Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 772 guests and no members online

059421820
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
57815
57315
252980
1155939
59421820

22:29 _ 18-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM

( Tổ chức dưới hình thức hội thảo) Huynh Trưởng cần ôn lại các bài :

- Các giai đoạn chính trong lịch sử việt nam.

- Lịch sử truyền bá thời du Nhập .(ở chương trình Bậc Kiên) Học kỹ bài : lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam thời Đinh , Lê, Lý, Trần. Cần nghiên cứu thê m tài liệu :

- Việt nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể.

- Việt nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang .

- Lịch sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát.

+ giảng viên chủ tọa cần nghiên cứu kỹ các vấn đề trên và nghiên cứu trước “phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam” ( ở A dục).

I . ĐIỂM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO :

1. Từ sau khi lập quốc đến thời Lý :

- Nước nhà như thế nào ? ( các thời sau cũng đặt vấn đề

- Phật giáo như thế nào ? như thế để thảo luận )

+ chủ tọa hướng Dẫn Học viên thảo luận , dựa vào các bài đã Học nêu trên.

+ chủ tọa tóm tắt và đúc kết :

Nước nhà luôn luôn loạn lạc can qua , chính trị rối ren bị người Tàu đô hộ , nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhưng chỉ có cuộc khởi nghĩa Lý Bôn là có kết quả, lập nên nhà Tiền Lý (Lý Nam Đế) . Dù mới lập quốc, lại nước nhỏ, thế yếu nhưng nhân dân có tinh thần bất khuất.

Phật giáo du Nhập vào Việt nam cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III, nhưng chỉ một vài vùng do tiếp xúc với người ấn Độ và người Trung Hoa chứ chưa được truyền bá rộng rãi. Tăng sĩ cũng có đến 500 vị nhưng cũng còn rãi rác chưa thành hệ thống, hệ phái. Chưa co ảnh hưởng gì mấy đến dân tộc. ảnh hưởng sâu đậm là Nho giáo nhưng cũng trong tầng lớp quan lại, sĩ phu, nhân dân chỉ có quan niệm khái quát về cả Nho lẫn Phật "ở hiền gặp lành".

2.- Thời kỳ Hậu Lý Nam Đế đến Bắc thuộc lần thứ 3 :

Nhà Lý trị vì được 27 Năm, nước nhà được tự chủ. Nhưng đến đời hậu Lý Nam Đế, bên Tàu nhà Tùy lên ngơi, sai quân sang đánh. Quân ta không địch nổi nên phải trở lại cuộc đô hộ lần thứ 3 (603 - 939).

Năm 918 bên tàu nhà Tùy mất, nhà Đường kế nghiệp, đổi tên Giao Châu là An Nam đô hộ phủ (nước ta gọi là An Nam bắt đầu từ đó). Nhà Đường lúc đầu cai trị An Nam cũng rất hà khắc, nhưng về sau có các vị Tăng sĩ Phật giáo, vừa uyên thâm giáo lý vừa có tài văn Học, xây dựng một nền văn hóa cho nước nhà nên nhà Đường cũng kính nể, không còn xem ta như những dân tộc bị trị khác. Về Phật giáo thì thời kỳ nầy có Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi (người ấn Độ) từ Trung Quốc sang, lập nên phái Thiền Tôn đầu tiên tại Việt Nam. Phật giáo bắt đầu thịnh hành, về sau có Ngài PHÁP Hiền (đệ nhị tổ Thiền Tông Việt Nam) kế thừa Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Đệ tử đến Học đạo với Ngài rất đơng. Sau nầy truyền thừa cho Ngài

Thanh Biện. Lúc bấy giờ có những vị Tăng thông cả hán Học và có tài văn chương như :

- Ngài Nhật Nam tăng, thường giao tiếp với thi hào Trương Tịch của tàu, nhiều lúc làm thô xướng họa.

- Ngài Vô Ngại Thượng Nhơn, chùa Sôn Tỉnh (Thanh Hóa) thì với thi hào Trần Huyền Kỳ (thời Võ hậu Đường) qua An Nam xin làm đệ tử và có làm bài thô tỏ long kính phục.

- Ngài Phụng Đình PHÁP sư và Ngài Duy Giám PHÁP sư sang Trung Quốc giảng kinh trong kinh vua Đường khi trở về cố quốc các thi sỉ lổi lạc đều có làm thô tiễn biệt.

Do đó, về sau Triều đình Trung Quốc không còn coi thường An Nam mà rất kính phục, chấp nhận An Nam là một nước có văn hóa. Chính quý Ngài nầy vừa làm rạng danh cho Phật giáo nước ta thời bấy giờ.

Trong thời kỳ nầy có ngài Vô Ngơn Thông đệ tử của ngài Bách Trượng sang An Nam truyền PHÁP Thiền. Ngài là vị tổ sư ThiềnTông thứ hai ở Việt nam gọi là

phái thiền Vô Ngơn Thông. Cuối đời nhà Đường ở Trung Quốc loạn lạc, khi nhà Đường mất ngơi thì các

nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán (Nam Hán), Hậu Chu tranh nhau làm vua gọi là thời Ngũ Đại. Năm 938 quân Nam Hán do Thái tử Hoằng Thao chỉ huy sang tiếp ứng cho nghịch thần Kiều Công Tiễn bị Ngơ Quyền đánh tan. Chiến thắng nầy đã chấm dứt 1000 Năm đô hộ của người Tàu.

3.- Thời Đinh và Tiền Lê :

Nhà Ngơ làm vua được 6 Năm. Sau đó trong nước có loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lónh dẹp được 12 sứ quân, lên làm vua tức là Đinh Tiên Hoàng. Nhà Đinh làm vua được 2 đời, 14 Năm. Noái nghiệp nhà Đinh là Lê Đại Hành, cũng như Đinh Tiên Hoàng rất sùng mộ đạo Phật, cho sứ sang Tàu thỉnh kinh. Dựa vào giáo lý Phật để giáo hóa dân, các vua đều giao hảo với nhà Tống. Đối với quan lại, trừ diệt hết

tham nhũng, định lại việc triều chính, dân chúng được bình an.. Ngay dưới triều nhà Đinh, nước ta cũng đã có cả đạo Nho và đạo Lão nhưng Phật giáo được phổ cập hôn hết, có thể nói đây là thời kỳ độc tôn. Việc triều chính phải nhờ đến các Tăng sĩ, nhà vua triệu các tăng sĩ lổi lạc vào hàng Thái miếu,

tặng chức Khuông Việt Thái sư cho PHÁP sư Ngơ Chân Lưu, PHÁP sư Ma Ni thì làm Tăng Lục Đạo sĩ v.v. . . Những việc hệ trọng của triều đình nhà vua đều hỏi ý kiến các vị cao tăng.

Thời kỳ nầy lại xuất hiện thêm nhiều Tăng sĩ uyên thâm cả Hán Học lại có tài ứng đối văn thô. Đáng kể nhất là PHÁP Thuận thiền sư. Khi tiếp sứ Tàu là Lý Giác : đã giả dạng người lái đó, tài ứng đối thô văn của ngài làm cho Lý Giác phải khâm phục.

Trong thời kỳ Lê Đại hành có trận chiến thắng lừng lẫy đẩy lùi quân Tống xâm lược. Nhưng khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đónh giết anh cướp ngơi, là một ông Vua tàn bạo hung ác ăn chôi dâm dục quá độ. Các Tăng sĩ không những không ngăn cản nổi, mà trái lại Long Đỉnh còn bày trị chôi róc mía trên đầu nhà sư rồi giả vờ sẩy tay, dao bổ vào đầu, máu chảy lênh láng để vui cười.

4.- Thời Lý - Trần :

Lê Long Đỉnh mất , Sư Vạn Hạnh vận động đưa Lý Công Uẩn (con nuôi của Sư Lý Khánh Vân) hiện giữ chức "Tả Thân Vệ Điền Tiền Chỉ Huy Sứ" lên làm vua, lập nên cô nghiệp nhà Lý. Lúc nầy có sư Vạn Hạnh, một vị sư lổi lạc có danh tiếng, làm quốc sư cố vấn cho nhà vua về mọi công việc triều chính. Nước nhà một thời an bình thịnh trị. Các vị vua nhà Lý đều lấy lòng nhân từ trị nước, thương dân như thương

con, các quan cận thần Học rộng tài cao, hết lòng trung nghĩa. Trong triều đại nhà Lý, quân ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã đánh tan 30 vạn quân Tống. Ngoài ra còn ngoại giao lấy lại châu Quảng Nguyên bên Tàu và chinh phạt Chiêm Thành,

mở mang bờ cõi. Quốc hiệu nước ta được đổi lại là Đại Việt. Phật giáo vào thời kỳ nầy có thể nói là cực thịnh. Ngoài sư Vạn Hạnh, còn các vị sư danh tiếng như Viên Chiếu thiền sư. Lúc nầy lại có cả thiền sư Thảo Đường người Tàu sang và về sau lập nên phái Thiền Thảo Đường ở Việt Nam. Các vị danh tăng xây dựng nền văn hóa nước nhà phát triển mạnh. Quần chúng cũng nhờ hấp thụ Phật giáo mà cuộc sống hiền thiện hôn, biết cư xử với nhau bằng đạo Đức nhân nghĩa.

Về sau, Trần Cảnh noái nghiệp nhà Lý dựng cô nghiệp của nhà Trần. Cũng như các vua nhà Lý, các vị vua nhà Trần đều hiểu sâu Phật PHÁP, lấy giáo lý làm căn bản để khai hóa quần chúng, hết mình lo việc triều chính, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông đều làm vua một thời gian rồi truyền ngơi cho con mà xuất gia.

Trong thời đại nhà Trần đã 3 lần quân Mông Cổ kéo đại quân sang đánh nước Nam. Vua Mông Cổ là một vị bạo chúa khét tiếng từng chinh phục cả miền Trung Á và đã đánh bại nhà Tống cai trị nước Tàu. Nhưng cả 3 lần chạm trán với Đại Việt là 3 lần thất bại ê chề !

Vua Trần Nhân Tông xuất gia thọ giáo với ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, vào tu Thiền ở núi Yên Tử về sau thành tôn phái Thiền Trúc Lâm.

Đời Trần các triều đại cũng thịnh đạt như đời Lý, nhưng đến đời Trần Anh Tôn thì pha trộn đạo giáo nhiều (có thể pha trộn bắt đầu từ thời Lý nhưng đến thời kỳ nầy mới rõ nét) và từ đó Phật giáo bắt đầu có dấu hiệu suy hóa.

5.- Các triều đại sau nhà Trần :

Đến đời Trần Thiếu Đế thì bị Hoà Quý Ly ép nhường ngơi. Rồi tiếp đó nhà Minh bên Tàu (lúc nầy đã diệt được nhà Nguyên tức Mông Cổ) đem quân đánh nhà Hoà và từ đó đô hộ Đại Việt. Nhà Minh thực hiện các chính sách tàn bạo và cho tịch thu kinh sách Phật giáo, đoát phá chùa chiền.

Mười ba Năm sau có Bình Định Vương Lê Lợi với tham mưu của Nguyễn Trãi kéo cờ khởi nghĩa đánh đuổi được quân Minh, giành quyền độc lập, lập nên nhà Hậu Lê. Nhưng các vua cuối thời Hậu Lê say đắm tửu sắc làm điều tàn ác. Trong triều các quan lại phản loạn. Tiếp theo đó là Trònh Nguyễn phân tranh. Phật giáo thì cố gắng hết sức mình truyền bá trong quần chúng để níu kéo lại sự cân bằng trong dân tình của thời buổi loạn ly. Lúc nầy ở Trung Quốc, tình trạng còn tệ hôn ở Việt Nam, giặc giã nổi lên mọi nôi, các vị cao Tăng phải về phương nam hoằng hóa trong số nầy đáng ghi nhớ là : Ngài Nguyên Thiều phái Lâm Tế lập chùa Thập Tháp ở Bình Định, ngài Tử Dung lập cùa ấn Tôn (Từ Đàm) ở Thừa Thiên, cao tăng Liễu Quán. Vì vậy lúc nầy Phật giáo Việt Nam lại có cô phục hưng.

Tiếp sau thời Trònh Nguyễn phân tranh là nhà Thanh lấy cớ đem quân đánh Tây Sôn giúp Lê Chiêu Thống. Tôn Sĩ Nghị và Sầm Nghi Đoáng đem 20 vạn quân sang xâm lăng. Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh lên làm vua. Nhưng chỉ có 4 Năm thì Nguyễn Ánh khôi phục lại nhà Nguyễn. Trong các triều vua Nguyễn cũng có dựng chùa, xây tháp nhưng không lo phát huy đạo PHÁP, từ vua đến quan chỉ xem Phật giáo là một tín ngưỡng cầu an, cho nên Tăng Đồ chỉ lo việc cúng lễ. Lúc nầy nhiều người thâm Nhập tư tưởng Lão Trang chỉ thích thú an nhàn, không có tinh thần Nhập thế hóa độ. Vì vậy Phật giáo chưa được phục hưng mà ngày thêm suy thoái biến chất pha tạp mê tín. Cũng trong triều đại nhà Nguyễn, quân PHÁP dần dần đặt nền móng đô hộ suốt 80 Năm. Bao nhiêu cuộc chiến tranh chống PHÁP nổi lên. Đến 1945 mới dành lại độc lập, nhưng sau đó chiến tranh triền miên. Phật giáo trong thời kỳ đô hộ PHÁP bị hạn chế phát triển, văn hóa nước nhà bị lung lay tận gốc rễ, kể cả Nho Học và Phật Học. Người PHÁP muốn tha hóa tinh thần Thanh niên Việt Nam bằng thứ văn hóa ngoại lai mất gốc.

Trong tình hình đó Phật giáo lúc đầu càng ngày càng suy thoái. Tăng Đồ chân chính tìm choán ẩn cư, số còn lại thoái hóa, rượu chè cờ bạc, đắm sắc, phần nhiều có vợ con một cách công khai, làm cho Phật giáo hổn độn. Tín Đồ cư sĩ đương nhiên là phải ngơ ngác ù lịa, tin bướng theo càn, chẳng mấy ai là người hiểu

đạo. Phật giáo gần như đến chổ tuyệt diệt. Nhưng may thay còn có đốm sáng trong đêm toái mông lung đó là :Sư cụ Vónh Nghiêm, Tế Tác, Bằøng Sở ở Bắc. Ngài Tâm Tịnh, Huệ PHÁP, Phước Huệ ở Trung và Khánh Hịa ở Nam, giữ được cốt cách phong đạo, thỉnh thoảng mở lớp giảng dạy giáo lý.

Cho đến khi ở Trung Hoa có ngài Thái Hư đại sư đứng lên lãnh đạo cuộc chấn hưng Phật giáo, ảnh hưởng lan rộng đến Việt Nam. Noi theo gương Ngài, phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam cũng được dấy lên. ở Nam có Ngài Khánh Hịa và sư Thiện Chiếu, ở Trung có Ngài Giác Tiên và cư sĩ Tâm Minh Lê

Đình Thám, ở Bắc có sư Trí Hải và cư sĩ Nguyễn Đăng Quốc là những người khởi xướng và cũng là tích cực đẩy mạnh phong trào. Từ đó nhiều hội Phật giáo được thành lập khắp cả 3 miền, tất cả đều chung một Mục tiêu :

- Chỉnh đoán thiền môn.

- Vãn hoài quy giới

- Đào luyện thế hệ thanh niên tu sĩ chân chính và hữu Học.

- Phổ thông giáo lý bằng chữ Việt thay cho chữ Hán.

Một sự chuyển hướng đã diễn ra trong tư tưởng của giới trí thức đã quá chán ngán bởi cái văn minh vật chất của Tây phương, họ trực tiếp tham gia phong trào hoặc gián tiếp ủng hộ tài lực, vật lực. Đoàn Phật Học ra đời từ đó. Lịch sử còn dài,nhưng đến đây đã đủ cho chúng ta có một cái nhìn bao quát và nhận định một cách khách quan về moái trưởng quan trưởng duyên giữa dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.

II.- SỰ Trưởng QUAN Trưởng DUYÊN GIỮA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ

PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

1.- Nhận định khái quát :

Khi thảo luận phần I, chúng ta cố gắng tách riêng phần lịch sử dân tộc với phần Phật giáo Việt Nam, nhưng dần dà đi sâu vào vấn đề, các anh chị thấy có tách riêng hai phần ấy ra một cách dễ dàng không ? (dành cho Huynh Trưởng thảo luận. Chủ tọa lắng nghe để rồi đúc kết. Chắc chắn đi đến kết luận như sau, đây là điều dó nhiên).

- Từ sau khi lập quốc đến đời Tiền Lý, tuy Phật giáo đã có mặt trên đất nước chúng ta nhưng chưa có ảnh hưởng gì nhiếu đến dân tộc nên dễ dàng phân tích lịch sử dân tộc với lịch sử Phật giáo.

- Từ Hậu Lý Nam Đế đến Bắc thuộc lần thứ 3, Phật giáo đã thịnh hành, gắn chặt với nền văn hóa dân tộc, tách riêng Phật giáo ra khỏi lịch sử dân tộc đã thấy khó khăn lúng túng, như thực tế đã cho thấy, chúng ta chỉ có thể tách ra một cách miễn cưỡng.

- Đến đời Đinh - Lê - Lý - Trần, Phật giáo với dân tộc đã quyện vào nhau, chúng ta muốn tách 2 phần để phân tích một cách khách quan, cụ thể nhưng không thể nào tách ra được.

-Cho đến thời đô hộ PHÁP, Phật giáo gần như tuyệt diệt, bấy giờ hoặc Chăng ta có thể tách riêng được hai phần Dân tộc và Phật giáo (nhưng tình trạng lại như nhau).

2.- Nhận định vấn đề :

Qua phần thảo luận thứ 1. Chúng ta thấy Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc như thế nào ?

- Nhận xét tổng thể ?

- Đi vào từng khía cạnh ? (Triết Học, Mỹ Thuật, Văn Học)

- (Dành nhiều thỉ giờ cho Huynh Trưởng thảo luận). Sau khi thảo luận chủ tọa cô đọng lại, nêu Bậc các ý chính sau :

a.- Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa dân tộc (trong thời Lý - Trần có thể nói là ảnh hưởng hoàn toàn).

+ Nhờ sắc thái Phật giáo, một ngàn Năm Bắc thuộc dân tộc ta không bị người Tàu Đồng hóa (hoài đầu triều đình Trung quốc đã muốn áp đặt một nền văn hóa mẫu mực của Tàu mà Nho giáo là cốt lõi).

+ Trong thời ký độc lập tự chủ Đinh - Lê - Lý - Trần, văn hóa dân tộc có một sắc thái đặc biệt rõ nét đạo Phật và từ đó nền văn hóa nổi rõ dân tộc tính.

+ Tám mươi Năm đô hộ PHÁP luồng gió văn minh Âu Tây mang theo nền văn hóa ngoại lại mất gốc thay thế cho một nền văn hóa dân tộc đã bị lung lay tận gốc.

Phật giáo đương nhiên bị suy Đồi (cả Nho, Lão cũng tuyệt diệt từ đây). Tăng sĩ Phật giáo cũng bị tha hóa, giáo lý chân chính bị pha trộn. Tín Đồ lạc hướng, mê tín dị đoan.

Nhưng may nhờ ảnh hưởng cuộc chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc. Tại Việt Nam Phật giáo đã đánh thức lương tri của kẻ trí thức bừng dậy dần dần chiếm lại các địa vị quan trọng của nền văn hóa dân tộc có từ ngàn xưa.

+ Đối với quần chúng : trong tâm hoàn người dân Việt Nam đã có sẵn mầm mống Phật giáo (Ca dao, tục ngữ, thành ngữ như : "tội nghiệp","ở hiền gặp lành", "dù xây chín Bậc phù Đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người" .. . các câu chuyện cổ tích, hầu hết đều có hình bóng của Bụt).

b.- Phật giáo trong từng khía cạnh của văn hóa :

+ Triết Học :

- Nhân sinh quan duyên sinh vô ngã.

- Tinh thần phá chấp (Đặc biệt trong Thiền tôn Việt nam của Trúc Lâm yên Tử).

+ Mỹ thuật : Đạo Đức ăn sâu gốc rễ trong lòng dân tộc nên thể hiện qua nghệ thuật : Kiến trúc, âm nhạc, hội họa, điêu khắc . . . Đáng kể 4 công trình vó đại của Thiền gia đời Lý :

- Tháp Bảo Thiên

- Đền Phổ Minh

- Pho tượng Quỳnh Lâm.

- Chuông Quy Điền.

Các danh lam thắng cảnh số lớn đều là những di tích Phật giáo. Đặc biệt là chùa Một Cột. Tàu có ghi vào lịch sử của họ.

+ Văn Học :

- Hầu hết văn thô thiền gia chiếm địa vị khá cao trong văn Học Việt Nam, nhất là thời Đinh - Lê - Lý - Trần.

- Tinh thần Phật giáo còn mãi ẩn hiện trong văn Học Việt Nam đến thế kỷ 18

- 19 cho đến cả thế kỷ 20. Như tác phẩm bất hủ của Ôn Như Hầu Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh. Những tác phẩm nầy đều ít nhất loàng các nội dung Nhân quả, Luân hoài, Nghiệp báo, Duyên sinh . . .

Các thi sĩ, văn sĩ Phật giáo cận đại và hiện đại lại rất nhiều, hầu hết nêu được cái tinh thần Bi - Trí - Dũng trong văn thô của mình. Nhiều nhà thô mới của thế kỷ 20, dù không phải là văn thi sĩ Phật giáo mà trong văn thô cũng đượm màu giáo lý từ bi.

