Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 680 guests and no members online

059858080
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
56864
58949
247001
1592199
59858080

19:52 _ 25-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Tin Tuc

Đặc nhiệm đột kích giải cứu con tin Sydney,

tiêu diệt kẻ khống chế, bắt giử con tin.

Lính đặc nhiệm vũ trang hạng nặng đột kích vào quán cà phê, giải cứu hàng chục con tin, tiêu diệt kẻ bắt cóc, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài 16 giờ tại Sydney, Australia.

·                                 Vào khoảng 2h15 sáng ngày 16/12, giờ địa phương, tức 10h15 tối nay giờ Hà Nội, hàng chục tiếng súng vang lên. Cảnh sát đã đột kích xông vào quán cafe Lindt ở Sydney , nơi một tay súng đang bắt giữ hàng chục con tin bên trong. ·

"Cảnh sát và nhân viên y tế đã xông vào tòa nhà. Hàng chục tiếng 'bùm' liên tiếp vang lên và súng nổ như thắp sáng bầu trời", phóng viên của SMH cho hay.

 

·                                 Tiếp sau đó nhiều con tin được thấy chạy thoát khỏi quán cafe.

·                                 "Con tin chạy ra thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên có khoảng 5 người, với tay giơ lên. Đó là thời điểm sau khi những phát súng đầu tiên được bắn. Sau đó, các nhân chứng nói rằng, sau một loạt đạn, nhóm con tin thứ hai gồm khoảng 5 người chạy ra", James Robertson, phóng viên của SMH cho biết.

·                                 Cảnh sát New South Wales vừa xác nhận vụ bắt giữ con tin "đã kết thúc".

·                                 Sky News đưa tin hai người đã thiệt mạng trong vụ việc, trong đó có kẻ bắt cóc con tin Man Haron Monis, người Hồi giáo cực đoan gốc Iran .

Cô hầu bàn học giỏi qua mặt kẻ bắt cóc Sydney

 

Elly Chen, một trong 5 con tin chiều nay trốn thoát khỏi tay kẻ bắt cóc ở quán cafe Lindt, là sinh viên đại học tại Sydney và rất có năng khiếu thể thao.

Hình ảnh Elly Chen chiều hôm nay lao từ quán cafe Lindt ở Sydney, chạy về phía lực lượng cảnh sát đang đón sẵn, nhanh chóng lan truyền trên phạm vi toàn cầu bởi vụ bắt giữ con tin tại nơi cô làm việc đang thu hút sự chú ý của thế giới.

Chen là một trong hai nhân viên nữ của Lindt chạy thoát khỏi quán vào khoảng 5h chiều nay (giờ địa phương), một giờ sau khi hai khách hàng và một nhân viên khác trốn khỏi tòa nhà.

Trang Facebook của Chen đã trở thành một địa điểm ảo để bạn bè và người thân của cô bày tỏ nỗi sợ hãi và lo lắng trong suốt quãng thời gian 7 tiếng cô bị bắt giữ.

Mọi người dường như trút được cả gánh nặng khi họ nhìn thấy hình ảnh Chen trốn thoát khỏi quán. Bức hình của cô hiện được đăng tải trên hàng trăm trang tin tức.

Theo trang cá nhân của Chen, cô theo học tại Đại học New South Wales từ năm 2011. Cô tốt nghiệp trường trung học nữ sinh Sydney và sau đó là trường Presbyterian với điểm ATAR đạt 99.25, một mức rất cao, đủ để cô có thể được nhận vào hầu hết các trường đại học danh giá của Australia.

Tài khoản LinkedIn của Chen giới thiệu cô đang học Cử nhân thương mại ngành thống kê bảo hiểm khoa học và tài chính. Ngoài ra, cô còn góp mặt trong đội tuyển bơi quốc gia và đội tuyển tennis của bang.

Sáng nay, một kẻ có vũ trang đã xông vào quán cà phê Lindt, thuộc khu vực Martin Place , Sydney , Australia , khống chế và bắt giữ các con tin ở đây. Tên này vừa được xác định là Man Haron Monis, một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan gốc Trung Đông đang đối mặt với hàng loạt cáo buộc.

 

Vũ Hoàn.

Cuộc giải cứu con tin căng thẳng ở Sydney

http://vnexpress.net/photo/the-gioi/cuoc-giai-cuu-con-tin-cang-thang-o-sydney-3120463.html

Người Sưu tầm

Cơn bão Haiyan tàn phá Philippines hủy diệt như sóng thần

Theo dự đoán Hơn 10.000 người có thể đã chết

Người ta đang ước đoán hơn 10.000 người ở Philippines có thể đã thiệt mạng vì cơn bão Haiyan, trong khi việc cưú tr nạn nhân gặp nhiều khó khăn vì đường sá bị hư hại và thông tin liên lạc bị tê liệt.

dẫn lời ông Elmer Soria - cảnh sát trưởng thành phố Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte, nơi tâm bão đi qua - nói riêng tại tỉnh này số người chết có thể lên đến 10.000 người. "Chúng tôi đã có cuộc họp với tỉnh trưởng và dựa trên những ước tính ban đầu, có tới 10.000 người thiệt mạng. Khoảng 70-80% nhà cửa nơi tâm bão quét qua đã bị phá hủy"

"Khủng khiếp"

Các thành phố và làng mạc nằm cách bờ biển 1km được miêu tả bị ngập lụt, khiến xác người nổi lềnh bềnh và những con đường đầy mảnh vỡ và cây cối bị đổ. Đài truyền hình địa phương chiếu cảnh trẻ em ngồi trên nóc nhà để bảo toàn tính mạng. Mila Ward, một người Úc gốc Philippines đang có kỳ nghỉ ở Leyte, kể cô thấy hàng trăm xác chết trên đường phố. "Họ được quấn trong chăn hay những tấm nhựa. Có cả phụ nữ và trẻ em" - cô nói. Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc nói các ảnh chụp từ trên không cho thấy một vùng duyên hải rộng lớn bị phá hủy nặng nề với những tàu thủy hạng nặng bị quật lên bờ. Nhiều du khách bị mắc kẹt ở Tacloban trong khi nước ngập cao đến tầng 2 của khách sạn.

ông Jan Peter Lahpor - nhà báo Hà Lan thường trú tại Philippines - cho biết dù tâm bão không đi qua thành phố Legazpi nơi ông đang ở nhưng mọi thứ cũng rất khủng khiếp. "Tôi nghĩ sức gió khi ấy cũng phải lên đến 200 km/giờ. Rất nhiều cây chuối đổ rạp hết. Vấn đề ở Leyte là mực nước dâng cao gây hủy hoại khủng khiếp. Mực nước dâng cao 5m thì sức tàn phá khác nào sóng thần" - ông nói. Các nhân chứng khác ở Tacloban được AFP dẫn lời cũng nói sóng biển cao tới 5m tràn vào đất liền. Giám đốc quốc gia của Chương trình lương thực thế giới tại Philippines Praveen Agrawal nói: "Hậu quả để lại giống như từ một cơn sóng thần hơn là một cơn bão".

Tại hòn đảo Samar kế cận, chính quyền nói có khoảng 300 người thiệt mạng và khoảng 2.000 người mất tích. Samar cũng là nơi đầu tiên của Philippines mà bão Haiyan đổ bộ vào từ Thái Bình Dương với sức gió lên đến 315 km/giờ.

Không ngôi nhà nào còn nguyên vẹn

"Không một ngôi nhà nào tại Tacloban còn nguyên vẹn khi bão Haiyan quét qua" - CNN tường thuật về tình hình ở thủ phủ Tacloban trong bản tin sau bão. Thông tin liên lạc gián đoạn toàn bộ trừ điện thoại vệ tinh, khan hiếm thực phẩm và nước uống. Phóng viên CNN từ trực thăng nhìn xuống Tacloban đã mô tả cảnh nhà trơ nóc, đường phố ngập, đường ven biển hư hại, những rừng cọ trên các ngọn đồi quanh Tacloban bị bão Haiyan san phẳng.

