Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 657 guests and no members online

059482226
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
55853
62368
313386
1216345
59482226

23:12 _ 19-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Tin Tuc

NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA…VN LÀ MỘT TỈNH CỦA TRUNG CỘNG SAU NÀY

Để thấy sự tàn bạo, dã man, vô nhận đạo của bọn Trung cộng...

Ngay cả với những nhà tu hành Tây Tạng , chúng nó còn đối xử như hế... thì với dân lành, chúng nó còn tàn bạo đến mức nào...

Và đó cũng là những sự tàn bạo mà bọn tàu cộng đã áp dụng, khi truy sát những ngư phủ vô tội Việt Nam trên những vùng lảnh hải của Việt Nam.

Xin mời Quý vị xem những bằng chứng rỏ ràng không thể chối cải...

Việt Nam tương lai khi lọt vào tay bọn tầu cộng thì có khác gì! Và xin Quý Vị tiếp tay phổ biến rộng rải...Cám ơn.

Tú Anh RFI – Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011

 

Nhiều người dân và tu sĩ Tây Tạng bị công an Trung Quốc sĩ nhục bằng hình thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi tên họ và “tội danh” bằng chữ Hán. Theo tổ chức nhân quyền Free Tibet, hình thức trấn áp mới này xảy ra tại Aba, Tứ Xuyên, nơi có hơn 10 nhà sư tự thiêu từ tháng ba năm nay.

Bộ công an Trung Quốc hôm nay 03/12/2011 cho biết bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ đã đến tu viện Kirti ở Aba, tỉnh Tứ Xuyên để thúc giục tu sĩ Tây Tạng « phát huy tinh thần ái quốc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và đoàn kết dân tộc » .

Cùng lúc đó, mạng thông tin điện tử Boxun.com <http://boxun.com/>; , phổ biến nhiều hình ảnh cho thấy hàng loạt tu sĩ và dân cư địa phương người Tây tạng đã bị an ninh Trung Quốc áp giải từ một tòa nhà hoặc đang bị bắt quỳ gối giữa hai hàng công an võ trang.

Một trong những tấm ảnh chụp một đoàn công an chống biểu tình đè cổ các tu sĩ Phật giáo, đẩy họ ra khỏi một tòa nhà. Một nhà sư bị đeo trên cổ một tấm bảng ghi tên họ Lobsang Zopa bằng chử Hán kèm theo chữ « ly khai », một tội danh có thể bị án tù chung thân.

Trên một tấm ảnh khác, một hàng công an, cứ hai người vỏ trang đè cổ một người Tây Tạng. Ảnh thứ ba, nhiều người Tây Tạng bị bắt quỳ gối, đeo bản ghi tên họ và tội danh « ly khai » hoặc « tụ họp chống nhà nước ». Tấm ảnh thứ tư cho thấy trên một chiếc xe tải, công an võ trang đang đè cổ các nhà sư ở tư thế gập người làm đôi, trên cổ củng

 

đeo bản tên và tội danh.

Tổ chức Tây Tạng Tự Do cho biết đã xác định các tấm ảnh này chụp tại thành phố Aba, nơi có tu viện Kirti, và cũng là nơi xảy ra hơn 10 vụ tu sĩ tự thiêu từ tháng ba đến nay. Một số ảnh khác cho thấy an ninh

Trung Quốc lập rào cảng, tuần tra với vũ khí hùng hậu.

Trung Quốc sẽ bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng

 

 

http://www.viet.rfi.fr/auteur/tu-anh>; Tú Anh

Công an võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích than bộ trưởng Công an lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận

"Waterloo" của chế độ Bắc Kinh.

Hồi tháng 10 vừa qua, từ nơi lưu vong Dharmsala, Ấn Độ, sư trưởng chùa Kirti cho biết chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống canh chừng giám sát tu sĩ trong tu viện Kirti một cách chặt chẽ : camera đặt ở bên trong và bên ngoài tu viện, công an lục soát phòng riêng của tu sĩ, hù dọa đánh đập, buộc phải phát huy lòng yêu nước, học tập cải tạo hoặc phải hoàn tục.

Tu viện Kirti được công luận thế giới biết đến sau những cuộc biểu tình của tu sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của Đức Đạt Lai lạt Ma và nhân dân tại Tây Tạng chống chính sách đồng hóa của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến nay, tu viện Kirti nói riêng và huyện A Bá nói chung là « đối

tượng » của các biện pháp trấn áp mạnh bạo nhất.

 

Số tu sĩ tại đây đã từ 2500 giảm xuống còn 1000 người. 108 vị bị kêu án tù 300 người bị giam không bản án, số còn lại bị đưa đi cải tạo hoặc mất tích. Cũng theo sư trưởng, ngoài các tu sĩ, hơn 620 thường dân huyện A Bá, trong số này có 20 nhà văn và trí thức bị nhốt trong các nhà tù. Nạn nhân tử vong vì bị tra tấn hoặc tự tử là 34 người.

 

 

Tuy nhiên, để không làm đặt chính quyền Bắc Kinh vào thế kẹt, sư trưởng không quy trách nhiệm cho chính sách trung ương mà chỉ hy vọng là Bắc Kinh sẽ trừng phạt các viên chức địa phương, làm giảm căng thẳng đã lên đến cao độ. Từ tháng ba đến nay, đã có 13 nhà sư tự

thiêu, 12 người tại A Bá.

Có lẽ lập trường khôn khéo của sư trưởng chùa Kirti, của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của Ban Thiền Lạt Ma, tránh không cổ vũ cho các vụ tự thiêu, khó có cơ may làm ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giác ngộ.

Bản thân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăng quan tiến chức nhờ vào « công lao » trấn áp tại Tây tạng trong thập niên 1980 khi ông làm bí thư tại đây. Đương kim lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Cương, cũng là một nhân vật từng nắm an ninh đảng.

Thay vì xoa dịu dân chúng, đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị gởi thêm 20 ngàn cán bộ sang Tây Tạng để kiểm soát từng ngôi làng, từng kiển chùa, từng cơ quan hành chánh.

 

 

Mục đích của Bắc Kinh là khủng bố tinh thần giới tu sĩ Tây Tạng và sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời , Phật giáo Tây Tạng sẽ không còn ảnh hưởng trong dân chúng

Nhà sư thứ chín ở Tây Tạng tự thiêu

<http://www.hoalinhthoai.com/uploads/ImageHandler.ashx1319037492.jpg>; Tưởng

niệm nhà sư Tây tạng tự thiêu. Ảnh: AP

Ni cô Tenzin Wangmo, 20 tuổi ở Tây Tạng hôm thứ hai 17.10. đã trở thành nhà sư thứ chín ở Tây Tạng (Trung Quốc) tự thiêu trong một cuộc biểu tình ở quận Aba, tỉnh Tứ Xuyên. Các hãng tin phương Tây cho biết có hai người biểu tình đã bị cảnh sát bắn bị thương khi tham gia biểu tình bên ngoài một trụ sở cảnh sát.

Nhóm Tự do Tây Tạng nói ni cô Wangmo đã tự thiêu bên ngoài tu viện Dechen Chokorling ở quận Aba, tỉnh Tứ Xuyên, nơi đây đã từng có một số người khác tự thiêu trong năm 2011. Nhóm này còn cho biết thêm trước khi tự thiêu, cô Wangmo đã hô khẩu hiệu tự do tôn giáo và kêu gọi sự trở về của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma, đang lưu vong tại Ấn Độ.

 

 

Từ tháng 3.2011 đến nay, đã có tổng cộng chín nhà sư tự thiêu, thể hiện sự bất mãn của người dân Tây Tạng đối với chính quyền. Bảy trong số chín tu sĩ tự thiêu là nhà sư của tu viện Kirti ở Ngaba, chỉ cách tu viện Dechen Chokorling của ni cô Wangmo vài dặm. Bốn trường hợp trong số đó được cho là đã chết.

Một nhà sư ở Trung Quốc cho biết: "Những người này không phạm vào bất cứ điều cấm của Phật giáo khi họ quyết định tự thiêu. Trong quy định của đạo Phật, một người không được tự sát vì lý do cá nhân, nhưng nếu từ bỏ cuộc sống mình cho cuộc sống và quyền tự do của những người khác thì đó lại là một điều tốt. Họ tự kết liễu cuộc sống vì không thể tấn công hay giết hại bất cứ ai”.

Phản ứng của Trung Quốc đối với những người bất đồng ý kiến ở Tây Tạng đã nhanh chóng gia tăng và ngày càng khắc nghiệt kể từ khi nổ ra cuộc bạo loạn ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng vào tháng 3.2008.

 

Chính quyền Trung Quốc khẳng định tự thiêu là quy định riêng của vùng Tây Tạng, và phản ứng duy nhất của chính quyền đối với hành vi này là bỏ tù những nhà sư giúp tổ chức các cuộc tự thiêu như trên. Một tòa án Trung Quốc đã kết án nhà sư Tsering Tenzin 13 năm tù và nhà sư Tenchum 10 năm tù vì tội hỗ trợ người đồng môn, Rigzin Phuntsog, 16 tuổi, tự thiêu hồi tháng 3.2011.

 

Trung Quốc đã không cho phép đăng tải thông tin về các vụ tự thiêu trên các phương tiện truyền thông chính thống của Nhà nước, đồng thời các nguồn thông tin khác có liên quan đăng trên blog, bình luận… đều bị xoá. Tờ Nhật báo Trung Quốc chỉ đưa tin về hai người Tây Tạng

“bị thương nhẹ” khi cố gắng thực hiện cuộc tự thiêu vào ngày 8.10 vừa qua.

 

Trong một diễn biến khác, mạng indianexpress.com <http://indianexpress.com/>; loan tin các thành viên của nhóm gọi là quốc hội Tây Tạng lưu vong, cùng với các tu sĩ Tây Tạng từ khắp Ấn Độ và Nepal, đã bắt đầu một cuộc biểu tình ba ngày từ hôm nay 19.10 để bày tỏ tình đoàn kết

với các trường hợp tự thiêu gần đây của các nhà sư ở Tây Tạng. Người phát ngôn của quốc hội Tây Tạng lưu vong, Penpa Tsering, kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho phép phái đoàn độc lập quốc tế đến thăm

Tây Tạng.

 

Tuyết Hạnh (theo Irish Times)

Người Sưu tầm

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Đến Trang Thời Sự hằng ngày RADIO - YOUTUBE

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3

TÀI LIỆU BỌN TRUNG CỌNG HIỆN CHIẾM GIỮ ĐẤT VIỆT NAM.

Sau chiến tranh biên giới 1979, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng quân Trung Quốc vẫn chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ biên giới có tranh chấp mà trước đó Việt Nam kiểm soát, trong đó có 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam. Trung Quốc cũng chiếm một số điểm cao chiến lược dọc biên giới Việt Nam, nhằm làm bàn đạp cho các cuộc tấn công quân sự sau này.
Vùng quanh
Bình Liêu nơi Trung Quốc tiến hành lấn chiếm
Kể từ nửa sau năm 1988, tình hình căng thẳng trên biên giới hai nước lắng xuống, rồi tới cuối năm các hoạt động buôn bán qua lại biên giới bắt đầu trở lại. Hai phía bắt đầu nối lại các hoạt động đàm phán về bình thường hóa quan hệ và giải quyết vấn đề biên giới. Quan hệ giữa hai nước đặc trưng bởi hình ảnh hữu hảo của các chuyến viếng thăm cao cấp qua lại giữa hai nước, diễn ra đồng thời với sự căng thẳng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là trên biển Đông, cả hai bên tiếp tục tuyên bố khẳng định chủ quyền trên các vùng có tranh chấp.
Trên bộ, sự kiện nghiêm trọng nhất là việc tháng 5 năm 1997 Trung Quốc cho xây dựng một bờ kè kéo dài một cây số tại khúc sông chảy qua Đồng Mô, thuộc huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đối diện với khu Fangcheng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Theo Việt Nam, việc làm này vi phạm Thỏa ước tạm thời giữa hai phía không thay đổi nguyên trạng hiện trường, gây hại đến hệ thống thủy lợi tưới tiêu, cũng như làm xói lở đất bên bờ sông thuộc Việt Nam. Để đáp lại, tới tháng 9 cùng năm, Việt Nam cho xây một bờ kè đá để chống xói lở. Tới tháng 11, Trung Quốc cho lấp khúc sông biên giới, và như vậy đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam hai hecta. Điều đáng nói là các hoạt động trên diễn ra tại khu vực mà theo phía Việt Nam là biên giới xác định rõ ràng, tức trước dó không có tranh chấp. Tại vòng đàm phán thứ 11 về biên giới vụ việc này được đặt ra, nhưng không có thông tin cho biết liệu hai bên có đi đến giải pháp nào cho khu vực này.
Tranh cãi và nghi vấn quanh Hiệp định biên giới
Cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc số 53 thời Pháp - Thanh, với hàng chữ Trung Quốc:
中國廣西界 (Trung Quốc - Quảng Tây giới) và hàng chữ Pháp: Frontière sino-annamite (Biên giới Trung Quốc - An Nam).
Từ đầu năm 1990, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới. Hai bên đạt được các thỏa thận trên nguyên tắc năm 1993 để giải quyết các bất đồng, nhưng do sự thù địch giữa hai phía do cuộc
chiến tranh 1979 để lại, cộng với cả một thập kỷ xung đột biên giới, khiến cho mãi tới năm 1999 hai bên mới đạt được những thỏa thuận cuối cùng. Trong số những trở ngại cho việc ký kết hiệp định cũng phải kể đến vấn đề tháo dỡ mìn trên biên giới, và sự chống đối từ nội bộ của cả hai phía về việc nhượng bộ cho đối thủ cũ của mình.Việc hai nước ký kết bản Hiệp định góp phần đóng lại một chương quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, đánh dấu bởi sự thù nghịch và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Tuy nhiên, bản Hiệp định này không đồng nghĩa với việc kết thúc các khó khăn trong việc xác định chính xác đường biên được hoạch định trên giấy tờ, cũng như căng thẳng tại một số vị trí cột mốc biên giới, và vấn đề buôn lậu qua biên giới. Bản Hiệp định này, cộng với Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ làm dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt tại Việt Nam, vì theo như bản hiệp định này, đường biên giới mới khiến Trung Quốc giành được quyền sở hữu một số vùng lãnh thổ mà trước đó Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Sự giận dữ này không phải là không có lý, nhưng phải thừa nhận là Trung Quốc không áp đặt được tham vọng bành trướng của mình lên Việt Nam qua bản Hiệp định. Theo như Carlson, bản Hiệp định là kết quả thỏa hiệp đến từ cả hai phía.] Vấn đề lãnh thổ trên Biển Đông mới thực sự là vấn đề mà cả hai phía có sự bất đồng sâu sắc khó giải quyết. Trung Quốc qua việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới trên bộ thể hiện lập trường linh hoạt, giảm bớt vẻ hung hăng trong đàm phán với Việt Nam.
Có quan điểm cho rằng Việt Nam đã mất một số lãnh thổ trong cuộc chiến này như
Lê Chí Quang thì Việt Nam đã nhượng cho Trung Quốc 720 km2, cũng như một bộ phận người Việt ở hải ngoại thì cho rằng chính phủ Việt Nam đã nhường đất cho Trung Quốc và cần đòi lại bằng vũ lực hoặc bằng công pháp quốc tế. Trên thực tế, khi tiến hành đặt cột mốc nằm ở điểm cực đông biên giới, người ta phát hiện ra rằng một số làng Việt Nam nay nằm ở phía bên kia biên giới Trung Quốc. Tin Việt Nam mất đất dẫn đến sự chống đối rộng khắp từ cộng đồng Việt Nam hải ngoại, và việc những nhà bất đồng chính kiến tích cực nhất trong nước bị bắt giữ. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khi bản Hiệp định được ký là Lê Khả Phiêu đã phải chịu chỉ trích nặng nề vì đã "tỏ ra quá mềm mỏng với Trung Quốc" trong kỳ Đại hội Đảng tháng 4 năm 2001. Kết quả là ông bị thay thế bởi Nông Đức Mạnh trong kỳ bầu cử đó. Theo Carlyle Thayer, Lê Khả Phiêu bị buộc tội theo đuổi chính sách "thân Trung Quốc", thậm chí "ra chỉ thị nhượng bộ" trong quá trình đàm phán biên giới trên Vịnh Bắc Bộ, dẫn đến Việt Nam có thể bị thiệt đến 3.200 hải lý vuông (khoảng 11 ngàn km2) lãnh hảiThứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc cho biết: tại thác Bản Giốc, Việt Nam chỉ có 1/3 thác, nhưng nhờ thương thuyết cho nên Trung Quốc nhượng bộ, thành ra Việt Nam được 1/2 thác. Lê Công Phụng cũng cho rằng các tin chung quanh vấn đề nhượng đất nhượng biển chỉ là tin đồn. Riêng vấn đề thác Bản Giốc, trả lời câu hỏi là người ta cho rằng Việt Nam nhượng 1/2 thác thì ông Phụng trả lời rằng tin đó cũng chỉ là tin đồn, không xác thực.
Chính phủ Việt Nam luôn nhắc tới tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước và hai Đảng anh em mà giải quyết vấn đề biên giới và lãnh thổ bằng thương lượng ngoại giao, từng bước giải quyết trên tinh thần hữu nghị, anh em. Ngày 19 tháng 6 năm 2000, Quốc hội Việt Nam đã công bố nghị quyết về "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc" được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa X họp từ ngày 9 tháng 5 năm đến ngày 9 tháng 6. Theo ông Lê Công Phụng Trưởng đoàn đàm phán biên giới "Việc có mất đất hay không là phụ thuộc vào việc cắm mốc, chỉ cắm mốc chệch đi vài trăm mét là mất nhiều đất lắm",Kết quả Hiệp định biên giới năm 1999
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đến 31/12/2008, hai bên đã phân giới khoảng 1.400km biên giới, cắm 1.971 cột mốc, trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Toàn bộ 38 chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. 
Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới
Tại khu vực
thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, hai nước điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam.
Tại cửa
sông Bắc Luân, biên giới quy thuộc 3/4 bãi Tục Lãm và 1/3 bãi Dậu Gót cho Việt Nam, 1/4 bãi Tục Lãm và 2/3 bãi Dậu Gót cho Trung Quốc, và thiết lập khu giao thông đường thuỷ tự do cho nhân dân địa phương sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và Dậu Gót. Tại khu vực Hoành Mô, đường biên giới đi giữa ngầm như từ trước đến nay chứ không theo trung tuyến dòng chảy qua cống mới do Trung Quốc xây dựng những năm 1960. Khu vực mồ mả ở mốc 53 - 54 cũ (Cao Bằng) được giữ lại cho người dân Việt Nam mặc dù hai bên có nhận thức khác nhau về quy định của Hiệp ước 1999 về biên giới khu vực này đi theo chân núi. Khu vực rừng hồi người dân Trung Quốc trồng gần biên giới Quảng Ninh được bảo lưu cho phía Trung Quốc.
Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới cắt ngang qua bản Ma Lỳ Sán (gồm 05 hộ, 35 khẩu thuộc tỉnh Hà Giang) và khu 13 nóc nhà của người dân Trung Quốc gần
Lạng Sơn, hai bên hoán đổi cho nhau trên cơ sở cân bằng diện tích, không xáo trộn đời sống dân cư..

Người Sưu Tầm

***

Cuộc chiến ở Lão Sơn kéo dài từ 1984 đến năm 1988, nhưng nhân dân VN hoàn toàn bị bưng bít, không ai biết gì về trận Lão Sơn cả. Lão Sơn mất, và Hà Nội không giành lại được.

Vì sao Hà Nội không vinh danh những anh hùng giữ gìn đất mẹ ở tỉnh Hà Giang? HN bưng bít đến nổi các hãng thông tấn AFP, AP, Reuters cũng không hề biết.

Vì sao mất đất, mất biển mà người dân không được quyền biết?

Tài liệu cuộc chiến 1984 - 1988

 

Trận Lão Sơn qua tường thuật của một Trung đoàn trưởng Pháo binh Trung Cộng

Trung đoàn trưởng Trung Cộng tường thuật như sau:

 

“Núi Lão Sơn cao 1422 m so với mặt nước biển, nằm trong lãnh thổ VN, gọi là Núi Đất hay cao điểm 1509 do quân đội VN trấn giữ.

Đầu năm 1984, trung đoàn của tôi được lịnh chiếm núi Lão Sơn.

Ngày 18-2-1984
Trung đoàn tiến tới Ei-Liang.

Ngày 20-2-1984
Tới đồi Ma-Sho Hill. Có 40 ngày chuẩn bị.

Ngày 1-4-1984
Tìm vị trí địch.
3 Đại đội ra quân. Họ bắn vài phát rồi rút lui, để buộc địch bắn trả, tự làm lộ vị trí. Chúng tôi dùng súng nặng để trấn áp. Địch mắc kế.

Ngày 26-4-1984
Đơn vị đặc nhiệm pháo binh 119 được thành lập.
Lập căn cứ hỏa lực.
Chúng tôi tiến quân ban đêm, tuyệt đối không gây một tiếng động nào. Pháo 85 ly được tháo rời ra, khi tới vị trí, ráp súng lại. Dùng những tấm trải giường màu trắng lót để thấy đường mà đi. Dàn hỏa lực cách địch (Bộ đội VN) 500 m. Đại đội 4 gần địch nhất, nên pháo binh bắn thẳng.

Ngày 28-4-1984
Tiền pháo hậu xung.

5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 54 phút bắn dồn dập không ngừng, mặt đất rung chuyển.

6 giờ 24 phút. Khi ngừng pháo, bộ binh xông lên. Quân VN phản ứng liền trong 2 phút. Loạt súng đầu tiên bắn hạ một trung đội trưởng, một đồng chí đầu tiên hy sinh ở núi Lão Sơn. Pháo binh chúng tôi bắn hỗ trợ cho bộ binh. Bộ binh tiến lên, nhảy từ thùng đạn nầy đến thùng đạn khác. Sau 9 phút, bộ binh chiếm được cao điểm 662, và sau 54 phút, Lão Sơn rơi vào tay chúng tôi.

15 giờ 30, 20 cao điểm khác ở phía đông ngọn đồi 662 cũng bị chúng tôi chiếm. Chúng tôi đã bắn cháy xe tăng địch với 5 quả pháo bắn thẳng.” (Hết trích)

Cuộc chiến ở Lão Sơn kéo dài từ 1984 đến năm 1988, nhưng nhân dân VN hoàn toàn bị bưng bít, không ai biết gì về trận Lão Sơn cả. Lão Sơn mất, và Hà Nội không giành lại được.

Vì sao Hà Nội không vinh danh những anh hùng giữ gìn đất mẹ ở tỉnh Hà Giang? HN bưng bít đến nổi các hãng thông tấn AFP, AP, Reuters cũng không hề biết.

Vì sao mất đất, mất biển mà người dân không được quyền biết?

Trung đoàn trưởng Trung Cộng thuật tiếp:

“Ngày 11-6-1984

3 giờ sáng. Một phát đạn được bắn lên. Chúng tôi đang hỏi nhau, việc gì đã xảy ra. Trong suốt 30 phút, không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị mất liên lạc. Duy nhất, một trung đội trưởng liên lạc được với tôi, yêu cầu pháo binh bắn yểm trợ. Tôi từ chối, với lý do là các đơn vị bạn đang ở trong vị trí đó. Tôi yêu cầu tiểu đoàn 2 thám thính cho 5 binh sĩ đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực địch ngăn chận.

Trời sáng, cả đại đội thám thính bị đẩy lui. Tại thời điểm nầy, tôi được biết các đơn vị tiền phương của chúng tôi đã bị địch tràn ngập.

5 giờ 30 phút sáng. Với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo , bộ binh của chúng tôi mở cuộc tấn công, và trong vòng 30 phút, đã chiếm lại được những vị trí đã mất.

6 giờ. Địch lại mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh kêu chúng tôi pháo yểm trợ vì có khoảng 500, 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến. Các dàn tên lửa của chúng tôi đồng loạt khai hỏa. Có khoảng 100 tên địch bỏ xác.

Tiểu đoàn pháo thứ hai cũng bắt đầu gia nhập mặt trận và tuồn đại pháo vào quân thù.

3 giờ chiều. Quân địch không thể nào tiến gần đến vị trí phòng thủ của chúng tôi.

Một lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắn vượt qua sông để tấn công vào cạnh sườn của chúng tôi. Chúng tôi quay nòng súng 10 độ trái, 10 độ phải, khiến địch quân không tiến, không lùi được, đứng tại chỗ làm bia đở đạn và bị tiêu diệt.

Ngày 12-7-1984

Địch quân phản kích

Sau ngày 11-6-1984, chúng tôi học được bài học tại chiến trường. Phân công các đơn vị lai.

Các ống phóng hỏa tiễn do tôi (trung đoàn trưởng) chỉ huy. Pháo 82 do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị 100 ly được đào sâu thêm dưới mặt đất, do tôi trực tiếp chỉ huy.

12 trung đội pháo và 4 trung đội xe tăng được tăng cường và phân phối cho các đơn vị. Các đơn vị mới đến được hướng dẫn là phải bắn thẳng vào những khúc đường “độc đạo” chạy theo sườn núi mà chắc chắn là địch sẽ dùng để tiến quân. Các đơn vị thám báo được rải ra trên những khúc đường quanh co khả nghi. Hai trung đội pháo được lịnh bắn thẳng vào những đoạn đường đó để chận địch. 3 trung đội tên lửa đóng ở cao điểm 152 để yểm trợ cho chúng tôi.

Ngày 12-7-1984

Chúng tôi biết được tên của các đơn vị địch quân. Đó là 2 Trung đoàn của sư đoàn 356, 1 trung đoàn của SĐ 316 và 6 trung đoàn độc lập tham gia trận địa. Tổng cộng 9 trung đoàn.

Dự đoán địch quân sẽ tấn công vào lúc 5 giờ sáng, lúc nửa khuya, chúng tôi có gấp 2.5 lần số đạn bình thường, sẵn sàng cho các khẩu pháo.

3 giờ sáng ngày 12-7-1984, Tổng hành dinh cho biết 3 vị trí của địch và ra lịnh khai hoả. Sau tràn pháo dữ dội thứ nhất, tôi hội ý với cấp chỉ huy và cả hai chúng tôi đều đồng ý nhau là địch có thể ở cách chúng tôi khoảng 1,000m. Tôi trình lên Tư lịnh phó xin khai hoả và được chấp thuận. Tôi ra lịnh bắn từng loạt, cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không thấy có gì xảy ra. Tôi ra lịnh bắn hoả châu soi sang cả khu vực. Kết quả không thấy gì. Phí đạn thật.

Lúc đó 3 giờ sáng, nhiều binh lính lăn ra ngủ. Ngay lúc đó, tôi mới khám phá ra rằng địch chỉ cách chúng tôi khoảng 500m.

Chúng tôi lại bắn tối đa vào mục tiêu. Hai tiểu đoàn trưởng địch bị giết tại chỗ, dù không có chỉ huy, nhưng địch vẫn không bỏ vị trí. Những binh lính bị thương cũng không rên rĩ, họ tản thương ngay sau khi hỏa châu vừa tắt. Thật là có kỷ luật.

Ngày 13-7-1984

Lúc 3 giờ sáng, cả địa ngục rung chuyển. Trận đánh lại bùng nổ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được một tù binh đầu tiên, qua tù binh, được biết những gì xảy ra trước đó. Đó là, địch quân rất giỏi che dấu tung tích, không dùng truyền tin trước khi tấn công.

Ngay khi bị tấn công, các đơn vị bộ binh xin pháo binh yểm trợ. Tôi lo lắng vì sợ bắn vào đầu quân bạn, nên không yểm trợ.

Bộ chỉ huy ra lịnh khoá phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai, có thể là những đơn vị lớn cấp trung đoàn.

Các dàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục, ngoài ra, pháo 85mm, 100mm và 152mm cũng tham gia phản kích. Chúng tôi bắn 200 m về phía trước tại 6 điểm hỏa lực, dựng lên một bức tường lửa dày đặc chung quanh tuyến phòng thủ. Rất nhiều địch quân bị giết. Các ống phóng đỏ rực. Trong ngày đó, chúng tôi bắn trên 10,000 quả pháo.

Đến trưa.

Chúng tôi hết đạn. tin nầy làm cho Tư lịnh Yo-Hop không vui, vì 6 trung đoàn địch đang chờ tấn công.

Tôi gọi xin tiếp viện đạn.

Lúc 1 giờ chiều, 470 chiếc xe chở đạn tới.

Quân VN đã chiếm được cao điểm 164, một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn lại 6 người. Sau đợt tấn công 15 phút, chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân VN từ chối rút lui, hết làn sóng nầy đến làn sóng khác tiến lên chiếm lại ngọn đồi. Khi tàn cuộc chiến, đếm được 3,700 xác địch.

Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh thời nội chiến, phải nói rằng ông chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế.

Chúng tôi đi thu vũ khí và thắt lưng trên xác địch phát cho binh sĩ. Đêm đó, Bộ chỉ huy trung đoàn hút hết 4 bao thuốc lá và uống hết 4 bình rượu.

Ngày 14-7-1984

Chúng tôi thông báo, cho phép địch quân đi thu xác chết, với những điều kiện:

-         Họ phải mang cờ Hồng Thập Tự

-         Mỗi toán không được quá 50 người.

-         Không được phép mang vũ khí.

Sau đó, một toán khoảng 60, 70 người VN, không có cờ Hồng Thập Tự mà còn mang theo vũ khí, khi biết chúng không tuân theo chỉ thị, chúng tôi khai hỏa giết sạch.

Chúng tôi không quan tâm gì đến sinh mạng của chúng. Không một người nào trong bọn họ còn sống sót.

Trời đang mùa hè, nắng rồi lại mưa, không ai có thể chịu đựng nổi mùi hôi thúi của xác chết, tôi yêu cầu các đơn vị hoá chất đến đốt hết các xác chết bằng súng phun lửa”.

(Trần Trung Đạo dịch từ văn bản tiếng Anh trên trang Web China Defense)

Hiệp định ngừng chiến năm 1990, CSVN đã ký nhượng 600 km2 phần đất Tổ quốc, trong đó có núi Bạc, núi Lão Sơn cho Trung Cộng.

8.2. Tổn thất

Trong Chiến dịch Biên giới 1984-1989, tổn thất hai bên như sau:

Phía Trung Cộng.

-         Bị giết: 939

-         Bị thương: 3,884

Phía Việt Nam

-         Bị giết: 11,700

-         Bị thương: 21,144

-         Bị bắt: 61

·        Đây là tài liệu của Trung Cộng. Vì CSVN giấu nhẹm tin tức về chiến dịch Biên giới 1984-1989.

Nghĩa trang “Liệt Sĩ Việt-Trung”

Ngày 19-2-2009.

Trích:

“Việt gian Cộng Sản hoàn toàn quy phục Tàu Cộng. Các “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trung Cộng” trong chiến tranh Biên giới Việt-Trung được đổi thành “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Việt-Trung”. Việc sát nhập lãnh thổ VN vào Trung Cộng quá rõ ràng”. Thật là quá tủi nhục cho các liệt sĩ VN, vì phải ngồi chung bàn thờ với kẻ đã giết chết mình không thương tiếc!.

9* Kết

Cộng Sản VN đã chấp nhận đàm phán song phương tức là chấp nhận thân phận nô lệ cho Trung Cộng, trực tiếp và công khai dâng tài nguyên quốc gia cho ngoại bang, và vận mệnh của đất nước không tránh khỏi một khu tự trị của TC.

Tố Hữu đã nêu cái ý nầy của Đảng CSVN:

“Bên nây biên giới là nhà

Bên kia biên giới cũng là quê hương” (Tố Hữu)

Ngày 24-8-2011, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb từ Hoa Kỳ sang VN để cảnh cáo một câu: “Việc tiếp cận song phương sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền, bởi vì cán cân lực lượng chênh lệch”. Có nghĩa là VN yếu thì phải phục tùng kẻ mạnh. Đó là một sai lầm của VN. Nếu VN chọn giải pháp đa phương, quốc tế hoá, thì VN không còn ở thế yếu nữa.

Nhưng cái máu làm tay sai di truyền cho Trung Cộng khó có thể gột rửa được. Vận mệnh đen tối của dân tộc VN vẫn tồn tại đều do cái đảng mắc dịch nầy cả.

Trung Cộng đã đạt được mục đích, là dùng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng để biến vùng biển thuộc chủ quyền của VN trở thành vùng biển tranh chấp, từ đó, dùng sức mạnh áp chế tên tay sai hèn nhát, để ngang nhiên vào vùng biển của VN mà khai thác tài nguyên.

Một Hiệp ước bất bình đẳng sẽ được ký kết để hợp thức hoá hành động ăn cướp nầy. Và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục bưng bít tin tức để che dấu hành động bán nước di truyền nầy.

Trúc Giang.

Người Sưu Tầm

 

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Đến Trang Thời Sự hằng ngày RADIO - YOUTUBE

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3

Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?

Posted on by HNSG

Mặc Lâm

Mới đây Thời Báo Hoàn Cầu có bài viết đả kích mạnh mẽ Việt Nam và Philippines và cho rằng Trung Quốc cần phải tiến hành chiến tranh với hai nước này.

Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu về Trung Quốc Trần Bình Nam để tìm hiểu thêm ý kiến của ông về vấn đề này.

Đe dọa Việt Nam

Mặc Lâm : Trước tiên, xin cảm ơn thời gian của ông đã dành cho Đài Á Châu Tự Do hôm nay. Thưa, câu hỏi đầu tiên tôi muốn đặt ra, đó là mới đây tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đưa bài viết chống đối Việt Nam rất là thậm tệ, trong đó họ đề ra giải pháp là phải gây chiến tranh với Việt Nam và Philippines. Họ cũng nói đây là cách tốt nhất để tránh một cuộc chiến lớn hơn. Theo ông, bối cảnh nào đã khiến Bắc Kinh đưa ra một bài báo đầy tính chất gây hấn như vậy vào lúc này?

Ông Trần Bình Nam : Vâng. thưa anh Mặc Lâm, Trung Quốc có thể nói là từ mười năm qua họ ở trong cái “mode” gọi là “mode” khoa trương sức mạnh của họ ra Biển Đông, sau đó là ra cả thế giới cho nên họ có một kế hoạch lâu dài để tiến hành việc bắt đầu bằng xâm lấn Biển Đông. Sự thật thì đó là bối cảnh chính. Bối cảnh đó cũng là chính sách của họ.

Không phải bây giờ có bài báo trên Hoàn Cầu Thời Báo mình mới thấy rằng họ có thái độ hung dữ. Sự thật họ đã có thái độ hung dữ lâu rồi, thí dụ như vài năm trước đây và rải rác chúng ta vẫn thấy những cái blog của các nhóm nghiên cứu Trung Quốc họ vẫn hay đưa ra những kế hoạch đánh Việt Nam. Ví dụ như có một cái blog rất đặc biệt mà cách đây độ khoảng một năm rưỡi hai năm, họ đề ra cả một kế hoạch đánh Việt Nam, thanh toán Việt Nam trong vòng 31 ngày chẳng hạn, nhưng khi thế giới thắc mắc chuyện đó thì họ nói cái đó là ý kiến cá nhân thôi.

Ấn Độ mới đây tỏ thái độ là muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, thì đương nhiên cái đó cũng là một điều bức xúc cho họ, và đó cũng là một yếu tố để cho họ vặn cái “vít” thêm vài nấc nữa.

Ô. Trần Bình Nam

Lần này thì họ tiến thêm một bước xa hơn là họ để cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), mà Hoàn Cầu Thời Báo thì nó cũng chưa phải là tiếng nói chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiếng nói chính thức phải là tờ Nhân Dân Nhật Báo, nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng là tờ báo rất có ảnh hưởng và đương nhiên dưới sự ảnh hưởng của Đảng CSTQ một cách bán chính thức, cho nên khi họ để cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài báo này tức là họ vặn cái “vít” thêm mấy vòng nữa để cho thấy cái thái độ của họ. Thành ra cung cách của họ là họ tiến hành đường lối mà họ đã vạch ra khá lâu rồi, và càng ngày họ càng tăng áp lực lên thôi.

Mặc Lâm : Thưa ông, cái áp lực tăng lên lần này có phải phát xuất từ hành động cương quyết của Ấn Độ đã làm cho họ có những bài báo như vậy không ạ?

Trần Bình Nam : Tôi thấy đúng vì Ấn Độ mới đây tỏ thái độ là muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, thì đương nhiên cái đó cũng là một điều bức xúc cho họ, và đó cũng là một yếu tố để cho họ vặn cái “vít” thêm vài nấc nữa.

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Mặc Lâm : Vâng, thưa ông, Mỹ đã từng tuyên bố Biển Đông cũng là lợi ích quốc gia của họ, như vậy thì khi chiến tranh xảy ra tuy là chớp nhoáng hay là chỉ bị Trung Quốc chiếm những đảo nhỏ thôi, thì thái độ của Mỹ sẽ là gì ạ? Và nếu xảy ra tại biên giới phía Bắc của Việt nam thì thái độ của Mỹ có khác hay không khi mà xảy ra tại Biển Đông, thưa ông?

Trần Bình Nam :Điều này thì chắc chắn rất là khác nhau. Nếu Trung Quốc có những hành động trên Biển Đông thì tất nhiên những hành động của họ bằng hải lực, những hành động quân sự lớn, ví dụ như họ kéo cả hạm đội để chiếm hết cả quần đảo Trường Sa chẳng hạn, thì khi đó tất nhiên người Mỹ với chính sách ban bố là họ cương quyết giữ quyền giao thông trên biển thì một hành động như vậy (của Trung Quốc) sẽ cản trở sự giao thông của hải quân cũng như thương thuyền của Hoa Kỳ và của các nước trên thế giới, thì chắc chắn là tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ có nhiều khả năng can thiệp.
Nhưng trên đất liền thì lại khác. Trên đất liền nếu Trung Quốc đánh qua biên giới Việt Nam như là họ đánh vào năm 1979, thì tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ không can thiệp. Vấn đề là nếu đánh trên biển thì có hơi khó khăn cho Việt Nam. Sự thật hải quân Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu nhưng nếu đánh trên bộ thì chúng ta chưa biết. Tôi nghĩ rằng khả năng đánh trên bộ của quân đội Việt Nam còn rất cao, và họ có thể ngăn cản cuộc lấn chiếm của Trung Quốc trên bộ một thời gian khá dài. Mỹ không can thiệp nhưng chắc chắn việc đó sẽ được đưa ra Liên Hiệp Quốc và có thể là Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ có những quyết định can thiệp bất chấp phiếu phủ quyết của Trung Quốc.

Mặc Lâm : Trước tình hình trang bị hải quân của Việt Nam còn yếu so với Trung Quốc thì họ (Trung Quốc) sẽ tiến hành chiến tranh chớp nhoáng trong lúc này để tránh thiệt hại cho họ trong khi Việt Nam còn phải mua những loại vũ khí hiện đại từ Nga cũng như từ Ấn Độ, hay là từ Cộng Hòa Czech. Ông có nghĩ rằng những cuộc chiến tranh chớp nhoáng, đánh rồi rút liền của Trung Quốc, có thể xảy ra ở vùng biển hay không ạ?

Trần Bình Nam : Nếu họ đánh chớp nhoáng để rút lui thì tức là họ chỉ muốn tạm giảm cái khả năng tăng cường của các lực lượng quân sự của Việt Nam. Tôi nghĩ có lẽ họ không cần làm việc đó. Nếu họ đánh thì họ sẽ chiếm, bởi vì vấn đề là các đảo thì phải chiếm thì mới có chủ quyền được. Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu mà họ đánh thì khả năng chống đỡ của Việt Nam lúc này sẽ không mạnh lắm, nhất là trên không và trên biển. Ở trên bộ thì có thể có một khả năng tương đương nào đó.

Mặc Lâm : Thưa ông, một câu hỏi cuối muốn đặt ra cho ông là trước tình hình công khai tuyên chiến trên mặt báo của Trung Quốc thì giới chức quân sự của Việt Nam và đặc biệt là Bộ Ngoại Giao Việt Nam không hề lên tiếng đòi hỏi Trung Quốc phải chính thức yêu cầu những trang báo đó phải rút lại những lời nói như vậy. Những hành động của Việt Nam hiện nay nói lên điều gì? Nhún nhường thái quá? Hay là họ đang tái tổ chức một cấu trúc nào đó về vấn đề quân sự mà họ không lên tiếng trong lúc này, thưa ông?

Trần Bình Nam : Vấn đề như thế này, anh Mặc Lâm. Sự thật mình nhìn vấn đề không phải mình nhìn vấn đề bây giờ. Trong 4-5 năm qua nếu mà mình nhận xét thật tinh tế thì mình sẽ thấy thế này: Việt Nam có sự chuyển hướng rõ ràng. Chuyển hướng thế nào? Nghĩa là họ chọn thái độ nhất định chống sự xâm lăng của Trung Quốc. Nhưng mà Việt Nam có cái khó là nó ở bên cạnh một nước lớn mà lại là một nước họ nhờ vả, một nước mà họ chịu ơn nghĩa rất là nhiều, thành ra cái thế ngoại giao của Việt Nam rất là khó.

Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu mà họ đánh thì khả năng chống đỡ của Việt Nam lúc này sẽ không mạnh lắm, nhất là trên không và trên biển.

Ô. Trần Bình Nam

 

Người sưu tầm

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Đến Trang Thời Sự hằng ngày RADIO - YOUTUBE

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3

 

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ LIÊN QUANG LÂM NẠN

Theo tin từ Ban Đại Diện GĐPT Quảng Ngãi, có sự phối kiểm của Phóng Viên Sen Trắng và Phụ Tá Tổ Kiểm BHD/TƯ/GĐPTVN thì vào lúc 14 giờ ngày 09 tháng 10 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 09 năm Tân Mão). Tân Ban Hộ Tự chùa Phước Minh (ngày 23-09-2011) Đã tự động đóng cổng chùa không cho GĐPT LIÊN QUANG đoàn quán đặt tại đây và sinh hoạt tại đây từ năm 1964 đã tái Sinh hoạt vào ngày 30-06-1997 dưới văn thư chấp nhận của Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định đề ngày 02-05-1997 của Chánh Đại Diện GHPG Huyện. Với lý do hai ông Võ Duy Hùng và Nguyễn Văn Đồng, đã lợi dụng danh nghĩa GĐPT Liên Quang theo thông báo không số ngày 26-09-2011, do Trưởng Ban Hộ Tự Đồng Lệ Lê Văn Tú ký.

Các em phải làm lễ trước cổng chùa và sinh hoạt tu học dưới mưa trông thật đáng thương, các em có dùng điện thoại di động để chụp hình lưu niệm.

“Bởi mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tiên”

Mái chùa không phải của riêng ai, bởi nó được kiến lập do tịnh tài của thập phương tín thí. Đây là nơi tiếp chúng độ tăng mà GĐPTVN là một trong tứ chúng.

Mặc dù hai ông Nguyễn Văn Đồng và Võ Duy Hùng có thư trình bày cùng Tân Ban Hộ Tự là sai nguyên tắc hành chánh có tính cách vu vạ hai ông vi phạm luật pháp hiện hành đề ngày 30-09-2011.

Chủ nhật ngày 16-10-2011 Ban Hộ Tự vẫn tiếp tục đóng cửa và ACE Ht và Đoàn sinh GĐPT Liên Quang vẫn phải sinh hoạt lễ Phật ngoài trời dưới mưa. Khi ra về Những HT và đoàn sinh có điện thoại di động đều bị Công An xét hỏi giấy tờ xe và xoá hình trên điện thoại di động.

Cuộc thế không dừng lại đó, Chủ nhật ngày 23 tháng 10-2011 lại tiếp diễn các sự kiện như trên.

Sức chịu đựng của con người là có hạn, Ban Hộ Tự cũng như GĐPT Liên Quang nên có hướng giải quyết trong tinh thần lục hoà để tứ chúng an tâm học tập tu trì. Nếu sự việc không dừng lại nơi đây chúng tôi sẽ có một loạt bài phân tách nêu đích danh trước dư luận và pháp luật những ai cố tình lợi dụng tình thế xâm phạm tự do tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo có ý chia rẽ và lũng đoạn khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn có thể nói là cực kỳ nghiêm trọng trong ban giao quốc tế nầy.

Lam Viên trên mọi miền đất nước đặc biệt quan tâm và không thể vô cảm trước tình thế đánh lẻ bẻ đũa từng chiếc nầy./.

Nguồn từ GĐPT VN trên Thế Giới

QUAN HỆ MỸ VIỆT – NHÌN TỪ TRONG NƯỚC RA

Nguyễn Tiến Trung
Gửi đến BBC từ TPHCM

Trong quá khứ, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không được tốt đẹp bởi chiến tranh và hàng rào ý thức hệ.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, đó cũng là sự sụp đổ của hàng rào ý thức hệ, một trong những sự kiện mở đầu cho tiến trình toàn cầu hóa. Không còn sự phân chia ý thức hệ, chỉ còn kinh tế thị trường, dân chủ, pháp trị là xu thế toàn cầu.

Trước những diễn biến của thế giới và áp lực mạnh mẽ của xã hội, những người lãnh đạo đảng cộng sản đã phải từ bỏ nguyên tắc căn bản nhất của chủ nghĩa cộng sản là lý thuyết kinh tế tập trung của xã hội chủ nghĩa để đi theo kinh tế thị trường và gia nhập WTO.

Các công ty của Hoa Kỳ bây giờ được chào đón rất niềm nở tại Việt Nam, có thể kể ra sự kiện Bill Gates đến thăm Việt Nam hay việc Intel đầu tư gần 1 tỷ USD vào Việt Nam.

Dù những lý luận về ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ vẫn còn được dạy trong nhà trường để biện minh cho sự độc quyền chính trị của đảng, nhưng về thực chất, những người lãnh đạo đảng cộng sản đã nhận ra sai lầm và từ bỏ cuộc chiến ý thức hệ.

Hàng rào quá khứ

32 năm sau chiến tranh, tức 1/3 thế kỉ đã trôi qua, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa ở mức ‘chiến lược’. Việc chậm trễ đáng tiếc này có nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là tính bảo thủ và tự mãn ở những người lãnh đạo đảng cộng sản sau khi chiến thắng ‘đế quốc Mỹ’.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phe phát xít gồm Đức, Ý, Nhật là kẻ thù ‘không đội trời chung’ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Đức, Ý, Nhật đã nhanh chóng bắt tay với Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân.

Đa số các quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Âu và châu Á đều là đồng minh của Hoa Kỳ. Đáng chú ý là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan – những nước châu Á có nhiều điểm tương đồng về mặt này hay mặt khác với Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành đồng minh của những nước này đều sau các cuộc chiến tranh.

Nói chung, hàng rào quá khứ chiến tranh này do các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam tự dựng ra, thể hiện qua các bài diễn văn hoặc sách giáo khoa chỉ biết ca ngợi về thành tích trong quá khứ. Họ chưa học hỏi, hay không dám học hỏi từ kinh nghiệm các nước láng giềng phát triển.

Ai hiếu chiến?

Báo chí của đảng cộng sản ở trong nước luôn chê bai và dè bỉu cuộc chiến Iraq của Hoa Kỳ, lý do là Hoa Kỳ gây chiến tranh chỉ vì muốn chiếm đoạt nguồn dầu hỏa.

Thế nhưng, dường như báo chí của đảng quên mất, hoặc không được phép đăng, việc Trung Quốc – một nước ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ đã chiếm trọn Hoàng Sa, và đang lăm le muốn chiếm nốt Trường Sa cũng vì nguồn lợi dầu hỏa.

Các ngư dân của Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắn chết. Thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông của Việt Nam không tiến hành được do sự can thiệp thô bạo của Trung Quốc. Các đài quốc tế đều đưa tin nhưng những việc này báo chí của đảng không hề nói tới.

Trung Quốc cũng góp phần gây thảm họa nhân quyền tại Darfur, Sudan vì ủng hộ chính phủ độc tài, lý do chính là Trung Quốc muốn bảo vệ quyền lợi dầu hỏa tại đây.

Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới luôn tìm cách bảo vệ quyền lợi quốc gia của nước họ, yếu tố ‘ý thức hệ’ không đóng vai trò gì ở đây. Tuy nhiên, làm việc với các quốc gia dân chủ luôn dễ dàng và có lợi hơn vì họ hiểu nguyên tắc ‘đôi bên cùng có lợi’.

Hai bên ai cần ai hơn?

Năm 2005, tổng số tài trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam là 65 triệu USD, mục đích để Việt Nam ‘phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội dân sự và tính nghiêm minh của luật pháp, đồng thời nhằm giảm nhẹ những vấn đề có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững như HIV/AIDS, suy thoái môi trường và cúm gia cầm’. (nguồn : web site đại sứ quán Hoa Kỳ)

Mức trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 9 tỷ USD, trong đó Việt Nam bán được 8 tỷ nhờ vào hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Còn mức trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc là 10 tỷ USD, hàng Trung Quốc đổ sang Việt Nam đã chiếm 9 tỷ, Việt Nam bán được chỉ 1 tỷ.

Rõ ràng, về mặt kinh tế, Việt Nam cần Hoa Kỳ để cân bằng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc.

Đài Loan luôn bị Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực để thống nhất. Đài Loan bị sức ép về quân sự còn nặng nề hơn Việt Nam nhưng chính phủ Đài Loan tỏ ra bản lĩnh hơn chính phủ Việt Nam, lý do là vì họ có đồng minh chiến lược Hoa Kỳ.

Như vậy, về quân sự, hẳn các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiểu được nên hợp tác với nước nào để có thể giữ vững lãnh thổ quốc gia.

Nhu cầu dân chủ hóa

Muốn quan hệ Việt Mỹ tốt đẹp và bền vững thì Việt Nam cần có một Nhà nước pháp trị thay vì đảng trị như hiện nay.

Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 (H.R. 3096) ngay trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ.

Trước đó, ngày 12/7/2007, Quốc hội châu Âu đã thông qua nghị quyết quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Đi cùng với các quốc gia dân chủ, pháp trị, chính bản thân mình cần phải trở thành dân chủ, pháp trị, tôn trọng nhân quyền để có thể hợp tác với các nước bạn và phát triển toàn diện.

Các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã đặt bút kí công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhưng đến nay chưa hề thực hiện điều khoản nào trong công ước này.

Ngay cả nội dung công ước này và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng không hề được Nhà nước thực sự tôn trọng hay phổ biến cho người dân.

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã nói : ‘Phải là người bình thường giữa thiên hạ, rồi mới mong bật lên giữa thiên hạ. Hội nhập thực chất là sự được chấp nhận là người bình thường’.

Rõ ràng, qua việc lên án của các nước phương Tây, chính quyền Việt Nam vẫn đang hành xử một cách bất thường.

Thực tế Việt Nam

Từ khi về nước đến giờ, hầu như tôi chỉ thấy tin tức tiêu cực trên các mặt báo.

Những vấn đề quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của quốc gia như giáo dục, giao thông, y tế, môi trường, tính công minh của luật pháp… đều liên tục bị báo chí phê phán và người dân kêu ca.

Tiếp tục tình trạng như vậy, chuyện Việt Nam trở thành quốc gia ‘công nghiệp hóa, hiện đại hóa’ vào năm 2020 chỉ là chuyện ‘viễn tưởng’.

Rất nhiều người, thuộc nhiều giới khác nhau mà tôi đã có dịp tiếp xúc, đều không đồng ý với chế độ độc đảng và đều mong muốn một thể chế dân chủ, pháp trị.

Dù số người dân chủ ra mặt công khai vẫn chưa nhiều, nhưng tôi thấy những người dân chủ đang tăng lên nhanh chóng, kể cả trong hàng ngũ đảng viên cộng sản. Lực lượng dân chủ đông, mạnh, đoàn kết chính là yếu tố quyết định trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Với sự giúp đỡ của quốc tế, tôi tin chắc rằng tiến trình này sẽ còn diễn ra nhanh hơn nữa.

Để có thể ‘sánh ngang với các cường quốc năm châu’ và hợp tác toàn diện với các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cần chủ động đẩy nhanh tiến trình ‘xây dựng xã hội công bằng, dân chủ’ nhiều hơn nữa.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sáng lập viên của Tập hợp Thanh niên Dân chủ. Quý vị có ý kiến gì xin chia sẻ với Diễn đàn BBC ở địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .

Người Sưu Tầm