Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 520 guests and no members online

058099812
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
29135
67297
312465
1838630
58099812

10:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

NG DNG TINH THN GIÁO DC GĐPT TRONG CÁC

BỘ MÔN SINH HOẠT

(Tổ chức dưới hình thức hội thảo. HT cần ôn kỹ lại bài “Tinh thần giáo dục GĐPT” ở Bậc Kiên)

Giảng viên chủ tọa có trong tay bài Tinh thần Giáo dục Gia Đình Phật Tử và bài ứng dụng Phật PHÁP vào sinh hoạt Gia Đình Phật Tử . Phải nghiên cứu kỹ trước

I. NHẮC LẠI : TINH THẦN GIÁO DỤC GĐPT

Phần này mời Huynh Trưởng Học viên phát biểu, rồi chủ tọa đúc kết lại

- Tinh thần giáo dục Gia Đình Phật Tử là Bi - Trí – Dũng. Tinh thần này đã được nêu lên làm châm ngôn của Gia Đình Phật Tử.

Trong quá khứ Gia Đình Phật Tử đã thể hiện tinh thần này như thế nào ?

(Dành cho Huynh Trưởng Học viên phát biểu. Ngoài những điều đã nêu trong bài ở Bậc Kiên,

Huynh Trưởng có thể nêu thêm những thực tế của tỉnh nhà).

- Chủ tọa tóm thâu ý kiến và đọc lại phần này trong bài Tinh thần Giáo dục

Gia Đình Phật Tử ở Bậc Kiên trang 70, 71, 72 (Không đọc phần kết luận của bài)

Tinh thần giáo dục mới cuả thế giới hiện nay yêu cầu đào tạo con người toàn diện là phải mang tính chất nhân bản, dân tộc, khai phóng thì trong tinh thần Bi - Trí - Dũng đã có những tính chất ấy chưa ? (Huynh Trưởng thảo luận)

- Chủ tọa đúc kết (Dựa vào phần 1 trang 166, 167 và đoạn đầu phần 3b trang 169)

II. ÁP DỤNG TINH THẦN NÀY VÀO CÁC BỘ MÔN SINH HOẠT GĐPT NHƯ THẾ NÀO

Các bộ môn sinh hoạt Gia Đình Phật Tử gồm có văn nghệ (các bài hát lúc

sinh hoạt). Trò chơi và Hoạt Động Thanh Niên. Chúng ta trình tự đi từng bộ môn một

1. Trước hết chúng ta nói đến văn nghệ:

* Dành cho HT thảo luận:

Trong khi thảo luận chủ tọa có thể góp ý

- Tất cả những bộ môn sinh hoạt đều phục vụ cho Mục đích của Gia Đình Phật Tử, đều phù hợp với tinh thần Gia Đình Phật Tử (Bi - Trí – Dũng) trong Bi - Trí

- Dũng đã có nhân bản, có dân tộc, có khai phóng.

Vậy thì chúng ta làm sao qua Văn Nghệ có thể giáo dục được tinh thần đó.

Ngoài ra còn giáo dục được tình thương.

* Sau khi thảo luận chủ tọa đúc kết và bổ sung thêm

- Về mặt nhân bản: phải khôi phục lại sanh phận con người, giá trò con người. Trong Gia Đình Phật Tử loại bài hát này không thiếu (Trai áo lam, Xây dựng gia đình …). Chúng ta cần sưu tầm ghi lại đúng lời, đúng nhạc. Nhiều đơn vị hiện nay hát bất chấp nguyên bản, hát sai nhạc , có thể vì khả năng nhạc lý căn bản các Huynh Trưởng chưa có, nhưng nhiều đoạn các em của chúng ta hát không đúng lời của nguyên tác. Những nhạc sĩ sáng tác những bản nhạc này hầu hết là những Huynh Trưởng kỳ cựu, thâm Nhập nhiều tinh thần của Gia Đình Phật Tử, nhiều khi ta chỉ đổi lời đôi chút (hoặc vô tình hát sai lời) là đã đi ra ngoài ý nghĩa mà tác giả muốn có trong tác phẩm của mình. Tuyệt đối không đưa những bài hát có tính chất ủy mị vào.

- Về mặt dân tộc: bản nhạc phải mang tính dân tộc, không thể sử dụng những điệu nhạc lai căn, mất gốc (chắc chắn không có trong sinh hoạt Gia Đình Phật Tử), nhưng ngoài xã hội nhan nhãn mà lại hôp thị hiếu thanh niên. Ngay các em đoàn sinh của mình lúc ở nhà, những lúc ngoài không, trống trải cũng “cha, cha, cha, tang tính …” hoặc “ten, ten, ten, ứ !”. Tại sao những bản nhạc Gia Đình Phật Tử chưa thâm Nhập vào tiềm thức các em bằng những điệu nhạc đó ? Chỉ khi nào lúc ngồi không ở nhà, lúc lao động trên nương rẫy cũng “Hị dô ta đây bao lòng trai hăng …” thay cho “Cha, cha…” thì việc áp dụng tinh thần giáo dục Gia Đình Phật Tử vào bộ môn Văn Nghệ của anh chị Trưởng mới gọi là thành công.

- Về mặt khai phóng: phải giữ gìn những tinh hoa của dân tộc bằng cách tiếp nhận có chọn lọc những thành quả tiến bộ của thế giới mới.

- Đúng vậy, các HT Phật tử nhạc sĩ đã nắm được điều này nên những bản nhạc sinh hoạt GĐPT đến nay vẫn có những âm hợp với nhạc lý Tây phương, nhưng vẫn cấu trúc trong giai điệu hồn toàn Việt Nam. Trừ một vài bản vẫn chưa đạt yêu cầu nhưng không sao, chưa có ảnh hưởng gì.Ngay bài “Kính mừng Phật Đản” của Đoàn Đoàng ấu Phật Học ngày xưa, theo điệu đăng đàn cung “Vui mừng gặp ngày nay mồng tám tháng tư, là Khánh tiết Phật Thích Ca ngài…” nay cũng được một nhạc sĩ Phật giáo soạn lại rất hay tuy có mới mà điệu nhạc dân tộc vẫn duy trì (điều này chỉ nói thêm cho rõ chứ bản nhạc này bây giờ không nằm trong loại nhạc sinh hoạt)

- Ngoài ra qua bài hát, giáo dục cho các em tình yêu thương quê hương, thương người, thương lồi vật. Những bản nhạc cần có tính cách hùng mạnh (nhạc sinh hoạt Gia Đình Phật Tử hầu hết đều có tính chất này) Như vậy, song song với việc sưu tầm những bản nhạc sinh hoạt Gia Đình Phật Tử mới để làm mới mẻ thêm, tươi mát thêm, ta phải cho các em hát đi hát lại những bài hát đã từng hát trước đây để các em không những thuộc làu mà còn đi vào tiềm thức của các em. Chúng ta đừng sợ nhàm chán. Một băng nhạc ủy mị réo rắt trong các quán cà phê, ngày nào cũng nhai đi nhai lại thế mà chán gì, thanh

niên sáng nào cũng ung dung ngoài thưởng thức với những ly cà phê. Cái tốt nhàm chán, còn cái xấu không nhàm chán à ? Có nhiều đơn vị chỉ mãi miết sưu tầm cho được những bài hát mới để tập cho các em hàng tuần, trong khi đó những bài hát cũ lâu lắm không hề hát nên các em đã quên đi hay hát sai điệu rất nhiều.

Lại nữa có nhiều Huynh Trưởng muốn cho mới mẻ trong buổi sinh hoạt nên đưa vào những bài hát của đoàn thể khác ngoài Gia Đình Phật Tử, nhưng những bài hát này làm sao có được đầy đủ những yêu cầu đúng tinh thần giáo dục của Gia Đình Phật Tử.

Vẫn biết những anh chị này chọn những bài hát rất lành mạnh, nhưng đây chỉ là “vạn bất đắc dó” không tìm được những bản nhạc sinh hoạt Gia Đình Phật Tử khác.

2. Tiếp đến nói về trò chơi (hướng thảo luận như trên) Trò chơi phải lựa chọn để qua trò chơi giáo dục cho các em tinh thần Bi - Trí

- Dũng vậy ta phải lựa chọn như thế nào ?

Trò chơi của Gia Đình Phật Tử chưa phải là dồi dào lắm nên còn phải đưa vào nhiều trò chơi của những đoàn thể khác để luôn luôn có những trò chơi mới lạ.

Lúc nào cũng dùng đi dùng lại mấy trò chơi thôi thì các em cũng chán thật. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn là dó nhiên, nhưng lựa chọn rồi, vẫn để nguyên xi như vậy có được không ? (Một vài trò chơi có thể giữ nguyên nhưng đa số phải thay đổi cho phù hợp với tinh thần giáo dục của Gia Đình Phật Tử)

Sau khi thảo luận đưa đến vấn đề là phải Phật hóa trò chơi.Chủ tọa dựa vào vấn đề Phật hóa trò chơi “ứng dụng Phật PHÁP vào sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử” chương trình Lộc Uyển để hướng Dẫn thảo luận.

3. Hoạt Động Thanh Niên:

Về Hoạt Động Thanh Niên, phải làm thế nào để ứng dụng được tinh thần Bi

- Trí - Dũng vào trong đó ? (Huynh Trưởng thảo luận) Khi đúc kết chủ tọa hồn chỉnh thêm

Môn Hoạt Động Thanh Niên cần diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên đưa các em vào thực tế. Bất kỳ một cái gút nào, hay một dấu đi đường, một bản Morse là phải hiểu cho được cái lợi ích thiết thực của cái gút ấy, của bản Morse ấy … để các em thấy được “Học là để cứu mình và cứu người” vừa giáo dục được tinh thần từ bi, vừa giáo dục được tinh thần quả cảm. Nên người Huynh Trưởng khi dạy môn này phải khéo léo và biết cách làm sống động buổi Học. Giờ Hoạt Động Thanh Niên mà chỉ truyền đạt một cách thụ động hoặc chưa làm nổi bật lợi ích của bài

Học là chưa vận dụng được tinh thần giáo dục của Gia Đình Phật Tử.

Cái tinh thần giáo dục Gia Đình Phật Tử mà chúng ta đã Học ở Bậc Kiên không những chỉ Học để biết mà biết để ứng dụng. Nếu không ứng dụng được tinh thần giáo dục ấy vào các bộ môn sinh hoạt thì chẳng còn gì là tinh thần giáo dục Gia Đình Phật Tử./-