Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 821 guests and no members online

059768624
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
26357
62569
157545
1502743
59768624

09:45 _ 24-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

KIẾT TẬP KINH ĐIỂN

Ngay sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn không có một lời dạy nào của Ngài được ghi chép lại bằng câu văn có trong sách vở , các đệ tử của Ngài đã nghó ngay đến việc lưu truyền lại Giáo PHÁP của Thế Tôn bằng cách kiết tập lại những điều giáo huấn của Ngài .

Khi Đức Phật tại thế , Ngài chỉ dùng khẩu thuyết , các đệ tử chỉ nghe rồi tụng đọc lại cho nhớ nên việc kiết tập các lần đầu cũng chỉ là tụng đọc mà thôi , mãi đến 200 Năm sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn mới viết thành văn tự.

I . LỊCH SỬ KIẾT TẬP GIÁO LÝ ĐỨC PHẬT :

A. lúc Phật còn tại thế :

Lúc Phật còn tại thế , ngồi việc thuyết PHÁP cho đại chúng Ngài còn nói PHÁP cho đủ mọi hạng người : từ vua chúa , hồng tử, bà la môn đến người trí thức , thương gia , bình dân cho đến cả những người cùng khổ, hành khất Ngài tuỳ theo trình độ căn cô của mổi người mà giáo hố. Cùng một vấn đề nhưng tùy từng đối tượng Ngài trình bày rộng hẹp sâu cạn khác nhau . Những lời dạy này gọi là “Kinh” và những điều luật hướng Dẫn cho tăng già thực hiện để tu tập gọi là “Luật” . Tất cả gọi chung là Giáo PHÁP . Giáo PHÁP này hằng ngày được các đệ tử tụng đọc ghi nhớ chứ không ghi lại bằng sách vở.

C. Các thời kỳ kiết tập kinh điển :

1/ Thời kỳ kiết tập thứ nhất : bốn tháng sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn các đệ tử của Ngài họp hội nghị tại thành Vương Xá để kiết tập lại Giáo Lý của Ngài . Kỳ kiết tập này do Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp chủ tọa gồm 500 đại đệ tử NGÀI A NAN tụng đọc những lời thuyết giáo Phật đã giảng dạy (Kinh) Ngài Ưu Ba Ly (Upali) tụng đọc các giới luật (Luật). Hội nghị có thảo luận nhưng không sửa đổi thêm bớt . Như vậy kỳ kiết tập kinh điển này chỉ có Kinh và Luật.

2/ Thời kỳ kiết tập thứ 2 : kỳ kiết tập này được tổ chứ c 100 Năm sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn . Do Trưởng lão Yasa triệu tập (165 tuổi) gồm 12 ngàn tăng sĩ , họp tại Vaisaly.

Trong hội nghị này có nhiều ý kiến , đề nghị sửa đổi một vài điểm về giới luật cho hợp với hồn cảnh xã hội , văn hóa kinh tế của xã hội ấn Độ cách thời kỳ Phật tại thế 100 Năm . Nhưng số Tăng sĩ bảo thủ thì cho rằn g : không có gì cần thay đổi . Sau đó nhóm đề nghị sửa đổi rời hội nghị , về họp tại Vajji dưới sự chủ tọa của Vajjiputta chấp thuận sửa đổi một vài điều về Luật , còn Kinh không thay đổi , lập nên Đại Chúng Bộ (Wahasaghicca) . Số tăng sĩ còn lại họp dưới quyền chủ tọa của Revala , quyết định không sửa đổi bất cứ một điều Luật nào . Ta có thể tạm gọi bộ phái này là Nguyên thủy . Như vậy kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 2 chỉ có thay đổi một ít Giới Luật đối với Đại Chúng Bộ mà thôi chứ không thay đổi về

Kinh . Một trăm Năm sau thời kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 2 thì trong Đại Chúng Bộ. Vì không thống nhất một số quan điểm nên lại phân chia thành 8 bộ phái nữa , với 4 lần phân chia ( Nhất Thuyết Bộ , Thuyết Xuất Bộ, Kê Dân Bộ, Đa Văn Bộ, Thuyết Giả Bộ, Chế Đa Bộ,Tây Sôn Bộ, Bắc Sôn Bộ) vị chi là 9 bộ . Phái Nguyên thủy trong thời gian đầu , thống nhất rất lâu nhưng về sau cũng chia ra 10 bộ phái nữa (Thuyết Nhất Thế Hữu Bộ, Độc Tử Bộ, PHÁP Thượng Bộ, Hiển Vi Bộ, Chánh Thượng Bộ, Mật Lâm Sôn Bộ, Hóa Địa Bộ, PHÁP Tạng Bộ, ấn Quang Bộ, Kinh Lượng Bộ) vị chi là 11 bộ , tổng cộng hai phái có tất cả 20 bộ.

3/ Kiết tập kinh điển lần thứ 3 : Kiết tập kinh điển lần thứ 3 được tổ chức 200 Năm sau Đức Phật Nhập Niết Bàn (274 TTL ) do Vua A Dục triệu tập , gồm 100 vị Đại Trưởng lão họp tại Pataniputra ( tức là Bihar và Patra ngày nay) và do Moggaliuputtatissa chủ tọa, sau chín tháng làm việc đã kiết tập cuốn Kathavatthu ( một cuốn của bộ luận A – Tỳ – Đàm ) . Như vậy sau lần kiết tập kinh điển này mới

có đủ “KINH” , “LUậT”, “LUậN”. Hội nghị này không những có nhiều ý kiến dị biệt về “Luật” mà còn cả về “Kinh” của rất nhiều hệ phái khác nhau nhưng kết qủa đã gạn lọc được các quan điểm sai lầm dị giáo , dung hòa được những quan điểm dị biệt và nhất trí một bộ giáo lý gọi là “Thượng Tọa Bộ” ( Theravada) . Ngồi ra hội nghị còn chấn chỉnh Tăng giới , đào thải những vị Tăng phạm giới , sống không

hòa hợp .Sau hội nghị kiết tập này , Thượng tọa Mahinda con trai của vua A Dục đã đem ba tạng kinh (Kinh , Luật , Luận) cùng với sớ giải đã kiết tập sang Tích Lan (hiện nay còn lưu trữ, không thất thốt) ?.

4/ Kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 4 : Tổ chức 600 Năm sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn ( thế kỷ I TL) do vua Ca-Ni-Sắc-Ca ( Kaniska) , một vị vua có tinh thần hộ PHÁP lớn lao như vua A Dục ; triệu tập gồm 500 vị Bồ Tát , 500 vị tỳ kheo, 500 vị cư sĩ họp tại thành Ca Thấp Di La dưới quyền chủ tọa của 2 Ngài Hiếp Tôn Giả và Thế Hữu.

III. BắC TÔNG VÀ NAM TÔNG :

Trong các thời kỳ kiết tập , 2 thời kỳ đầu đọc tụng theo ký ức chứ không có ghi chép ; thời kỳ thứ 3 và thứ 4 mới ghi chép thành sách . Các Tăng già phía Bắc ghi chép bằng tiếng Phạn , các Tăng già phía Nam ghi chép bằng tiếng Pali. Từ đó, trong xứ nói tiếng Pali thì kinh điển Pali được truyền bá , các nước nói

tiếng Phạn thì kinh điển Phạn được truyền bá . Nếu lấy Trung ấn làm cứ điểm thì đầu tiên qua Nam ấn , đến Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam . Được truyền bá kinh tạng Pali , gọi là Nam phương Phật giáo hay là Nam tông . Còn Bắc ấn đến Népal , Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam,Triều Tiên, Nhật Bản được truyền bá kinh tạng Phạn , gọi là Bắc phương Phật giáo hay Bắc tông (

Phật giáo du Nhập vào Việt Nam bằng cả hai con đường , phía Bắc và phía Nam). Vậy thì Bắc phương hay Nam phương , giáo lý cũng từ một gốc , nhất là một gốc lấy từ lần kiết tập kinh điển lần thứ 3 , thứ 4 . Nhưng tùy theo ảnh hưởng xã hội , văn hóa , kinh tế của từng dân tộc khác nhau ở các nước phía Bắc và ở các nước phía Nam mà có sự phát huy giáo lý và vận dụng tu tập có khác nhau . Bắc phương thì có phóng túng , ít câu nệ hình thức , Nam phương thì thủ cựu , tôn trọng hình thức.

Nhờ có các thời kỳ kiết tập kinh điển mà Giáo PHÁP còn tồn tại đến ngày nay./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN