Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 603 guests and no members online

059285234
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
42442
73952
116394
1019353
59285234

14:34 _ 16-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

LƯƠNG VÕ ĐẾ

Trong lịch sử truyền bá Phật PHÁP , nếu có những thời đại huy hồng mà giáo lý Phật đà lan truyền mạnh mẽ thì cũng có nhiều lúc thiếu thiện duyên gần như bị đình đốn, những lúc ấy nếu không có những vị nhân vương thiện trí thức phát tâm hộ trì chánh PHÁP thì Phật giáo khó giữ được bản sắc mà tồn tại đến ngày nay.

I . NIÊN ĐạI LƯƠNG VÕ Đế :

Trong lịch sử Trung Hoa có 3 thời kỳ khó khăn nhất là thời Thái Quốc tức là Xuân Thu Chiến Quốc ( tiếp sau các nhà Thượng Hạ Chu ) thời Tam quốc (vào cuối đời nhà Hán ) và thời Nam bắc triều.Trong thời Nam Bắc triều (trước Tống ,Tuỳ Đường ) các triều đại chia nhau hùng cứ hai miền Nam Bắc Trung Hoa . Ở Bắc có Bắc Ngụy, Đơng Ngụy ,Tây Ngụy , Bắc Tề,Tây Chu , còn ở Nam thì có Tống, Tề, Lương,Tần, Tấn . Lương Võ Đế (dòng dõi Tiêu Hà ,Thừa Tướng nhà Hán) chính là vị Vua sáng lập nên nhà Luông sau khi đánh đuổi Tề Hoa Đế và lấy niên hiệu là Thiên giám. Lương Võ Đế cũng là nhà vua trị vì lâu nhất trong các triều đại lúc bấy giờ (48 Năm ), đối chiếu với Việt sử thì nhà Lương thiết lập vào Năm 501 sau Tây lịch , trưởng đương với thời kỳ nội thuộc thứ hai trước khi Lý Bôn chiếm Long Biên 42 Năm , vì chính sự đổ nát của các triều đại nên Phật giáo suy đổi .

II .LƯƠNG VÕ Đ MT NP SNG TỊNH ĐẠO :

Cuộc đời của Lương Võ Đế có thể chia làm 3 thời kỳ

+ Từ lúc lên ngơi cho đến Năm Thiên Giám thứ hai là thời kỳ nghiên cứu Phật giáo , bỏ đạo Lão .

+ Từ Năm Thiên Giám thứ II đến Năm Phổ Thông thứ II là thời kỳ chấn chỉnhTăng già và phát triển Phật PHÁP .

+ Cuối Năm Phổ Thông thứ II đến trọn kiếp là lấy Bồ Tát giới thực hành Chánh PHÁP .

Tuy ở ngai vàng nhưng bản hồi Lương Võ Đế không phải ở chổ đó , Ngài thường nói “Thống trị thiên hạ không phải bản trí của tôi”; "ai biết tôi không tham thiên hạ ? chỉ khi làm được điều mà kẻ khác không làm nổi mới biết tâm tôi mà thôi” hoặc “chính trị trên thì hổn bạo dân tình, dưới thì loạn ly ,người ngay thẳng phải mất đầu ,tôi trung cũng bị hiếp . Sắc phục Đồng nhà Tề ai cũng xưng mình là đế chúa tối

cao, dối trá quần chúng, nghi hoặc lòng người. Tôi phản lực đứng dậy sang phẳng những kẻ ấy. Khi gian hùng đã trừ, dân lành hết khổ rồi thì tôi định về vườn cuốc rau lặt cỏ . Nhưng dưới không người thúc ép trên sợ lẽ phải nên bất đắc dó phải nhận lấy ngơi báu thật như bước xuống vực sâu, như đi trên băng mỏng (trong Tịnh Nghiệp Phú ) .

Khi tại ngơi, Lương Võ Đế sống một cuộc đời tươi đẹp Ngài nói : "Tôi xa lánh phòng thất . Không dùng thê thiếp cung tần đã hôn 40 Năm nay” trong tập cung thất lý chép về nhà vua : “ nhà vua ăn thì đạm bạc, mặc thì gai vải mùa lạnh nóng đều như nhau , ở thì một mình không thị vệ, không đối chịu, trước mắt chỉ có trầm hương v.v… PHÁP bảo. Lợi để cho người mà tiết kiệm phần mình” , nếp sống của một vị vua

mà như vậy đáng cho chúng ta khâm phục.

III. LƯƠNG VÕ Đ CON NGƯI CỦA CHÁNH TÍN :

a. Căn cứ trên lý trí : Lương Võ Đế thuở còn Học Nho giáo từng nghiên cứu Tứ Thư ,Ngũ Kinh ,về sau theo truyền thuyết Vô Vi của Lão Trang, nhưng khi gặp Phật PHÁP nghiền ngẫm Khổ Tập Đế . Lý nhân qủa nhạân chân giá trị bình đẳng của Phật giáo Ngài thú nhận như thấy ánh sáng Lòng tin của Lương

Võ Đế phát sinh từ sự nghiên cứu.

b. Tin tưởng luân hồi : Xét về Nhân sinh quan của Phật giáo thì Luân Hồi là

lý thuyết chính làm nền tảng cho các triết thuyết Nhân thừa Phật giáo, chính Lương Võ Đế tin tưởng vào Luân Hồi một cách tuyệt đối Ngài đã tha thiết cho rằng : “Tôi khi còn nhỏ vì chưa có chánh tín nên sát hại sanh mạng ăn thịt ăn cá , cho nên khi lên ngơi sôn hà hải vị đầy dẫy nhưng trước cảnh đó , vì Phật PHÁP mà phải sa nước mắt , nghó rằng đây là máu thịt của cha mẹ bà con mình , giận mình chưa xả than cúng dường họ được. Bây giờ nở nào ngồi ăn”. Lòng tin của Ngài phát lộ như một tình cảm chân thành .

c.Tin tưởng vào giới luật : Lương Võ Đế tin tưởng vào giới luật mà Đức Phật đã chế ra, nhất là giới “sát” mà Đức Phật đã truyền trong Kinh Niết Bàn mặc dù các PHÁP sư đương thời đã tham chấp mà xuyên tạc. Sau khi triệu tập Hội nghị ăn chay , Ngài đã thốt lên lời phát nguyện chân thành làm chúng ta phải cảm động “Đệ tử tại gia tuy không trì đại giới , hôm nay cũng lập đại nguyện để tỏ thật lòng mình . Từ nay cho đến giác ngộ , nếu đệ tử uống rượu ăn thịt thì đại lực qủy thần khổ trị đệ tử , rồi giao cho Diêm La PHÁP Vương , cho đến muôn lồi thành Phật cả rồi đệ tử vẫn còn ở trong Vô gián địa

ngục" .Lòng tin tưởng mãnh liệt ấy cọâng thêm những lý luận sắc bén đã chuyển được niệm của hàng Tăng lúc bấy giờ , chính Ngài đã cầu thọ Bồ Tát giới với PHÁP Sư Huê Ước là người Đức trí cao cả Ngài đã nói : “ Tôi nghó, nếu không thọ Bồ Tát giới thì làm sao có tâm từ bi , làm hạnh bình đẳng ? vì vậy nên tôi thọ trì chánh PHÁP muốn để cho ức triệu sanh linh đều được sung sướng”.

IV. LƯƠNG VÕ Đế Vị Hộ PHÁP TồN VẹN :

Công Đức hộ PHÁP của nhà vua bao gồm cả mọi mặt Với đạo thì làm chùa, đúc tượng , khắc kinh , độ tăng , với đời thì dùng chánh PHÁP cứu người.

Chùa Đồng Thái là cô sở vó đại và danh tiếng nhất của Phật giáo tại Trung hoa từ trước đến bây giờ .

Năm Thiên Giám thứ 12 nhà vua hạ chiếu : Việc tế tự Tông miếu không dùng sinh vật , phải trọng sinh vật ngang hoặc hôn trọng thần linh , lại ban chiếu dặn đừng làm nghề sát sanh chữa bệnh đừng dùng thuốc huyết nhục.

Ngồi phận sự của một minh quân Lương Võ Đế còn là một Học giả . Nhàvua đã chú giải kinh “Đại Phẩm Niết Bàn” thành 50 cuốn , viết bộ “Tịnh Danh Sô”Ù , “Lương Hồng Sám” và “Thủy Lục Đại Trai ” , tiếc thay chỉ hai tập sau còn lưu lại và có một giá trị không nhỏ . Đối với các Tăng Ni bất tịnh , Lương Võ Đế một mặt viết bài “Đoạn tửu nhục” để khuyên răn , một mặt dùng quyền lực trừng phạt . Trong bài “Đoạn tửu nhục” nhắc lại lời Đức Phật dạy ngài Ca Diếp trong Kinh Niết Bàn “ từ giờ phút cuối này của ta trở đi ta cấm các đệ tử của ta , không được ăn tất cả các thứ thịt” để minh định cho tất cả được rõ , đoạn nhà vua lý luận về rượu : “ Rượu chẳng qua là hôi thôi, gạo nước mất tính chất đi mà thành ra hôi ấy . Chúng sanh chỉ vì thói xấu mà thèm thuồng chứ nó không phải là PHÁP vị tam Đồ , tai sao người xuất gia còn

uống ?” để kết luận Lương Võ Đế viết : “Hy vọng các Ngài suy nghó ,nếu mà khinh lờn không tuân theo lời Phật dạy thì các Ngài vẫn là dân của nhà Lương sắc đệ tử

có thể trừng trị”. Tuy thế nhà vua không muốn mình là vị độc tài , một Hội nghị ăn chay được triệu tập tại Chùa Quang Trạch , Mục đích để các vị Tăng Ni phản đối được thảo luận tới cùng . Hội nghị mở vào ngày 22 tháng 5 Năm Thiên Giám thứ 12 gồm 2.450 người dự , hội trường được chia làm hai phía đối lập. Có đặt các vị PHÁP Sư làm chủ tọa biện hộ thuyết trình . Kết qủa từ đó về sau vónh viễn giới “sát” chủ

trương từ bi của Phật giáo được thực hiện trong hàng Tăng Chúng .

V.-LƯƠNG VÕ Đế VớI A DụC VƯƠNG :

Giữa A Dục vương của ấn Độ và Lương Võ Đế của Trung Hoa có nhiều điểm trưởng Đồng , mặc dù Lương Võ Đế không phải là một bạo chúa sám hối tội lổi mà phụng trì giáo PHÁP như A Dục .Trước hết hai vị đế vương đều có công lớn với Phật giáo trong những giai đoạn đặc biệt . Nếu ấn Độ không có A Dục vương thì Đại Thừa Phật giáo không thể phát triển được rực rở , cũng như nếu Trung Hoa không có Lương Võ Đế thì Phật giáo khó huy hồng ở đời Đường Đời Tùy, sau này phổ cập vào quần chúng như một nền văn hóa dân tộc . Cả hai đều dùng uy thế của mình để kiến tạo cho Phật giáo . Chùa Đâu Ma do A Dục xây cất cũng vó đại và cũng trưởng tự như chùa Đơng Thái của Lương Võ Đế. Về tài thí của vua A Dục sau khi cúng dường cây Bồ Đề , nôi Đức Phật giác ngộ . Hỷ xả tất cả và cúng dường Thánh tăng, cũng như cung cấp cho quần chúng , Lương Võ Đế cũng vậy , cũng khuyên người và tự mình đại thí tất cả tài sản cho chúng sanh lao khổ. Tuy nhiên, về phương tiện nghiên cứu và lý giải chánh PHÁP thì A Dục vương thua Lương Võ Đế ở những điểm sau : Tâm của Lương Võ Đế là tâm Phật , thương hết

thảy mọi lồi chúng sanh , ghê tởm sự chiếm đoạt sanh mạng lồi người và mọi lồi khác .Tâm ấy đáng cho chúng ta tôn thờ. Chí Lương Võ Đế là chí hướng Bồ Tát với tinh thần Nhập thế cứu độ nhân quần, chỉ vì không muốn thấy nhân tâm ly tán mà phải nhúng gươm báu trong máu đào chí ấy đáng cho chúng ta phải phát nguyện. Lương Võ Đế đã thốt khỏi tài sắc danh lợi là một tu sĩ nhiếp chánh hôn là một vị vua cầu đạo , nếp sống tại gia nhưng tinh thần an lạc , thanh khiết đáng cho chúng ta bắt chước .

Đức tin của Lương Võ Đế là Đức tin kết tập bởi bao Năm dày công nghiên cứu nên vững chắc và mạnh mẽ không gì lay chuyển được . Là thanh niên sống nhiều về lý trí ta cố un đúc được Đức tin ấy.

Tình cảm của Lương Võ Đế là tình cảm chân thành mãnh liệt muốn cắt ruột phôi ra ngồi cũng chẳng ai tin , phải làm một cái gì chứng tỏ lòng thành ấy , thứ tình cảm sâu xa không hời hợt đối với chánh PHÁP , những con người đầy nhiệt huyết như thế , thanh niên chúng ta cần phải có. Lương Võ Đế biết dùng uy thế cá nhân phương tiện của Đời để phục vụ Đạo. Dù ít dù nhiều tuy mổi hồn cảnh riêng ta cũng tìm cách phục vụ đạo , mà phải là những phương tiện chân chính .

Dẫu có uy quyền đế vương nhưng Lương Võ Đế không ép buộc Tăng Chúng theo ý riêng của mình mà mở cuộc hội thảo để tìm chân lý , tinh thần bình đẳng của nhà Phật mà Lương Võ Đế đã áp dụng đáng cho ta suy gẫm .

VI.- KẾT LUẬN :

Tóm lại , cuộc đời Lương Võ Đế đáng là cuộc đời của vị Bồ Tát như sách nội điển nhà Đường đã nói bởi lẽ trong tất cả thời đại người cư sĩ truyền bá Phật giáo gương cao nhất không ai bằng Lương Võ Đế . Mà thật vậy, cái hành động tập trung hàng vạn người tại Điện Trùng Vân tuyên bố bỏ Lão giáo , lời nói của Lương Võ Đế cũng chứng tỏ được đại nguyện của Ngài : “ Thà ở chánh PHÁP mà chìm đắm bể khổ , còn hôn quy y lão tổ để tạm được thần tiên”./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN