Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 1017 guests and no members online

058036544
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
33164
68352
249197
1775362
58036544

11:34 _ 28-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

ĐẠI CƯƠNG PHẬT PHÁP

I / DẪN NHẬP :

Sau khi thành đạo , đức Thế Tôn nhận thấy các nguồn tư tưởng cũng như sự hiện diện Của các tôn giáo đương thời đã không giải quyết được gì cho con người và xã hội . Ngài muốn đem giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ khai thị cho chúng sanh , đưa chúng sanh thóat khỏi khổ đau , đi đến an vui hạnh phúc thật sự .

Nhưng giáo lý Của Ngài quá thâm sâu , căn cơ chúng sanh cũng khó tiếp nhận , song rồi Ngài cũng quyết định hoằng hóa CỨU độ chúng sanh .

Đầu tiên Ngài đến rừng Lộc Uyển thuyết pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như , trước đây Ngài đã có lần cùng tu với các vị này nhưng sau đó Ngài thấy cách tu ấy không thể nào đưa đến giải thóat khổ đau . Sau khi nghe pháp 5 anh em đều Giác Ngộ . Rồi suốt 49 năm không những Ngài đi khắp các miền ấn Độ để thuyết pháp giáo hóa mà còn thuyết giảng cho hàng Chư Thiên nữa . Những lời chỉ dạy Của Đức PHẬT đại cương như sau .

II / ĐẠI CƯƠNG PHẬT PHÁP :

Nói đến giáo lý ( tức là PHẬT Pháp ) thì rất là nhiều , đến tám vạn bốn ngàn pháp môn . Vì khi đức PHẬT tại thế , ngài tùy trình độ , tùy căn cơ Của chúng sanh để thuyết giảng. Giáo lý ấy gồm 3 tạng kinh điển :KINH (những lời Đức PHẬT Thích Ca đã nói khi còn tại thế),LUậT (những giới luật mà Đức PHẬT đã chế ra cho các hàng PHẬT tử xuất gia và tại gia tu tập), LUậN (do các đệ tử Của PHẬT-các vị tổ-làm ra để bàn giải rõ ràng những nghĩa lý mầu nhiệm).

Ba tạng kinh điển đó lại nằm trong hai Đại tạng : Đại tạng Bắc tông (quen gọi là Đại Thưà) và Đại Tạng Nam Tông Về sau người ta còn phân ra Đại Thưà và Tiểu Thưà.Đại Thưà có nghĩa là cỗ xe Lớn chở được nhiều người .Tiểu Thưà là cỗ xe Nhỏ chỉ chở được một người . Sở dĩ chia như vậy vì căn cơ nguyện vọng Của chúng sanh không đoàng nhau . Những người nào nhận thấy mình chỉ đủ sức giải thóat riêng cho mình thì đi cỗ xe nhỏ.Những người nào nhận thấy có thể tự giải thoát cho mình mà còn có thể giải thoát, CỨU độ cho nhiều người khác và có hạnh nguyện lợi tha thì dùng cỗ xe lớn.

PHẬT pháp tuy nhiều như vậy nhưng chủ yếu là:cho ta thấy rõ sự khổ đau Của cuộc đời, nhưng không phải để bi quan chán nản, thất vọng mà để tìm cho ra nguyên nhân khổ đau. Sau khi PHẬT pháp đã cho ta thấy được nguyên nhân Của khổ đau thì PHẬT pháp lại giới thiệu cho ta cái cảnh giới an vui tự tại . Nhưng không phải để van xin sự CỨU rỗi Của Thượng Đế hay một vị thần linh nào cho ta tới cảnh giới an vui mà PHẬT pháp chỉ cho ta con đường đi đến đó. Hay nói cách khác hôn, là những biện pháp để đi đến an vui giải thoát . Không ai CỨU rỗi được chúng ta mà phải tự mình CỨU lấy mình. Biện pháp chính có tám điều (sẽ học kỹ trong bài Bát Chánh Đạo)

- Thuộc về nhận thức,về trí tuệ:

1. Hiểu biết đúng đắn .

2. Suy nghĩ đúng đắn .

- Thuộc về đạo đức,luân lý ,về lời nói, việc làm :

3.Nói lời đúng đắng .

4. Hành động đúng đắn .

5. Làm ăn sinh sống đúng đắn .

6. Siêng năng , phấn đấu khắc phục khó khăn một cách đúng đắn .

- Thuộc về định tâm :

7. Chú ý , chú tâm tưởng niệm đúng đắn .

8. Tập trung tư tưởng đúng đắn .

Tám cách , nói đúng hôn là con đường có tám ngành để đi đến an vui giải thóat này có thể nhóm lại thành ba nhóm :

Giới : Đạo đức ,luân lý , thực hành qua lời nói , hành động

Định : Định tâm , thực hành qua phép quán tưởng thiền định .

Huệ : Nhận thức , trí tuệ .

Ba nhóm này hổ tương lẪn nhau , có trí tuệ nhận thức đúng đắn mới thấy được Giới luật là cần thiết , mới nghiêm trì giới luật . Có nghiêm trì giới luật thì tâm không buông lung , việc định tâm mới dễ dàng . Có định tâm thì trí tuệ mới phát chiếu ( ví dụ : khi định tâm thì học bài mau thuộc dễ nhớ , còn khi để tâm buông lung thì học bài khó nhớ , lâu thuộc ) PHẬT pháp còn cho ta thấy rõ sự biến đổi vô thường Của vạn vật ( trong đó có cả con người ) : Vô thường

Đạo PHẬT cũng nêu rõ một vŨ trụ quan “ Duyên sinh” Mọi sự mọi vật , mọi hiện tượng ( nói rộng ra là cả vŨ trụ ) đều do nhiều yếu tố tương quan với nhau mà thành chứ không thể tự nhiên mà có và cũng không phải do một ai sinh ra , nếu một nhân hay một duyên nào thay đổi thì sự vật , hiện tượng đó thay đổi . Và một nhân sinh quan “ Nghiệp báo “ con người không phải chết là hết mà là sự chuyển biến để rồi trở lại sống một kiếp khác . Sinh tử chỉ là những giai đoạn chuyển biến Của một chuổi dài luân hồi . Như thế , mọi hành động có ý thức (nghiệp ) đều là nhân và là những gì ta nhận lấy trong kiếp sống Của mình là quả và cứ thế nhân quả trùng trùng . Vậy cuộc đời chúng ta do nghiệp nhân Của chúng ta tạo ra chứ không có một đấng thần linh nào ban ôn giáng hoạ . Muốn an vui ta không phải cầu xin mà có , mà ta phải tạo lấy những nghiệp nhân “ Thiện “ để hưởng quả lành . Chúng ta không bao giờ buông xuôi tay cho số phận , trái lại cuộc đời chúng ta do chúng ta quyết định ( sẽ được học kỹ trong bài nhân quả Nghiệp Báo )

III/ KẾT LUẬN :

Qua bài này , chúng ta đã có một cái nhìn tổng thể toàn bộ giáo lý Của đạo PHẬT , nắm được những nét rất đại cương Trong chương trình tu học Của HT , chúng ta sẽ đi sâu vào tùng vấn đề một để tìm hiểu tường tận hôn ./-