Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 628 guests and no members online

058037204
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
33824
68352
249857
1776022
58037204

11:52 _ 28-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

ÐỘI, CHÚNG TỰ TRỊ(Sub-Unit Autonomy)

I. Tinh Thần Ðội, Chúng Tự Trị:
Ðội Chúng Tự Trị là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để cải thiện đức tính áp dụng trong phạm vi sinh hoạt của đơn vị ngành thiếu.
Tinh Thần căn bản của nó là đào tạo cho mỗi người biết tự mình góp sức vào việc xây dựng một Ðội, một Chúng. Tự mỗi người ý thức được rằng mình là một phần tử không thể thiếu của đội chúng, luôn luôn cố gắng để đội, chúng vững mạnh.
II. Ứng Dụng:
Các đội chúng trưởng dùng tinh thần căn bản của đội, chúng trưởng để xây dựng một tình thƣơng ruột thịt trong đơn vị của mình để tạo toàn thể ý thức tự cường tự chủ. Công trình cần nhiều ngày, nhiều tháng có khi đến nhiều năm nuôi dưỡng, huân tập mới có.
Nhưng trước tiên, điều cần thiết là các đội, chúng trưởng phải có được những buổi họp tự trị ngoài các buổi họp đoàn. Huynh Trưởng có thể góp ý kiến với các em, giúp đỡ các em nhiều điều. Các em cũng sẽ có:
* Những buổi lễ Ðội, Chúng riêng biệt, những buổi lễ cẫu an, cầu siêu cho các bạn đồng Ðội, Chúng và thân nhân.
* Những ngày trại riêng biệt mà anh chị em sống với nhau thật gần gũi, thương yêu.
* Một căn phòng êm ái của mình gọi là góc đội, góc chúng để sắp đặt trang hoàng theo đội, chúng mình như một bàn học nhỏ nhắn ở nhà.
* Một cơ cấu tổ chức phân công hợp lý mọi việc để cùng gây một mức tiến lên liên tục cho cái xã hội tý hon của mình trong Ðội, Chúng.
* Một gia tài nho nhỏ có lều trại, có cái này cái nọ gọi là khí mảnh cộng đồng...
* Tất cả đó, đứng riêng ra, Ðội, Chúng của các em không hề bở ngở mà góp lại thành Ðoàn, thành Gia Ðình sẽ tạo nên sức mạnh vững chắc cho phong trào.
Muốn tạo được những điều kiện cần thiết ấy, Ðội, Chúng trưởng phải biết tổ chức Ðội, Chúng mình một xã hội nho nhỏ biết điều hợp cho hoạt động Ðội, Chúng cùng tiến với hướng đi của đoàn mà vẫn có sắc thái riêng.
III. Tổ Chức Ðội Chúng:
A. Ðội Chúng:

Các em được giao một nhóm nhỏ để điều khiển gọi là Ðội, Chúng. Những người này là chị em hay anh em với các em, em có bổn phận kết thân và hướng dẫn theo sực chỉ bày của trưởng để cùng nhau học hỏi, hướng thiện.
Như vậy chúng ta gọi Ðội hay Chúng là một đơn vị hoạt động của ngành thiếu, trong đó từ 6 đến 8 anh em, chị em biết hòa thuận, thương yêu và liên hệ với nhau như những bộ phận của cơ thể.
B. Ðội Sinh, Chúng Viên:
Những người bạn cùng sinh hoạt trong Ðội, Chúng của các em do huynh trưởng giới thiệu đến, đưa ở Oanh Vũ lên và bạn bè của các em bên ngoài do chính các em xin anh chị trưởng, xin bác gia trưởng đem vào.
C. Bàn Chia Công Việc:
Khi có đông một số anh chị em rồi, Ðội Chúng trưởng phải phân chia cho họ cùng làm, hướng dẫn hay giúp trưởng hướng dẫn họ cùng học.
Trong sinh hoạt tự trị Ðội Chúng buồn nhất là ôm việc, cái gì các em cũng làm, cũng lo, bạn của em sẽ buồn chán và bỏ em tức khắc. Ai ôm nhiều thì rớt nhiều.
Tuy vậy, phân chia công việc hợp chỗ, hợp lý là cả vấn đề khó khăn. Phần này trong bài nghệ thuật điều khiển các em đã thấy, phải hiểu biết từng Ðội sinh, Chúng viên để điều khiển, chia việc cho đúng.
1. Ðại khái các chức vụ và công việc phải làm của Ðội Chúng là:
* Chức vụ Ðội Chúng trưởng
* Chức vụ Ðội Chúng phó
* Chức vụ thư ký
* Chức vụ thủ quỹ,
* Chức vụ liên lạc.
* Sƣu tầm đồ chơi của quản trò.
* Công việc sưu tầm bài hát của họa mi.
* Học hỏi, tìm hiểu về các môn.
* Tìm hiểu về Phật Pháp.
* Nghiên cứu về trại, tiện nghi, lửa trại
* Nghiên cứu ăn uống tại trại, làm bếp
* Giữ gìn vật dụng Ðội, Chúng .
* Vân vân...
1. Nhân sự: Thông thường thì:
* Những em tháo vát có sáng kiến biết sống hòa đồng ... có thể giúp em làm Ðội Chúng phó.
* Những em thích viết văn, cần cù, sống đời sống bên trong, có thể nhờ việc thư ký.
* Em có tánh cẩn thận không tiêu phí nhờ làm thu quỹ.
* Em nào biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng của mình có thể giao làm uỷ viên khí mảnh.
* Em nào hay nghịch, nói chuyện nhiều, lanh lẹ, vui tính, biết văn nghệ có thể giao cho việc quản trò và họa mi Ðội, Chúng.
* Những công việc khác em dễ tìm hiểu để cắt đặt, như ủy viên cứu thương, kỹ thuật, trại.
* Riêng trong các buổi họp, em có thể giao còi

trực thời gian họp Ðội, Chúng cho em nào thường có tính giãi đãi, chậm, hơi lƣời, việc gì cũng hẹn ngày mai ...
Từ những điều đại cương này các em sẽ có nhiều sáng kiến bổ túc, nhưng điều quan trọng này đừng quên: Làm việc gì cũng phải hỏi trước ý kiến anh chị trưởng của mình cả.
D. Hành Chánh & Sổ Sách Ðội Chúng:
* Liên Lạc: Các em có một cấp liên lạc là: trực tiếp với đoàn. Liên lạc trực tiếp với anh chị trưởng là vì việc riêng của em, trong phạm vi liên lạc hành chánh, mọi điều đều phải có giấy tờ.
Ví dụ: em tổ chức du ngoạn, phải làm đơn, làm chương trình, thơ xin đất, giấy xin phép cha mẹ cho Ðội Sinh, Chúng viên ... nạp lên đoàn trưởng trước hai tuần.
* SỔ SÁCH ÐỘI CHÚNG:
1. Ðội Phả, Chúng Phả: gồm hai phần:
* Phần đầu là danh sách tất cả Ðội Chúng viên theo thứ tự thời gian vào đoàn. Dành chừng mười trang tập vở 100 trang, bìa cứng.
a. Mẫu:

STT      Họ và Tên(Full name)     Pháp Danh(Buddhist name)      Ghi Chú(Note)

* Phần thứ hai Ðội phả, Chúng phả có 3 đoạn:
1. Lý Lịch:
Họ và tên: Ngày sinh: Chánh quán: Học lực hay nghề nghiệp: Ðịa chỉ: Tên & nghề nghiệp phụ huynh: Pháp danh đoàn sinh: Ngày quy y: Bổn sư hiệu:
2. Thành Tích Học Tập:
Vượt bậc Hướng Thiện ngày: Vượt bậc Sơ Thiện ngày: Vượt bậc Trung Thiện ngày: Vượt bậc Chánh Thiện ngày:
- Thành Tích Ðặc Biệt: viết lại những thành tích mà đội, chúng viên đã làm.
3. Nhật ký Ðội, chúng:
Một cuốn sổ trắng để ghi chép, tường thuật những buổi sinh hoạt đặc biệt của Ðội, Chúng như các cuộc trại, Ðội tự trị, ngày đi của Chúng, lễ lượt của Ðội, Chúng ..., ý kiến của khách thăm Ðội Chúng cũng ghi vào đây.
4. Sổ sinh hoạt: (Dưới đây là một số sổ sách thông dụng nhất)
Một cuốn sổ bìa cứng, chừng 100 đến 200 trang,

gồm các phần sau đây:
a. Ðiểm danh: Ghi ngày sinh hoạt vào từng cột. Ví dụ em nào vắng không xin phép ghi chữ V vào cột tương ứng, nghỉ vì bị phạt ghi chữ P, nghỉ có xin phép ghi chữ X.
b. Biên Bản: Viết lại các buổi họp thường kỳ của Ðội, Chúng
c. Khí Mảnh: Ghi tất cả dụng cụ sở hữu của Ðội, Chúng, số lượng, trị giá, ngày thu nhập, tình trạng lúc thu nhận, do ai, phế thải ngày, lý do phế thải, do buổi họp nào giám định và quyết định ...
d. Thu Chi: Ghi những việc làm dùng đến ngân khoản của Ðội, Chúng
e. Etc…

Vài Kiểu Mẫu:
Biên Bản
Biên bản buổi họp: Biên Bản Phiên Họp Thường Kỳ (hay bất thường)
Ngày ...................... tại ..........................
* Họp Ðội, Chúng lúc giờ, ngày tại gồm có (kể tên Ðội sinh, Chúng viên, thư ký bao giờ cũng ghi sau cùng, ai có tên ghi sau thư ký là người vào trễ)
* Mục đích (thường kỳ hay bất thường kỳ, bàn về ...)
* Nghị sự: ghi các điều đã thảo luận và biểu quyết tuần tự thời gian, gọn và rõ ràng, đúng đắn.
* hồi hướng công đức lúc ... giờ, ngày nói trên với đầy đủ thành phần trên (hay thiếu ai vì lý do ...) sau khi không còn gì để bàn cải nữa,
Chủ tọa (ký tên) Thư Ký (ký tên)
Thu, Chi:
Tháng 2 năm 2004
THU

Khoản Thu(Received)     Số Tiền(Amount)           Do Ai(From)           Ghi Chú(Note)     Nguyệt liễm tháng 2(Monthly Income of Feb)
$ 12.00                     Ðội sinh (Member)  Nhận ngày 20/2/04
(Received on 2/20/04)
Bán Kẹo (Sell Candy)     $ 30.00                     Quang Phạm          Nhận ngày 27/2/04

 

CHI:EXPENDITURE:

Khoản Chi
(To)                                                                            Số Tiền(Amount)          Do Ai(From)                            Ghi Chú(Note)
Mua nuớc ngọt/chips (Buy drinks/chips)                        $ 5.00                    Ðội Trưởng(Sub-Unit Leader)        Chuyển ngày 13/2/04
(Sent on 2/13/04)

Mua bánh sinh nhật bạn Hải(Birthday cake for Hai)        $ 14.00                  Thủ Quỹ(Treasurer)                     Chuyển ngày 20/2/04
(Sent on 2/20/04)

KIỂM SOÁT NGÂN SÁCH:
Tháng 2 năm 2004
Tháng trước còn lại: $ 20.00                Thu tháng 2: $ 32.00           Chi tháng 2: $ 19.00
Tồn Quỹ tháng 2/04: $ 33.00 (Ba mươi ba đồng chẳn)
Ghi chú:
* SỔ ÐỘI/CHÚNG PHẢ và SỔ SINH HOẠT: do Ðội Chúng Trưởng và phó nhật tu.
* SỔ NHẬT KÝ và SỔ KẸP LƯU TRỮ: do thư ký và các nhân viên liên hệ nhật tu.
* SỔ TÀI CHÁNH THU CHI: do thủ quỹ giữ và có thể lập riêng trên vở 50 trang.
* *** Lúc nào Ðội Chúng cũng có một số tiền để dành dùng vào những việc cấp bách chưa đóng kịp. Số tiền này do thƣ ký giữ và báo cáo cho toàn Ðội Chúng biết hàng tháng.
* *** Mọi chi tiêu đều do quyết định của toàn Ðội, Chúng căn cứ trên biên bản họp Ðội, Chúng mà thu quỹ xuất chi. Không tự tiện hay theo lệnh của một người nào.
* *** Có vài sổ sách chúng ta có thể dùng Microsoft Excel để làm như Sổ Ðiểm Danh, Sổ Thu Chi, v.v.

 

I. Spirit Of Autonomy
Sub-unit autonomy is a method improving youth members’ morale during group activities. The fundamental purpose of sub-unit autonomy is to provide an opportunity for each member to make his contribution to the success of his group. Each member should feel that he is an essential player in the building and the improvement of his team.
II. Application
The sub-unit leader must utilize his skills to build a loving rapport among his group members so that each member will realize the group’s independence. An extended amount of time is required for the sub-unit to become strong.
Most importantly, the sub-unit leader must have functions for just his group in addition to the activities of the big unit. The unit leader may offer suggestion in creating a self-governing sub-unit. The sub-unit may organize:
* Chanting ceremonies: Sub-unit camps where members can bond. A cozy room to call the group’s corner where the group can decorate like a little desk at home.
* An organizational plan in which responsibilities are divided strategically suitable for the continuing success of the group.
* A few items such as tent which the group may call its very own property.
* With all those activities, each sub-unit is an independent entity. When combined, they form a Unit and a family, thus, creating the strength of the overall organization.
The success of sub-unit autonomy directly ties with success of a Unit of a youth family. In order to achieve those characteristics, each sub-unit must know how to create a self-governing body that is in accordance with the Unit while maintaining its uniqueness.
III. Organisation
A. The Sub-Unit:
As the leader of a sub-unit (a group or a team), you must build a good rapport within the group and follow the guidance of your leaders. Consider the people within your group as your brothers and sisters. Together, everyone learns and practices good deeds. Hence, a sub-unit is a functioning body of 6 to 8 members where everyone lives in harmony. Each person is bound to the other much like the parts of a human body.
B. Sub-Unit members:
These are the friends who were either inducted by your leaders, transferred from the young sub-unit

(Oanh Vũ), or introduced the youth group by you with the approval of your leaders.
C. Sharing of tasks:
The sub-unit leader must divide tasks and share knowledge among the members and assisting the leaders in guiding your members.
One common mistake of a sub-unit leader is performing group tasks alone. If you execute tasks without asking for help from your group members, soon those members will leave you. The more tasks you perform solely, the more you will fail.
I. Roles of a sub-unit:
* leader
* assistant leader
* secretary
* treasurer
* liasion
* activity planner
* music coordinator
* Dharma researcher
* campsite coordinator
* food and fire coordinator
* asset manager
* etc.
Personnel
* One who is outgoing, creative, and can get along with everybody may be your assistant
* One who likes to write, is hardworking, and introvert may be the secretary
* One who is a careful spender may be the treasurer
* One who takes good care of his belongings may be the asset manager
* One who is outspoken, clever, and fun may be the activity planner or music coordinator.
As for the other tasks such as first aid and campsite coordinator, you can easily work out with other members.
During group activities, you may want to let a member who is often timid, slow, or lazy to be in charge of certain functions.
Along with these guidelines, you will have other creative ideas to lead your group; however, it is important to consult with your leaders before carrying out any task.
D. Administration and Bookkeeping
Communication: Your direct line of communication is with your leaders. Every activity should have proper documentation. For example, your group wants to have an outing. In order to facilitate the activity, there must be documents to file with the proper authority, agenda to be set, and permission letters to be sent

to the parents of your group members. These permission letters should be returned to your leader two weeks prior to the activity.
Records
Group Book: Has 2 parts
The first part contains a listing of all the members of the group in order of membership.
Sample Forms:
Member List

