Print
Parent Category: tin tức
Hits: 3084

Cơn bão Haiyan tàn phá Philippines hủy diệt như sóng thần

Theo dự đoán Hơn 10.000 người có thể đã chết

Người ta đang ước đoán hơn 10.000 người ở Philippines có thể đã thiệt mạng vì cơn bão Haiyan, trong khi việc cưú tr nạn nhân gặp nhiều khó khăn vì đường sá bị hư hại và thông tin liên lạc bị tê liệt.

dẫn lời ông Elmer Soria - cảnh sát trưởng thành phố Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte, nơi tâm bão đi qua - nói riêng tại tỉnh này số người chết có thể lên đến 10.000 người. "Chúng tôi đã có cuộc họp với tỉnh trưởng và dựa trên những ước tính ban đầu, có tới 10.000 người thiệt mạng. Khoảng 70-80% nhà cửa nơi tâm bão quét qua đã bị phá hủy"

"Khủng khiếp"

Các thành phố và làng mạc nằm cách bờ biển 1km được miêu tả bị ngập lụt, khiến xác người nổi lềnh bềnh và những con đường đầy mảnh vỡ và cây cối bị đổ. Đài truyền hình địa phương chiếu cảnh trẻ em ngồi trên nóc nhà để bảo toàn tính mạng. Mila Ward, một người Úc gốc Philippines đang có kỳ nghỉ ở Leyte, kể cô thấy hàng trăm xác chết trên đường phố. "Họ được quấn trong chăn hay những tấm nhựa. Có cả phụ nữ và trẻ em" - cô nói. Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc nói các ảnh chụp từ trên không cho thấy một vùng duyên hải rộng lớn bị phá hủy nặng nề với những tàu thủy hạng nặng bị quật lên bờ. Nhiều du khách bị mắc kẹt ở Tacloban trong khi nước ngập cao đến tầng 2 của khách sạn.

ông Jan Peter Lahpor - nhà báo Hà Lan thường trú tại Philippines - cho biết dù tâm bão không đi qua thành phố Legazpi nơi ông đang ở nhưng mọi thứ cũng rất khủng khiếp. "Tôi nghĩ sức gió khi ấy cũng phải lên đến 200 km/giờ. Rất nhiều cây chuối đổ rạp hết. Vấn đề ở Leyte là mực nước dâng cao gây hủy hoại khủng khiếp. Mực nước dâng cao 5m thì sức tàn phá khác nào sóng thần" - ông nói. Các nhân chứng khác ở Tacloban được AFP dẫn lời cũng nói sóng biển cao tới 5m tràn vào đất liền. Giám đốc quốc gia của Chương trình lương thực thế giới tại Philippines Praveen Agrawal nói: "Hậu quả để lại giống như từ một cơn sóng thần hơn là một cơn bão".

Tại hòn đảo Samar kế cận, chính quyền nói có khoảng 300 người thiệt mạng và khoảng 2.000 người mất tích. Samar cũng là nơi đầu tiên của Philippines mà bão Haiyan đổ bộ vào từ Thái Bình Dương với sức gió lên đến 315 km/giờ.

Không ngôi nhà nào còn nguyên vẹn

"Không một ngôi nhà nào tại Tacloban còn nguyên vẹn khi bão Haiyan quét qua" - CNN tường thuật về tình hình ở thủ phủ Tacloban trong bản tin sau bão. Thông tin liên lạc gián đoạn toàn bộ trừ điện thoại vệ tinh, khan hiếm thực phẩm và nước uống. Phóng viên CNN từ trực thăng nhìn xuống Tacloban đã mô tả cảnh nhà trơ nóc, đường phố ngập, đường ven biển hư hại, những rừng cọ trên các ngọn đồi quanh Tacloban bị bão Haiyan san phẳng.

Ở Tacloban, nhiều gia đình sống trong những ngôi nhà thô sơ ven biển. Còn ở trung tâm, dân cư sống trong những ngôi nhà kiên cố. Tuy nhiên, siêu bão Haiyan khi đổ bộ vào Tacloban đủ sức thổi bay những ngôi nhà kiên cố nên dù đã sơ tán dân và chuẩn bị đối phó kịp thời vẫn không tránh khỏi thiệt hại nặng.

Giáo viên trung học Andrew Pomeda miêu tả: "Tacloban đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều người mất trí vì mất người thân. Người ta cũng trở nên hung hãn hơn. Họ đi hôi của từ các cơ sở kinh doanh, cửa hàng để tìm thực phẩm, gạo và sữa. Tôi sợ rằng trong vòng một tuần người ta sẽ chết vì đói". Các nhân chứng nói những người đi hôi của tìm tất cả những gì có thể, từ thực phẩm, nước uống đến tivi, thứ có thể giúp họ đổi lấy thực phẩm về sau. Reuters cho biết đám đông đã tấn công các xe tải chở thực phẩm, nước và lều bạt trên cầu Tanauan ở Leyte. Sinh viên y khoa ở Leyte Jenny Chu miêu tả: "Người ta bước đi như những thây ma di động tìm kiếm đồ ăn, trông giống như trong phim vậy".

Dù trực thăng quân đội đang tích cực vận chuyển nhu yếu phẩm đến cứu trợ người dân nhưng cung không đủ cầu. CNN dẫn tin cho biết nhiều người phải bới các đống rác tìm thức ăn, nước uống. Xung quanh là thi thể trôi lềnh bềnh. Ở những nơi gần cửa hàng tạp hóa, người dân đột nhập cướp nhu yếu phẩm gây nên tình hình mất an ninh. Hãng tin ABS - CBN News cho biết chính quyền thành phố Tacloban hôm qua kêu gọi Tổng thống Benigno Aquino ban bố tình trạng thiết quân luật trước tình hình hôi của đang diễn ra nơi đây. Ông Aquino cho biết sẽ xem xét tình hình cho đến khi có nghị quyết của hội đồng thành phố.

.

VN 100.000 $us

Japan - 30.000 us dollars

 

LỜI KÊU GỌI CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN

Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.

Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong bàn tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.

Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.

Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.

Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.

Tình Người sau cơn bão

Công cuộc vận động cứu giúp Philippines sau cơn bão khủng khiếp Hải Yến đang được cả thế giới tiến hành. Đối với người Việt Nam , công cuộc cứu trợ này lại mang những ý nghĩa đặc biệt.

Cơn bão Hải Yến chết chóc đã để lại đống hoang tàn khổng lồ trên những hòn đảo xinh đẹp của Philippines . Liên hiệp quốc cùng nhiều quốc gia đang vận động tiền của và sức lực để cứu giúp người Philippines qua cơn hoạn nạn. Với tư cách một quốc gia láng giềng chính phủ Việt Nam đã lên tiếng đóng góp vào việc cứu trợ. Tuy nhiên, đối với người Việt khắp nơi trên thế giới, Philippines có một quan hệ về nhân đạo sâu sắc.

Sau năm 1975, thế giới được biết một từ mới, có lẽ xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đó là Thuyền nhân. Những người tị nạn chính trị ra đi bằng đường biển này để tìm tự do đã phải trải qua nhiều khổ nạn, và ước tính đã có khoảng nửa triệu người mất mạng. Trong hành trình đó, nước Philippines đã xuất hiện như là một bến bờ an toàn cho các Thuyền nhân. Nhà thơ Trần Trung Đạo, một thuyền nhân từng ở trại Palawan nhớ lại rằng hướng đi về Philippines đối với các thuyền nhân là để tránh các thảm cảnh hãm hiếp, giết chóc…mà bọn hải tặc nhắm vào hàng trăm ngàn con mồi lênh đênh trên biển lúc ấy.

Và nay nhà thơ Trần Trung Đạo, hiện sống tại Boston đã viết bài kêu gọi vận động đóng góp giúp đỡ những ân nhân Philippines ngày ấy. Ông chia sẻ với đài Á châu tự do:

“Người Việt có một tính tốt đó là tình nhân ái. Đối với đồng bào mình trong nước, mỗi khi có lũ lụt là đồng bào hải ngoại lại tổ chức yểm trợ . Điều đó không chỉ với đồng bào mà còn là tình con người nữa. Đối với người Phi thì rất là đặc biệt, nước Phi đã giang tay đón tới cả trăm ngàn người Việt đến Palawan và Bataan, là trạm trung chuyển để đi định cư ở nước thứ ba. Nhiều ngườiViệt chúng ta được những người Phi giang tay chia sẻ, bảo bọc trong cái giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình, mà họ cũng chẳng sung túc gì. Hình ảnh những người dân thường Phi ra bờ biển cõng những bà mẹ, những em bé vào bờ, những hình ảnh ấy sẽ không bao giờ bị quên đi cả. Ngay cả mình chỉ nhìn tấm hình thôi nó cũng ghi mãi trong tiềm thức của mình. Tôi thấy đồng bào hải ngoại ở khắp nơi đều lên tiếng ủng hộ.”

Vận động cứu giúp người Phi đang được tiến hành ở nhiều nơi có người Việt sinh sống, những cơ quan truyền thông hay những trang mạng xã hội của người Việt bắt đầu quyên góp chỉ một ngày sau khi tuyên bố thảm họa được Tổng thống Philippines đưa ra. Tại Nam California chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ gây quỹ số tiền đã lên đến $20,000. Con số ấy càng có ý nghĩa khi biết rằng số tiền mà cường quốc hàng thứ hai thế giới Trung quốc tuyên bố giúp cho Philippines là $100,000.

Ở trong nước, cũng có những hoạt động quyên góp ủng hộ người Phi. Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội từng sống một thời gian dài ở Manila cho chúng tôi biết là anh cùng nhóm NO-U, một nhóm dân sự đấu tranh chống sự gây hấn của Trung quốc trên biển Đông, đang thực hiện việc quyên tiền cứu trợ:

“Qua phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ NO-U chúng tôi biết được cơn bão rất tệ hại ở Philippines . Chúng tôi cũng đã có nhiều bạn bè người Philippines, cũng như những người có cùng những hoạt động lý tưởng với nhóm NO-U như chống đường lưỡi bò của Trung quốc trên biển Đông. Khi biết được các bạn Philippines đang chịu cái điều kinh khủng của cơn bão này, chúng tôi muốn làm điều gì đó để chia sẻ với các bạn.”

Trong thời gian gần đây, những nhà hoạt động trẻ tuổi Việt Nam đã tìm thấy nơi Philippines nhiều điểm tương đồng với hoạt động của họ. Các tổ chức dân sự Philippines là hình mẩu mà nhiều nhà hoạt động Việt Nam đang học hỏi. Và có lẽ thái độ cứng rắn không khuất phục trước sự gây hấn của Trung quốc trên biển Đông từ phía chính quyền Manila đã tạo nên nhiều cảm phục nơi thế hệ trẻ Việt Nam . Những cuộc biểu tình chống Trung quốc trên đường phố Manila thường xuyên có bóng dáng các thanh niên từ Việt Nam sang.

Thế hệ trẻ tại Việt Nam , không biết nhiều về thuyền nhân, nhưng lại tìm thấy ở quốc gia láng giềng này những niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh của họ. Và họ cảm thấy phải giúp đỡ người bạn đồng hành trong cơn hoạn nạn.

 

Dù từ quá khứ thuyền nhân hay hiện tại đấu tranh chống bá quyền, có lẽ nhiều người Việt nghĩ như lời nhà thơ Trần Trung Đạo rằng đây là dịp để người Việt bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Người Việt Tỵ Nạn.

- Riêng Đơn vị Chánh Pháp tất cả tịnh tài ngày Chu Niên 31 sẽ được quyên vào quỹ cứu trợ.

- Kêu gọi tất cả thành viên GĐPTChánh pháp hổ trợ hết lòng quyên góp cho thiên tai tại Philippine.

- Cùng Cộng đồng xuống đường quyên góp.

Bên cạnh đó cùng ủng hộ chương trình của trường Tafe tại Sydney kêu gọi.

 

Hi all : I am sure that you would be informed that the recent typhoon in the Philippines has affected the lives of thousands of people. The affected people are currently facing a lot of problems and are deprived from the basic necessities of life.

Your generous donations can help in improving the lives of the affected people. The affected areas still needs the following items


(Chao ACE: Trường TAFE Wetherill Park sẽ nhận những thứ được liệt kê trong email dưới đây để giúp đỡ nạn nhân tại Philippines.

ACE nào có nhã ý cho thì có thể đem đến nhà Minh Ngọc & Nguyên Mai trể nhất là tối thứ Tư, ngày 20/11/13.  Để kịp đem đến cho họ trước ngày 22/11/13. - NMai )

· Canned Food

· Medicine

· Bottled Water/Juice/Long Life milk

· Sleeping bags

· Toiletries

· Disinfectant/Laundry Detergent