Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 485 guests and no members online

059482226
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
55853
62368
313386
1216345
59482226

23:12 _ 19-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Uncategorised

 

DUY THỨC HỌC

 

Thượng Tọa THÍCH HOẰNH KHAI thuyết giảng phần 1

***

Thượng Tọa THÍCH HOẰNH KHAI thuyết giảng phần 2

***

Thượng Tọa THÍCH HOẰNH KHAI thuyết giảng phần 3

***

Thượng Tọa THÍCH HOẰNH KHAI thuyết giảng phần 4

*** 

 

KINH HOA NGHIÊM

Được Hoà Thượng  Thích Phước Nhơn thuyết giảng phần 1 

***  

Được Hoà Thượng  Thích Phước Nhơn thuyết giảng phần 2

*** 

Được Hoà Thượng  Thích Phước Nhơn thuyết giảng phần 3

*** 

PHẬT GIÁO Khắp Thế Giới

Được Thượng Toạ  Thích Nguyên Tạng  thuyết giảng phần 1(19.01.2020)

***

Được Thượng Toạ  Thích Nguyên Tạng  thuyết giảng phần 2(22.02.2020)

***

TRUNG QUÁN LUẬN 

được Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn thuyết giảng lần 1(29.09.2019)

 

***

Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn thuyết giảng lần 2 (27.10.2019)

 

***

Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn thuyết giảng lần 3 (15.12.2019)

 

***

KINH DUY MA CẬT

Được Hoà Thượng  thích Nguyên Siêu thuyết giảng phần 1 

***

 Được Hoà Thượng  thích Nguyên Siêu thuyết giảng phần 2

 ***

Được Hoà Thượng  thích Nguyên Siêu thuyết giảng phần 3

Ý nghĩa “DUY NGÃ ĐỘC TÔN ”

HT. Thích Thanh Từ

Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, đa số ai cũng thuộc lòng như thế.

Ngày trước khi tôi còn trẻ, có một vị Phật tử thắc mắc hỏi: “Bạch Thầy, thường bài kệ phải đủ bốn câu, sao bài kệ này có hai câu, còn hai câu nữa ở đâu?” Nghe hỏi vậy, tôi chỉ còn cách là xin hẹn về tìm lại, vì thật ra lúc đó tôi cũng chỉ thuộc có hai câu.

Sau này đọc kinh A-hàm, tôi mới giật mình thực tình mình dốt rõ ràng. Trong A-hàm có ghi bốn câu đàng hoàng, chớ không phải chỉ hai câu. Bốn câu đó nguyên văn chữ Hán là:

Thiên thượng thiên hạ,

Duy ngã độc tôn.

Nhất thiết thế gian,

Sinh lão bệnh tử.

Chính bốn câu này mới nói lên hết ý nghĩa thâm trầm về câu nói của Đức Phật khi mới ra đời. Chúng ta sẽ thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển sai biệt ở chỗ nào? Gần đây Phật tử hay hỏi: “Đạo Phật là đạo vô ngã, tại sao Đức Phật mới ra đời một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói “Duy ngã độc tôn”, như vậy Ngài đề cao cái ngã quá mức rồi, thế thì việc này có mâu thuẫn với giáo lý vô ngã không?”.

Đó là vấn đề mà tất cả huynh đệ cần phải nắm cho vững. Tra cứu lại tôi thấy rõ ràng, nếu xét về bốn câu kệ đó với tinh thần Nguyên thủy thì dẫn đủ bốn câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có ta là hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất cả thế gian, ta đã vượt khỏi sanh già bệnh chết. Phật hơn tất cả thế gian vì Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết. Đó là cái hơn theo tinh thần Nguyên thủy. Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã.

Tại sao chư Tổ Việt Nam không dùng hết bốn câu, lại dùng hai câu thôi, có ý nghĩa gì? Đâu phải các Ngài không đọc qua bài kệ đó, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ có thể bị nghi ngờ ở điểm này. Bởi vì tinh thần Phật giáo Phát triển đi thẳng vào ngã của Pháp thân, chớ không phải cái ngã của thân này. Nên nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là chỉ cho ngã Pháp thân.

Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa gì nên giáo lý nói vô ngã. Vô ngã là vô cái ngã tứ đại ngũ uẩn, nhưng Pháp thân là thể bất sanh bất diệt, nó trên hết. Vì vậy Phật nói “Duy ngã độc tôn”. Trong kinh Kim cang có bài kệ “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, tức là nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai. Như vậy chữ Ngã này chỉ cho ngã gì? Ngã của Pháp thân nên không thể dùng sắc tướng, âm thanh mà cầu. Nếu ai dùng sắc tướng âm thanh mà cầu Pháp thân, đó là tà.

Giáo lý Phát triển đề cao ngã là cái ngã Pháp thân. Theo tinh thần Phật giáo Phát triển, chúng ta tu phải giác ngộ được Pháp thân, mới giải thoát sanh tử. Từ đó ta thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và tinh thần Phật giáo phát triển có chỗ khác nhau. Phật giáo Nguyên thủy nhắm vào điểm Phật đã vượt qua sanh tử của chúng sanh nên nói Ngài hơn hết. Phật giáo Phát triển nhắm vào Pháp thân của chúng ta, là cái không sanh không diệt nên nói hơn hết. Hiểu như vậy mới có thể trả lời câu hỏi trên của Phật tử mà không bị lúng túng.

HT.Thích Thanh Từ.

GĐPT Sưu tầm

MẸ - Hôm nay xin gửi bài này cho những người làm con

Có một loài chim mà khi lớn lên, muốn bay được thì phải ăn thịt chim mẹ. Và tất nhiên, chim mẹ luôn mong một ngày nào đó chim con có thể tự mình cất cánh bay cao; Vì thế chim mẹ đã không do dự tình nguyện để chim con ăn thịt mình…

Thuở ấy con còn nhỏ lắm, chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu chuyện. Mỗi lần Mẹ kể xong, con thường ôm lấy Mẹ “phán xét”: “Chim mẹ thật ngốc nghếch Mẹ nhỉ, sao lại để chim con ăn thịt? Mà chim con cũng thật vô tình, sao nỡ ăn thịt chim mẹ?!”. Mẹ cười thật hiền: “Ừ, tất cả chim mẹ đều ngốc nghếch thế con ạ!”. Nói với con đấy mà như không phải nói với con đấy, lại như nói với chính Mẹ vậy. Chỉ đến giờ, khi trưởng thành con mới thực sự hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện về loài chim vô tình ngày xưa Mẹ kể. Con chưa làm mẹ, chưa có sự trải nghiệm như Mẹ nhưng cuộc sống của Mẹ, của những người xung quanh đã giúp con hiểu được nhiều điều. Cô bạn thân, sinh con chưa được 3 tháng than phiền không hiểu sao tóc dạo này hay rụng! Đi khám, bác sĩ bảo đó là hiện tượng bình thường. Sau khi sinh con, khí huyết thuyên giảm, thêm vào đó còn phải cho con bú, phần lớn dinh dưỡng đều được con trẻ hấp thụ nên… Chợt nhớ đến Mẹ, tóc Mẹ không còn được dày, không còn óng mượt như thời con gái. Lỗi do con, tại con tất cả phải không Mẹ? Da Mẹ cũng sạm đi, dáng vẻ “thắt đáy lưng ong” thuở nào cũng không còn sau khi sinh con. Tại con, tại con tất cả phải không Mẹ? Trong những đêm không ngủ của Mẹ, có bao nhiêu đêm Mẹ thức vì con? Có lẽ nhiều, nhiều lắm, Mẹ nhỉ?! Trẻ mới sinh giờ giấc ăn ngủ thất thường. Ngày ngủ, đêm khóc quấy. Nhất là khi trẻ mọc răng sữa, đau ốm. Mẹ đã thức trông con bao nhiêu đêm rồi Mẹ yêu ? Mắt Mẹ quầng thâm vì thiếu ngủ, những vết chân chim ngày một dày, ngày một nhiều lên, bao nhiêu phần là do con hả Mẹ ? Trong cuộc đời của Mẹ đã có biết bao nhiêu cây số “đi bộ trong đêm” để ru con ngủ ? Ba kể hồi nhỏ có lần con sốt mọc răng, ai bế, ai dỗ cũng không được, ngoài Mẹ và suốt mấy đêm liền Mẹ đã phải thức ôm con đi đi lại lại trong nhà (vì cứ dừng lại, con liền khóc!). Từ khi sinh con cho đến khi con khôn lớn, chưa có ngày nào, giờ nào Mẹ thôi lo lắng cho con. Người ta thường bảo tình yêu của cha mẹ đối với con cái thật đáng kính. Với con, tình thương của Bố Mẹ dành cho chúng con còn thật đáng thương nữa ! Không thương sao được khi những gì tốt nhất, đẹp nhất Bố Mẹ đều dành cho con. Không thương sao được khi Mẹ ăn không dám ăn, mặc không nỡ mặc, tất cả chỉ muốn để dành cho chúng con ! Không thương sao được khi có món ăn ngon nào Mẹ cũng nhắc “khổ thân con gái, đi học xa những món ngon thế này lại không được ăn!”… Không thương sao được khi Mẹ luôn nhắc “con gái đã xa nhà một tuần”, “con gái đã đi được hai tháng mười hai ngày”, “còn hai tháng nữa con nó sẽ về chơi Tết”… Con đã lấy đi của Mẹ tuổi thanh xuân, lấy đi của Mẹ nhan sắc! Con đã trả lại Mẹ được gì, ngoài những vết chân chim bên khóe mắt của Mẹ, đã đền nghĩa Mẹ được gì, ngoài những lo toan chồng chất lo toan trên vai Mẹ? Mẹ có khác chi chim mẹ “ngốc nghếch”, hy sinh cả đời cho chúng con? Và con, con cũng đâu khác chim con “vô tình”! Cầu mong những chim mẹ “ngốc nghếch” đều có được những chim con “vô tình” nhưng lại thật… có tình! Cầu mong những chim con đó có thể sải cánh thật rộng, bay thật cao, thật xa như tấm lòng chim mẹ hằng mong đợi. 

Câu chuyện này thật sự đáng suy ngẫm. Hãy dành thời gian nhiều hơn khi bạn đang còn Mẹ..

 

 

Sưu tầm

 

  1. Cổng Trại
  2. Trò Chơi Nhỏ
  3. Kỷ Năng Trại
  4. Đội Hình
  5. Dấu Đi Đường
  6. Gút
  7. Hiệu Lệnh Cờ (Semaphore)
  8. Hiệu Lệnh Còi(Morse)
  9. Mật Thư

Áp dụng trong cuộc sống hằng ngày

Tự Làm Băng Ghế Xếp Ngoài Sân Hay Trong Vườn Nhà

***