Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 1410 guests and no members online

059849359
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
48143
58949
238280
1583478
59849359

17:26 _ 25-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

TƯ CÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI, CHÚNG, ĐÀN TRƯỞNG & PHÓ

I. Mở Bài
Đội, Chúng, Đàn Trưởng/Phó là một chức vụ quan trọng, là một gạch nối giữa các đoàn sinh và ban Huynh Trưởng cầm đoàn. Vì tầm mức quan trọng của chức vụ này, một người đội, chúng, đàn trưởng/phó cần phải biết rõ tư cách và nhiệm vụ của mình đối với mọi đoàn sinh và tổ chức.
II. Thân Bài
A. Tư Cách
Tư cách của một ngưuời đội, chúng, và đàn trưởng/phó được chia làm hai phần.
1. Tác phong bên ngoài
Hình thức là một yếu tố đầu tiên mà người đối diện dùng để phán đoán và nhận xét về tư cách hay khả năng chúng ta. Do đó một người đội, chúng, đàn trưởng/phó cần phải có một tác phong bên ngoài đứng đắn để gây niềm tin tưởng cho người đối diện (đội, chúng, đàn sinh, huynh trưởng, phụ huynh, quý bác trong chùa và thầy). Muốn có một tác phong bên ngoài tốt đẹp đội, chúng, đàn trưởng/phó cần phải có những điểm sau đây:
a. Phục Sức
 Đồng phục phải theo đúng Nội Quy của GĐPT
 Gọn gàng, sạch sẽ, không lượm thượm
 Không loè loẹt, trang điểm vừa phải
b. Cử Chỉ
 Đi đứng chững chạc, đàng hoàng
 Hành động mau lẹ tuy nhiên không hấp tấp
 Sẵn sàng giúp đỡ
c. Ngôn Ngữ
 Lễ độ và hoà nhã đối với Thầy, phụ huynh và Huynh Trưởng
 Dùng lời ái ngữ đối với đội sinh và bạn bè của mình.
 Vui vẻ
2. Đạo đức và tinh thần vững mạnh
Ngoài tác phong bên ngoài một người đội, chúng, đàn trưởng/phó còn cần phải có một đời sống đức hạnh và một tinh thần vữngmạnh. Vì nhờ đạo đức mà người đội, chúng, đàn trưởng/phó được mọi người xung quanh yêu mến. Nhờ tinh thần vững mạnh người đội, chúng, đàn trưởng/phó mới có thể dẫn dắt đội, chúng, đàn của mình một cách tốt đẹp.
a. Đạo Đức
Về mặt đạo đức người đội, chúng, đàn trưởng/phó phải có những điểm sau đây:
 Hiểu rõ những giáo lý Phật Pháp căn bản
 Giữ sự tu học cho bản thân như ăn chay, niệm Phật và tham dự những khoá tu học của Gia Đình hay của chùa địa phương tổ chức.
b. Tinh Thần
Về mặt tinh thần ngƣời đội, chúng, đàn trưởng/phó phải có những điểm sau đây:
 Nhẫn nại và kiên nhẫn
 Hy sinh
 Xét đoán mọi việc bằng sự công bình và biết nhìn vào mọi việc bằng sự hiểu biết và thương yêu.
 Không độc tài khi quyết định công việc của đội, chúng, đàn tuy nhiên phải biết lúc nào mình cần phải quyết định tối hậu.
c. Nhiệm Vụ
Là một đội, chúng, đàn trưởng/phó trong một Gia Đình Phật Tử các em có những nhiệm vụ sau đây:
1. Nhiệm vụ đối với Huynh Trưởng cầm Đoàn
 Hoàn tất những công tác mà của Đoàn hay Liên Đoàn giao phó
 Xung phong trong mọi công tác
 Giúp đỡ Huynh Trưởng trong việc dìu dắt và huấn luyện đoàn sinh
2. Nhiệm vụ đối với những người đồng sự
(những đội, chúng, đàn trưởng/phó khác)
 Hợp tác chặc chẽ với những đội, chúng, và đàn trưởng/phó khác trong tinh thần đồng đội (team work) để mức sinh hoạt của đoàn nhờ đó mà được nâng cao.
 Tránh những sự cạnh tranh, xung khắc giữa các đội, chúng và đàn.
3. Nhiệm vụ đối với đội, chúng, và đàn sinh
 Hoàn tất những công việc cần làm cho đội, chúng, đàn một cách chua đáo

 Xem xét và tìm hiểu trình độ sinh hoạt và tinh thần của đội, chúng và đàn sinh để có thể giúp đỡ nếu cần thiết.
 Hoà đồng với đội, chúng, và đàn sinh của mình tuy nhiên phải giữ phong cách đứng đắn để làm gương.
 Biết hy sinh cho đội, chúng và đàn sinh của mình.
4. Nhiệm vụ đối với phụ huynh, Chùa hay nơi mình đang sinh hoạt.
 Đối với phụ huynh cùng quý bác trong chùa lúc nào cũng phải giữ lễ độ và tác phong đứng đắn.
 Phải biết giữ gìn Tam Bảo hay nơi mình đang sinh hoạt.
III. Kết Luận
Đội, Chúng, Đàn trưởng/phó là bước đầu tiên để các em học hỏi để có thể trở thành một người lãnh đạo (leader) trong tổ chức Gia Đình Phật Tử. Một căn bản mà bất cứ một người lãnh đạo nào cũng cần phải có là biết rõ về tư cách cũng như nhiệm vụ của mình. Những điều mà các em vừa học qua là những điểm căn bản nhất và nếu giữ và làm đúng theo thì sau này khi dự những khoá huấn luyện khác thì các bài như “Tư Cách và Nhiệm Vụ của Người Đoàn Phó” trong trại Lộc Uyển hoặc “Tư Cách và Trách Nhiệm của Người Đoàn Trưởng” trong trại A Dục các em sẽ có thể nắm vững đƣợc một cách dễ dàng.

The Conducts and Duties of Sub-Unit Leaders

I. Introduction
Sub-Unit Leaders play very important function in GDPT; it is the brick connects between members and the Board of Unit Leaders together. And because of the important level of this function, a sub-unit leader should fully understand the conduct and duties of his/herself toward other members and the organization as a whole.
II. Content:
A. Conduct
The conduct of a sub-unit leader must be divided in two parts:
1. Physical Appearance
Physical appearance is the first factor for others to make judgment on our behavior or ability to do the work. For this reason, a sub-unit leader needs to present him/herself in a good manner at all times to have trust from the sub-unit members, unit leaders, parents, and other elders at the temple and of course Shangas too. The following characteristics should appear in each sub-unit leader.
a. Uniform
 Uniform should be correct and obey the Rules and Regulation of the Association.
 Be clean at all times, not too sloppy.
 In case, you need to do a make-up, don’t make up heavily: )
b. Behaviors
 Must be dignified in all actions, be mature.
 Act quickly, be active.
 Willing to help others.
c. Language
 Be polite, courtesy and affable with the Sanghas, guidance, and other leaders.
 Use good words with other members and friends.
 Be happy at all times.
1. Morals and Mental Stability
Besides the outside characteristics, a sub-unit leader must maintain a mindfulness way ofliving and strong spirit. By showing this, everyone will place a complete trust and admiration in you. For strong spirit, the sub-unit leader could easily guide and make the Unit strong. Remember, if the local Buddhist Youth Association is strong, then the national Buddhist Youth Association can expand.
a. Morality
A sub-unit leader must have the following morality characteristics:
 Understanding the fundamental of Buddha teachings.
 Keep practicing for self-improvement, chanting the sutra and participate in the retreat session in the Organization or at the temple.
b. Mentality
A sub-unit leader must have the following spiritual characteristics:
 Be endure and patient.
 Willing to sacrifice
 Make fairly judgment with love and understanding.
c. Duty
A Sub-Unit Leader in the Buddhist Youth Association should know the following duties:
1. Duty with the Unit Leader
 Complete all tasks for the Unit or from Assistant Leaders.
 Volunteer in all tasks.
 Assist other board leaders and help training other Buddhist members within the Association.
2. Duty with other Sub-Unit Leaders
 Collaborate all works with others sub-unit leaders as a teamwork to help expanding the whole Unit's spirit.
 Avoid argument an incompatible with other sub-units.
3. Duty with Sub-Unit Members
 Complete all tasks needed for the Sub-Unit.
 Observe and provide opportunities to shares ideas, encourage competition among sub-unit members.
 Willing to sacrifice for sub-unit members.4. Duty with the parents and the temple
 Must always be polite to the parents and elders in the temple.
 Respect the Buddha, Dharma and Sangha.
Conclusion
Being sub-unit leader is the beginning for you to learn and practice and of course to become a better leader in GDPT. The basic fundamental that requires the sub-unit leader to know is the conduct and the duty of a sub-unit leader. Those characteristics play a very important leadership role. If you have a good understanding of this session “The Conducts and Duties of Sub-Unit Leaders” and start practicing what you have learned; you will see that it is very helpful when you attend next level trainings for Assistant Unit Leaders and Unit Leaders.