Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 520 guests and no members online

058099812
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
29135
67297
312465
1838630
58099812

10:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

NĂM HẠNH

A.- DẪN NHẬP

Các Đức Phật, Các vị Boà tát đều có đầy đủ năm hạnh lành : Từ bi, Hỷ xả, Tinh tấn, Thanh tịnh và Trí tuệ. Là Phật tử chúng ta phải học tập năm hạnh đó. Hơn nữa, đã là một Huynh trưởng, chúng ta trước hết phải trau dồi năm hạnh, Tập Sống theo năm hạnh để rồi khuyến hóa nhắc nhở Các em Của chúng ta thực hành năm hạnh .

B.- NỘI DUNG.

I.- Năm Hạnh :

1.- Ý nghĩa Của năm hạnh :

a.- Từ bi : Đúng ra là gồm 2 : Từ và Bi. Từ là đem vui, Bi là Cứu khổ. Bằng mọi Cách đem lại nguồn vui cho kêu khác gọi là "Từ", bằng mọi Cách làm vôi đi nỗi khổ cho người khác gọi là "Bi". Không những cho người mà còn cho cả loài vật. Nhưng thường đem lại nguồn vui thì cũng vôi đi nỗi khổ. Một người đang khổ vì đói khát, không cơm ăn, mình đem thức ăn đến cho họ, trong cơn đói mà có được thức ăn thì chắc chắn cảm thấy vui sướng. Vậy, giúp cho người đang đói một Bát cơm là một lúc hành động cả Từ lẫn Bi.

Một người đang đau khổ vì mất mẹ, chúng ta dùng lời lẽ ơn toàn an ủi, giải thích cho người ấy hiểu "Chết" chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái nầy sang trạng thái khác hoặc từ thân này sang thân khác, giống như đám mây kia gặp lạnh thì chuyển thành mưa, phàm có sinh ắt có tử, có thành ắt có hoại, ta còn có

Cách để báo hiếu chứ không phải là tuyệt vọng. Nhờ hiểu được như vậy, người kia đã vôi bớt nỗi khổ đau tức là giảm được nỗi buồn, đã có được niềm vui len lỏi vào trong nỗi buồn.

Một em bé đang bị kêu du đảng uy hiếp, em hốt hoảng sợ hãi, ta đến can thiệp bênh vực cho em bé, em bé thóat khỏi sự hành hung Của tên du đảng. Em không còn đau khổ vì sợ hải và em vui mừng trong cơn nguy hiểm được có người Cứu thóat. Trong khi Cứu khổ lại vưà đem đến an vui. Chính vì vậy mà Từ thường

ghép với Bi. Người có hạnh Từ Bi, cõi lòng luôn rộng mở, mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩa đều đem tới vui tươi cho kêu khác, làm vôi nỗi khổ cho kêu khác.

b.- Hỷ xả : Hỷ xã cũng là hai hạnh: Hỷ là vui mừng, người có hạnh hỷ tính tình vui vêu. Xả là buông bỏ không chấp, không tham đắm. Ví dụ : có người chưởi mắng ta nhưng ta không chấp, không lấy đó làm nhục, không vì lời chưởi mắng ấy mà nổi sùng, ta vẫn điềm nhiên.

Ta có một chiếc Honđa mới, ta giữ gìn cẩn thận luôn luôn lau chùi sạch sẽ, nhưng ta sẵn sàng cho bạn mượn khi bạn cần chứ không bo bo ôm giữ : dù bạn có làm trầy chợt hay hư hỏng đôi chút ta cũng không lấy gì làm tiếc nuối. Nói rộng ra, mọi Của cải tài sản, ta đừng quá lệ thuộc vào nó, đừng quanniệm là "Của ta" (khi xuôi tay nhắm mắt có đem theo được không ? Khi đó còn Của ta nữa không?).Mỗi khi hư hỏng, mất mÁt chúng ta đừng tiếc nuối đau khổ (phải hiểu lẽ vô thường). Nếu cừ chấp chặt : phải là "Của ta" thì ta đâu dÁm cho ai vật gì

dù là nhỏ nhoi. Cả thân mạng chúng ta cũng coi thường, có phải sỡ hữu Của ta đâu? Chỉ cần một tai nạn là thân mạng này không còn nữa. Một luồng gió độc cũng có thể cướp mất thân mạng ta. Thân ta chỉ toàn tại trong từng hôi thở, thở ra mà không thở vào thì . .Người có hạnh "Xả" thì tâm bao giờ cũng bình thản tươi vui, tính tính trở nên vui vêu, nên "Hỷ" thường ghép với "Xả".

c.- Tinh tấn : Tinh tấnlà tinh cần và vững tiến. Luôn luôn siêng năng và có chí vượt khó. Trên đường học đạo dù gặp bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cực nhọc cũng bền chí tiến bước. Người có hạnh "Tinh tấn" bao giờ cũng mong cầu học hỏi giáo lý, mong cầu tu tập giải thóat, không bao giờ lui bước khi gặp khó khăn, khi đối đầu với nghịch cảnh.

d.- Trí Tuệ : Hiểu biết sáng suốt. Tức là hiểu biết đúng đắn, nhận rõ được sự thật (chúng ta đừng lầm hiểu biết ở đây là hiểu biết thế gian - thế trí - Vì có thể những hiểu biết về khoa học, những phát minh lớn lao mà không phải là hiểu biết sáng suốt. Ví dụ : Như phát minh bom nguyên tử để tiêu diệt loài người thì đâu có

"sáng suốt" Người có hạnh "Trí tuệ" bao giờ cũng muốn tìm hiểu đúng sự thật, trước bất cứ` vấn đề gì cũng muốn hiểu cho thấu đáo và thích nghiên Cứu học tâp giáo lý, thích bàn luận về giáo lý chứ không thích phung phí thời giờ trong Các câu chuyện phù phiếm.

e.- Thanh tịnh : Thanh tịnh là trong lặng. Thanh tịnh thường chỉ về tâm Hoàn. Một tâm Hoàn trong sạch tức là không có một ý nghĩ hay hành động xấu xa, độc Ác. Thanh tịnh còn có nghĩa sâu hơn, tâm thanh tịnh tức là tâm trong lắng, không vấy lên một tạp niệm nào. Người có hạnh "Thanh tịnh", không những là người không

bao giờ có những ý nghĩ xấu Ác, những mưu đồ đen tối mà còn là người luôn luôn tìm Cách giữ tâm mình trong lắng, không vọng động.

2.-Cần hiểu đúng về năm hạnh :

Như trong bài "Mục đích Phật Pháp" có đề cập đến phải cẩn thận khi tìm hiểu một từ ngữ trong Phật giáo. Không thể hiểu từngữ Phật giáo qua từ ngữ thong thường Của ngoài đời. Lắm lúc ngoài đời thường vay mượn danh từ Phật giáo nhưng dùng không thật đúng nghĩa Của nó. Chẳng hạn từ "giác ngộ" từ "tự giác" đã trở thành từ đầu môi Của nhiều người, nhưng những người dùng nó lại không phải là Phật tử nên đâu có đúng nguyên nghĩa Của no,ù "hoan hỷ"ù bây giờ cũng đã trở thành từ quen thuộc ở ngoài đời vàngười ta cũng đã dùng nó để diễn đạt một Cách lịch sự ( "kính xin Ông hoan hỷ chấp thuận . . ."). Thật là quá lạm dụng từ ngữ phải không ? Vì vậy chúng ta thấy : Từ bi không thể đồng  nghĩa với "nhân từ" hay "Bác Ái". Từ bi có nghĩa sâu hơn và rộng ra đến vạn loại chúng sanh chứ không phải chịu hạn định đối với "người". Nhiều Tự điển (chẳng hạn như Tự ĐIểN VIệT NAM Của Ban Tu Thư Khai Trí) chỉ giải nghĩa "Thanh tịnh" :

 1.- Trong sạch ;

 2.- Yên tỉnh. Mà đúng vậy, ngoài đời chỉ hiểu rằng : Khoảng không gian vắng lặng, không có tiếng oàn ào là thanh tịnh. Còn từ "Hỷ Xả"(Cũng tự điển nói trên) giải thích : Xả thân một Cách vui vêu. Thế cũng đúng, nhưng chỉ một khía cạnh "Xả thân". Đúng nghĩa Của nó là buông bỏ tất cả. Trí tuệ ở đây phải hiểu là Phật trí chứ không phải là thế gian trí (như đã giải thích). Vậy có người có thể có bằng cấp văn hóa cao : Cử nhân, Tiến sĩ mà không hiểu gì về giáo pháp, không xây dựng sự hiểu biết Của mình trên nền tảng "tình thương" thì cũng là người "không có trí" (đối với đạo Phật). Trái lại người không có bằng cấp văn hóa, nhưng lại là người từng nghiên Cứu sâu sắc về đạo Phật đem giáo lý thực hànhtrong đời sốngthì lại là người "có trí" (dĩ nhiên thế gian trí cũng có thể là phương tiện giúp cho chúng ta để mở mang Phật trí).Tinh tấn không chỉ có nghĩa tiến tới một Cách sáng suốt mà còn phải bao hàm cả nhẫn nại hy sinh. Khi tìm hiểu một từ ngữ Phật giáo ta phải biết tầm nguyên.

3.- Tương quan Của Năm Hạnh :

Thật ra năm hạnh đều có Tương quan với nhau. Người có hạnh Từ Bi làm gì cũng cân nhắc xem việc mình sắp làm có tác hại gì đến ai không ? Nếu biết dựa vào giáo pháp để cân nhắc thì chính sự cân nhắc này đã thể hiện đước tính trí tuệ.(phân tích thật kỹ càng, tìm hiểu cho chu đáo). Và ngước lại, người có trí tuệ (Phật Trí) thì hành động phải phù hợp với giáo pháp bao giờ cũng lợi mình, lợi người vậy hành động ấy mang tinh thần Từ bi.

Cũng vậy, người có hạnh Hỷ xả mới dễ dàng thực hiện sự Bố thí, tức là có lòng Từ bi(người nào cứ khư khư chấp chặt vào tiền Của, bo bo ôm giữ mãi, có một muốn sinh sản thành hai, ba,bốn muốn nẩy nở thành năm sáu thì làm sao Bố thí được?). Khi chúng ta đã giúp cho aimột ít tiền bạc hay vật dụng là chúng ta đã  buông bỏ nó một Cách vui vêu rồi. Vậy, có "Hỷ xả" dễ dàng tăng trưởng hạnh "Từ bi", và có Từ bi dễ dàng xây dựng hạnh "Hỷ xả". Nhữngngười có tâm Hoàn trong lắng không vọng động thì trí tuệ dễ phát chiếu. Vậy hạnh Thanh tịnh hổ trợ cho hạnh Trí tuệ và ngược lại người có Trí tuệ mới thấy được "Thanh tịnh" là cần thiết trong cuộc sống. Khi đã thấy được như vậy thì không có gì có thể làm cản trở bước đường tu học. Vì có trí tuệ ta đã nhìn rõ "Chỉ có giáo pháp là ngọn đèn soi sáng trên con đường giải thóat" mà chúng sanh thì đang lặn hụp trong bể khổ trầm luân, cho nên chúng ta thiết tha mong cầu giải thóat . . . Thế thì có sự nguy nan nào có thể làm chùng bước ta được trên con đường học đạo và hành đạo thì làm sao mà không phát triển được Từ bi, Trí tuệ.Vậy thì ngược lại Tinh tấn cũng Tương quan với Các hạnh khác.

II.-TRAU DỒI NĂM HẠNH :

Đã là "Hạnh" tức là phải thuộc trong con người chúng ta, trong tâm chúng ta, trongthân chúng ta chứ không còn là một từ ngữ trống rỗng bên ngoài và cũng không còn chỉ là một thái độ. Chẳng hạn nói hạnh "Từ bi" không phải chỉ là một thái độ "Từ bi" nữa. Đó là "Hạnh". Vậy nó có sẵn trong tâm, trong thân nên mỗi lời nói, một hành động, một Ánh mắt, một nụ cười đều có chất Liệu Từ bi. Người Huynh trưởng chúng ta không còn nói là "thực hành" năm hạnh nữa. Đối với Các em, 5 hạnh này có ở Các đức Phật, Các vị Boà tát, Các em phải học và

tập tức là hiểu và thực hành trong đời sống Các em.Là Huynh trưởng chúng ta phải đưa năm hạnh này vào trong tâm, trong thân Của chúng ta. Là 5 hạnh Của người Phật tử (dĩ nhiên không sao sung mãn như Các đức Phật, chư vị Boà tát, nhưng ít ra cũng thoang thoảng đôi chút chứ). Đành rằng : Hạnh thì còn có căn duyên nhưng

nếu không biết trau dồi thì cũng khó mà toàn tại.

1.- Trau dồi hạnh từ bi :

Tùy căn cơ Của mỗi người. Có người khi thấy một bạn đau buồn khổ sở, không có một lời để vôi bớt nỗi khổ Của bạn mà ngược lại, nói ra lời nào thì chỉ gợi thêm sự đau khổ Của bạn thôi, nhưng người đó lại có thể bỏ tiền để hổ trợ cho công cuộc in ấn kinh sách, thế cũng là có tâm từ, cũng là Pháp thí ; một quyển sách, giáo lý cũng là một vị thầy đấy. Lại có người không thể nhịn được sự vu khống nhục mạ Của kêu khác mà phải nổi cơn thịnh nộ mắng cải, đánh đập nhưng họ lại có thể bỏ tiền gạo giúp cho những người nghèo đói. Vậy tùy căn cơ mà làm

phát triển tâm Từ Của mình. Ta phải biết quán - Người vu khống, chưỡi mắng ta, ta không nhịn được, nhưng ta thử đặt mình vào địa vị Của người ấy, vì phải sợ hãi một sự kiện gì đo nên vu không cho ta, chưỡi mắng ta, ta im lặng để họ có thể đổ vào ta mà không còn sợ hải thì đó là tâm Của người Từ bi. Hoặc ta giả sử người đó là cha mẹ ta, ta có chưỡi rủa đánh đập lại không ? Vậy xem người đó là cha, làmẹ ta đi.

Ăn một Bát cơm ta nghĩ đến những moà hôi nước mắt Của người nông phu đổ xuống cho có hạt gạo để nuôi sống ta. . . Trong từng hôi thở ta nhắc nhủ mình : "Nhớ tìm Cách cho vui - Nhớ làm vôi nổi khổ" (Từ bi).

2.- Trau dồi hạnh Hỷ xả :

Ta phải quán vô thường có sự việc gì, có hiện tượng gì trong vũ trụ này mà thường còn mãi mãi đâu ? Một luồng gió độc, một tai nạn đột xuất, ta có níu kéo được mạng sống không ? Tài sản, thân mạng có giữ mãi được không ? Thế thì tiếc gì mà không buông bỏ, tiếc gì mà không vui tươi trước mọi biến cố.

3.- Trau dồi hạnh Tinh tấn :

Biết takhông chủ động được mạng sống Của mình thì ta phải biết dùng than xác này làm phương tiện tu học, giải thóat. Làm được kiếp người là quý hóa lắm, giả như mang thân kiếp súc sanh, ngạ quỷ thì làm sao biết được Chánh pháp để tu tập giải thóat (kể cả thân kiếp chư Thiên, biết đâu chỉ lo vui hưởng dục lạc mà chẳng thấy được con đường giải thóat). Mà kiếp người này thì phải tranh thủ từng phút, từng giây, từng sát na, vì ai biết được cái giờ phút "không còn hôi thở". Vậy mỗi phút tim còn đập, phổi còn thở là mỗi phút tinh tấn học đạo, hành đạo.

4.- Trau dồi Trí tuệ :

Ta phải luôn luôn nghiên Cứu, học hỏi giáo lý, kinh điển ; tìm một minh sư hướng DẪN tu tập. Tìm bạn "Trí" để trau dồi mạn đàm, thảo luận. Đừngphí thì giờ trong Các chuyện phiếm vô bổ hoặc bỏ phí thì giờ trong Các buổi xem phim, Vidéo, nhữn g phim thiếu tính Cách giáo dục. Việc tĩnh tâm rất cần thiết cho sự phát huy trí tuệ.

5.- Trau dồi hạnh Thanh tịnh :

Biết tĩnh tâm, biết Cách gạn lọc những ý nghĩa không trong sạch, biết đình chỉ những vọng niệm. Phương pháp đơn giản nhất là theo dõi hôi thở. Hàng ngày dành một số thời gian (15 phút - it nhất) tập thiền định - hoặc trong khi đi đứng. . .cũng có thể theo dõi hôi thở :

- Hôi thở 1 : Thở ra "Nhớ tìm Cách cho vui", Thở vào "Nhớ tìm Cách cho vui"

- Hôi thở 2 : Thở ra "Nhớ làm vôi nỗi khổ", Thở vào "Nhớ làm vôi nỗi khổ".

- Hôi thở 3 : Thở ra "Nhớ giữ lòng hoan hỷ", Thở vào "Nhớ giữ lòng hoan hỷ"

- Hôi thở 4 : Thở ra "Nhớ tập hạnh xả buông", Thở vào "Nhớ tập hạnh xả buông"

Cứ tập mãi như thế.

Kết Luận :

Đã là hạnh Của người Phật tử thì Huynh trưởng chúng ta phải luôn luôn trau dồi. Khi đã "Hạnh" thì mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều đượm tính chất năm hạnh một Cách tự nhiên. Chưa đòi hỏi một mức độ cao, nhưng phải tùy căn cơ mà rèn luyện để được phát triển dần đến chân thiện mỹ./-