Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 635 guests and no members online

059306573
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
63781
73952
137733
1040692
59306573

23:55 _ 16-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

NHÂN QUẢ

I.- TIU DẪN :

Nhân quả là Học thuyết của nhà Phật chẳng những lý giải được toàn bộ thế giới hiện tượng và tâm linh mà có công năng đưa chúng ta đến chân lý. Giải thoát, giác ngộ đạo lý vô thượng Bồ đề. Vì một lẽ giản dị là thấy chúng xoắn xít với nhau như những móc xích, từ đó ta loại dần những xấu ác mê si để tái tạo các việc thiện lành tốt đẹp sáng suốt.

Tin đạo lý nhân quả là xa lìa mê tín dị đoan, xa lìa trời thần quỷ vật, sống tự tín, tự chủ để tích cực phục vụ nhân sinh xã hội. Bởi lẽ đó người ta bảo: Đây là đạo lý nhân bản rốt ráo. Để xây dựng một nhân sinh quan tốt đẹp ta phải tìm hiểu rốt ráo đạo lý nầy.

II.- ĐỊNH NGHĨA :

- Nhân : Là năng lực tác tạo có khả năng hình thành ra quả.

- Quả : Là kết quả - Là sự hình thành của tiến trình phát triển năng lực của nhân. Cụ thể như ăn phải thức ăn sống hay hư vữa thì bị tiêu chảy (tháo dạ). Chăm chỉ Học tập thì thi cử đổ đạt cao. Nay ta troàng cây mai kia cây lớn ta được ăn quả.

Nay ta tinh tấn tu trì, tương lai ta được giải thoát khỏi tử sinh khổ đau và muộn phiền.

Nhân và Quả, là hai trạng thái noái kết nương nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả và ngược lai.

III.- NỘI DUNG :

1.- Nhân nào Quả nấy : Nhân quả cứ như bóng với hình. Gieo hạt đậu được cây đậu, gieo nhân tốt được quả lành, gieo nhân dữ gặt quả ác. Gây nhân sát sanh thì đoản mạng (yểu tử), keo kiệt thì quả là nghèo đói, gieo nhân bố thí thì được giàu sang tốt đẹp.

2.- Nhân đôn thuần không thể sanh quả : Nhân phải có nhiều điều kiện phụ trợ gọi là duyên thì vạn hữu mới được dựng lập toàn tại và phát triển. Luạât Nhân quả cũng không thoát ra ngoài lý nhân duyên. Nếu các BẬC Cổ Đức, Lịch Đại Tổ Sư thường dạy rằng :"vạn vật do nhân duyên mà có, do nhân quả mà thành". Dụ như hạt lúa muốn trở nên cây lúa phải có đất tốt, nước, độ ẩm thích hợp, phải có ánh sang mặt trời và người nông phu hoàn tất các công đoạn nhân duyên thích hợp, hạt lúa mới nẩy mầm phát triển và thành bụi lúa. Ngược lại để hạt lúa lên viên đá, bao lâu cũng chỉ là hạt lúa và hư nát không thể sanh quả được.

3.- Trong Nhân có Quả, trong Quả có Nhân : Trong cây lúa đã có triển vọng những hạt lúa được phát sinh và trong hạt lúa đã nuôi mầm cây lúa được hình thành. Đó là một chân lý.

4.- Nhân quả trong đạo lý duyên sanh : Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức, Thức sanh Danh Sắc : Vô Minh + Hành là Nhân ở quá khứ. Thức + Danh Sắc là Quả ở hiện tại và chính Quả hiện tại lại là Nhân của tương lai. Do vậy ta có thể nói trong Vô Minh có Hành, và trong Hành có Vô Minh (MỤC 3 đã nói ở trên)

5.- Nhân quả Đồng thời : Tức Nhân Quả noái tiếp xảy ra ngay trong hiện tại. Dụ như đánh vào mặt troáng ta nghe tiếng "Bầm", đánh vào cái chuông ta nghe tiếng "Boong".

6.- Nhân Quả khác thời : Mau chậm không giống nhau, như gieo cây lúa 3 tháng mới đến mùa lúa chín. Troàng cây mít 3 Năm mới có quả, troàng cây gõ 15 – 20 Năm sau mới có gổ được v.v. . . Do vậy, có kẻ xấu ác mà vẫn giàu có an bình ở hiện tại vì còn hưởng được quả lành ở quá khứ. Người lành bị lao đao vì đang phải thọ quả xấu do nhân tạo tác ở quá khứ…

7.- Nhân quả đối với con người : Luật nhân quả chi phối mọi hiện tượng

trong vũ trụ. Trong đó có con người chúng ta. Như MỤC 4 Đạo lý Nhân quả trong duyên sanh - tuần lưu chuyển đổi trong suốt ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai triền miên không dứt. Cho nên người Huynh TRƯỞNG chúng ta không nên rôi vào ba cực đoan sai lầm, tà kiến : Chấp đoạn - chấp thường và thuyết số mệnh do Thượng đế chi phối.

Nên nhớ mọi tư duy, suy nghó, nói năng và hành động đều tạo nên nhân hay còn gọi là nghiệp nhân hoặc Chủng tử. Tất cả đều được tàng chứa vào A lại Da thức. Nếu có nhân duyên thuận lợi sẽ phát sanh ra hiện hành là nghiệp quả. Nghiệp quả thành kỹ sư, bác sĩ là do nghiệp nhân chọn ngành, chăm Học mà thành

tựu. Nghiệp quả là Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát là do nghiệp nhân lập nguyện và tinh tấn hạ thủ tu trì mà nên.

Hễ có tạo nhân tất có thọ quả điều đó đã được khẳng định. Sở dó chúng ta là con người sinh ra trong đời chịu nhiều đau khổ phiền muộn vì hành ở quá khứ bị vô minh che lấp, vậy hành ở hiện tại phải siêng năng tinh cần Học tập bỏ điều ác, hành điều thiện lành tốt đẹp để đi lên các quả vị Thanh văn, Duyên giác , Bồ tát, Phật. Nếu thoái xuất biếng lười sẽ đi xuống các cãnh đói khát lo sợ đau buồn, là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Từ đó ý thức rõ hạnh phúc an lạc hay khổ đau đều do chính ta tạo tác nên. Không có một đấng thần linh nào ban phúc giáng họa cả. Tuy nhiên trong quá trình tạo tác nghiệp, nhân còn bị ảnh hưởng của hoàn cảnh môi trường chi phối, đó là luật tương quan, tương duyên. Phật nói rất rõ trong phần nghiệp báo. Các câu ca dao "Ăn trái nhớ kẻ troàng cây" - "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" mang trọn vẹn nhận thức nầy.

IV.- KT LUẬN :

Là Phật tử phải tin vào Nhân quả. Tin nhân quả thì phải :TIN PHẬT – TIN PHÁP - TIN TĂNG - TIN VÀO GIỚI LUẬT. Đó là 4 cơ sở xây dựng chánh tín. Biết chắc chết chỉ là một chuyển đổi thân mạng trong dòng sinh mệnh bất diệt. Từ đó tác tạo nghiệp nhân đi lên đến chổ giải thoát, giác ngộ an vui .

Nhân mà thiếu duyên, quả không thành. Đó là lý duyên sanh. Là một Huynh Trưởng trong một tương lai gần sẽ là người đứng đầu một đôn vị giáo dục. Chẳng những giữ vững 4 bất hoại tín ở trên mà còn cấy vào tâm hoàn các em Đoàn sinh. Là môi trường tập hợp những thuận duyên thiện lành tốt đẹp, rất thích hợp cho việc rèn luyện cá nhân để xây dựng gia đình và cải tạo xã hội ngày một an vui bình đẳng thạnh vượng và hạnh phúc. Phải coi nhau như những bạn lành, sách tấn nhau, yêu thương kính trọng nhau, giúp đở nhau, keo sôn gắn bó hổ trợ để ngày một hoàn thiện tốt đẹp, tích cực phục vụ chúng sanh thành toàn đạo nghiệp. /-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN