Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 944 guests and no members online

058075931
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
5254
67297
288584
1814749
58075931

01:52 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

LUÂN HỒI

I.- DẪN NHẬP :

Sự tranh cải về vấn đề mất còn, sống chết trên thế giới đã đưa đến hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất :

Thuyết "Chấp đoạn" : Chết là mất hẳn không còn gì toàn tại :"Cát bụi, con người trở về với cát bụi".

Thuyết "Chấp thường" chủ trương trái lại : Loài người chết đi, nhưng linh hoàn vẫn vónh viễn còn lại, để lên thiên đàng, thọ hưởng mãi mãi những sự khoái lạc an vui, hay xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi. Xét về mặt khách quan theo khoa Học thì hai thuyết trên đều không đúng sự

thật vì :

- Không có cái gì trong vũ trụ nầy mất hẳn mà nó chỉ thay đổi trạng thái hình thể (ví dụ : Từ đất sét ta làm ra cái chén, cái chén vở nó trở về với nguyên vị của nó là đất sét và rồi một nhân duyên đến người ta lại làm thành cái bình hoa) .

- Không có cái gì trong vũ trụ toàn tại mãi với thời gian và ở yên một chổ mà nó luôn luôn biến đổi và xê dịch.

Hai thuyết "Chấp đoạn" và "Chấp thường" trên đây đều bị đạo Phật bác bỏ.

Theo giáo lý đạo Phật thì chúng sanh không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn, mà là quay lộn trong cảnh sanh tử Luân hoài.

II.- CHÁNH Đề:

1.- Định nghĩa :

- Luân hoài dịch từ chữ Samsera trong tiếng Phạn

- Theo chữ Hán, Luân là bánh xe, hoài là quay tròn.

Hình ảnh bánh xe quay tròn là hình ảnh rõ ràng nhất mà Đức Phật dùng để hình dung cho chúng sanh thấy sự lên xuống, xuất hiện của mổi chúng sanh trong 3 cõi, 6 đường : Khi đầu thai ở cõi nầy, khi xuất hiện ở cõi khác, luôn luôn tiếp noái tử sanh không ngừng như bánh xe. Luân hoài là một thuyết chứng nghiệm được chứ không phải hoang đường.

2.-Sự luân hoài trong mọi sự vật và con người :

a.- Đất luân hoài : Từ đất người thợ gốm nắn thành bình hoa, quá trình xử dụng, bình hoa bể tan thành cát bụi trở về với bản thể của nó là đất để làn thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ chết đi tàn lụi lại làm phân bón cho các cây khác . .

b.- Nước luân hoài : Nước ở sông, hoà, biển cả bị sức nóng của mặt trời bốc hôi thành mây, mây gặp lạnh tụ lại thành nước rôi xuống, từ vô thỉ đến nay nước biến đổi trạng thái không biết bao nhiêu lần, hiện tượng của nước thì biến đổi không ngừng, nhưng bản thể của nuớc thì không thay đổi.

c.- Gió luân hoài : Gió là sự luân chuyển của không khí từ nôi nầy sang nôi khác. Không khi bị sức nóng của mặt trời làm dản nở bốc lên cao tạo ra khoảng troáng, không khí nôi khác chạy đến điền và tạo thành gió. Sự xê dịch của không khí nhanh hay chậm tạo thành gió to hay gió nhỏ. Gió thì có nhiều loại hiu hiu, thoang thoảng, ào ào hay bão toá nhưng bản chất của gió vẫn là không khí.

d.- Lửa luân hoài : Lửa là một sức nóng làm cháy vạn vật, khi đủ nhân duyên thì lửa phát sinh (Ví dụ : hai viên đá bình thường chẳng thấy sức nóng đâu cả, nhưng khi cọ sát với một sức mạnh lớn thì lửa phát sinh, khi bốc cháy mọi vật một phần biến thành tro than, một phần biến thành thán khí. Cây cối dùng rễ để hấp thụ tro than làm chất dinh dươõng, thân lá hấp thụ thán khí chứa lại sức nóng để rồi một ngày kia khi hội đủ nhân duyên thì bùng cháy. Như vậy sức nóng bao giờ cũng có sẵn, khi thì ở trạng thái tiềm phục, khi thì ở trạng thái phát hiện).

e.- Cảnh giới luân hoài : ban đêm nhìn lên trời thấy hằng hà sa số tinh tú, mổi tinh tú là một thế giới, và mổi thế giới đều không thoát ra ngoài định luật: THÀNH - TRỤ - HOẠI - KHÔNG . Mổi giây phút đều có sự sanh diệt của thế giới. Thế giới nầy mất đi thì thế giới khác nhóm lên. . .

g.- Thân người luân hoài : Chúng ta đã biết thân người do tứ đại hợp thành, do đó khi thân diệt thì tứ đại trở về với tứ đại, cái gì thuộc chất rắn thì trở vê với đất, máu mủ trở về với nước, hôi thở trở về với gió, sức nóng trở về với lửa luân chuyển trong vũ trụ để rồi một lúc nào đó hội đủ yếu toá hợp thành cây cỏ, thân người hay súc vật . . .

