Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 986 guests and no members online

059708654
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
28956
68619
97575
1442773
59708654

10:15 _ 23-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

TÂM LÝ TRẺ

A. Đặt Vấn Đề

“Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng” (Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng). Đó là trên mặt trận quân sự, còn trên mặt trận giáo dục thì sao ?

Mặt trận giáo dục là mặt trận không có đối thủ mà chỉ có đối tượng nhưng người nhận lãnh trách nhiệm giáo dục không phải giản đơn, phải có tinh thần chịu đựng, quả cảm và đức hy sinh mới có thể đi đến kết quả. Chẳng khác nào một chiến sĩ trên trận tuyến cho nên nhiều nhà giáo dục đã xem việc giáo dục là một

“mặt trận” “Chiến thắng” ở đây tức là đạt được Mục đích giáo dục. Mục đích giáo dục Của Gia Đình Phật Tử thì lại cao cả lớn lao “Đào luyện Các em Của chúng ta thành những Phật tử chân chánh” và từ đó mỗi cá nhân Các em nói riêng, tập thể Gia Đình Phật Tử nói chung có thể “ góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật

giáo”. Một Huynh trưởng không đạt được Mục đích đó, tức là kêu “chiến bại”“Tri kỷ” tức là “biết mình” (Tinh thần? ý chí? Khả năng) đã có đề cập đến một phần ở bài “Niềm tin”, một số bài khác ở chương trình huấn luyện Lộc Uyển” mà Các anh chị sẽ gặp, sẽ bàn thêm. Trong phạm vi bài này, đặt nặng vấn đề “Tri Bỉ” tức là hiểu biết về Các em chúng ta.Phải hiểu rõ về Các em thì việc giáo dục mới có hiệu quả. Hiểu gì ở Các em?

Phải hiểu rõ tâm lý Các em. Trên phương diện quân sự, tìm hiểu tinh thần đối phương, lực lượng Của đối phương, kế hoạch Của đối phương tuy có khó nhưng chưa phải là khó lắm. Trên phương diện giáo dục, hiểu được tâm lý Của đối tượng mình giáo dục quả là muôn vàn khó khăn. Vì vậy không thể xem nhẹ vấn đề tâm lý.

B. CHÍNH Đề

I. Những yếu tố ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần Của trẻ:

Trước hết ta phải tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần Của trẻ:

1.Theo sự nghiên Cứu Của Các nhà khoa học, Tâm lý học, Các nhà giáo dục, Các bậc cha mẹ… đã đặt câu hỏi:- Cái gì đã ảnh hưởng đến sự phát triển Của true em về thể chất, về trí tuệ và tinh thần? Từ hơn một thế kỷ nay, Các nhà khoa học, Các nhà Tâm lý học đã nghiên Cứu và đi đến kết luận nhất định, nhưng vấn đề cũng chưa Hoàn toàn ngã ngũ, còn phải tiếp tục nghiên Cứu thêm. Tuy nhiên, người ta đã rút ra khẳng định chung rằng: Môi trường, di truyền và tuyến NỘI tiết là 3 yếu tố chính có vai trò quyết định đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần Của trẻ.

a. Môi trường: Trẻ em chịu ảnh hưởng Của môi trường chung quanh : môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Những công trình nghiên Cứu đã chứng minh rõ rệt Các tác động Của khí hậu, Của phong tục tập quán, điều kiện văn hóa đối với sự phát triển Của trẻ em. ở Paragoay (Nam Mỹ) có một Bộ lạc người Gosykin. Đó là một bộ lạc lạc hậu nhất thế giới mà ngừôi ta được biết. Dân bộ lạc này không có chỗ cư trú nhất định, sống nay đây mai đó, cứ thấy người lạ mặt đến là trốn vào rừng sâu rất khó tiếp xúc với họ.

Một lần có một đoàn thám hiểm đi sâu vào khu vực này, cả Bộ lạc bỏ chạy, để lại một em bé 2 tuổi. Đoàn thám hiểm đã đem em bé đó về nuôi như Các trẻ em người Âu khác. Hai mươi năm sau cơ bé tốt nghiệp đại học Tổng hợp rồi trở thành nhà Khảo cổ học. Xét về trình độ phát triển trí tuệ Của cơ bé này không thua kém

gì những phụ nữ trí thức khác. Câu chuyện này đã nói lên ảnh hưởng to lớn Của môi trường xã hội đối với

quá trình phát triển về tinh thần Của trẻ em. Ngoài ra, gia đình cũng là môi trường hết sức quan trọng. Trẻ em được sống trong tình yêu thương, trong sự chăm sóc Của cha mẹ, em được phát triển tốt. Trái lại, trẻ em sống trong gia đình mà cha mẹ luôn luôn bất Hoà, anh chị luôn luôn xung khắc thì sự phát triển về tinh thần cũng như thể chất đều bị ảnh hưởng theo.

b. Di truyền: Mỗi người chúng ta không nhiều thì ít, đều có những nét nào đó giống cha mẹ, có thể về tầm vóc, dáng đi… và tinh thần, năng khiếu… Chính vì vậy mà loài người có da vàng, da đen, da trắng. Có những dân tộc cao lớn, những dân tộc bé nhỏ như người Pygméc ở Châu Phi cao trung bình không quá 1,3mét. Mỗi dân tộc cũng có một đặc điểm về tính Cách tâm lý. Tục ngữ có câu: “ Cha nào, con nấy”, “Hổ phụ sinh hổ tử”. “Con nhà tong không giống lông cũng giống cánh”v.v..đó là những thưà nhận tầm quan trọng Của yếu tố di truyền thông qua kinh nghiệm. Tuy nhiên vấn đề phát triển Của trẻ em không phải chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Nếu chỉ qua yếu tố này mà đi đến khẳng định chủng tộc này ưu việt hơn những chủng tộc khác, dân tộc này ưu việt hơn dân tộc kia… là điều Hoàn toàn phản khoa học.

Yếu tố di truyền và yếu tố Môi trường có tác động với nhau và ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý Của trẻ.

c. Tuyến nội tiết: Trong cơ thể có những hệ bài tiết những chất gọi là “Hốc môn”, những chất này vào hẳn trong máu, có tác dụng quan trọng là kích thích và điều chỉnh sự phát triển về thể chất và tinh thần Của trẻ em, làm cho true em phát triển từ lứa tuổi thiếu niên trở thành người lớn. Ngoài ra theo quan niệm Của đạo Phật còn do nhân duyên Của kiếp trước (căn cơ). Trong phạm vi bài này chưa bàn đến.

2. Những sai lầm về tâm lý trẻ em:

a. Có quan niệm cho rằng: - Trẻ em là người lớn thu nhỏ. Xuất phát từ quan niệm này, người ta đã rèn luyện và giáo dục trẻ em chẳng khác gì đối với người lớn.

Đây là một quan niệm rất lạc hậu, có từ những thế hệ trước. Ngày nay không mấy ai còn quan niệm như vậy. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà là một chủ thể đang trong quá trình phát triển sinh lý cũng như tâm lý.

b. Một số quan niệm như: “cha, mẹ sanh con, Trời sanh tánh”, tánh cha mẹ sao tánh con vậy.v.v.. cũng mắc phải sai lầm vì quá chú trọng đến yếu tố bẩm sinh, di truyền mà chưa thưà nhận đầy đủ, đúng mức về vai trò Của giáo dục trong quá trình phát triển Của trẻ em.

Có người sẽ hỏi : nếu thế thì trẻ em là gì? Có nhà tâm lý học trả lời câu hỏi đó như sau: - Trẻ em là trẻ em . câu trả lời tưởng chừng như một sự khôi hài, nhưng thật ra đó là một câu trả lời hết sức nghiêm túc. Quá trình phát triển về cơ thể, trí tuệ, tâm lý… Của con người nói chung, trẻ em nói riêng tuy có tuân theo những quy

luật nhất định, nhưng không phải là những quy luật theo kiểu định luật Của vật lý học, hóa học hay Các thứ định lý toán học bất di bất dịch, mà nó biến đổi, biến hóa theo quá trình biến đổi tiến hóa Của xã hội, thời đại. Con người hiện đại có nhiều mặt khác với con người Cổ đại và con người Của những thế kỷ trước, chắc chắn sẽ khác với con người hiện nay.

3. Vì sao phải tìm hiểu tâm lý trẻ? Lý do đã nêu trong khi đặt vấn đề:

- Có hiểu được tâm lý trẻ em mới có thể đạt được Mục đích giáo dục.

- Hiểu tâm lý trẻ, ta mới có phương pháp giáo dục thích hợp.

- Đã hiểu tâm lý trẻ em, chúng ta sẽ không còn chán nản khi gặp những khó khăn trong việc giáo dục.

- Chúng ta giáo dục Các em bằng tình thương thì “Càng Hiểu lại càng Thương”

II- Phương pháp tìm hiểu tâm lý trẻ em:

1 Nghiên Cứu: Chúng ta phải nghiên Cứu những kết quả mà Các nhà khoa học, tâm lý học đã bỏ bao nhiêu thời gian và công trình để nghiên Cứu. Chúng ta phải nắm chắc những điều đó để làm căn bản về kiến thức tâm lý ( được học kỹ và bàn sâu ở bài “tâm lý trẻ em” trong chương trình huấn luyện LộC UYểN)

2. Phương pháp ngoại quan: (hay phương pháp chủ động):

- Phải tự mình quan sát trẻ trong công việc, trong cử chỉ lời nói, trong khi chôi, khi ăn uốngvà cả lúc ngủ nghỉ .

- Gần Gũi chuyện trò, tìm hiểu Hoàn cảnh.

- Tạo công việc cho Các em làm , giao trách nhiệm cho Các em .

3. Phương pháp nội quan hay Thụ động :

Tự tìm hiểu mình trong những trường hợp Hoàn cảnh lúc còn cùng lứa tuổi như Các em bây giờ,”suy bụng ta ra bụng người ”

C. Kết Luận:Chúng ta dù có nhiệt tình với Các em bao nhiêu, dù có tha thiết với tổ chức Gia Đình Phật Tử với mức độ nào và dù có thương yêu Các em đến đâu nhưng chưa hiểu được tâm lý Của Các em thì rất khó đạt kết qủa trong việc giáo dục Các em. Nhiều Ông cha giáo dục con cái trong một khuôn khổ cứng nhắc, không tìm

hiểu tâm lý Của con, nên đã thất bại trong việc giáo dục. Nhiều bà mẹ lại quá nuông chiều con nên con cái hóa ra hư hỏng. Cha mẹ là những người thương con hơn ai hết, làm sao lại không muốn con nên ! nhưng chỉ thiếu một điều:”Tâm lý giáodục”. Người Huynh trưởng chúng ta phải thấy rõ được việc này ./-