Ở Tacloban, nhiều gia đình sống trong những ngôi nhà thô sơ ven biển. Còn ở trung tâm, dân cư sống trong những ngôi nhà kiên cố. Tuy nhiên, siêu bão Haiyan khi đổ bộ vào Tacloban đủ sức thổi bay những ngôi nhà kiên cố nên dù đã sơ tán dân và chuẩn bị đối phó kịp thời vẫn không tránh khỏi thiệt hại nặng.

Giáo viên trung học Andrew Pomeda miêu tả: "Tacloban đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều người mất trí vì mất người thân. Người ta cũng trở nên hung hãn hơn. Họ đi hôi của từ các cơ sở kinh doanh, cửa hàng để tìm thực phẩm, gạo và sữa. Tôi sợ rằng trong vòng một tuần người ta sẽ chết vì đói". Các nhân chứng nói những người đi hôi của tìm tất cả những gì có thể, từ thực phẩm, nước uống đến tivi, thứ có thể giúp họ đổi lấy thực phẩm về sau. Reuters cho biết đám đông đã tấn công các xe tải chở thực phẩm, nước và lều bạt trên cầu Tanauan ở Leyte. Sinh viên y khoa ở Leyte Jenny Chu miêu tả: "Người ta bước đi như những thây ma di động tìm kiếm đồ ăn, trông giống như trong phim vậy".

Dù trực thăng quân đội đang tích cực vận chuyển nhu yếu phẩm đến cứu trợ người dân nhưng cung không đủ cầu. CNN dẫn tin cho biết nhiều người phải bới các đống rác tìm thức ăn, nước uống. Xung quanh là thi thể trôi lềnh bềnh. Ở những nơi gần cửa hàng tạp hóa, người dân đột nhập cướp nhu yếu phẩm gây nên tình hình mất an ninh. Hãng tin ABS - CBN News cho biết chính quyền thành phố Tacloban hôm qua kêu gọi Tổng thống Benigno Aquino ban bố tình trạng thiết quân luật trước tình hình hôi của đang diễn ra nơi đây. Ông Aquino cho biết sẽ xem xét tình hình cho đến khi có nghị quyết của hội đồng thành phố.

.

VN 100.000 $us

Japan - 30.000 us dollars

 

LỜI KÊU GỌI CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN

Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.

Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong bàn tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.

Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.

Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.

Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.

Tình Người sau cơn bão

Công cuộc vận động cứu giúp Philippines sau cơn bão khủng khiếp Hải Yến đang được cả thế giới tiến hành. Đối với người Việt Nam , công cuộc cứu trợ này lại mang những ý nghĩa đặc biệt.

Cơn bão Hải Yến chết chóc đã để lại đống hoang tàn khổng lồ trên những hòn đảo xinh đẹp của Philippines . Liên hiệp quốc cùng nhiều quốc gia đang vận động tiền của và sức lực để cứu giúp người Philippines qua cơn hoạn nạn. Với tư cách một quốc gia láng giềng chính phủ Việt Nam đã lên tiếng đóng góp vào việc cứu trợ. Tuy nhiên, đối với người Việt khắp nơi trên thế giới, Philippines có một quan hệ về nhân đạo sâu sắc.

Sau năm 1975, thế giới được biết một từ mới, có lẽ xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đó là Thuyền nhân. Những người tị nạn chính trị ra đi bằng đường biển này để tìm tự do đã phải trải qua nhiều khổ nạn, và ước tính đã có khoảng nửa triệu người mất mạng. Trong hành trình đó, nước Philippines đã xuất hiện như là một bến bờ an toàn cho các Thuyền nhân. Nhà thơ Trần Trung Đạo, một thuyền nhân từng ở trại Palawan nhớ lại rằng hướng đi về Philippines đối với các thuyền nhân là để tránh các thảm cảnh hãm hiếp, giết chóc…mà bọn hải tặc nhắm vào hàng trăm ngàn con mồi lênh đênh trên biển lúc ấy.

Và nay nhà thơ Trần Trung Đạo, hiện sống tại Boston đã viết bài kêu gọi vận động đóng góp giúp đỡ những ân nhân Philippines ngày ấy. Ông chia sẻ với đài Á châu tự do:

“Người Việt có một tính tốt đó là tình nhân ái. Đối với đồng bào mình trong nước, mỗi khi có lũ lụt là đồng bào hải ngoại lại tổ chức yểm trợ . Điều đó không chỉ với đồng bào mà còn là tình con người nữa. Đối với người Phi thì rất là đặc biệt, nước Phi đã giang tay đón tới cả trăm ngàn người Việt đến Palawan và Bataan, là trạm trung chuyển để đi định cư ở nước thứ ba. Nhiều ngườiViệt chúng ta được những người Phi giang tay chia sẻ, bảo bọc trong cái giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình, mà họ cũng chẳng sung túc gì. Hình ảnh những người dân thường Phi ra bờ biển cõng những bà mẹ, những em bé vào bờ, những hình ảnh ấy sẽ không bao giờ bị quên đi cả. Ngay cả mình chỉ nhìn tấm hình thôi nó cũng ghi mãi trong tiềm thức của mình. Tôi thấy đồng bào hải ngoại ở khắp nơi đều lên tiếng ủng hộ.”

Vận động cứu giúp người Phi đang được tiến hành ở nhiều nơi có người Việt sinh sống, những cơ quan truyền thông hay những trang mạng xã hội của người Việt bắt đầu quyên góp chỉ một ngày sau khi tuyên bố thảm họa được Tổng thống Philippines đưa ra. Tại Nam California chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ gây quỹ số tiền đã lên đến $20,000. Con số ấy càng có ý nghĩa khi biết rằng số tiền mà cường quốc hàng thứ hai thế giới Trung quốc tuyên bố giúp cho Philippines là $100,000.

Ở trong nước, cũng có những hoạt động quyên góp ủng hộ người Phi. Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội từng sống một thời gian dài ở Manila cho chúng tôi biết là anh cùng nhóm NO-U, một nhóm dân sự đấu tranh chống sự gây hấn của Trung quốc trên biển Đông, đang thực hiện việc quyên tiền cứu trợ:

“Qua phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ NO-U chúng tôi biết được cơn bão rất tệ hại ở Philippines . Chúng tôi cũng đã có nhiều bạn bè người Philippines, cũng như những người có cùng những hoạt động lý tưởng với nhóm NO-U như chống đường lưỡi bò của Trung quốc trên biển Đông. Khi biết được các bạn Philippines đang chịu cái điều kinh khủng của cơn bão này, chúng tôi muốn làm điều gì đó để chia sẻ với các bạn.”

Trong thời gian gần đây, những nhà hoạt động trẻ tuổi Việt Nam đã tìm thấy nơi Philippines nhiều điểm tương đồng với hoạt động của họ. Các tổ chức dân sự Philippines là hình mẩu mà nhiều nhà hoạt động Việt Nam đang học hỏi. Và có lẽ thái độ cứng rắn không khuất phục trước sự gây hấn của Trung quốc trên biển Đông từ phía chính quyền Manila đã tạo nên nhiều cảm phục nơi thế hệ trẻ Việt Nam . Những cuộc biểu tình chống Trung quốc trên đường phố Manila thường xuyên có bóng dáng các thanh niên từ Việt Nam sang.

Thế hệ trẻ tại Việt Nam , không biết nhiều về thuyền nhân, nhưng lại tìm thấy ở quốc gia láng giềng này những niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh của họ. Và họ cảm thấy phải giúp đỡ người bạn đồng hành trong cơn hoạn nạn.

 

Dù từ quá khứ thuyền nhân hay hiện tại đấu tranh chống bá quyền, có lẽ nhiều người Việt nghĩ như lời nhà thơ Trần Trung Đạo rằng đây là dịp để người Việt bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Người Việt Tỵ Nạn.

- Riêng Đơn vị Chánh Pháp tất cả tịnh tài ngày Chu Niên 31 sẽ được quyên vào quỹ cứu trợ.

- Kêu gọi tất cả thành viên GĐPTChánh pháp hổ trợ hết lòng quyên góp cho thiên tai tại Philippine.

- Cùng Cộng đồng xuống đường quyên góp.

Bên cạnh đó cùng ủng hộ chương trình của trường Tafe tại Sydney kêu gọi.

 

Hi all : I am sure that you would be informed that the recent typhoon in the Philippines has affected the lives of thousands of people. The affected people are currently facing a lot of problems and are deprived from the basic necessities of life.

Your generous donations can help in improving the lives of the affected people. The affected areas still needs the following items


(Chao ACE: Trường TAFE Wetherill Park sẽ nhận những thứ được liệt kê trong email dưới đây để giúp đỡ nạn nhân tại Philippines.

ACE nào có nhã ý cho thì có thể đem đến nhà Minh Ngọc & Nguyên Mai trể nhất là tối thứ Tư, ngày 20/11/13.  Để kịp đem đến cho họ trước ngày 22/11/13. - NMai )

· Canned Food

· Medicine

· Bottled Water/Juice/Long Life milk

· Sleeping bags

· Toiletries

· Disinfectant/Laundry Detergent

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng

TP HCM, ngày 26 tháng 8 năm 2013.

Kính gửi:

- Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM

-  Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.

Thưa các ông/bà,

Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo, trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này.

Để các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân sĩ, trí thức, hiểu rõ bài viết của tôi và có điều kiện so sánh với những bài phê phán đăng trên báo của các ông/bà, xem đúng sai thế nào, tôi đề nghị các ông/bà cho đăng công khai trên báo các ông/bà hai bài viết sau đây của tôi: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh (bài có sửa chữa đăng ngày 17/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam) và Những điều nói rõ thêm… (đăng ngày 19/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam).

Tôi thấy các ông/bà cần làm điều này vì nếu phê phán bài viết của một người mà người đọc không biết bài viết nói gì, ngược lại, các ông/bà chỉ cắt xén vài đoạn rồi hô hoán, lên án thế này thế kia, thì hoá ra các ông/bà chơi trò “bỏ bóng đá người” mà tôi đã cảnh báo trong bài viết của mình. Và nếu các ông/bà không cho đăng (tôi biết chắc như vậy), thì hoá ra các ông/bà sợ sự thật: khi so sánh bài viết của tôi với các bài phê phán, nhân dân sẽ biết các ông/bà đã dối trá, ăn nói hàm hồ, quy chụp, chỉ là những tên bồi bút. Tôi thách các ông/bà đấy, các ông/bà có dám làm không, hỡi những tổng biên tập đầy quyền uy hiện nay!

Qua các bài viết trên báo các ông/bà, tôi thấy có ba điểm bị các ông/bà xuyên tạc, đánh lận con đen.

Một là, tôi chưa bao giờ phản bội lý tưởng mà cả một thời tuổi trẻ tôi và các bạn, các đồng đội của tôi, có người đã nằm xuống trong tù, trên chiến trường cũng như bao thế hệ cha anh đã theo đuổi. Đồng bào, chiến sĩ chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu với hy vọng họ và con cháu được sống trong một xã hội lành mạnh, công bằng, ở đó con người đối xử với nhau một cách tử tế, các quyền sống, quyền con người được tôn trọng. Nhưng nay chúng ta đang sống một xã hội như thế nào? Bài viết của tôi, nhất là bài Những điều nói rõ thêm…, đã chứng minh – bằng những kinh nghiệm của một người đã hơn 45 năm sống và hoạt động trong hệ thống chính trị hiện nay – ai phản bội ai. Tôi rất mong các ông/bà công tâm xem xét. Tôi quan niệm rằng hiện nay đã có điều kiện để nhận biết cái đúng cái sai, mà vẫn u mê, mù quáng bào chữa cho cái ác, cái xấu, cái sai, thì đó là tội ác đối với dân tộc, với đất nước. Con cháu các vị sẽ nghĩ sao về các vị?

Hai là, trong hai bài viết nói trên, tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng Cộng sản hoặc xoá bỏ Đảng Cộng sản. Tôi chỉ đề nghị Đảng Cộng sản nên chấp nhận đối lập chính trị, để phát triển một nền chính trị lành mạnh, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Không nên duy trì chế độ độc tài toàn trị, bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ của người dân mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng cam kết trước nhân dân trong Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp năm 1946.

Sau bài viết của tôi, ngày 23/8/2013, luật sư Trần Vũ Hải đã chính thức gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bản “Đề nghị cho ý kiến về vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam dưới góc độ pháp luật Việt Nam”. Cũng như bao người khác, tôi đang chờ sự trả lời chính thức bằng văn bản của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, của Đảng và Nhà nước Việt Nam để với tư cách công dân, tôi có thể “sống và làm việc theo luật pháp” như khẩu hiệu mà báo các ông/bà thường hô hào. Tôi cũng đề nghị các ông/bà cho đăng văn bản của luật sư Trần Vũ Hải gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để nhân dân biết. Đây là văn bản gửi cho cơ quan trọng yếu của Quốc hội, một việc làm công khai, minh bạch, thì tại sao các ông/bà không dám đăng? Các ông/bà sợ cái gì? Sợ sự thật à? Chính các ông/bà là những người bưng bít, che giấu sự thật, thế mà còn cho tay sai bù lu bù loa thế này thế kia. Các ông/bà không có lòng tự trọng và liêm sỉ tối thiểu của người cầm bút sao?

Ba là, trong hai bài viết nói trên, không có chỗ nào tôi đòi lật đổ chế độ. Tôi viết rất rõ: “Chủ trương của chúng ta là ôn hòa, bất bạo động, chống lại các hành động quá khích, khủng bố, vũ trang lật đổ.” (Những điều nói rõ thêm…). Chấp nhận đa nguyên đa đảng, đấu tranh trong hoà bình, là để tạo cơ chế cho Đảng Cộng sản tự điều chỉnh, được nhân dân giám sát, ngăn chặn khuynh hướng lộng quyền và lạm quyền, là khuynh hướng vốn có của bất cứ một chính quyền nào, dù cộng sản hay không cộng sản, nếu không được các lực lượng của toàn xã hội giám sát. Nếu không giải quyết sớm, kịp thời, sẽ có nguy cơ bùng nổ những bạo loạn chính trị mà người dân sẽ là người trước tiên gánh chịu hậu quả.

Thưa các vị Giám đốc Đài Truyền hình, truyền thanh, Tổng biên tập các báo,

Các vị chịu trách nhiệm chính về nội dung những bài viết đăng trên báo của mình, nên không thể vì trên chỉ đạo “đánh ông Đằng bằng bất cứ giá nào” mà đi đăng những bài với luận cứ ngớ ngẩn, thiếu trung thực, chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Nhưng tôi cũng thành thực cảm ơn các ông/bà: nhờ báo các ông/bà phê phán tôi mà đông đảo quần chúng biết đến hai bài viết của tôi – những bài viết đã làm cho cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình đồng loạt tấn công trong một cơn lên đồng tập thể. Các vị nên biết rằng Việt Nam chúng ta hiện nay được xếp là một trong những nước mà người dân, nhất là giới trẻ, sử dụng rộng rãi Internet. Qua các bài báo phê phán tôi, các vị đã “quảng cáo” giúp tôi. Người dân sẽ nhờ con cháu, người quen cung cấp hai bài viết của tôi. Tôi tin rằng họ sẽ công minh, sáng suốt để phân định đúng sai.

Trân trọng,

Lê Hiếu Đằng

 

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Bài không tựa từ một bạn trẻ trong nước - Đặng Diễm Bích Chi-VN


Trước giờ vẫn nghe câu “
Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”, nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này !

Ngày còn cắp sách đến trường, mỗi thứ hai đứng chào dưới cờ tổ quốc, gào lên cùng lũ bạn “
…cờ in máu chiến thắng…” mà không biết rằng lá cờ ấy cũng có thấm máu của người thân mình,những dòng máu bị khinh rẻ, không được thừa nhận!

Khi người ta cố nhồi nhét hình ảnh về một đấng lãnh tụ vĩ đại, toàn năng vào đầu óc non trẻ của tôi, tôi đã không kháng cự, chỉ đôi lúc tự hỏi một cách lén lút: “
Thật là có con người như Thánh sống thế ư?” Bỡi vì đôi khi những gì họ nói trước sau bất nhất. Họ chẳng bảo “Không có gì tuyệt đối và toàn vẹn” đấy sao? Hay có ngoại lệ?

Ngày đó ngây thơ đến mức nằm trong phòng đọc bài học lịch sử oang oang, không ngừng mắng chửi “
ngụy”, “tay sai”, mà không nhớ rằng ba mình từng khoác áo lính của Việt Nam Cộng Hòa !

Khi người ta dạy cho tôi
phỉ báng những người lính “ngụy”, coi khinh họ như nhưng kẻ không có lương tâm, những kẻ bán rẻ tổ quốc, những con người máu lạnh, giết người không gớm tay...

Thì tôi, đã thấy những người lính sa cơ ấy rất hiền lành, là những người cha, người chồng mẫu mực, những người nông dân không ngại vất vả ngoài đồng.

Thì tôi, thấy trong ánh mắt họ một nỗi đau bất lực vì không bảo vệ được tổ quốc của mình!

Thì tôi, thấy họ loay hoay tìm cho gia đình mình một con đường tươi sáng khác để đi. Họ không ngồi đó và khóc cho một quá khứ tươi đẹp đã mất, đã bị cướp mất!

Tôi đã thấy họ dạy con họ
yêu tổ quốc,yêu cội nguồn, và trân trọng tình thân!(xin đừng đánh đồng như cái cách người ta đang giả vờ tự lừa dối nhau, tổ quốc không bao giờ nên hiểu là “người chiến thắng”, và “người chiến thắng” cũng không phải là tổ quốc, nếu như hôm nay tôi nói tôi chẳng có chút cảm tình nào đối với “người chiến thắng” thì không có nghĩa là tôi không yêu đất nước của tôi.

Tôi đã thấy họ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách, nhưng cái nhìn của họ vẫn hướng về nơi này một cách khắc khoải. Bởi lẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp họ đã bị đẩy đi xa, quá xa, nơi họ được sinh ra và lớn lên, nơi còn có những người thân còn ở lại! Họ có thể trở về, nhưng họ sẽ không trở về, tôi biết thế, không phải vì họ chê cố hương nghèo khó!

Khi người ta nói họ là những kẻ “
vong quốc”, tôi sẽ lắc đầu bảo rằng không phải, họ là những người “vọng quốc” (luôn luôn hoài vọng về tổ quốc của mình).

Khi người ta bảo rằng họ ở bên kia bờ biển đang tìm mọi cách phá hoại an ninh quốc gia, thì tôi lại tin rằng, họ đã bày tỏ một nỗi thất vọng khôn xiết về cách “trị quốc” của “kẻ thắng”, họ đang bày tỏ niềm xót thương với những số phận đang ngày ngày tìm đến nhau trong niềm an ủi và hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Họ đang cất lên tiếng nói giúp những người mà họ nghĩ rằng “thấp cổ bé họng”.

Không có triều đại nào vĩnh viễn, thì sao cứ mãi lừa mị nhau về cái gọi là “muôn năm”?
Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “
giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa!

Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng !

Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!
Sưu t
ầm

 

41 năm về trước ( Câu Chuyện Đầy nước mắt - TP)

 

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín. (ảnh TP chụp lại từ gia đình).

 

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo.

 

Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn: “Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Ông cố nài nỉ: “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa: “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo: “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi: “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số.

Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?

Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC.

Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói: “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói: “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”

Ông Báo thanh minh: “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.”

Thiếu tá Nhiều bảo: “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.”

Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích. Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh.

Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico...

 

Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn

 

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc.

Số hồ sơ của em là 899. Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Bé Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố: "Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô: "Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân.

Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học.

Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.

 

Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC.

Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết: “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại.

Gặp Lại Cố Nhân

 

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói: “Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.

Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích.

Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell.

Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông.

Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012.

Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

Giây phút đầy xúc động

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt.

Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell: "Cô đến đây tìm ai?”

Cô trả lời: "Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: "Đây là ông Trần Khắc Báo.”Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo: "Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

Ông Trần Khắc Báo nói: “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”.

Ông nói với chúng tôi: “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình.

Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết:" cô có hai cái may:

-Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi .

-Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặtTổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

Sưu tầm