h.- Tinh thần luân hoài : Ngoài phần tứ đại mà đạo Phật gọi là Sắc (sắc đã không tiêu diệt mà luân hoài), còn có tinh thần là THỌ - TƯỞNG - HÀNH - THỨC cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vần. Như chúng ta đã biết cái hành động của thân tâm tạo ra cho chúng ta một cái nghiệp và chính cái nghiệp nầy đã biến động xoay vần khi ở loát nầy, khi ở loát khác, khi mang hình dáng nầy, khi mang hình dáng khác, khi ở cảnh giới nầy khi ở cảnh giới khác trôi lăn trong lục đạo luân hoài.

Nhưng sự xoay vần, thay đổi của nghiệp trong 3 cõi 6 đường không phải là sự tình cờ, may rủi, ngẩu nhiên hay vô tình mà trái lại nó theo một định luật chung đó là luật nhân quả. Đến đây cho ta thấy sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hoài. Như vạây chứng tỏ có nhân quả là có luân hoài hoặc ngược lại. Ngoài trừ trường hợp tu chứng giải thoát.

3.- Luân hoài theo Luật Nhân quả :

Chúng sanh lúc sanh tiền tạo nhân gì thì khi chết nghiệp lực dắt dẫn tinh thần đến chổ nó thọ báo không sai.Vì vậy con người khi thác sanh sẽ vào các cảnh giới sau đây :

Địa ngục : Tạo nhân sân hận độc ác, làm điều hại mình, hại người.

Ngạ quỷ : Tạo nhân tham lam bỏn sẻn, không bố thí. Trái lại còn mưu sâu kế độc cướp của hại người.

Súc sanh : Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dở, tốt xấu.

A Tu La : Gặp việc nhân nghĩa cũng làm, việc độc ác cũng không tránh, vừa cang trực vừa độc ác. Tánh tình hung dử, si mê tà kiến, tin theo tà giáo.

Người : Tu nhân ngũ giới : không sát sanh trộm cắp, không tà dâm, nói dối, không rượu trà say sưa.

* Trời (Thiên) : Bỏ MƯỜI điều ác, tu nhân THẬP thiện.

Ba cỏi dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới :

Dục giới : Chúng sanh còn nặng lòng dâm dục nên mổi loài đếu có Nam nữ, trống mái, đực cái.

Sắc giới : Gồm những cõi đã thoát ly được thân dâm, nhưng còn có thân như ở cõi dục giới. Tuy không có hình dạng nam nữ.

Vô sắc giới : Gồm những cõi đã thoát ly dâm dục, không còn sắc thân vật chất chỉ có tâm cảm với nghiệp lực.

6 đường : Thiên - Nhân - Atula - Súc sanh - Ngạ quỷ và địa ngục :

Thiên : Những cảnh giới trên cõi nhân

Nhân : Cõi người

Atula : Cõi không phải trời, cũng không phải người, gồm những linh tinh PHÁP thuật có khi hôn người, nhưng về thọ mạng thì không bằng người.

Súc sanh : Gồm những loài súc vật, cầm thú. Trí thua người, nhưng phần lớn đều no đủ. Gồm 2 loài côn trùng và cầm thú.

Ngạ quỷ : Gồm những sinh vật thiếu ăn, thiếu uống, đói rét rất cực khổ mà còn bị BỨC bách thọ mạng đoản ngắn. Chia ra làm 10 loại.

Địa ngục : Gồm những sinh vật thiếu ăn, thiếu uống thân thể yếu hèn phải chết bằng những cái chết đau đớn . . . Gồm có 108 ngục. Riêng Atula thì có : Thiện Atula, súc Atula và quỷ Atula.

Nhân thì quanh một vòng mặt trời có 4 châu :

- Bắc cư lộ châu : Cực sung sướng ít tu.

- Đông thắng thần châu : Chú trọng tinh thần hôn vật chất. Triết Học , huyền Học.

- Tây NGƯU hỏa châu : Gần bằng cõi bắc cư lộ châu.

- Nam thiên bộ châu : Cõi của chúng ta đang sống.

III.- KếT LUậN :

Giáo lý luân hoài cho chúng ta :

- Phá đoạn kiến sai lầm làm cho con người khỏi chán nản.

- Phá thường kiến sai lầm làm cho con người luôn luôn hưng phấn.

Do đó chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ : Cải tạo tư tưởng hành vi và lời nói trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nôi để :

- Không cho ác niệm phát sinh.

- Tạo mọi điều kiện cho thiện niệm móng khởi .

Có như thế thì chúng ta mới có thêm lòng tự tin, thấy mình là chủ nhân của chính mình vì lẽ mình tạo nhân nào thì hưởng quả đó, chứ không có ai ban phát thưởng phạt cho chúng ta cả./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN