to bring happiness and reduce miseries for all beings. A person living by this conduct always tries to help others live happily. Representing the Compassion Moral is Quán Thế Âm Bodhisattva who always listens to the cries of all

beings for help and relieves their sufferings.

 

1. Middle petal: The first jewel -- Buddha. This has three meanings:

a. Tự Giác: Self-awakened.

b. Giác Tha: Work together with others so all will attain enlightenment.

c. Giác Hạnh Viên Mãn: The above missions are fully accomplished. There have been many people who have attained enlightenment. Shakyamuni Buddha, A Di Đà Buddha, Dược Sư Buddha, Di LạcBuddha are examples.

2. The left petal: The second jewel --Dharma. Words from Buddha or the Boddhisattvas's sermons based on Buddha's teachings. These words contain the truth in Buddha's teaching that lead all beings to true happiness.

3. The right petal: The third jewel -- Sangha (monks and nuns). People who leave home to devote their life and practice Buddhism. They are a group of at least four people and live by the Six Rules of Unity Inform.

IV. The green color on the emblem represents the youth and the hope for the future.

NĂM ÐIỀU LUẬT CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬ

I. MỞ ĐẦU:
Trong bản Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam có ghi 5 điều luật của Ngành Thiếu trở lên là:
1. Phật Tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
Đó là những điều lệ, quy luật được đặt ra để cho Đoàn sinh tuân theo hành động, ngăn ngừa mọi lỗi lầm, phát triển điều thiện, hầu đạt mục đích của Gia Đình Phật Tử.
II. ĐỊNH NGHĨA:
1. Quy y Phật Pháp Tăng: là quay về nương tựa Tam Bảo. Là Phật tử em phải tôn Phật Pháp Tăng làm thầy, trọn đời quy ngưỡng, hướng về Tam Bảo, không theo Thượng-Đế, tà sư, không theo ngoại đạo tà giáo, không theo bè đảng độc ác.
Giữ giới đã phát nguyện: Giới là những giới luật của Đức Phật đặt ra. Người Phật tử tại gia thực hành và duy trì năm giới, tùy nguyện tùy sức đã phát nguyện thọ lãnh giới nào thì triệt để giữ giới ấy, không lúc nào trái phạm. Nếu trái phạm thì phải làm lễ sám hối rồi cầu xin giữ lại.
2. Mở rộng lòng thƣơng, tôn trọng sự sống: Phật tử thực hành hạnh Từ-Bi, mở rộng lòng thương bản thân mình, gia đình mình và tất cả mọi người, mọi loài là tôn trọng sự sống của tất cả chúng sanh. Phật tử tôn trọng sự sống nghĩa là không những không giết hại mạng sống của bất cứ ngườinào, sinh vật nào, mà còn phải bảo tồn, tôn trọng tất cả sự sống, kể cả sự sống của những sinh vật nhỏ. Phật tử ăn chay và không sát hại là giữ được điều luật này.
3. Trau dồi trí tuệ: Trí tuệ là lý trí là sự hiểu biết. Phật tử dùng trí tuệ để tìm hiểu, học hỏi, dùng lý trí để xét đoán, không mê tín dị đoan. Phải dùng trí phán đoán vô tư để tìm hiểu, nếu phải thì công nhận, nếu trái thì không tin. Đối với Phật Pháp, Phật tử hết sức tìm hiểu giáo pháp của Phật, dùng lý trí phân tích, thực nghiệm để thực hành, để sống như lời Phật dạy, vì Phật tử nhận rõ rằng chỉ có sự thực hành mới phát sinh trí tuệ con ngƣời.
4. Tôn trọng sự thật nghĩa là biết sống đúng với lẽ phải và sự thật. Phật tử sẽ không nói láo vì nói láo là trái với sự thật. Phật tử không xuyên tạc sự thật để mưu cầu danh lợi hay để bênh vực lòng tự ái của mình.
Trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm: Phật tử thực hành hạnh Thanh Tịnh (hạnh hoa sen trong trắng) để giữ gìn thân thể, lời nói, ý nghĩ, việc làm cho trong sạch. Phật tử chỉ nói lời chân thật, hòa nhã; Phật tử không nghĩ, không làm các điều ác, chỉ nghĩ, chỉ làm các điều thiện có lợi cho mình và người khác.
5. Sống hỹ xã để dũng tiến trên đường đạo: Phật tử thực hành hạnh Hỹ Xã và Tinh Tấn. Hỹ Xã nghĩa là luôn luôn hoan hỷ, vui vẻ, dầu gặp những nghịch cảnh, trở ngại. Phật tử vui vẻ hy sinh để giúp đỡ cứu khổ cho mọi người mọi loài, không để tâm ganh ghét thù hằn một ai. Tinh Tấn nghĩa là chuyên cần trên mọi công việc. Phật tử luôn luôn tinh tấn trên đường tu tập, và làm việc gì cũng phải quyết chí làm cho đến khi thành tựu mới thôi. Dù gặp thất bại, Phật tử không có quyền lùi bước, và luôn gắng sức mỗi khi gặp nghịch cảnh, trở ngại.

