Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 507 guests and no members online

058046013
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
42633
68352
258666
1784831
58046013

15:19 _ 28-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Tin Tuc

 

Ai đem phiến đá vô hồn
Biến thành Cột Mốc Oan Hờn, hỡi ai !!!
Núi cao soi bóng sông dài
Sao thu hẹp để u hoài núi sông ?
Nỗi đau đã nhức mọi lòng
Nỗi hờn tươm máu triệu dòng lệ chan
Bao đời mốc tại Nam Quan
Sao nay Móng Cái, Hà Giang hở Trời !?
Vết dao, cột mốc, còn tươi
Cắt da thịt Mẹ chao ơi, bạo tàn !!!

Trên nền nhà chơ vơ, ghi dấu sự tàn phá dã mang của bọn Tàu Cọng ,  Bọn cầm quyền nghe lời quan thầy Tàu cọng, đục phá dấu vết Sư đoàn 33 chặn đứng và đẫy lui bọn Xâm lược Tàu Cọng.Biết bao xương máu của quân dân ta đã hy sinh!!?

 

Cột Mốc này này không nữa , Nơi này đã bị bọn Tàu chiếm hữu

Nơi mà Chúng đã lấn sâu vào biên giới Việt Nam.

 

Hỡi Bản Giốc, hỡi Nam Quan
Sao đem đất nước Việt Nam  dâng người ?
Đất ta, xương máu, cơ ngơi
Ông cha ta đã bao đời dựng xây
Quyền chi cắt đất dâng thày ?
Tại sao làm nước non này đau thương ???
Niềm đau, nỗi nhục quê hương
Hỡi ai, tráng sĩ, tuốt gươm báo đền!


Ta ơi, toàn quốc đứng lên !
Nhổ phăng cọc mốc oan khiên, xây đời ...

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

(Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3)

Đến Trang Thời Sự hằng ngày

 

 

Một hệ thống quyền lực, xã hội đen, xã hội đỏ, chằng chịt như thiên la địa võng đè  đầu cưỡi cổ người dân ..

 

Lê Hiền Đức

Vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ngày 10-1-2012 đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng – TP Hải Phòng, qua các tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng và lời kể của nhân chứng, tôi hình dung còn ghê gớm hơn cảnh đánh bắt, cướp bóc nhà viên ngoại họ Vương mà đại thi hào Nguyễn Du tả trong Truyện Kiều: lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa, nách thước, tay đao biến thành mấy chục bộ đội, công an với đầy đủ súng ống, đạn dược, xe chiến đấu, đằng đằng sát khí; chúng chẳng những vơ vét, đập phá hết đồ đạc, của cải mà còn vứt bỏ bàn thờ, san bằng ngôi nhà gạch 2 tầng kiên cố của gia chủ; dây vô lại thì buộc chặt 6-7 thâm tình, đủ cả nam phụ lão ấu chứ không chỉ một lão một trai...

Tới vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ngày 24-4-2012 đối với 166 hộ nông dân ở huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, tôi tận mắt thấy hàng ngàn cảnh sát trẻ khoẻ, trang bị đến tận răng cùng nhiều lực lượng "tinh nhuệ", nhiều phương tiện hiện đại khác của chính quyền xông vào đàn áp mấy trăm dân quê hiền lành, chất phác mà quá nửa là ông già bà cả, phụ nữ, trẻ em. Những ngày qua, chắc vì tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là đưa tin bài về quan hệ "tốt đẹp" với Trung Cộng, về đời sống tình ái, sinh hoạt, thú chơi của các mĩ nữ, đại gia, về các chuyện cướp – giết – hiếp... mà 6-7 trăm toà báo ở Việt Nam hầu như không có tin bài về vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai đang làm chấn động dư luận này. Tôi thì tay run run lần mò gõ bàn phím máy tính mà trong đầu vẫn hiện rõ mồn một cảnh hàng chục cảnh sát chân đi giày đinh, đầu đội mũ sắt, người mặc áo giáp, tay cầm mộc, tay cầm dùi cui lao vào đánh túi bụi một anh trai làng tay không tuy anh ấy chẳng hề chửi bới, khiêu khích gì chúng.

Đã sống qua thời Việt Nam còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền "của dân, do dân, vì dân" cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế.

Tại sao những năm gần đây ở Việt Nam, số vụ khiếu nại, tố cáo của người dân về việc họ bị cướp đoạt đất đai và số vụ chính quyền cưỡng chế, thu hồi đất đai đối với người dân cứ liên tục gia tăng với tốc độ chóng mặt? Theo tôi, có nhiều lí do nhưng cơ bản nhất là Nhà nước đã tước đoạt quyền sở hữu đất đai của mỗi người dân. Hiện trên thế giới, số quốc gia mà ở đó cá nhân người dân không được quyền sở hữu đất đai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng nói đâu xa, ngay tại Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc và dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, cá nhân người dân cũng đã có quyền sở hữu đất đai. Chỉ dưới chế độ Dân chủ cộng hoà, nay là chế độ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, cái quyền ấy của cá nhân người dân mới bị tước đoạt. Đảng cộng sản và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất chồng chéo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ.

Ngoài quyền sở hữu đất đai, người dân Việt Nam còn đã và đang bị tước đoạt, xâm phạm một số quyền lợi rất cơ bản khác, trong đó có cả những quyền hiến định như sở hữu tài sản, tự do cư trú, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, biểu tình... Thêm nữa, họ đã và đang bị bóp nặn ghê gớm thông qua các loại thuế, phí, lệ phí. Nhiều năm nay, Việt Nam luôn ở tốp đầu của khu vực, thậm chí của cả thế giới về tỉ lệ thu ngân sách. Nếu đọc lại bài thơ "Á tế á ca" từng có trong sách giáo khoa phổ thông mấy chục năm, chúng ta sẽ thấy xét về nhiều mặt, tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít. Có lẽ đó là lí do bài "Á tế á ca" bị loại ra khỏi sách giáo khoa.

Quay trở lại chủ đề chính của bài viết này – chủ đề đất đai. Nếu như trước kia, việc Đảng cộng sản dùng những câu "Ruộng đất về tay dân cày", "Người cày có ruộng" để phất cờ hiệu triệu, lôi kéo đông đảo nông dân tham gia cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân, phong kiến được coi là cách mạng thì ngày nay, việc cưỡng chế, ăn cướp bờ xôi ruộng mật của nông dân để trao vào tay các đại gia không thể gọi bằng cái tên nào khác ngoài "phản cách mạng". Nói cách khác, cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng.

Năm ngoái, khi đọc bài "Người bạn Ai Cập" của nhà báo Huy Đức, tôi rất tâm đắc với câu kết: "Những chiếc xe tăng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khi nghiến nát nhân dân vào đêm 3-6-1989 ở Thiên An Môn cũng đã nghiến nát hai từ "nhân dân" trong cái tên của nó". Nay, mượn ý ông Huy Đức, tôi cho rằng qua việc "tích cực", "hăng hái" tham gia các vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai đối với người dân, những lực lượng mang danh "Uỷ ban nhân dân", "Công an nhân dân", "Quân đội nhân dân", "Viện kiểm sát nhân dân", "Toà án nhân dân"... ở Việt Nam đã nghiền nát, phá sạch, đốt sạch chữ "nhân dân" trong cái tên của chúng.

Nhưng chúng chỉ thủ tiêu được chữ "nhân dân" trong cái tên chúng mang mà thôi còn nhân dân thì đời đời bất diệt. Chẳng kẻ nào có thể chống lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Các vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ở Tiên Lãng và ở Văn Giang cho thấy tại Việt Nam, mâu thuẫn giữa người dân với kẻ rắp tâm ăn cướp đất đai, tài sản của họ đã lên tới đỉnh điểm, đã tới mức không thể dung hoà. Trong cuộc đấu tranh giữ lấy đất, giành lại đất, có thể nhân dân phải tạm lui bước vào lúc này, lúc khác, tại nơi này, nơi khác song chắc chắn họ sẽ thắng, như bao đời nay vẫn thế.

Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ – thuyền bị lật mới biết sức dân như nước.  Cứ cái đà này thì ngày ấy chẳng còn xa...

Người sưu tầm

 

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

(Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3)

Đến Trang Thời Sự hằng ngày

 

Quê Mình Đâu Hở Ngoại ?

Trần Văn Lương

- Ngoại ơi Ngoại, quê mình đâu hở Ngoại,
Mà đêm ngày Ngoại khắc khoải nhớ thương,
Ai cũng có quê hương,
Sao Ngoại vẫn mãi tha phương mòn mỏi ?

- Nghe lời con hỏi,
Ngoại nghẹn lời biết nói gì đây,
Lòng lâu rồi vẫn trăn trở loay hoay,
Quê hương cũ biết còn hay đã mất.

Ngoại sẽ nói với con về mảnh đất,
Chốn xưa kia luôn chất ngất tình người,
Nhưng đớn đau, sau một cuộc đổi đời,
Đã bất hạnh tan tành nơi tay giặc.

Từ ngày đó, máu xương cùng nước mắt,
Của dân mình tràn đổ khắp non sông,
Do bàn tay lũ bạo ngược tanh lòng,
Vẫn mang tiếng là chung dòng giống Việt.

Dưới gông cùm khắc nghiệt,
Dân một đời khốn khổ biết kêu ai,
Trời quay đầu, thần thánh cũng che tai,
Đành chới với giữa đêm dài giông bão.

Người vắt từng giọt máu,
Đổi chén cháo nuôi nhau.
Tấm thân tàn, rủi gặp cảnh ốm đau,
Nhà thương đấy, nhưng tiền đâu lo lót ?

Cả tôn giáo cũng chịu phần chua xót,
Chẳng mấy khi được sống sót yên lành.
Chúng lại bày trò giáo hội quốc doanh,
Biến lắm kẻ tu hành thành con rối.

Giới thống trị, toàn một bầy nói dối,
Chúng rêu rao, la lối để bên ngoài,
Tưởng lầm rằng đây chính cảnh Bồng lai,
Đến du lịch, chúng liền tay hốt bạc.

Chúng xem mạng dân lành như cỏ rác,
Và chỉ vì muốn chiếm đoạt đất đai,
Chúng giết người, hoặc đàn áp thẳng tay,
Nghĩa địa cũng bị cày lên lấp bỏ.

Dân chỉ được quyền sống như sâu bọ,
Luật pháp là cán bộ với công an.
Người chỉ cần dăm câu hát thở than,
Liền gánh chịu trăm ngàn điều khắc bạc.

Với dân Việt, chúng vô cùng tàn ác,
Trước bọn Tàu, lại hèn nhát vô song,
Đã cúi đầu dâng các đảo biển Đông,
Lại bỏ ngỏ non sông cho giặc Bắc.

Người yêu nước không đành tâm để mặc,
Phản đối trò nhượng cắt đất quê hương,
Bị côn đồ giả dạng đánh trọng thương,
Thân rải rác khắp đoạn đường nghiệt ngã.

Khi Tàu Cộng bắt người trên biển cả,
Khi ngoại nhân hành hạ đánh dân mình,
Lũ cầm quyền vẫn ngậm miệng làm thinh,
Nhởn nhơ giữa Ba Đình, không biết nhục.

Đất nước thành địa ngục,
Nơi giam cầm tám chục triệu tù nhân.
Mấy ai được yên thân,
Dưới họng súng của đạo quân tàn ngược.

Mảnh đất đó, làm sao còn gọi được
Là quê hương đích thực của toàn dân,
Khi bạo quyền chỉ vâng lệnh ngoại nhân,
Chủ quyền nước đã nằm trong tay địch.

x

x x

- Ngoại ơi Ngoại, sao không về du lịch,
Con thấy người ta lịch kịch suốt ngày,
Lưng lận tiền, máy ảnh bấm chồn tay,
Sáng trưa tối, từng chuyến bay đều đặn ?

- Ngoại nghe hỏi, lòng già thêm cay đắng,
Nhìn những người xưa may mắn thoát ra,
Vừa ấm cật phì gia,
Vội áo gấm khắp quê nhà vung vít.

Từng đoàn rộn rịp,
Nhất là dịp Xuân về,
Vui đùa, hưởng thụ thỏa thuê,
Tâm bình thản, khắp quê nhà vênh váo.

Họ chỉ thấy màu hồng qua xác pháo,
Mà không hề thấy màu máu của dân,
Bao năm qua, dưới nanh vuốt hung thần,
Đang từng phút thay dần màu lệ nóng.

Họ chỉ thấy cảnh nhà cao cửa rộng,
Cùng phố phường sang trọng mọc tràn lan,
Mà không nghe xe ủi đất rộn ràng,
Đang cày nát nghĩa trang đồng đội cũ.

Họ chỉ thấy con nhà giàu từng lũ,
Tay ôm tiền cả bó đốt thâu đêm,
Chẳng hề hay suốt khắp cả ba miền,
Trẻ đói rách, toàn trên xương dưới xẩu.

Họ chỉ thấy minh tinh cùng hoa hậu,
Đầy nữ trang, trên sân khấu nói cười,
Nào có hay ngay dưới ánh mặt trời,
Thân gái Việt đang chờ người ngã giá.

Họ chỉ thấy những hội trường sang cả,
Trên giảng tòa, lời dối trá oang oang,
Đâu biết rằng nơi trại cấm rừng hoang,
Tiếng đòi hỏi nhân quyền đang chết nghẹn.

Họ chỉ thấy đám "Việt kiều" chè chén,
Mà quên đi người chiến hữu tật nguyền,
Đứng bên đường, tập vé số còn nguyên,
Đôi mắt trũng miên miên ngàn tủi hận.

Họ chỉ thấy ngọc ngà cùng son phấn,
Khi đổ tiền mua lấy trận vui chơi.
Có hay chăng sau ánh mắt tươi cười,
Là máu lệ của một đời son trẻ.

Họ chỉ thấy ngôi nhà thờ tráng lệ,
Mà không nhìn tượng Đức Mẹ sầu đau,
Hay đến xem cây Thánh giá Cồn Dầu,
Bị chúng đập từ lâu thành trăm mảnh.

Có những kẻ về quay phim chụp ảnh,
Chợt thấy mình sao "hạnh phúc ấm no",
Lầm tưởng rằng đất nước cũng tự do,
Bừa nhắm mắt tuyên truyền cho chế độ.

Ai cũng viện đủ lý do này nọ,
Trở về quê, đi khắp ngõ dông dài,
Để ăn chơi, kiếm danh lợi tiền tài,
Nhãn "từ thiện" phết thật dày trên trán.

Xưa trốn nhủi, tìm đường đi tị nạn,
Giờ "vinh quy", đánh bạn với yêu tinh,
Thì chính mình đang làm hại dân mình,
Trách chi được "đồng minh" xưa ngoảnh mặt.

Sao lại nỡ đem đồng tiền nước mắt,
Ngầm tiếp tay cho lũ giặc hung tàn,
Giúp chúng thành bầy "thái thú" gian tham,
Tuân lệnh chủ về giết oan đồng loại ?

x

x x

- Làm sao biết rõ ràng đây hở Ngoại,
Quê hương mình giờ ở tại nơi đâu,
Khi đất đai sắp mất hết cho Tàu,
Nếp sống Việt đã đậm màu nô lệ ?

- Con yêu dấu, càng nghe về đất mẹ,
Càng thêm buồn, nhưng biết kể cùng ai.
Tội nghiệp cho những thế hệ ngày mai,
Bị xiềng xích nước ngoài luôn trói buộc.

Ngoại chỉ sợ thêm một lần Bắc thuộc,
Thì ngày về quang phục sẽ còn lâu,
Dân tộc ta mãi tủi nhục cúi đầu,
Kính cẩn gọi giặc Tàu bằng "Trung Quốc"!

Đêm đất khách đã thưa dần ánh đuốc,
Người quên thề, về lũ lượt ăn chơi.
Có phải chăng vì nghiệt ngã cơ trời,
Mà dân Việt phải ngàn đời ôm hận.

Người Sưu tầm

 

MIẾNG GẠCH BÔNG IPAD - Chuyện tưởng đùa nhưng có thật.!

Ngọc Lan/Người Việt

 

WESMINSTER (NV) - “Cẩn thận khi mua đồ rẻ, vì sẽ có ngày ăn một cục gạch như vậy” là câu mà người xém là nạn nhân của một vụ lừa bán “iPad cục gạch” muốn nhắn nhủ với mọi người, khi kể lại câu chuyện này với phóng viên Người Việt.

  

Hộp iPad còn bảo đảm (trái) và hộp được mở phía trước để khách hàng nhìn vào. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Mang đến tòa soạn nhật báo Người Việt hai “iPad cục gạch” còn trong hộp, người đàn ông có tên Minh Nguyễn, cư dân thành phố El Monte, kể lại câu chuyện như sau:

Vợ ông là chị Nguyễn Thị Thanh Nguyệt làm việc trong một tiệm nail ở El Monte. Vào ngày Thứ Sáu, 17 Tháng Tám, một người đàn ông gốc Châu Phi cầm theo một cái iPad 64 GB mới toanh, bước vào tiệm, nói rằng ông muốn bán nó với giá rẻ.

Bốn, năm người thợ trong tiệm xúm vào săm soi chiếc iPad mới tinh, và hỏi giá.

“$300 một cái,” người đàn ông nói.

Ðể bảo đảm với mọi người rằng đây là chiếc iPad mới toanh, còn nguyên trong thùng chứ không phải hàng xài rồi, người đàn ông dẫn mọi người ra xe để xem. Khi cốp xe được mở lên, chị Nguyệt và mọi người nhìn thấy bên trong có chiếc thùng đựng gần 20 cái iPad còn nguyên hộp. Bên cạnh đó còn có một số iPhone cũng còn nguyên hộp như thế.

Sau khi trả giá, người đàn ông đồng ý nếu mua ba cái trở lên thì ông sẽ bán với giá $175/cái. Thế là mọi người đồng ý mua.

Một trong những người thợ nail này sốt sắng móc ra $175 đưa cho người đàn ông để mua một chiếc iPad. Tuy nhiên, ông này lại yêu cầu: “Gom hết tiền mọi người mua lại đưa luôn một lần để ông ta giao hàng luôn một lúc.” Người phụ nữ nói: “Ai mua thì người nấy trả tiền. Ai đưa tiền thì đưa iPad.” Thế là người đàn ông cầm một hộp iPad đưa cho người phụ nữ này.

“Làm sao mà biết trong này có phải là iPad không?” Người phụ nữ nghi ngờ.

Nghe vậy, người bán rạch liền trên mặt hộp, kéo ra một lỗ lớn đủ cho người phụ nữ nhìn vào thấy được cái iPad đen thui nằm trong chiếc bịch xốp, có nhãn “iPad” hiện bên trên. Người phụ nữ yên tâm cầm cái hộp iPad đó đi vào tiệm. Cùng lúc đó, những người khác bắt đầu đưa tiền để mua hàng ngay tại chiếc xe.

Vào trong tiệm, người phụ nữ mở toang cái hộp, và la lên: “Bị gạt rồi. Ipad giả!” Chị kêu lớn lên khi nhận ra cái chị lôi từ trong hộp ra chỉ là một miếng gạch màu đen!

Chị chạy ào ra ngoài la lên. Khi đó, những người phụ nữ kia đã cầm trên tay mỗi người một hộp “iPad cục gạch” và người đàn ông vẫn còn cầm trên tay xấp tiền chưa kịp đút vào túi.

Người phụ nữ khám phá ra chuyện iPad giả đưa điện thoại lên với mục đích chụp hình người đàn ông và cả chiếc xe, nhưng do run quá nên chị không mở điện thoại lên được, dù miệng vẫn la lên rằng “tôi đã chụp được hình ông. Nếu không trả lại tiền thì gọi tôi cảnh sát.”

Người đàn ông trả lại hết số tiền vừa nhận của những người phụ nữ này và nhảy lên xe chạy mất.

Những người phụ nữ này thoát được một cú lừa ngoạn mục trong tích tắc.

Thế nhưng, sự may mắn này không đến với anh Danny Nguyễn, cũng là một thợ nail ở El Monte, nhưng không cùng tiệm với chị Nguyệt.

Chuyện tương tự xảy đến với anh Danny Nguyễn một ngày sau đó.

Theo lời kể, vào lúc anh Danny chuẩn bị ra xe đi về, khi tiệm đã đóng cửa, thì cũng một người đàn ông gốc Châu Phi đến hỏi anh có muốn mua iPad không. Người đàn ông này cũng cầm trên tay một chiếc iPad thật cho anh Danny xem với dáng vẻ hơi sợ sệt, khiến cho Danny nghĩ ngay “người này ăn cắp đồ mang đi bán.”

Sau khi ngả giá mua hai chiếc iPad với giá $300, với lý do đó là “hàng không hợp pháp,” anh Danny được người đàn ông nọ đưa cho một chiếc hộp bị cắt mặt phía trên, cũng vạch ra một khoảng để nhìn thấy bên trong là logo của iPad. Nhưng anh Danny tỏ ý chỉ muốn lấy hai hộp còn nguyên, chưa bóc.

Trên đường lái xe về nhà, Danny gọi điện thoại cho người bạn khoe rằng mình vừa mua được hai cái iPad 64 GB mới với giá rẻ, và sẵn sàng nhường lại một chiếc với giá $400.

Người bạn đồng ý liền và chạy đến nhà anh lấy chiếc iPad mang về nhà.

Tuy nhiên, người bạn đã “té ngửa” khi thấy cục gạch nằm bên trong. Người này gọi điện thoại cho anh Danny. Ðến lúc đó, anh Danny mới biết mình là nạn nhân của một vụ lừa gạt “dễ dàng.”

Thật sự, nếu bình tĩnh nhìn ngắm chiếc hộp, người ta có thể nhận ra ngay những điểm khác thường của nó, nhưng tâm lý ham của rẻ, lại không rành về máy móc, và cả tin, khiến nhiều người trở thành nạn nhân của những kẻ bất lương.

“Tôi nghĩ số người bị gạt như thế này chắc là nhiều nhưng ai cũng mắc cỡ không dám kể ra vì sợ quê, sợ người ta cười mình tham thì thâm. Nhưng thôi, tôi kể ra, mang theo những bằng chứng này để cho mọi người cùng biết để cảnh giác, nếu không có ngày sẽ ăn cục gạch như thế này.” Ông Minh Nguyễn bày tỏ.

Người Sưu Tầm

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

(Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3)

Đến Trang Thời Sự hằng ngày

 

QUÊ HƯƠNG ĐỔI MỚI ?
Trần Chiêu Yên (2016)
Anh khuyên tôi : “Về thăm lại quê hương
để nhìn thấy Việt Nam giờ đổi mới !”

Nghe anh nói lòng tôi buồn quá đổi
Bốn mốt năm vẫn một điệu tuyên truyền
Bốn mốt năm vẫn gạt gẫm triền miên
Bốn mốt năm vẫn miệng lằng lưởi mối !

Vâng, nước Việt từ lâu đà “đổi mới”
“Mới” từ ngày giặc cưởng chiếm Miền Nam:
Đời yên vui chợt đổ vở điêu tàn
Đang giàu có bỗng thành tên hành khất

Đời sống mới, ôi cuộc đời súc vật
Kẻ mang xiềng người lao dịch rừng sâu
Giặc từ rừng về bắn giết, tịch thâu
Người trí thức cuối đầu đi “học tập” !

Trên rừng, dưới biển, bóng người tấp nập
Hẹn nhau đi, không hẹn chuyến quay về
Dù “công an”, hải tặc khắp tư bề
Người dân Việt vẫn liều mình vượt biển !

Bốn mốt năm, dân ta còn muốn trốn.! 
Dân bần cùng đem bán cả con thơ
Thiếu miếng ăn còn đâu những ước mơ
Phụ nữ bán thân mình ngoài muôn dặm !

Vâng, tôi biết quê hương thay đổi lắm
Đạo làm người, liêm sĩ nay còn đâu
Bọn tam vô chuyên bốc lột, làm giàu
Trên xương máu của người dân nước Việt!

Nơi viễn xứ, không về, tôi vẫn biết
Đồng Mỹ kim rất qúi ở quê mình
Mang nó về mua được chút HƯ VINH
Trên TỦI NHỤC của đồng bào tôi đó !

Này anh hỡi, xin anh nghe cho rỏ
Chỉ quay về khi đất nước TỰ DO
Khi quê hương thay đổi bọn đê hèn !. 
Khi DÂN CHỦ phục hồi trên đất mẹ

Người sưu tầm