Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 896 guests and no members online

059852038
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
50822
58949
240959
1586157
59852038

18:05 _ 25-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Ý Nghĩa Ăn Chay

Ðạo Phật là đạo từ bi, Phật Tử phải tôn trọng sự sống của mọi loài. Ðức Phật dạy cho chúng ta phải ăn chay. Vậy các em cần biết ăn chay là thế nào, có lợi ích gì, ăn chay ra sao. Có vậy các em mới tránh được những sai lầm khi ăn chay để kềm hãm bớt tội lỗi cho các em.

I. Ý Nghĩa Ăn Chay:

Ăn chay là một phương pháp Phật dạy các em làm để thay thế ăn mặn. Ăn chay là ăn những loài thảo mộc như hoa quả, rau cải, chứ không ăn các món ăn thuộc loài động vật như heo, bò, tôm, cá, gà, vịt v.v...

II. ích Lợi Của Sự Ăn Chay:

A. Về Phương Diện Tu Học: Ðạo Phật là đạo từ bi, bình đẳng, tôn trọng sự sống của mọi loài, vì mọi loài vật cũng như người đều biết tham sống sợ chết, cá thấy người cá lội, chim thấy người chim bay, người thấy cọp người sợ hãi. Do đó đức Phật xem mọi loài đều bình đẳng không cho rằng loài này có đặc ân hơn loài khác, loài này không thể làm vật hy sinh cho loài khác. Vậy người Phật Tử muốn cho đức tánh từ bi bình đẳng được tăng trưởng hay sự tu hành của mình tiến bộ thì phải ăn chay. Hơn nữa ăn chay tránh cho ta quả báo của sự sát hại.

B. Về Phương Diện Tinh Thần: Ăn chay trí não sáng suốt tính tình thuần hậu. Khi ăn nhiều thịt cá trí não nặng nề mệt nhọc vì bộ máy tiêu hóa hoạt động nhiều, nhất là khi có chất mỡ khó tiêu làm mệt trí óc. Còn ăn chay trí não nhẹ nhàng, tinh thần minh mẫn, thuận lợi cho việc học hành và tính tình bớt hung bạo. Ăn chay còn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình.

C. Về Phương Diện Thân Thể: Người ăn chay thân thể được mạnh khỏe, làm việc dẻo dai, sống lâu và ít bịnh. Trong hoa quả ít có chất độc. Hoa quả, rau cải, khoai, ngũ cốc có đủ dinh dưỡng để nuôi sống con người. Trái lại thịt cá là món ăn có thể có độc. ở xứ nóng thịt cá bắt đầu sình thối khoảng năm giờ sau khi con thú bị giết. Ăn thịt hư có thể nguy hiểm đến tánh mạng.

III. Cách Thức Ăn Chay:

Ăn chay có nhiều cách tùy hoàn cảnh của mỗi người hoặc ta phát nguyện ăn chay trọn đời (chay trường), không bao giờ ăn mặn nữa; hoặc ăn chay mỗi năm ba tháng; hoặc mỗi tháng mười ngày (ngày 1, 8, 12, rằm, 18, 25, 26, 28, 29, 30 Âm Lịch); hoặc bốn ngày (ngày 1, 14, rằm, 29 hoặc 30 Âm Lịch); hoặc hai ngày (ngày 1 và rằm Âm Lịch) và những ngày vía chư Phật, vía các vị Bồ Tát.

Ðã phát nguyện ăn chay cách nào nên cố gắng giữ theo, không vì trường hợp gì mà bỏ qua, trừ khi đau bịnh nặng và thầy thuốc khuyên phải ăn mặn để chữa bịnh. Sau khi khỏi bịnh phải sám hối và phát nguyện giữ lại.

Vậy, ăn chay có nhiều lợi ích cho sự tu học cũng như thể chất và tinh thần. Khi thực hiện có nhiều cách, tùy hoàn cảnh và sự phát nguyện của từng cá nhân.

The Meaning Of Being A Vegetarian

Buddhism is a compassionate religion; therefore, Buddhists should respect the lives of others including animals. Buddha teaches us not to consume meat; however, before applying this rule, one needs to know the meaning of it, the benefits of it, and the way to be a vegetarian. By obtaining an understanding of this, one will not make mistakes when practicing and will not commit any sins.

I. The Meaning of Being a Vegetarian:

It is a method taught by Buddha. It means to only eat fruit, grains, and vegetables instead of any kind of meat (including seafood).

II. The Benefits of Not Eating Meat:

A. The Practicing Buddhism Aspect: The Buddhist Religion is compassionate, non-partial, and respectful of the lives of other beings, including animals. Like humans, animals have the right to live, want to live, and are afraid of death. Therefore, Buddha treats all beings equally, none is more favorable then others. None should be used to sacrifice for others. Hence, to improve the compassionate nature in oneself and expands one's wisdom, a Buddhist should only eat vegetables, fruit, and grains. Furthermore, by not eating meat, one can avoid the consequences of killing.

B. The Spiritual Aspect: Eating just vegetables, fruits, and grains makes the brain functions more efficiently. When eating too much meat, the digestive system has to work harder, the hard-to-digest fat from meat fatigues the brain. Eating vegetables/fruits/grains benefits one's study habits. It also shows the peace-loving nature in oneself.

C. The Physical Aspect: Being a vegetarian helps one to live healthier and longer. One can obtain all the required nutrients from vegetables/fruits/grains. On the other hand, meat products contain harmful substances, such as fat and cholesterol.

III. The Methods To Practice Being a Vegetarian:

Depending on the circumstances, one can choose to eat only vegetables/grains/fruits by one of the following methods:

A) For the remaining of one's life.
B) For any three months out of the year.
C) For ten days of a month (1, 8, 12, 14, 15, 18, 25, 26, 28, 29 or 30 -- Luna Calendar).
D) For four days of a month (1, 4, 15, 29 or 30 -- Luna Calendar).
E) For two days of a month (1 and 15 -- Luna Calendar).
(*: and on the special memorial days of the Buddhas and the Boddhisatvas)

Whichever method is chosen, one needs to keep the vow, except when being very ill and asked by a physician to eat meat again. However, after recuperation, that person needs to repend and re-vow.

As we can see, not consuming meat benefits a person spiritually, as well as physically. When practice being a vegetarian, one needs to choose a method that is most convenient and suitable to one's personal situations.

 

Tung Bay

  1. Nghĩa Ăn Chay - The Meaning Of Being A Vegetarian
  2. Cách Thức Trang Trí Bàn Thờ Phật - How To Arrange Buddha's Altar
  3. Cờ Phật Giáo - The Meaning Of TheBuddhist Flag
  4. Em Làm Việc Thiện - Practice Doing Good Deed/Charity/GoodWill
  5. Năm Hạnh của Người Phật Tử - The Five Conducts Of A Buddhist
  6. Ðức Phật Với La Hầu La - Buddha with Rahula
  7. Con Sư Tử Trọng Pháp - The Lion That Respects Dharma
  8. Người Ðạo Sĩ Chí Hiếu - The Very Pious Monk