Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 668 guests and no members online

059421820
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
57815
57315
252980
1155939
59421820

22:29 _ 18-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

 

HỘI HỌA VÀ BÍCH BÁO

Nói đến hội họa phải nói đến Năm bảy tập sách dày chưa chắc đã nói hết.

Một khóa Học hội họa cũng phải kéo dài vài ba Năm, nếu là khóa căn bản đi nữa, ít nhất cũng một Năm. Vậy chỉ trong thời gian vài tiếng Đoàng hồ mà nói cả hội họa và bích báo thì nói sao cho đủ. Điều đó để anh chị em thấy rằng: với đề tài này chỉ trình bày những vấn đề rất khái quát, những nét rất đại cương về hội họa có lien quan đến bích báo (báo tường).

I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC CỦA BÁO TƯỜNG :

Trước hết chúng ta phải biết những yêu cầu về hình thức của một tờ bích báo để có thể sử dụng hội họa cho tờ báo một cách thiết thực và hợp lý.

1.- Những sai lầm chúng ta thường mắc phải :

Qua một số bích báo thường trưng bày ở các đơn vị hoặc những kỳ triển lãm tại các tỉnh, ngoài những tờ báo rất có giá trò (chúng tôi chỉ nói đến hình thức) trình bày rất mỹ thuật, rất hài hòa thì cũng còn nhiều tờ báo chưa đạt được như mong muốn, mặc dầu nhìn tờ báo cũng biết được có những nét vẽ thật điêu luyện, nhưng vì không phù hợp cách trình bày. Thường có 3 khuyết điểm lớn nhất:

- Quá lịe loẹt, dùng quá nhiều màu sắc.

- Quá tiệp màu làm cho không nổi được tờ báo.

- Tờ bích báo hóa ra là một BỨC tranh (điều này thường gặp nhất). Nhiều tờ báo vẽ một bức tranh chiếm cả 1/3 tờ báo, có khi choáng cả một nữa. Các anh chị Huynh Trưởng ở một số Đơn vị cứ quan niệm rằng hễ tờ báo kỷ niệm Thành đạo là phải có bức tranh Bổn sư ngoài dưới cội bồ đề, hễ Xuất gia là

phải có Kiền Trắc đưa Thái tử Tất Đạt Đa vượt Sông Anôma, hễ Đản Sanh là có Hồng hậu Magia nương cành Vô ưu và có hình Thái tử Sơ sinh với 7 hoa sen. Nếu thế thì cứ vẽ tranh triển lãm cho rồi, đây là tờ bích báo kia mà (nếu là báo tập thì có thể có những bức tranh ấy làm phụ bản).+ Chúng tôi cũng có gặp một số tờ bích báo mà tưởng chừng như một bản trình bày hình ảnh hoạt động của gia đình vì giữ quá nhiều hình ảnh trên đó. Cố nhiên qua bích báo có thể giới thiệu một số hình ảnh sinh động của đơn vị nhưng phải chọn hình ảnh nào đặc sắc nhất đưa lên một vài tấm (không quá 3)+ Lại cũng có những tờ bích báo mà xem ra như một tác phẩm thủ công, cắt chữ bằng gổ hoặc bằng xốp cở rất lớn gắn lên đó, choáng cả 1/3 tờ báo. Đành rằng đây là một vấn đề mỹ thuật cần có những nét sáng tạo, những kỹ thuật mới mẻ, nhưng đừng quên: đây là tờ báo. Có thể dùng xốp (không dùng gổ) cắt lên tờ báo gắn vào nhưng cở chữ bình thường như khi tô vẽ bằng màu sắc lên tờ báo vậy (nhớ là xốp mỏng, dừng quá dày). Chúng ta cũng có thể dùng những tấm xốp này cắt thành hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi … viết bài lên đó rồi gắn vào nhưng khi sắp đặt phải có mỹ thuật.

2.- Yêu cầu về hình thức của một tờ bích báo:

Tờ bích báo phải chú trọng nhiều đến hình thức, vì hình thức đập ngay vào trí độc giả, một tờ báo trình bày có mỹ thuật, màu sắc hài hòa gây được cho độc giả những ấn tượng tốt khi thoạt nhìn đầu tiên.

Những yêu cầu ấy là: Trình bày mỹ thuật. Nói đến mỹ thuật thì rất rộng nhưng cốt thế nào được đẹp mắt, không nên nằm trong khuôn khổ quá mà phải biết bố trí, trình bày cho phải cách. Tên tờ báo cần kẻ lớn, có màu sắc, nhưng cũng đừng lớn quá. Chủ đề tờ báo và cơ quan thực hiện phải được nêu lên. Ví dụ: Kỷ NIỆM VU LAN DO ĐOÀN

THIẾU NAM GĐPT X. . . . . . thực hiện. (tên tờ báo và các hàng chữ này chiếm khoảng 1/3 hay 1/4 tờ báo về phía trên)

Không nên ghi quá nhiều chi tiết về vấn đề như: chủ bút, Trưởng ban biên tập (để dành cho tờ báo tập). Cần có hình ảnh biểu trưng (nhưng tránh quan niệm lổi thời như đã nêu trên). Ví dụ: tờ báo kỷ niệm ngày Thành đạo, có thể ở góc trái vẽ một phần của hào quang, giữa hào quang có chữ vạn, hào quang có tia sáng màu vàng tỏa ra khắp cả tờ báo (màu vàng đậm ở hào quang rồi nhạt dần), những tia hào quang

này có thể làm nền cho tờ báo. Tờ báo kỷ niệm ngày Vu Lan có thể vẽ ở góc trên hình tượng biểu trưng: bàn tay em bé cầm đóa hoa hồng. Cũng có thể dùng hình ảnh trực tiếp nói lên lịch sử, thì hình ảnh này làm nền cho tờ báo và một màu mà thơi.

Ví dụ: có thể dùng màu xanh rất nhạt vẽ hình ảnh Kiền Trắc, Xa Nặc và Thái tử qua Sông Anôma choáng phân nữa hay cả tờ báo rồi viết bài lên đó. Những trường hợp này tránh dùng mực quá đậm để viết bài như mực đen, mực xanh đen mà phải dùng dùng mực xanh royal hoặc mực tím. Các bài sắp đặt trong tờ báo cũng phải biết cách bố trí không cần tính cách cân đối, nhưng những bài cốt lõi như “Lời giao cảm” (hay “Lời nói đầu”), bài có nội dung trọng tâm chủ đề cần làm nổi bật (đóng khung riêng). Bài “Lời nói đầu” thường phải ở cột đầu (bên trái ngoài nhìn vào) và phía trên. Bài có nội dung trọng tâm nằm ở giữa tờ báo. Phần thơ văn cần có hình vẽ, có tính chất thơ mộng.

Ví dụ: con nai bên cây tùng có trăng soi, cành cây mềm mại bổ ngang qua mặt trăng, một áng mây bay, một cành liễu rủ … Chữ của đề bài cũng cần có nhiều kiểu nhưng những bài quan trọng (lời giao cảm, Phật PHÁP, bài có nội dung trọng tâm chủ đề …) phải là kiểu chữ chân phương. Những bài thơ, bài tùy bút cần viết kiểu chữ mềm mại, bay bướm …

Màu sắc phải hài hòa. Đừng dùng màu sắc lịe loẹt nhưng cũng đừng quá tối tăm hay nhợt nhạt. Không rườm rà. Không nên trình bày quá nhiều hình vẽ để hóa ra rườm rà, nét vẽ cũng nên dùng nét vẽ phác họa đơn Sơ, không nên tô phết quá nhiều.

II. VÀI VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI HỌA :

Muốn đáp ứng những yêu cầu về hình thức của bích báo như đã nêu lên ở trên, chúng ta cần nắm vững vài vấn đề căn bản của hội họa.

1. Tạo màu:

Chỉ cần có Năm màu sắc (ngũ sắc): đen, trắng, xanh, đỏ, vàng là có thể hòa hợp để có đủ tất cà các màu (đúng ra phải có 7 màu của quang phổ mới chế hòa thành muôn vàn màu tùy ý)

+ Đỏ tím

+ Vàng lục (xanh lá cây) Xanh (nhiều vàng) xanh lá mạ (chuối non)

+ Trắng xanh biển (nhiều trắng) xanh da trời(thiên thanh)

+ Vàng hỏa hồng (da cam)

+ Xanh tím Đỏ + Đen nâu

+ Trắng hồng …

Muốn làm màu nhạt bớt thì dùng màu trắng để pha vào.

Có nhiều màu cần phải hòa hợp 3, 4 màu chính.

Ví dụ: màu lam = trắng + xanh + đen.

2. Loại màu:

- Màu sáng: trắng, hồng, da trời, vàng tươi, lá mạ …

- Màu nhã: tím nhạt, lam, vàng mô …

- Màu tối: đen, nâu, tím than, xám …

3. Trưởng đối giữa hai màu:

a. Trưởng khắc = hai màu có tính cách trưởng phản nhau, nghịch nhau.

Ví dụ: đen với trắng, xanh với đỏ.

b. Trưởng hòa = không trưởng khắc nhau mà cùng một loại màu nhã hoặc cùng một loại màu sáng, nhưng trong màu thành phần có màu trưởng Đoàng nhau.

Ví dụ: lá mạ, vàng tươi (có màu thành phần khi tạo màu là màu vàng) lá mạ, da trời (có màu thành phần khi tạo màu là màu xanh)

c. Trùng điệp (điệp màu) = cùng một màu tối.

Ví dụ: đen với nâu, tím than với xám hoặc những màu gần giống nhau.

d. Trưởng hổ = hai màu nhã làm nổi bật cho nhau.

Ví dụ: khi Sơn cửa, phần khung màu Sơn vàng nhạt, phần bản Sơn màu vàng mô, hai màu sẽ làm nổi bật cho nhau. Hoặc phần khung Sơn màu lam nhạt, phần bản Sơn màu lam mô (pha nhiều màu trắng).

4. Biết sử dụng tính cách trưởng đối giữa hai màu:

Biết sử dụng tính cách trưởng đối giữa hai màu sẽ tạo được những vẻ đẹp, vẻ sáng, tạo được những mỹ thuật cho tờ bích báo. Ngay các thi sĩ lổi lạc cũng nắm được vấn đề này: khi diễn tả cảnh đẹp của thơn dã trong buổi sáng mùaxuân,

Nguyễn Du đã viết (đúng hôn là đã vẽ)

“… Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa …”

Màu xanh của cỏ non, màu xanh của da trời (trưởng hòa) thật hài hòa làm nền cho bức họa. Trên nền xanh đó, rải rác điểm một vài hoa lê trắng, thật là tuyệt đẹp, hoa lê trắng nổi bật trên nền xanh thanh nhã (trưởng hổ) Một nhận xét nữa là: chỉ rải rác một vài hoa lê trắng, mới là đẹp, nếu là một

rừng hoa lê trắng xóa thì cón gì là đẹp nữa ! Cũng như về tả người, Nguyễn Du dùng lối tả khách hình chủ sau khi diễn tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

“… Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da …”

Thúy Vân đẹp tuyệt vời như thế đó, nhưng Thúy Kiều lại càng đẹp hôn nữa:

“… Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hôn …”

Nguyễn Du lấy cái đẹp của Thúy Vân làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Trong hội họa cũng thế, tình cách hổ trưởng: cánh cửa kia Sơn màu vàng tuy đã đẹp nhưng màu vàng mô lại càng đẹp hôn khi đứng bên cạnh màu vàng tươi này.

Trên đây chỉ nêu vài vấn đề căn bản để anh chị Huynh Trưởng khi trình bày một tờ bích báo cho đạt yêu cầu. Thực tế khi nắm được những vấn đề căn bản này rồi còn tùy ở sáng kiến và óc mỹ thuật của từng Huynh Trưởng./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN