Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 520 guests and no members online

058099812
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
29135
67297
312465
1838630
58099812

10:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

TỨ DIỆU ĐẾ

A . DUYÊN KHỞI :

Nguyên nhân và hoàn cảnh Đức Phật thuyết giảng Tứ Diệu Đế .Sau khi thành đạo , Đức Phật Thích Ca liền nghó đến việc đem giáo lý mà Ngài vừa chứng ngộ được truyền bá cho chúng sanh . Nhưng giáo lý quá cao siêu thâm Diệu , chúng sanh căn cô còn thấp kém , khó khai ngộ . Ngài nghó đến cách trình bày thế nào cho hợp với trình độ tư duy và căn cô của chúng sanh để chúng sanh dễ tiếp thu và tu tập Giáo PHÁP Ngài giảng đầu tiên ấy chính là “Tứ Diệu Đế” ( nói gọn là Tứ Đế ) và Ngài giảng trước hết cho Năm anh em ông Kiều Trần Như ( trước đây ngài cùng tu khổ hạnh với họ nhưng phép tu ấy không đạt được giải thoát ). Sau khi nghe PHÁP Tứ Diệu Đế Năm anh em đã giác ngộ , chứng Nhập qủa vị A La Hán và trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật .

Trong các kinh điển đều ghi rõ : thời PHÁP này là thời “ sô chuyển PHÁP luân”. Thực ra , trong buổi thuyết PHÁP này , ngoài Năm anh em Kiều Trần Như , còn có hàng vạn chư thiên đến nghe PHÁP và chứng đắc quả Tư đà hoàn (Trưởng Lảo Tăng Kệ).

C.- CHÁNH ĐỀ :

I.- ĐỊNH NGHĨA TỨ DIỆU ĐẾ:

Diệu là hay đẹp, qúy báu , hoàn toàn . Đế là sự thật chắc chắn . Chữ phạn là Ariya Saccani . Tứ Diệu Đế là bốn sự thật chắc chắn hay đẹp hoàn toàn . Với bốn sự thật hay đẹp này , người tu hành có thể từ chổ tối tăm mê mờ đến chổ sáng suốt giác ngộ PHÁP này có lợi ích như vậy nên gọi là Diệu . Đây cũng chính là giáo lý căn bản của người tu hành theo đạo Phật . Tứ Diệu Đế còn gọi là Tứ Thánh Đế , vì giáo PHÁP này đưa đến giải thoát khổ đau .

II.- NỘI DUNG TỨ DIỆU ĐỆ :

1.- Khổ Đế :

Trước hết Đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy rõ thảm cảnh đau thương , khổ sầu của cuộc đời . Ngài cũng từng nói “nước mắt chúng sanh nhiều hôn cả nước trong bốn đại dương” . Cái khổ ấy được Ngài hệ thống lại trong tám loại . Đây là một sự thật vững chắc không ai choái bỏ được.

a./- Sanh Khổ : Sống là khổ , vừa chào đời đứa bé đã chịu bao nhiêu khổ đau . Khi còn trong bụng mẹ, được che chở bởi thân thể mẹ , thai nhi không chịu trực tiếp áp suất của khí quyển; khi vừa lọt lòng phải chịu một áp suất bằng một átmoát- phe , tất nhiên nó phải la khóc , nhà thô Nguyễn Công Trứ đã có nhậ xét

“Thoạt sinh ra đã khóc chóe

trần có vui sao chẳng cười khì”

Và Ôn Như Hầu đã than :

“Thảo nào khi mới chôn nhau

đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”

Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, thai nhi cũng phải chịu cảnh tù túng , chật chội , tối tăm hôn cả ngục thất . Còn người mẹ từ khi mang thai cho đến khi sanh nở phải chịu bao nhiêu đau đớn “ xẻ thịt , banh da” … đó chưa nói đến trường hợp khó sanh khi Đức bé vừa lọt lòng là mẹ chết ngất , vì không còn đủ sức nữa .

Rồi suốt cả cuộc đời doàn dập bao nhiêu là đau khổ :

- Về vật chất , phải làm lụng cực nHọc mới có đủ nhu cầu cho sự sống ( ăn mặc , nhà ở … ) gặp lúc tai ương , chiến tranh phải sống trong lo âu ,sợ hải , thiếu thoán mọi bề

- Về tinh thần thiếu sự nâng đở yêu thương của người thân thích hoặc bị áp bức , bóc lột của kẻ cường bạo , độc tài , bị lường gạt , cướp giựt của bọn bất lương , cơn Đồ . Rồi cảnh vợ choàng không chung thủy , phản bội nhau con cái ngổ nghịch , phá tán .

b./- Lão Khổ : Thân thể mịn mỏi , tinh thần suy yếu khi đã về già . Đau nhức xương gân, mắt mờ, tai điếc , muốn đi đâu cũng không nhấc nổi chân , quên trước quên sau , lẩm ca lẩm cẩm . Có khi bị những người xung quanh ruồng bỏ , hất hủi “ đa thọ , đa nhục”.

c./- Bệnh Khổ : Khi con bệnh hành hạ xác thân , đau đớn vô cùng chỉ một bệnh rất nhỏ nhặt như đau mắt, đau răng hay bị đứt tay cũng đã thấy đau đớn rồi, huống chi những bệnh trầm trọng , những thương tích do chiến tranh hoặc tai nạn gây ra .

d./- Tử Khổ : Chết là giai đoạn làm cho con người kinh hãi nhất trong cuộc đời , ngay cả người đau khổ , đói rét , không mảnh vải che thân , không củ khoai lót dạ cũng phải sợ cái chết , không dám nghó đến cái chết ( trừ những kẻ thất vọng chán đời ) . Thật ra thì cái chết làm khổ cho con người thế nào , chưa ai biết được, vì người đã biết trạng thái chết thì đâu còn trên đời này để nói lại cho chúng ta hay. Nhưng chỉ Mục kích con người khi hấp hoái (trợn mắt chờ con lệ trào … có những người khi sắp chết vật mình lăn lóc , rên xiết) Dựa vào những tâm lý ta cũng biết được khi sắp chết tâm thần rối loạn sợ hãi kinh hoàng vì phải vónh viễn xa rời mọi người thân yêu như cha mẹ, vợ ( choàng ) con cái , anh em … dứt bỏ tài sản, một mình một thân, hai bàn tay trắng , đi vào thế giới xa lạ mà chưa hề hình dung được . Cũng có khi kinh hoàng bởi ám ảnh của ngạ qủy , địa ngục . Có nhiều người trước khi chết lo cho con còn qúa bé bỏng không biết nương tựa vào đâu để sống nên đau đớn thổn thức , tâm trạng bị dày vị .

e./- Cầu Bất Đắc Khổ : Điều gì mong cầu không đạt là một đau khổ . Trước mắt ta biết bao nhiêu người đã đớn đau thất vọng vì tình ái không thành công , danh không đạt sự nghiệp không nên . Đã từng có kẻ điên loạn tâm thần , quyên sinh , tự vận.

f./- Ái Biệt Ly Khổ : Yêu thương mà phải ly biệt nhau là khổ. Đang sống trong gia đình yên vui , đầm ấm nhưng vì lý do nào đó , chia ly là cả một sự đau khổ . Đôi tình nhân , cặp vợ choàng đang sống khắn khít yêu thương mà phải xa cách nhau là cả một sự đau khổ . Chiến tranh đã gây ra biết bao nhiêu cảnh vợ xa

choàng , cha xa con . Ôi đớn đau biết bao !

g./- Oán tằng hội khổ : Ngược lại những người mình ghét cay ghét đắng mà phải sống chung với họ hoặc phải gặp gở hằng ngày cũng làm cho mình bực bội khổ sở

h./- Ngũ ấm xí thạnh khổ : Thân con người do Năm món che đậy đó là sắc, thọ ,tưởng , hành , thức Năm món này gọi là ngũ ấm (còn gọi là ngũ uẩn) . Ngũ uẩn do nhân duyên sinh nên vô ngã , vô thường , luôn luôn biến hoại, đi ngược với tham ái , chấp thủ của con người nên đau khổ. Các đau khổ trên có thể biểu hiện qua ba hình tướng Khổ khổ , cái khổ choàng chất lên cái khổ . Bản thân đã khổ hoàn cảnh chung quanh lại thiếu thoán, khó khăn , ngang trái đắng cay ( ví dụ : trong cuộc sống thực tế )

Hoại khổ vì vô thường tất cả những gì ta yêu thích dần dần tan rã, hủy diệt nên cũng làm ta đau khổ .

Hành khổ cũng do vô thường : về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh thời gian chi phối phá hoại, về phương diện tinh thần tâm ta không yên ổn, thường bị dục vọng dằn vặt , lôi cuốn từng phút từng giây (tâm viên, ý mã) nên phải khổ ( nêu ví dụ chứng minh ).

Tóm lại , ta không được tự do mà bị chi phối bởi những tư tưởng dục vọng , tiềm thức , ý thức ta luôn luôn theo mệnh lệnh của nó . Đức Phật nêu rõ khổ đế để làm gì ?

Không phải Đức Phật nêu rõ khổ đế của cuộc đời cho chúng ta thêm bi quan thêm chán nản mà cốt để cho ta được tỉnh thức . Biết bao nhiêu người đang sống trong khổ đau mà cứ ngở mình đang sung sướng . Như người nằm ngủ say trong ngơi nhà đang bốc cháy mà đang ở trong một giấc mộng đẹp đẽ thần tiên , có biết đâu sản nghiệp của ta đang bị thiêu rụi , thân mạng ta đang lâm nguy . Đức Phật đã đánh thức chúng ta , đưa chúng ta trở về với thực tại , để ta thấy được thực tại kinh hoàng mà mau mau tìm đường giải thoát khỏi lâm nguy , ( nếu một ví dụ nữa như người nghiện rượu , nghiện thuốc phiện …)

Trong lónh vực tình ái , sự nghiệp , sự sống hằng ngày kể cả những người giàu sang phú qúy , cũng không phải là không đau khổ ( nêu ví dụ ) .

Đúng ra đây chỉ là nhận thức về cuộc đời ta chỉ có thể dựa vào thực tế cuộc sống phê phán nhận thức , đánh giá nhận thức ấy đúng hay sai , còn lạc quan hay bi quan là do thái độ sống của mổi con người . Hôn nữa nhạân chân được cái khổ ở đời chúng ta mới chịu khó tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên cái khổ đó. Sau khi nêu rõ sự khổ đau Đức Phật lại chỉ cho ta thấy nguyên nhân nào đưa đến khổ đau ấy . Đó chính là Tập Đế .

2.- Tập Đế :

Những nhân duyên kết tập lâu đời , lâu kiếp , những khổ đau phiền não gọi là tập đế .

Những nguyên nhân của khổ đau thì nhiều mà nguyên nhân chính là vô thường , ở đâu có vô thường , ở đó có khổ đau , từ địa ngục đến cỏi trời phi tưởng , phi phi tưởng tưởng xứ. Nhưng sự thật không phải vì vô thường mà khổ đau , mà do chính con người ái sắc , ái thọ , ái tưởng , ái hành , ái thức nên khổ . Sắc , tho, tưởng , hành , thức luôn biến đổi , hoại diệt thì con người sinh ra ưu , sầu bi , khổ , não . Vậy nguyên nhân đau khổ chính là lòng khát ái. Phân tích sâu hôn ta thấy rằng : nguyên nhân khổ đau là do kiết sử phiền não của chúng sanh (kiết là cột chặt , không buông tha , sử là điều khiển ,sai khiến ), kiết sử là các món phiền não ràng buộc trong ba giới, phải chịu luôn hoài sanh tử . Phiền não tuy nhiều nhưng có thể phân là m Mười món căn bản sau.