Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 844 guests and no members online

059833115
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
31899
58949
222036
1567234
59833115

12:03 _ 25-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

THỜI DU NHẬP ĐẾN ĐINH - LÊ

Phật giáo phát xuất từ ấn Độ rồi từ đó lan truyền đến Các nước theo hai hướng:

- Về phương Bắc: Truyền qua Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam theo đường bộ.

- Về phương Nam: Truyền qua Tích Lan, Mã Lai, Indonesia(Nam Dương), Thái Lan, Cam Bốt(Cao Miên), Lào(Ai Lao), Việt Nam theo đường thuỷ. Vậy Việt Nam được tiếp nhận đạo Phật từ hai hướng.

Nhưng vì sao chúng ta được thuận lợi đó và như vậy đạo Phật du Nhập vào Việt Nam đầu tiên từ phương Bắc hay phương Nam? Về thời đại nào? Người HT chúng ta cần nghiên Cứu kỹ để tìm hiểu tường tận.

I.- TÌM HIỂU PHẬT GIÁO VIT NAM THI DU NHẬP:

Để dễ dàng trong việc truy tầm nguồn gốc, chúng ta trước hết, cần hình dung lại địa thế nước VN.

1. Địa thế nước Việt Nam: Việt Nam nằm trên một bán đảo, ngày xưa gọi là ấn Độ-Chi Na(từ ấn Độ đến Trung Hoa). ở giữa biển Trung Hoa và vịnh Bangale, là một nước có dạng hình cong như chữ S trải dọc theo bờ biển. Như vậy Việt Nam ở giữa ấn Độ và Trung Hoa, theo đường biển. Về Lục địa thì phía Bắc nước ta lại tiếp giáp với Trung Hoa nên Việt Nam tiếp thu hai nền văn minh ấn Độ và Trung Hoa; nhưng Việt Nam lại Hoàn toàn chịu ảnh hưởng Trung Hoa, còn Cam Bốt và Lào Hoàn toàn chịu ảnh hưởng ấn Độ vì:

- Việt Nam giáp với Trung Hoa trên Lục địa, không có chướng ngại về địa thế. Còn đối với ấn Độ thì VN còn Cách nhiều nước: Indonesia, Thái Lan, Cam Bốt, vàhai nước sát sườn là Lào và Cam Bốt thì ngăn Cách Việt Nam bởi dãy núi Trường Sơn.

- Về phương diện lịch sử: Việt Nam thời xa xưa do người Trung Hoa cai trị: trái lại Lào và Cam Bốt trực tiếp chịu ảnh hưởng thưà truyền Của Thái Lan(Xiêm) mà Thái Lan Hoàn toàn hấp thụ ảnh hởng ấn Độ nên hai nước này hấp thụ văn minh ấn Độ nhiều hơn.

- Tuy Cam Bốt, Lào hấp thụ văn minh ấn Độ và ở sát cánh VN như ng hồi đó hai nước này không đủ khả năng truyền bá. Phật giáo du Nhập vào VN từ thời đại nào? Chúng ta cần tìm hiểu qua vài sử Liệu:

2. Vài sử Liệu về du Nhập Phật giáo tại Việt Nam:

a.Những thiên truyện ký Của Các tăng sĩ Việt Nam viết vào thế kỷ XIII và XIV có chép: “Chính đời nhà HÁn thế kỷ thứ 2, thứ 3 đã có Các đạo sĩ ở Bắc như ngài Ma Ha Kỳ Vực (Marijivaka), Khương Tăng Hội (K’ang Seng Heuel) và Mâu Bác (Mécupó), ngài thì do đường thuỷ, ngài thì do đường bộ đến truyền giáo ở Việt Nam.”

b.Truyện Đàm Thiên Pháp sư có chép: Vua Cao Tổ nhà Tuỳ ngõ ý với pháp sư muốn dựng chuà xây tháp khắp đất Giao Châu (Quốc hiệu nước ta thời Bắc thuộc) để truyền bá đạo Phật, nhưng pháp sư trả lời : “ Cõi giao châu có đường thông sang Thiên trúc gần hơn ta. Khi Phật giáo chưa du Nhập vào đất Giang Đông này” (Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ năm 67 sau tây Lịch kỷ nguyên, nhưng lần về sau mới phổ cập tới Giang Đông) mà cõi ấy đã xây dựng hơn 20 ngọn bảo tháp, độ hơn 500 Tăng sĩ, dịch được hơn 15 bộ kinh rồi. Bấy giờ có Các vị Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và Mâu Bác ở truyền đạo… Nay ngài muốn bố thí một Cách bình đẳng phái Chư Tăng sang truyền đạo, nhưng ở đó họ đã có đủ rồi, ta không cần phải sang nữa.

c. Sách Pháp vụ thực Lục chép: Vào hồi thế kỷ 3 có một Ông tên là Kaudra gốc ở Đông ấn độ dòng Brahmanes qua Giao Châu một lần với Ông Ma Ha Kỳ Vực.

d. Theo sự khảo Cứu Của Ông Pelliet ở sách Mâu Tử lý hoặc : “sau khi HÁn Minh Đế mất (189) trong nước rối loạn, chỉ có đất Giao Châu là tạm yên, nên sĩ phu đều sang tránh loạn ở đó. Nhiều nhà đạo sĩ mang truyền ngoại đạo như Thần đạo, Tiên đạo, Trường sanh đạo. Ngài Mâu Tử ( tức là Mâu Bác) cũng theo mẹ qua Giao Châu. Ngài thường biện luận với Các đạo sĩ nhưng nhiều lúc Các đạo sĩ ấy không giải đáp được những nghi vấn Của ngài , ngài liền phát tâm theo Phật giáo.

e. Tượng Man Nương Phật MẪu ở chuà ĐẬu : hình tượng người con gÁi Việt mặc Áo tứ thân được quần chúng ngày xưa tôn xưng là Phật MẪu còn thờ ở chuà ĐẬu( chuà Pháp VŨ ngày xưa). Câu chuyện Man nương Phật MẪu xảy ra vào thế kỷ thứ hai( thời kỳ Sĩ Nhiếp187). Man nương là người con gÁi làng Man, một làng người Việt nằm bên ngoài thủ phủ LUY LÂU , trong đó có bộ phận người Hoa và với ý thức tự tôn nên gọi làng người Việt là làng Man. Người con gÁi làng Man đến làm công quả phục vụ cho một ngôi chuà có nhiều tăng sĩ hằng ngày chuyên tâm tụng niệm, Man nương phục vụ hết mình, gÁnh nước, giã gạo, bửa củi, nấu cơm …Man nương vốn không am hiểu ngôn ngữ văn tự nên không thể tu lập được, nhưng rất chí tâm phụng sự Tam Bảo.

(lịch sử Phật Giáo Việt Nam Của Tâm Toại chưa xuất bản).

3. Thời kỳ Phật Giáo du Nhập:

Qua nhiều sử Liệu trích DẪN thì Phật giáo không phải đến đời nhà Đinh mới được du Nhập vào VN như một số nhà nghiên Cứu lịch sử đã phỏng đoán mà Phật giáo chắc chắn đã được truyền vào VN từ cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3. Các vị tăng sĩ đến truyền đạo đầu tiên là Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Ma Ha Kỳ Vực và theo truyện Đàm Thiên Pháp sư thì vào thời kỳ đó đã có hơn 20 ngọn tháp, 500 vị Tăng sĩ được độ và kinh dịch đã được 15 bộ từ chữ Phạn ra chữ HÁn ( đầu thế kỷ thứ 3 Giao Châu NỘI thuộc Đông Ngô). Tuy thế , từ đó đến hết thời Bắc thuộc thứ hai (43-544) sang đến Tiền Lý (544-548) rồi đến đầu thời Bắc Thuộc lần thứ ba (603-939) vẫn chưa phát triển. Mặc dầu đạo Phật đã đi vào tư tưởng Của quần chúng người Việt nhưng chỉ là một vài vùng và chỉ hạn định ở mức tín ngưỡng tâm linh( như câu chuyện Man nương ) hay luân lý nhân quả phổ quát “ở hiền gặp lành “, như một số chuyện cổ nhân gian, chứ chưa rõ nét đạo lý. Tăng sĩ có thể cũng đã có nhiều vị học cao nhưng sách sử không ghi chép lại, và chắc chắn cũng phân tán, không quy tụ và chưa có hệ thống rõ ràng. Hơn nữa khi Phật giáo du Nhập, ta còn lệ thuộc nước Tàu nên chính phủ đô hộ không muốn cho ta có những vị Tăng tài cho nên hạn chế sự truyền bá Của Các Tăng sĩ chăng?. Đến đời Tiền Lý tuy nước ta không còn bị đô hộ , đã có Vua, có triều đình, thì lại gặp can qua. Khi thì Lý Nam Đế chống với nhà Lương, khi thì Lý Phật Tử nổi lên đánh Triệu Việt Vương, chính trị lại rối ren. Trước tình trạng như thế, Các Tăng sĩ truyền giáo lại là người nước ngoài thì làm sao việc truyền giáo không bị ngưng trệ.

II.- Phật GIÁO VIỆT NAM THỜI BẮC THUÔC LẦN THỨ 3 (603-930) :

Nhưng đến thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 (603-939) thì có ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Tinitaruci) người ấn Độ, y chỉ Tam Tổ Tăng XÁn về phương Nam, ban đầu ở chuà Chế Chỉ thành Quảng châu, sau sang Việt Nam (580). Ngài trụ trì chuà Pháp Vân dịch kinh, giảng dạy Phật pháp. Về sau truyền thưà thành tông phái, Phật giáo VN mới bắt đầu thịnh đạt. Trong thời kỳ này lại có 3 đoàn truyền giáo Việt Nam. Đoàn thứ 1 có 3 vị sư người Tàu. Đoàn thứ 2 có hai vị người Tàu và 01 vị người Trung Á. Đoàn thứ 3, đặc biệt là 6 vị pháp sư người Việt Nam :

- Ngài Thông Biện Thiền sư, thường giao du với ngài Đàm Nhuận, thong hiểu chử Phạn.

- Ngài Mộc Xoa Đề Bà đã từng vượt Nam hải, đi khắp Các xứ, khi đến Boà Đề đạo tràng cúng dường XÁ Lợi Phật rồi tịch.

- Ngài Khuy Sung pháp sư có tên tiếng Phạn là Citradeva đệ tử ngài Minh Viễn, Ngài đã từng cùng ngài Minh Viễn đi đường biển qua Tích Lan rồi qua Tây ấn gặp Ngài Huyền Chiếu sau lại qua Trung ấn.

-Ngài Huệ Diệm Pháp sư đệ tử Của Ngài Vô Hành, về sau qua Tích Lan, trú luôn ở đó. Tất cả 04 Ngài nầy đều là người Giao Châu (Hà NỘI và Nam Định bây giờ).

- Ngài Trí Hành Thiền sư có tên tiếng Phạn Prajuadeva, Ngài qua Trung ấn hoằng hóa đến Ganga Ngài nghỉ luôn ở chuà Tín Già (?) và tịch ở đó.

- Ngài Đại Thặng Đăng Thiền sư, có tên tiếng Phạn là Mahayana Pradipa, Ngài từng qua kinh đô Trung hoa thọ giới với Ngài Huyền Trang. Về sau Ngài qua Tích lan, Đông ấn, Nam ấn rồi Ngài trú ở Tamaralipi 12 năm, nhân đó Ngài thong hiểu được Phạn ngữ, Ngài chú thích nghĩa bộ "Duyên sanh luận" (Nidanacastra) và nhiều kinh khác. Ngài còn cùng với Nghĩa Tín đến Trung ấn thăm chuà Nalanda, viếng Kim Cang Toạ và trở về Vaisaly rồi qua nước Cu Chi. Hai người này người Ái Châu (Thanh Hóa bây giờ). Phật giáo Việt Nam lúc nầy khá thịnh đạt. Nước ta thời ấy đóng vai trò trung gian giữa Tàu và ấn độ. Thường người ấn sang Trung Hoa hay người Trung Hoa sang ấn độ, khi đến Giao Châu đều nhờ Các vị sư Của chúng ta làm thông ngôn hoặc cộng tác dịch kinh chữ Phạn. Chính vì thế, nhiều kinh điển đều dịch lần đầu tại Việt nam. Do đó chính phủ đô hộ lúc nầy không còn khinh thường người An Nam và đã biệt đãi Phật Giáo. Nhiều thi hào đời Đường cũng thường xướng hoạ với mấy vị cao tăng nước ta khi mấy Ngài qua Trung Hoa, hiẹân nay nhiều bài thô còn

lưu lại. Trong Các vị cao tăng nầy có Phụng Đình Pháp sư vào giảng pháp trong cung vua Đường.

Trong thời kỳ nầy lại có Ngài Vô Ngôn Thông quê ở Quảng Châu đệ tử Của Ngài Bách TrựÔng Thiền sư, qua An Nam (820) truyền thưà Thiền Pháp lập nên phái Thiền tôn thứ hai (Sau Ngài Tỳ NiĐa Lưu Chi 200 năm). Trước khi tịch Ngài truyền tâm ấn cho ngài Cảm Thành Thiền sư. Ngài Cảm Thành truyền thưà cho ngài Thiện Hội rồi ngài Thiện Hội truyền tiếp cho ngài Vân Phong. Vào thời kỳ nầy (Thế kỷ thứ X) NỘI tình nước Tàu rối ren, Các dòng họ tranh nhau làm vua trong vòng 50 năm có đến 5 triều vua, gọi là đời "NGŨ Đại" (Hậu

Lương, hậu Đường, hậu Tấn, hậu HÁn, hậu Chu). Phật giáo bị đại Ách, nhà Hậu Chu sắc chỉ phá hủy chuà chiền, đập vở tượng đồng , chuông khánh để đúc tiền (người đời gọi là nhất tôn chi Ách). ở An Nam, đất Giao Châu Các quan Tiết độ sứ cũng có ý tranh giành và cuối cùng Khúc Thưà Mỹ không thầân phục nhà Nam hán, nên Nam hán sai tướng sang đánh gây nên cảnh chiến tranh. Về sau tướng Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam hán rồi xưng vương, chấm dứt một nghìn năm đô hộ, mở đầu cho nền tự chủ độc lập. Vì ảnh hưởng chiến tranh nên Phật giáo tại nước ta cũng bị đình trệ.

III.- PHẬT GIÁO ĐỜI NHÀ ĐINH (968-980) VÀ TIỀN LÊ (980-1009):

Sau triều đại nhà Ngô thì có loạn 12 sứ quân làm cho nhân dân lâm vào cảnh khổ sở. Sau có Đinh Bộ Lĩnh mói dẹp được cả 12 sứ quân (nên gọi là Vạn thắng Vương) lên làm vua tức Vua Đinh Tiên Hoàng, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh.Vua Đinh rất trọng nể Các tăng sỉ, phong hàm cho Các tăng sỉ lỗi lạc.Pháp sư Ngô Chân Lưu được tặng chức Khuông Việt Thái sư còn Pháp sư Trương Ma Ni làm Tăng Lục Đạo Sĩ và Pháp sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân Uy Nghi. Dù lúc nầy Nho giáo và lão giáo cũng được truyền sang Việt Nam

nhưng Phật giáo vẫn chiếm địa vị độc tôn.Nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành) thay nhà Đinh nhà vua rất trọng đãi Các vị Tăng,Các vị cao tăng thường làm cố vấn cho nhà vua và được tôn xưng là Tăng thống.

Nhờ có sự cố vấn Của Các vị này nhất là ngài Khuông Việt Thái sư, nhà vua biết dựa vào tinh thần Phật giáo để giữ nước, an dân. Thời đại nầy chúng ta đã chiến thắng quân Tống một Cách oanh liệt. Các vị Tăng ngoài việc uyên thâmPhật học lại còn giỏi về đối đáp thô văn. Có lần Lý Giác người sành sỏi thô văn, sang sứ

nước ta. Nhà vua truyền Ngài cải trang làm người chèo đò đưa đón. Tài ứng khẩu phu hoạ thô phú, nhà sư làm cho Lý Giác phải khâm phục. Bài thô ứng khẩu Củahai vị nầy đã trở thành bất hủ.

Lý Giác thấy đôi ngỗng trắng bôi trên sông liền ứng khẩu :

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Sư Pháp Thuận liền đọc tiếp:

Bạch mao phô Lục thủy

Hoàng trao bãi thanh ba

Dịch nghĩa (CủaThích Mật Thể) :

Song song ngỗng một đôi

Ngữa mặt ngó ven trời

Lông trắng phôi dòng biếc

Sóng xanh chân Hoàng bôi.

Các vị cao tăng uyên bác văn chương như thế nên văn hóa nước nhà đều do quý caoTăng đãm nhận.

Thời kỳ này nhà vua sai sứ sang Tàu thỉnh bộ "Cửu kinh" và "Đại tạng kinh".Phật giáo nước ta vào đời nhà Lê rất thịnh đạt.Tuy nhiên đến cuối đời Lê, thì có Lê Long Đĩnh là một Ông vua hung tàn bạo ngược. Sau khi giết anh để chiếm ngôi chỉ có ăn chôi quá độ, xem thường đạo đức không lo việc triều chính, giết người làm trò chôi. Lắm lúc bày trò róc mía trên đầu nhà sư rồi giả vở lở tay bổ đao xuống đầu, máu chảy lênh láng thì vui cười. Ông vua tàn Ác đồi bại như vậy thì dù có Các vị Tăng thống trong triều cũng chẳng can ngăn được. Dân chúng oán thán. Lê Long Đĩnh làm vua được 4 năm thì mất.

IV. TÔNG PHÁI DU NHẬ VÀO VIỆT NAM:

Sau khi đức Phật Nhập diệt 100 năm (đầu thế kỉ thứ V TL) thì ở ấn Độ có 20 bộ phái. Khi Phật giáo du Nhập vào VN (thế kỷ thứ 2 sau TL) Trung Hoa cũng đã có nhiều môn phái, Các môn phái đang thịnh hành lúc bấy giờ là : Tam muội tôn, Thành thật tôn, Thiên thai tôn và Thiền tôn (1):

1. Tam muội tôn: ( còn gọi là Tánh không tôn ). Lập tôn do ngài Cưu Ma La Thập dựa vào 3 bộ luận: Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận ( Của ngài Long Thọ và Của ngài Đề Bà). Chủ trương phá Các tà chấp, nêu rõ chánh lý. Phương pháp tu là điều quán “Bát bất” ( bất sanh, bất diệt, bất thường , bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất xuất). Từ đó hiểu được lý "Nhân duyên" đến giác ngộ.

2. Thành thật tôn : lập tôn ở Trung Hoa cũng do ngài Cưu Ma La Thập. Dựa vào bộ “thành thật luận” Của ngài Ha Lê Bạt Ma(Harivarman). Chủ trương :Nhân không, Pháp không. Pháp tu : quán ngã không và quán pháp không.

3. Thiên Thai tôn:( còn gọi là Pháp hoa tôn). Ban đầu do ngài Huệ Văn Thiền sư dựa vào bộ “Trí Độ luận” lập ra pháp “Nhất tâm Tam quán”, ngài Trí Giả y theo kinh Pháp Hoa bổ túc thêm và lập thành một tôn phái nên gọi là Pháp Hoa tôn. Chủ trương “Chư pháp duy nhất tâm”. Đứng về phương diện tuyệt đối thì vạn pháp là “không “ đứng về Tương đối thì vạn pháp là “có”, nhận phương diện này bỏ phương diện khác hay trái lại, đều là thiên chấp. Đó là Trung đạo. Tâm là nhất thiết pháp, nhất thiết pháp là tâm, Tâm là sinh tử luân hồi mà Tâm cũng là niết bàn tịch tịnh.

Phương pháp: 3 pháp quán: Quán Không ( Các pháp vốn là không, chúng sanh mê lầm chấp có (chơn đế). Giả quán: (Các pháp tuy “không” nhưng đứng về thế tục mà nhìn thì thấy bản tánh vốn “đủ” , Các pháp muôn hình vạn trạng không thiếu một pháp nào(tục đế). Trung quán:( nhìn một lần ở hai khía cạnh”có” và “không” nhìn đúng sự thật Các pháp do đó trừ được vô minh.

4. Thiền tôn: ( Như Lai thiền). Lấy Thiền định làm căn bản. Vị khai sang thiền tôn phải nói “”chính đức Phật”. (nhờ Thiền định ngài nhận rõ thêm sụ khổ đau sống chết ở đời, mọi lạc thú, mọi thứ sung sướng Của thế gian đều là giả tạo. (Khi dự buổi lễ Hạ điền cùng vua cha) và chính nhờ thiền định mới giác ngộ được chân

lý, mới tìm được phương pháp giải thóat khổ đau chứ mọi tôn giáo lúc bấy giờ đều thúc thủ trước sự khổ đau Của chúng sanh - giai đoạn sau cùng trong sự tu chứng Của Phật - Tôn phái này chủ trương: trực tiếp đình chỉ mọi vọng niệm Của tâm, không thông qua con đường nào khác . phải biết tập trung tư tưởng, đối trị Các vọng động ( thiền chỉ), quán sát cho sáng tỏ chân lý Của một vấn đề( Thiền quán). Có được vậy thì trí tuệ (Phật trí) mới đuợc phát chiếu, phá được vô minh đã dày đặc từ vô số kiếp. Thường phải quán về”Tứ niệm xứ”. Ngày xưa Đức Phật trực tiếp chỉ dạy cho hàng đệ tử, khi đức Phật sắp Nhập Niết Bàn truyền trao tâm ấn( một hình thức trắc nghiệm để xác định sự liễu ngộ. Cũng còn gọi là ấn chứng ) và y Bát cho ngài Ma Ha Ca Diếp. Như vậy Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất ( Sô Tổ) ở ấn độ. Về sau theo hệ thống truyền thưà: A Nan là Tổ thứ hai và tiếp tục như thế đến ngài Boà đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28. Sau khi được truyền thừ từ vị Tổ thứ 27 là Ngài Bát Nhã Đa La, ngài Boà Đề Đạt Ma ở lại ấn độ ít lâu rồi vâng lời phú chúc Của sư phụ sang Trung Hoa truyền

đạo. Như vậy ngài là vị Sô Tổ Thiền Tôn ở Trung Hoa . Kế tiếp truyền thưà đến ngài Tăng XÁn là vị Tổ thứ 3 Của Thiền tôn Trung Hoa. Tiếp tục truyền thưà đến ngài Huệ Năng là vị Tổ thứ 6. Rồi từ ngài Huệ Năng trở về sau không còn cái lệ truyền y Bát nữa. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi phụng y pháp chỉ Của Tổ thứ 3 Thiền Tôn Trung Hoa là Ngài Tăng XÁn đi về phương Nam. Ngài sang Việt Nam (năm 580) trụ trì tại chuà Pháp vân dịch kinh giảng dạy Phật Pháp. Sau đó truyền thưa thành tôn phái, Ngài là Sô tổ Của Thiền tôn Việt Nam. Ngài truyền tâm pháp cho Ngài Pháp Hiền Thiền sư và kế tiếp được 19 đời. Cũng trong tôn phái Thiền Tông còn có Ngài Vô Ngôn Thông đệ tử Của Ngài Bách Trượng Thiền sư qua Việt Nam (năm 820) truyền thưà thiền pháp lập nên phái Thiền tôn thứ hai (sau Ngài ỳ Ni Đa Lưu Chi 200 năm). Vậy , Phật giáo truyền đến Việt Nam khá sớm từ cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3 (truyền vào Trung Hoa giữa thế kỷ thứ I). Nhưng lúc bấy giờ chưa truyền bá rộng rải và chưa ăn sâu vào quần chúng. Chỉ mang tính Cách tín ngưỡng lễ bái và có tác dụng tâm lý về khái quát nhân quả “ở hiền gặp lành”. Đối với hàng tu sĩ thì buổi đầu ấy cũng đã thu hút một số đáng kể, có đến 500 vị Tăng, nhưng cũng chỉ mới hình thành cơ sở nhận thức về tu Thiền. Chưa có được sự truyền thưà có hệ thống . Mãi đến 3 thế kỷ sau, Khi Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang truyền đạo mới phát huy được Chánh pháp, thiết lập được Thiền tôn Việt nam. Từ đó Phật giáo Việt Nam bắt đầu thịnh đạt./-

GHI CHÚ:

Tuy chia nhiều môn phái nhưng cốt lõi Của giáo pháp không sai khác nhau. Huynh trưởng chỉ

cần hiểu Các tôn phái này một Cách đại cương . Muốn hiểu rõ chi tiết nên xem “Các tôn phái Phật giáo

Trung Hoa” trong Phật học phổ thông quyển 5 Của ngài Thiện Hoa ( In lần thứ II 1964).

TL THAM KHẢO:

-“ Việt Nam Phật giáo sử lược” Của Thích Mật Thể.

-“Việt Nam Phật giáo sử luận” Của Nguyễn Lang.

- "Lịch sử Phật Giáo Việt Nam" Của Lê Mạnh Thát.