 

The Five Rules

I. Foreword:
The Vietnamese Buddhist Youth Association Code of Conduct states the following five rules for youth and adult members:
1. A Buddhist takes refuge in the Three Jewels and practices the precepts one has vowed.
2. A Buddhist widely expresses his compassion and respects the lives of all beings.
3. A Buddhist must cultivate his wisdom and respect the truth.
4. A Buddhist must live in purity in material, spirit, speech, and behaviour.
5. A Buddhist must be understanding, forgiving, and diligent in practicing Buddhism.
Above are the five rules established for members to obey to prevent wrongdoings, and to build up values and morality.
II. Definition:
1. Taking refuge in the Buddha, Dharma and Sangha means to have the Three Jewels as guides for one's daily activities. As a Buddhist, one needs to believe and respect the Three Jewels, and not in God nor supernatural power.
Practicing the precepts that one has vowed: Precepts are the rules set by Buddha. We, as Buddha's lay disciples, practice the five precepts according to our capability and suitability. If the rules are violated, one needs to repent and vow not to repeat the same mistake.
2. Always expressing one's love and respecting the lives of all living creatures: A Buddhist practices Compassion by loving himself, his family and all other living beings. A Buddhist should respect the lives of all living creatures even a tiny insect by not killing them. Furthermore, one should find ways to protect them. Avoid killing and only eating vegetables are ways of practicing this rule.

3. Cultivating the wisdom: Wisdom is one's intelligence. Wisdom is one's knowledge. A Buddhist should not be superstitious. One should use his/her intelligence to understand, learn, or evaluate something. A Buddhist must use his/her impartial opinion on all matters, accept what is right, and does not believe something that is ambiguous. Before practicing Buddha's Teachings, one should understand and analyze it. Only through practicing and living by Buddha's Teachings can one accumulate knowledge.
4. Respecting the truth means accepting that which is right. A Buddhist never says misleading words that are not the truth. A Buddhist should not distort the truth to profit from it or to defend his/her pride.
Living in purity in materials, spirit, speech and behaviour: A Buddhist practices the Purity code (the lotus symbol) to keep his/her body, speech, thoughts and actions clean. A Buddhist says only truthful and peaceful words; a Buddhist should not think and act evil; instead, he/she should think and act only in ways benefiting himself/herself and others.
5. A Buddhist must be understanding and forgiving, and be diligent in practicing Buddhism: A Buddhist must practice the Forgiveness and Diligence codes. The forgiveness code means always being joyful and happy even when encountering adversity. A Buddhist is willing to sacrifice for all living creatures. He/she should not be jealous and resentful. The diligence conduct means to always improve in whatever one is pursuing. A Buddhist diligently practices Buddha's teachings, and perseveres until the task is complete. When encountering adversity, a Buddhist does not withdraw or step back, but perseveres to overcome the problem.

ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI ĐỘI CHÚNG TRƯỞNG

I. Mở Ðề:
Phàm làm một việc gì muốn thành công và đạt được kết quả, chúng ta phải luôn vững lòng tin. Ðức Phật dạy rằng Phật Pháp tuy rộng bao la nhưng nếu vững tin thì có thể hiểu được thấu đáo rõ ràng. Ngài lại dạy, để có lòng tin vững chắc, chúng ta phải có nhận thức sáng suốt và hiểu biết chân chánh. Là một Phật tử, với nhiệm vụ của Ðội Chúng trưởng, chúng ta cần phải hiểu thế nào để có Ðức Tin, và làm sao để duy trì đức tin ấy.
II. Ðức Tin là Gì?
Chữ Tin nói theo thông thường là chấp nhận một sự kiện đúng với sự thật của nó. Là Phật Tử chúng ta phải đặt lòng tin của mình cho đúng chỗ, không nên mê tín dị đoan, không nên tin vào những điều sai với chánh Pháp, phản lại khoa học.
III. Ðặt Ðức Tin vào đâu:
A. Tin vào Ðạo Pháp, vào Tam Bảo:
1. Tin vào Ðức Phật vì ngài là một đấng giác ngộ, là một vị Thầy vĩ đại có khả năng dẫn dắt mọi người, mọi loài từ mê ngộ, giúp con người giải thoát được khổ đau, để tìm sự an lạc.
2. Tin vào Ðạo Phật vì đó là Ðạo của sự thật. Giáo Pháp của Ðức Phật là một chân lý bất biến, một đường lối toàn hảo đã được chứng nghiệm từ bản thân Ngài. Giáo Pháp ấy còn được xây dựng trên một suy luận vững chắc và nhận thức sáng suốt, không hề đi ngược với khoa học.

3. Tin vào Tăng già (shangha) vì đó là đoàn thể những người xuất gia tu hành thanh tịnh, chân chính. Chúng ta cần tin tưởng vào Tăng già để noi theo những gương sáng, học hỏi và tu tập Ðạo giác ngộ để thoát khổ đau cho mình và giúp mọi người tiến lên trên đường giác ngộ.B. Tin vào Tổ Chức Gia Ðình Phật Tử:Gia Ðình Phật Tử là một tổ chức vô vụ lợi có mục đích cao cả xây dựng tuổi trẻ về phƣơng diện tinh thần và vật chất, góp phần vào việc giúp nước và giữ Ðạo. Là Ðội Chúng Trưởng chúng ta phải có lòng tin vào tổ chức cho dù tổ chức có đang trên đà phát triển hay suy yếu. Có như thế chúng ta mới tinh tấn vượt mọi khó khăn để tiếp tục thắp sáng lý tưởng cao đẹp của mình.C. Tin vào chính mình:Chúng ta phải có lòng tin vào chính mình, vào khả năng của mình để có thể dũng mãnh tiến bước trên con đuờng tu học và sinh hoạt. Ðức Phật dạy: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Mọi người chúng ta đều có khả năng giác ngộ và tìm thấy sự thật. Nếu chúng ta không đặt niềm tin vào mình thì chúng ta đặt niềm tin vào ai?D. Tại sao phải có Ðức Tin?- Ðức Tin là yếu tố cần thiết để đưa ta đến mục đích. Khi làm bất cứ việc gì ta cần phải có hướng đi. Chỉ khi nào tin chắc rằng mục đích đó sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp, ta mới cố gắng tiến tới. Cũng vậy, mục đích của ngƣời Phật Tử chúng ta là thoát khỏi khổ đau do tham sân si gây nên. Muốn thoát khỏi khổ đau, ta phải có Ðức Tin. Tin vào Ðức Phật, vào giáo lý chân thật của Ngài sẽ đem con người đến an lạc và hạnh phúc. Ngoài ra, có tin vào tổ chức chúng ta mới không quản ngại khó khăn để góp phần vào việc xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, mang niềm vui lại cho mọi nời chung quanh, thực hiện lý tưởng của mình.E. Làm thế nào để có Ðức Tin?- Muốn có Ðức Tin, chúng ta phải tu học, thực nghiệm (như ngày xưa Ðức Phật đã trải qua bao thử thách), phải dùng sự suy nghĩ của mình, kiến thức học hỏi để tìm hiểu sự thực và từ đó sẽ phát khởi lòng tin vào Ðạo. Ðồng thời ta cũng tìm hiểu và sinh hoạt với tổ chức để thấy đƣợc giá trị thực của tổ chức GÐPTtrên con đường sinh hoạt của mình. (tình tương thân tương trợ, giúp đờ lẫn nhau để cùng tiến lên).
F. Làm thế nào để duy trì Ðức Tin?
- Có đƣợc Ðức Tin đã khó, muốn giữ gìn Ðức Tin lại càng khó khăn hơn. Vì vậy muốn giữ gìn Ðức Tin, chúng ta phải biết làm bạn với những ngƣời bạn tốt, cùng nhau tu học, là việc thiện, và thực hành những điều luật của mình. Các người bạn tốt không cần tìm đâu xa mà là những Bậc Thầy, Cô trong chùa, các anh chị Trưởng, các bạn trong GÐPT... Ngoài ra chúng ta còn cần phải mở mang trí tuệ bằng cách tìm tòi học hỏi không ngừng, tập sống thương yêu, biết giúp đỡ và mang niềm vui lại cho mọi người. Thực hành những điều luật của mình cũng là phương pháp hữu hiệu để duy trì Ðức Tin.
IV. Kết Luận:
Ðức Tin rất quan trọng trong đời sống cua người Phật Tử và của người Ðội Chúng Trưởng. Có Ðức Tin thì cuộc đời ta mới có ý nghĩa, có hướng đi và lý tưởng. Ðức tin còn cho ta sức mạnh vô biên giúp ta vượt qua khỏi những khó khăn chướng ngại để đạt đến mục đích cao đẹp của mình. Ðể có Ðức Tin và duy trì Ðức Tin, chúng ta phải tìm tòi học hỏi và thực hành lời Phật dạy. Trên con đường sinh hoạt GÐPT, niềm tin đôi khi có thể bị lung lay do bởi định luật vô thường biến chuyển; nên để giữ vững niềm tin ta cần phải gần bạn tốt, học hỏi thêm kinh sách, mở rộng lòng từ bi, hỷ xả và luôn giữ tâm mình trong sáng.

