Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 444 guests and no members online

059449946
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
23573
62368
281106
1184065
59449946

09:28 _ 19-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

THIỀN SƯ TỲ-NI-ĐA-LƯU-CHI

I.- MỞ ĐẦU :

Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), một vị vua sùng bái đạo Phật Của thời Lý đã làm bài kệ truy tặng vị Thiền sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (450 năm về trước) như sau : "Sáng tự lai Nam quốc, Văn quân Cứu tập thiền, Ly khai chư Phật tín, Viễn hợp nhất tâm nguyên, Hạo hạo Lăng Già nguyệt, Phân Phân Bát Nhã liên, Hà thời lâm diện kiến, Tương dữ thoại trùng huyền".

Dịch nghĩa :

"Mở lối sáng nước Nam, Nghe Ông giỏi tập thiền, Mở bày niềm tin Phật, xa hợp một nguồn tâm. Trăng Lăng-già vằng vặc, Sen Bát nhã ngÁt thôm, Bao giờ được gặp mặt, Cùng nhau bàn đạo huyền".

II.- THÂN THẾ :

Theo sách "Cổ châu pháp vân bổn hạnh ngữ Lục" thì vào khoảng đời Đông Tấn (317-419) có một Pháp sư tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người ấn Độ nhận thấy ở Nam Việt đã hiểu đạo Phật liền qua trú tại chuà Pháp Vân, giảng dạy Phật pháp, và từ đó Phật giáo Việt Nam thịnh hành. Theo sách "Thiền Uyển Tập Anh" viết lại lời Thiền sư Thông Biện thì Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Nam Thiên Trúc, từ thuở nhỏ đã vân du Tây trúc, nhưng pháp duyên chưa gặp. Ngài lại đi về phía Đông Nam, rồi đến Trường An vào năm 574, là kinh đô nhà HÁn (Trung quốc). Gặp lúc Phật giáo Trung quốc bị Võ Đế Bắc Chu đàn Áp, Ngài đi về đất Nghiệp (Hoà Nam). Lúc bấy giờ Tổ thứ 3 Thiền Tông Của Trung quốc là Tăng XÁn cũng đang ti nạn tại núi Tu Không (Hoà Nam). Khi Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi gặp Tổ Tăng XÁn thấy phong độ phi phàm Của Tổ, liền chấp tay, Tổ vẫn ngoài yên không nói gì cả, trong lúc đứng chờ suy tư tâm mới mở ra, như đã sở đắc Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi liền lạy xuống 3 lạy, Tổ cũng chỉ gẬt đầu 3 cái mà thôi,

Ngài liền lùi 3 bước mà thưa rằng: " Đệ tử từ trước đến nay chưa có cơ hội, xin Hoà Thượng từ bi cho đệ tử được hầu bên tả hữu". Tổ liền nói : " Ông mau mau đi về phương Nam mà tiếp xúc với thiên hạ, không nên ở lâu tại đây". Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi liền từ biệt Tổ đivề phương Nam, ở lại chuà Chế Chỉ Quảng Châu. ở đây Ngài đã dịch được một số kinh, như kinh Tượng Đầu, Nghiệp Báo Sai Biệt từ chữ Phạn

ra chữ HÁn. Tháng 3 năm canh Tý (580), Ngài vào đến nước ta, trụ trì chuà Pháp vân, dịch thêm bộ kinh Tổng Trì. Trong thời gian này, Ngài đã thâu nhận đệ tử và truyền đạo, nhờ vậy mà giáo pháp mới hưng khởi tại Việt Nam và trở nên thịnh đạt. Năm 594, trước khi tịch. Sư gọi đệ tử Pháp Hiền đến nói xong bài kệ. Sư chấp tay thị tịch. Ngài Pháp Hiền làm lễ trà tỳ, thu XÁ lợi 5 sắc, xây tháp để thờ.

III.- SỰ NGHIỆP :

1.- Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch được 3 bộ kinh : Tượng Đầu, Nghiệp Báo Sai Biệt và Tổng Trì.

2.- Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi là một Tăng sĩ người ấn Độ, nhưng lại được Ngài Tăng Xán là Tổ thứ 3 Của Thiền Tông Trung quốc truyền cho tâm ấn, và được đặt tên Trung hoa là Diệt Hỷ.

3.- Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người đầu tiên truyền Thiền Tông vào nước ta, và lập ra phái Thiền thứ nhất ở Việt Nam, mang đại bộ phận sắc thái ấn Độ mặc dù trước đó ở Việt nam là Quán Duyên đang dạy Thiền học, trong đó có môn đệ là Pháp Hiền, nhưng về sau Pháp Hiền lại theo học với ngài Ty Ni Đa Lưu Chi., để rồi sau đó đượ6c truyền tâm ấn trở thành Tổ thứ hai Của Thiền Việt Nam.

4.- Nhờ có ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền học Việt Nam đã được truyền qua 19 đời, từ năm 580 đến 1213, tạo thành sắc thái Thiền Tông Việt Nam mà trong đó có những vị Thiền sư như Vạn hạnh, đã làm nên những trang sử vêu vang cho Đạo Pháp và Dân tộc Việt Nam.

IV.- DÒNG PHÁP Của Tỳ NI ĐA LƯU CHI CHUÀ PHÁP VÂN :

Kể từ năm Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chivào Việt nam (580) đến ngày mất Của ỷ Sơn (1213). Như vậy phái Thiền ty Ni Đa Lưu Chi đã truyền thưà được 633 năm với 19 thế hệ theo bản liệt kê dưới đây :

1.- Thế hệ thứ nhất : Một người :- Pháp Hiền (? - 626)

2.- Thế hệ thứ hai : Một người (khuyết Lục)

3.- Thế hệ thứ ba : Một người (khuyết Lục)

4.- Thế hệ thứ tư : Một người :- Thiền sư Thanh Biện (? - 686)

5.- Thế hệ thứ năm :Một nguời (khuyết Lục)

6.- Thế hệ thứ sáu : Một người (khuyết Lục)

7.- Thế hệ thứ bảy : Một người (khuyết Lục)

8.- Thế hệ thứ tám : Ba người (hai người khuyết Lục)- Định Không (? - 808)

9.- Thế hệ thứ chín : Ba người (đều khuyết Lục)

10.- Thế hệ thứ mười : Bốn người (01 người khuyết Lục- Trưởng lão La Quý

- Thiền sư Pháp Thuận (925 - 990

- Thiền sư Ma Ha

11.- Thế hệ thứ mười một : Bốn người (02 người khuyết Lục) :

- Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979)

- Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087)

12.- Thế hệ thứ mười hai : Bảy người(02 người khuyết Lục) :

- Thiền sư Vạn hạnh (? - 1025)

- Thiền sư Định Huệ

- Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1117)

- Trì Bát (1049 - 1117)

- Thiền sư Thuần Chân (? - 1105)

13.- Thế hệ thứ mười ba : Sáu người (02 người khuyết Lục) :

- Tăng thống Huệ Sinh (? - 1064)

- Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163)

- Quốc sư Minh Không (1066 - 1141)

- Thiền sư Bản Tịch (? - 1140)

14.- Thế hệ thứ mười bốn : Bốn người (03 người khuyết Lục) :

- Tăng thống Khánh Hỷ (1067 - 1142)

15.- Thế hệ thứ mười lăm : Ba người (01 người khuyết Lục) :

- Thiền sư Giới Không

- Thiền sư Pháp Dung (? - 1174)

16.- Thế hệ thứ mười sáu : Ba người :

- Thiền sư Trí Nhàn

- Thiền sư Chân Không (1046 - 1100)

- Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203)

17.- Thế hệ thứ mười bảy : Bốn người (01 người khuyết Lục)

- Thiền sư Diệu Nhân (1042 - 1113)

- Thiền sư Viên Học (1073 - 1136)

- Thiền sư Tĩnh Thiền (1121 - 1193)

18.- Thế hệ thứ mười tám : Hai người (01 người khuyết Lục) :

- Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151)

19.- Thế hệ thứ mười chín : Hai người (01 người khuyết Lục).

- Thiền sư Y Sơn (? - 1216)

V.- NỘI  DUNG CƠ BẢN VỀ THIỀN HỌC :

1.- NỘI dung thiền học Của Ngài mang nhiều dấu ấn Thiền Tông ấn Độ (lúc bấy giờ). Mặc dù đã đến Tổ thứ 3 là Tăng xÁn, Thiền Trung quốc vẫn còn mang dấu ấn Thiền ấn Độ. Mãi cho đến Thứ thứ 6 làNgài Huệ Năng., Thiền Trung quốc mới mang sắc thái Trung quốc

2.- Ngài rất chú trọng tu Định và qua tiến bộ trong việc tu Định mà trí Bát Nhã bừng sáng, và hành giả đồng  thời cũng chứng nhiều quyền năng siêu nhiên, mà Các sách thường gọi là phép thần thông.

3.- Bộ kinh đầu tiên do Ngài dịch là kinh Tượng Đầu, có thể xem như là kinh căn bản Của Thiền học, mang tính chất phá chấp Của văn hệ Bát Nhã, nói về bản chất Của giác ngộ.

4.- Bộ kinh thứ ba mà Ngài dịch là kinh Tổng Trì, là một kinh về Mật giáo, sự có mặt Của yếu tố Mật giáo là một đặc điểm cơ bản Của Thiền phái này.

5.- Những thế hệ kế tiếp Của Thiền phái Ty Ni Đa Lưu Chi, đều bộc lộ tư tưởng Thiền Của Sô tổ, và còn có những kiến thức siêu việt trong nước và nước ngoài như Pháp Hiền , Sùng Phạm, Từ Đạo Hạnh, Vạn Hạnh.

6.- NỘI dung Của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi rất có tính Cách dân tộc Việt Nam, vưà biểu lộ được sự sinh hoạt tâm linh siêu việt Của Phật giáo vưà biều lộ được đời sống thực tế đơn giản Của quần chúng nghèo khổ.

VI.- KẾT LUẬN :

Là Huynh trưởng sau khi nghiên Cứu thân thế và sự nghiệp Của Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, chúng ta phải :

- Thấy được công ơn to lớn Của vị sư người ấn, tầm đạo ở Trung quốc và giảng dạy Thiền học tại Việt Nam. Ngài mở ra phái Thiền đầu tiên tại Việt Nam từ năm 580 đến 1213, nối tiếp 19 thế hệ Thiền và ảnh hưởng quan trọng đến tinh thần Nhập thế Của Phật giáo Việt Nam cho đến hiện nay.

- Phải xác định cho được Ngài là Sô Tổ Thiền Việt Nam, khác với Ngài Boà Đề Đạt Ma, Sô Tổ Của phái Thiền trung Quốc. Có nên chăng Các chuà Việt Nam nên thờ Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi ? Xưa nay chỉ thấy thờ ngài Boà Đề Đạt Ma là sô Tổ Thiền Trung quốc trong Các chuà Việt Nam mà không thấy thờ Sô Tổ Thiền Việt Nam.

- Chú tâm nghiêm trì giới luật, thực hành Thiền học, Áp dụng hữu hiệu trong cuộc sống hàng ngày, đó mới là tỏ lòng thành kính thù ân bậc thượng Tăng hữu công./-

TÀI Liệu THAM KHẢO :

1.- Việt Nam Phật Giáo sử lược Của Thích Mật Thể

2.- Việt Nam Phật Giáo sử luận Của Nguyễn Lang

3.- Nghiên Cứu về Thiền Uyển Tập Anh Của Lê Mạnh Thát xuất bản 1999.