Chủ tọa có thể Dẫn chứng một vài đoạn thô của các thi sĩ nầy chẳng hạn :Chúng ta hãy nghe Nguyễn Bính thở than khi xa quê hương. Không những thi sĩ chỉ lưu luyến trăng nước mà có lẽ lưu luyến nhiều hôn cả là ngơi chùa làng :

"Quê tôi có bốn mùa

Có trăng giữa tháng, có chùa quanh Năm

Sương hôm, gió sớm, trăng rằm

Chỉ thanh đạm quế, âm thầm thế thôi

Mai đây tôi bỏ quê tôi

Bỏ trăng, bỏ nước . . . chao ôi . . . bỏ chùa !"

Nguyễn Nhược PHÁP thì :

"Mẹ bảo đường còn lâu

Vừa đi vừa nguyện cầu

Quán thế Âm Bồ Tát

Là tha hoà đi mau"

Đến nổi một thi sĩ Thiên Chúa giáo mà lời thô lại ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo. Nhà thô đã từng kêu lên :

"Maria linh hoàn tôi ớn lạnh

Run như run hôi thở chạm tô vàng

Thế mà :

Thô tôi thôm mùi huyền diệu

Mọc lên từ đạo Từ Bi

Nhớ khi xưa ta là chim Phượng hoàng

Vổ cánh bay chín tầng cao vút

Bay từ Đao lợi đến trời Đâu suất

Và lùa theo không biết mấy là hương

. . .

Lời nguyền gẫm xanh như màu huyền diệu

Não nề lòng viễn khách những lúc mô

Trời Từ bi cảm động ứa sương mờ

Sao gió lại lay hoàn trong kẻ lá"

Hàn Mặc Tử.

* Chúng ta có thấy được moái trưởng hệ giữa dân tộc và Phật giáo không ?(Huynh Trưởng thảo luận).

c.- Sự trưởng hệ giữa dân tộc và Phật giáo :

Qua lịch sử chúng ta thấy rõ thời kỳ Phật giáo thịnh đạt thì dân tộc yên ổn, thái bính không những chính trị ổn định, văn hóa mở mang, kinh tế phát triển mà quân sự cũng hùng mạnh.

Và Bắc thuộc lần thứ 3. Khi Phật giáo bắt đầu thịnh đạt thì nhân dân yên ổn, quân dân một lòng, vua tôi một dạ nên quân ta đánh đuổi được quân Nam Hán, chấm dứt 1000 Năm đô hộ.

Trong thời kỳ Phật giáo cực thịnh, quân ta đã hùng dũng đẩy lui quân Tống xâm lược vào đời Lê Đại Hành. Đánh tan đạo quân Mông Nguyên từng khét tiếng cả thế giới vào đời nhà Trần. Nhưng khi nước nhà suy yếu thì Phật giáo cũng suy thoái. Cuối triều đại nhà Trần, các vua còn nhỏ hoặc nhu nhược để người ngoài dòng tộc xen vào triều chính nên dần dần bị suy nhược và không lo đến việc lấy

Đức trị dân như các triều đại trước. Phật giáo lúc nầy đã pha trọân Đạo giáo nên cũng bắt đầu suy thoái. Nước nhà càng ngày càng yếu kém nên cuối cùng phải rôi vào sự đô hộ của nhà Minh. Đến đời nhà Nguyễn thì Phật giáo lại càng suy thoái biến chất và gần như tuyệt diệt trong thời PHÁP đô hộ. Nhưng khi Phật giáo bắt đầu chấn hưng, nhất là lúc Đoàn Phật Học Đức dục ra đời thức tỉnh thanh niên, trí thức,

từ đó lôi kéo thanh niên thoát khỏi sự sa đọa bởi văn minh vật chất Âu Tây. Từ đó trang bị tinh thần dân tộc và sẵn sàn đáp ứng tiếng gọi non sông, lên đường cứu quốc.

III.- KếT LUậN CHUNG :

Thượng tọa Thích Mãn Giác đã nói :"Nếu nhìn Phật giáo từ những sinh hoạt của dân tộc Việt Nam, Phật giáo ở đây mang một sắc thái tâm linh và ý nghĩa độc đáo. Nhưng nếu nhìn dân tộc Việt Nam qua Phật giáo thì ta sẽ thấy không có gì để phân biệt". Đến đây, ta có thể khẳng định : Dân tộc Việt nam với Phật giáo Việt Nam là một, dân tộc còn thì Phật giáo còn, Phật giáo còn thì dân tộc còn./-