The Faith/Belief of The Sub-Unit (Line) Leader

I. Introduction
To successfully accomplish a task, one must have faith and must believe in the job at hand. Buddha’s teaching is vast, but if we have faith and we believe, then we will understand it thoroughly.
II. What is faith?
The word BELIEF in layman’s term is to accept facts for what they truly are. As Buddhists, we must place our faith/belief in the right place. We must not be superstitious and must not believe in things that go against our true religion and science.
III. Where should we place our faith or belief?
A. Have Faith/Belief in the Three Jewels
1. We believe in Buddha for he is the enlightened one; he is the teacher who is capable of guiding all beings from ignorance to enlightenment and helping us end all sufferings to achieve peace and eternal happiness.
2. We believe in the Dharma because Buddhism is the truth. Buddha’s teaching (or the Dharma) is a never changing truth; it is a perfect way to enlightenment of which the Buddha himself realized. His teaching is built on strong reasons and clear perceptions, and never goes against science.3. We believe in the Sangha because these are the people, like Buddha, who have renounced the material world to practice Buddhism peacefully and purely to obtain enlightenment. We must believe in Sangha so as to learn from their good examples to practice Buddhism in order to end all sufferings for ourselves as well as for other beings: All will reach enlightenment.
B. Have Faith/Belief in the Buddhist Youth Organization
GDPT is a non-profit organization with the objective of cultivating the younger generation spiritually, physically, as well as teaching them to contribute in the task of helping our country and preserving our Buddhism religion. As a line leader, we must believe and have faith in our organization. It is only then that we are diligent in overcoming all obstacles to continue with our tasks.
C. Have Faith/Belief in oneself
In order to progress in being a leader, we must have faith in ourselves and in our ability. This belief will give us the courage to always better ourselves in all aspects. The Buddha has taught, “you must light your own candle to find your ways.” Every being has the ability to find the truth and reach enlightenment. If we don’t believe in ourselves, whom should we believe?
D. Why must we have faith or Belief?
Faith is an important element to help us obtaining our objectives. Every action must have a goal. Only when we believe that our action will bring good result, will we diligently work toward it. Likewise, the goal of a Buddhist is to end all sufferings caused by greed, hatred, and ignorance. To do so, we must have faith! Believing in the Buddha and his teaching will bring peace and happiness. In addition, believing in our organization will give us strength to always strive in making our society a better place to live, and bring happiness to those around us; thus, achieving our goal.
E. How do we develop faith?
To have faith, we must learn and practice (as the Buddha had done), we must also use our wisdom to understand thoroughly what we learn in order to find the truth, and from there, our belief/faith comes to live. In addition, we should learn and understand our organization to realize its value.

F. How does one preserve one's faith or belief?Developing faith is hard and once we have it, preserving it is even more difficult. Therefore, to preserve our faith, we must know to choose good friends. Together, we learn, grow, do good deeds, and follow the rules of our organization. We need not look far for these friends; they are the nuns and monks at our temple, our Huynh Truong, and the friends in the GDPT. Furthermore, we must cultivate our wisdom by always learning new things; practicing loving kindness; helping others; and bringing happiness to others. Practicing or following our rules in the GDPT is also an effective way to preserve our faith. The more we practice/follow these rules, the more we understand their benefits.IV. CONCLUSIONFaith is very crucial in the life of a Buddhist, especially in a line leader. Having faith will make our lives meaningful because we know what to do and where to go. Faith also provides us the strength to overcome obstacles to achieve our objectives. To have and preserve faith, we must learn and practice Buddha’s teaching. During our time with GDPT, our faith may falter; therefore, to help strengthen and preserve our faith, we spend more time with good friends, continuously learn Buddha’s teaching, cultivate our compassion, and always maintain a pure mind.

Ý Nghĩa Chào Kính Của Gia Ðình Phật Tử

Gia Ðình Phật Tử dùng ấn Cát Tường để chào nhau khi mặc đồng phục. Chào theo lối này để biểu lộ tinh thần đoàn kết, tinh thần kỷ luật và sự hòa hợp của tổ chức Gia Ðình Phật Tử.Cách bắt ấn Cát Tường: Người chào đứng thẳng, mặt hướng về nguời mình chào, tay phải gập lại, cánh tay song song với thân người, lòng bàn tay hướng về phía trước, cùi chỏ gần sát thân người và ngang hàng với tầm lưng, đừng quá ra phía sau hay phía trước, các ngón tay khép vào nhau, ngón tay cái đè lên ngón đeo nhẫn (ngón áp út) trong khi ngón này gấp lại, mủi bàn tay ngang tầm vai. Tay trái xuôi theo người. Người được chào phải chào lại người chào mình.Ngoài ra chào theo lối bắt ấn Cát Tường còn có mục đích nhắc nhở chúng ta lắng lòng cho trong sạch, giữ vững niềm tin Phật, nhớ lời Phật dạy, tránh dữ làm lành.Chính đức Phật thường dùng ấn này để phóng hào quang cứu độ chúng sanh.Các phương cách chào kính trong Gia Ðình Phật Tử:

1. Chào nhau khi gặp mặt lần đầu tiên trong ngày, ngƣời nhỏ chào người lớn trước.

2. Khi đi từng đoàn gặp anh chị trưởng chỉ người hướng dẫn chào mà thôi.

3. Khi gặp đám tang tất cả đều chào một lần.

4. Khi chào cờ Ðoàn chào một lần, lúc hát bài ca chính thức Ðóa Sen Trắng không chào.

5. Khi gặp chư Tăng Ni chắp tay vái chào, đi từng đoàn người hướng dẫn chào chư Tăng Ni.

6. Khi gặp quý Bác trong khuôn hội, Phật Tử lớn tuổi, anh chị trưởng mặc thường phục vòng tay cuối đầu chào.Giữ yên lặng trong khuôn viên chánh điện Chùa để tỏ lòng thành kính.

 

The Meaning of Salute and Respect in Buddhist Youth Organization

The Buddhist Youth Organization uses the Wisdom seal to salute each other when in uniform. Saluting this way signifies law and order and the unity of our organization. How to salute with the Wisdom Seal: The salutor is standing straight facing the salutee, right arm is bent upward with elbow close to side, upper arm is parallel with side of body, palm is facing the front. All fingers are closed together not spread out. Thumb goes on top of ring finger, hand is at shoulder level. Left arm is left hanging down the side. The salutee will salute the salutor the same way. In addition, when saluting with the Wisdom seal, we are reminded to keep silent, maintain our belief in Buddha. We also Buddha's teaching to avoid cruel actions, be kind to all beings and always strive to purify our mind, body and soul.
Buddha himself had used the Wisdom seal to spread halo to save beings from suffering.
Other ways to salute in the Buddhist Youth Association:
1. Salute when meet the first time of the day. The younger one should salute the older first.

2. When in group, only the leader of that group salutes.

3. When run into funeral, everyone salute at the same time.

4. When giving respect to the Organization's flag. Keep in mind that we salute before singing the song White Lotus (Ðóa Sen Trắng). No saluting during the song.

5. When see the monks, both hands together in a praying manner to salute. If go in group, only the leader salutes.

6. When see the elder members of the church or leaders not in uniform, arms are crossed in front of chest and head is bowed forward to salute.
One need to be quiet when in or around the temple main hall (Chánh Ðiện) to show one's respect.