Order Number          Full name        Buddhist name             Note
1

2

3

The second part contains the accomplishments of everyone
1. Background:
Full Name:
Birthday:
Place of Origin:
Educational/Occupational:
Address:
Parents’ Name & Occupation:
Buddhist Name:
Date of Taking Refuge:
Name of Master Giving Refuge:
2. Accomplishment in Dharma Classes:
Date of Level 1 accomplishment:
Date of Level 2 accomplishment:
Date of Level 3 accomplishment:
Date of Level 4 accomplishment:
- Special Accomplishments: Record all the accomplishments of each team member
3. Group Journal:
This book records the special functions of your group, such as a camp, a group meeting, a field trip, a ceremony, etc. Even the advices of visitors for your group should be recorded also.
4. Activity Book: (Below are few books that use most often)

A hardcover notebook, 100 to 200 pages, that includes the following:
a. Attendance: The day of assembly should be recorded. For example, if a member does not attend and does not provide a reason of absence, note a column with a “V”. A member who cannot attend for the day because of a punishment, note that day with a “P”. Or if a member is absent with a reason, note with an “X”.
b. Meeting minutes: record the minutes of every meeting of your group.
c. Assets: Record every tool or goods of your, including the quantity, value, date of acquisition, state of product at time of acquisition, who provided the product, date of disposal, meeting when decision to dispose was finalized, etc.
d. Income and Expenditures: Record all money transactions made with the group’s funds.
e. Etc.
Sample Forms:
Meeting Mintue
Regular Meeting (or Special/Irregular Meeting)
Date ........ Place ...............
* Sub-Unit Meeting at ...... time, date ....., place ...... attendance (list names of present members, always list the secretary are late corners.)
* Purpose of Meeting (Regular Meeting or Special/Irregular Meeting, topics covered...)
* Discussion: record all discussions and decisions in order of time, concise and clear, truthful.
* Final recite (Hồi hƣớng công đức) at ... time, date after no other items remain for discusion/decision.
Chairperson(signed) Secretary (signed)
Income and Expenditures
February of 2004

INCOME:

Received                                           Amount                                From                                        Note
(Monthly Income of Feb)                    $ 12.00                              Member                            Received on 2/20/04
Bán Kẹo (Sell Candy)                         $ 30.00                          Quang Phạm                         Received on 2/27/04

EXPENDITURE:
To                                                 Amount                                  From                                           Note
Buy drinks/chips                             $ 5.00                          Sub-Unit Leader                           Sent on 2/13/04
Birthday cake for Hai                      $ 14.00                            Treasurer                                Sent on 2/20/04

INCOME – EXPENDITURE AUDIT PAGE
February of 2004
Remain from last month: $ 20.00         Received on February: $ 32.00                              Sent on February $ 19.00
Total of 11/2002: $ 33.00 (thirty three dollars even)
Notes:
* Group & Activity Books: Keep up date by Sub-Unit Leader and his/her assistant.
* Journal & Miscellaneous Books: Keep up to date by secretary and all other related members.
* Income and Expenditures Book: Keep up to date by treasurer and can be done with a separate 50 pages notebook.
* *** At any time, your group should have a fund for emergency uses. This money should be kept by the secretary. Everyone should be updated monthly on the status of this fund.
* *** Every expenditure by the treasurer must have the approval of the entire group, in referenced to a meeting minute – no one can independently make the decision to spend the group’s income.
* *** We can use Microsoft Excel to create some of the books such as Attendance, Income & Expenditures Books, and etc.