Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 534 guests and no members online

059328082
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
21392
63898
159242
1062201
59328082

08:50 _ 17-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

LCH S TRUYN BÁ PHT GIÁO THI LÝ,

TRẦN THUỘC MINH VÀ TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH

Nói đến lịch sử Phật Giáo là phải nói đến lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc vì suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam không ai có thể chối cải được sự hòa quyện giữa Phật giáo với Dân tộc Việt Nam như nước với sữa. Hay nói một cách trang trọng và chắc thật hôn là: "Dân tộc còn thì Đạo PHÁP còn - Dân tộc mất thì Đạo PHÁP mất".

Trong Bậc Kiên chúng ta đã được Học quá trình du Nhập, phát triễn và tồn tại của lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ thời Du Nhập đến triều đại Đinh - Lê. Giờ đây chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về giai đoạn các Triều đại tiếp theo của Dân tộc Việt Nam.

I. Phật GIÁO ĐờI NHÀ LÝ ( 1010 – 1225):

Lý Công Uẩn con nuôi của nhà sư Chùa Cổ Tháp là Lý Khánh Vân , thọ giới với Ngài Vạn Hạnh Thiền sư được vận động đưa lên làm vua lập lên cô nghiệp nhà Lý . Lý Công Uẩn lên ngơi hiệu là Lý Thái Tổ mộtø vị vua có cội nguồn từ Phật giáo nên khi lên ngơi hết lòng lo cho dân cho nước , biết lấy Đức trị dân nên Triều đại nhà Lý nước nhà rất an lạc . Lý Thánh Tôn đã từng tâm sự với quân thần “trẩm thương dân như thương con trẩm” triều đại nhà Lý có Quốc sư Vạnh Hạnh cố vấn , nước ta một thời hùng mạnh , không những đẩy lùi 30 vạn quân Tống trên Sông Như Nguyệt mà còn ngoại giao lấy lại Châu Quảng Nguyên và sau đó vẫn giao hảo với nhà Tống .

Phật giáo đời Lý thật là thời kỳ cực mạnh . Ngay thời Lý Thái Tổ đã xây dựng 8 ngơi chùa lớn : Hưng Thiên Ngự, Vạn Quế, Thăng Nghiêm , Thiên Vương , Cẩm Y, Thanh Thọ, Thiên Quang và Thiên Đức. Trùng tu các chùa khắp các làng xã . Hổ trợ cho các Tăng sĩ giảng đạo khắp nôi . Sai sứ sang Trung quốc thỉnh Kinh. Ngài còn dựng thêm Chùa Chân Giáo ngay trong nội thành thỉnh các Tăng sĩ đến đó giảng đạo cho nhà vua , hồng tộc và các quan thường được nghe.

Đời Lý Thái Tôn dựng Chùa Diên Hựu ( Chùa Một Cột) kiến trúc rất đặc biệt . Đời Lý Thánh Tôn xây Tháp Bảo Thiên cao 12 tầng, cao 20 trượng và một qủa chuông ( ở Huyện Thọ Xương ) nặng 12.000 cân . Nhà Lý làm vua được 9 đời , cả thảy được 216 Năm , các vị vua kế nghiệp Thái Tổ cũng nhân từ Đức độ sùng mộ đạo Phật , hết mình chăm lo việc nước , nước nhà thật là thái bình thịnh vượng .nhưng đến đời Lý Cao Tôn , nhà vua qúa nhỏ , lên ngơi mới có 3 tuổi , Tô Hiến Thành làm phụ chính . Vị vua cuối cùng là Lý Huệ Tôn , lúc này nhà Lý suy vong , trong triều thì nội loạn , ngoài dân chúng không được yên ổn. Năm 1224 Huệ Tôn truyền ngơi cho con gái Lý Chiêu Hồng rồi xuất gia ở Chùa Chân Giáo . Sau Lý

Chiêu Hồng truyền ngơi cho chồng là Trần Cảnh . Thế là sự nghiệp nhà Lý chấm dứt. Suốt các triều đại nhà Lý , từ Lý Thái Tôn đến Lý Anh Tôn , các vua đều có các Tăng Thống cố vấn . Ngoài các ngơi chùa xây dựng trong đời Thái Tổ , Thái Tôn, Thánh Tôn các vị vua về sau tiếp tục xây chùa đúc chuông , tất cả đến 200 ngơi chùa , các Tăng sĩ truyền bá giáo lý sâu rộng vào quần chúng , dân chúng đều sống an lành trong đạo Đức nhân nghĩa , các vị vua cũng dựa vào giáo lý đạo Phật để trị quốc , tích cực xây dựng Đạo PHÁP . Các Tăng Thống không những uyên thâm Phật PHÁP mà còn là những nhà bác Học lúc bấy giờ .

Vạn Hạnh Thiền sư Học đạo với Thiền ông Đạo Giả (đời thứ hai của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ) Ngài rất thông minh , ứng xử rất mau lẹ , không những chỉ giúp nhà vua hiểu thấu giáo lý mà còn giúp nhà vua kể cả về chính trị lẫn quân sự). Ngoài Vạn Hạnh Thiền sư còn có các Thiền sư danh tiếng như Đa Bảo

Thiền sư ( đệ tử Ngài Khuông Việt, Huệ Sinh Thiền sư Học đạo với Ngài Định Huệ Thiền sư , Định Hương Trưởng lảo , Thuyền Lão Thiền sư ( cả hai là đệ tử Đa Bảo Thiền sư ) , Viên Chiếu Thiền sư ( đệ tử Ngài Định Hương ) , Ngơ ấn Thiền sư ( đệ tử của một vị Sư người Chiêm Thành ).

Ngoài ra trong thời Lý Thánh Tôn lại còn có Thảo Đường Thiền sư người Tàu , đệ tử Ngài Tuyết Đậu Thiền sư bên Tàu rất giỏi văn chương và thông luận Phật PHÁP , Lý Thánh Tôn phong làm Quốc sư và cho khai giảng lớp giáo lý tại Chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long , thu Thập đệ tử rất đơng , Lý Thánh Tôn cũng thọ giáo với Ngài . Ngài lập ra phái Thiền thứ 3 tại Việt Nam gọi là Phái Thảo

Đường . Hai trăm Năm Phật giáo cực thịnh nước nhà hùng mạnh , thái bình , văn hóa phát triển .nhưng vào cuối đời Lý thì Phật giáo bị đình đốn .

II. Phật GIÁO ĐờI NHÀ TRầN ( 1225 – 1400) :

Trần Cảnh lên làm vua mới có 8 tuổi niên hiệu là Thái Tôn. Vì vua còn nhỏ nên việc triều chính trong tay Thái sư Trần Thủ Độ. Năm Kiến Trung thứ 7 ( 1231)

vua Thái Tôn sắc cho nhân dân vẽ hình Phật để thờ ( thật ra do quyết định của Trần Thủ Độ để che mắt thiên hạ , chứ Thủ Độ thường làm việc trái với đạo lý , bức tử vua Lý Huệ Tôn ở Chùa Chân Giáo để về kết hôn với người chị họ nguyên là vợ của Lý Huệ Tôn). Năm 1237 , vua bỏ ngơi báu vào tu ở núi Yên Tử sau do sự BỨC ép của Thủ Độ vua phải bỏ triều . Khi về Yên tử Thái Tôn Học đạo với Phù Vân Quốc sư , lớn lên Thái Tôn rất thông hiểu đạo Phật, Ngài làm hai bộ sách : “Thiền Tồn Chỉ Nam”và “Khóa Hư” rất có giá trị. Kế nghiệp Trần Thái Tôn là Trần Thánh Tôn.

Trần Thánh Tôn vừa sùng đạo Phật lại vừa mở mang nho Học. Kế tục Trần Thánh Tôn là Trần Nhân Tôn. Hồi niên thiếu dù đã lập làm Hồng tử Ngài cũng thường trốn vào núi Yên Tử tập Thiền. Khi lên ngơi Hồng đế, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh, tu tập PHÁP Thiền. Ngài thọ giáo với Tuệ Trung Thượng sĩ. Ngài dành nhiều thời giờ nghiên cứu Kinh điển. Năm 1323, truyền ngơi cho con là Anh Tôn,

sau đó ít Năm Ngài vào tu ở núi Yên Tử.

Trong thời Trần Nhân Tông, quân ta đã chiến thắng quân Mông Cổ xâm lược .cuộc chiến thắng lẫy lừng làm rạng rở non Sông , thế giới khâm phục . Nhờ các đại tướng tài ba như Trần Hưng Đạo , Trần Quốc Toản , Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng , Trần Khánh Dư v.v…

Trần Anh Tôn lại là Học trị của PHÁP Loa Tôn sư , hiểu thông giáo lý cũng dựa vào Phật PHÁP lấy Đức trị dân , dân chúng cũng được thái bình . Nhưng đến đời Minh Tôn về sau , đình thần nhiều người gian nịnh , vua thì nhu nhược ( các vua sau khi lên ngơi chỉ có trên dưới 10 tuổi ) Vận nước đã suy lại thêm các nước ngoài dòm ngó , mưu Đồ xâm lăng . Vị vua cuối cùng của nhà Trần là Trần Thiếu Đế ( lên ngơi lúc 2 tuổi) . Nhà Trần làm vua 12 đời , tổng cộng 175 Năm.

Trần Nhân Tôn xuất gia hiệu là Hương Vân Đại đầu đà , lập trường giảng Pháp đào tạo Tăng sĩ . Môn Đồ của Ngài ( cả tăng sĩ và cư sĩ ) đến hàng vạn . Ngài thường đi khắp nôi để giảng đạo , khuyên dân làm điều thiện . Ngài hấp thụ tư tưởng phóng khống không câu nệ cố chấp của Tuệ Trung Thượng sĩ nên Thiền của Ngài có những nét đặc thù . Chính Ngài mở đầu phái Thiền Trúc Lâm , phái

Thiền thứ 3 của Việt Nam ( lúc Ngài tịch Anh Tôn dâng tôn hiệu : “ ĐẠI THÁNH TRẦN TRIỀU TRÚC LÂM ĐầU ĐÀ TỊNH TUỆ GIÁC HỒNG ĐIỀU NGỰ TỔ PHẬT”). Vị kế truyền là Ngài Pháp Loa , Ngài ngộ đạo sớm , tinh thông kinh điển , Ngài Hương Vân lập Ngài làm giảng sư và kế thế trụ trì Chùa Siêu Loại làm chủ Sơn môn Yên Tử . Sau đó Ngài truyền giới xuất gia cho Tuyên Từ Hồng Thái Hậu và Thiên Trinh Trưởng Công Chúa . Lúc Ngài tịch, Ngài truyền Tâm ấn cho Ngài Huyền Quang Tôn sư : Huyền Quang có soạn 2 quyển : “ Chư Phẩm Kinh” và “Công Văn Lập” . Lúc Ngài tịch nhà Vua ban tư hiệu “Trúc Lâm Đệ Tam Đại Tự PHÁP Huyền Quang Tôn Giả” vì Ngài chính là vị Tổ thứ 3 của Phái Trúc Lâm này. Nhìn chung lại , Phật giáo đời Trần cũng rất thịnh nhưng đến đời Trần Anh Tôn cũng pha lẫn đạo giáo nhiều có lẽ sự pha lẫn bắt đầu từ đời Lý . Chuyện Từ Đạo Hạnh muốn báo thù cho cha nên vào ẩn trong Từ Sơn lấy đạo hiệu là Từ Hạnh , chuyên trì thần chú Đại bi và các PHÁP thuật khác , khi PHÁP thuật đã thông , trở về báo thù cho cha . Câu chuyện này chứng tỏ đạo Phật đã có màu sắc Đạo giáo.

Lại trong Tăng Đồ cuối đời Trần đã nhiều vị tha hóa thiên về cúng bái hôn tu tập . Nhà vua ( đời Trần Thuận Tôn Năm thứ 9 mở kỳ thi sát hạch Tăng chúng tuyển làm các chức coi việc các cung , trông coi các đền và trông coi các chùa , nhiều Tăng sĩ cũng tồi tệ , đi thi để tranh dành chức coi giữ cung vua và các miếu .

Thật là một hiện tượng đánh dấu sự suy Đồi của đạo Phật .

III. ANH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ, TRẦN :

Chúng ta đã thấy Phật giáo thời nhà Đinh bắt đầu thịnh đạt và hưng thịnh nhất vào đời Lý, Trần . Phật giáo đã trở thành Quốc giáo . Nước nhà lúc này cũng là giai đoạn hùng cường nhất , Phật giáo và dân tộc có mối trưởng quan mật thiết , ý hướng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam độc lập của các Thiền sư rất rõ rệt.

- Về phương diện Học thuật : có công đào tạo các lớp tri thức không cố chấp , biết dung hợp các ý thức hệ dị biệt của Nho - Lão - Phật .

- Về phương diện văn hóa : dựng lên một thời đại thuần từ, lấy Đức từ bi làm căn bản cho chính trị .

- Về văn Học : các thiền sư là những người đóng góp vào vấn đề sáng tác nhiều nhất trong nước dù phần lớn những sáng tác này chủ đề về Phật giáo.

- Về mỹ thuật các công trình : kiến trúc và điêu khắc Phật giáo (chùa, tháp, chuông , tượng v.v..) là những đóng góp mỹ thuật quan trọng nhất trong thời

đại . Chúng ta đã thấy các Thiền sư mở trường dạy Học không những cho Tăng sĩ mà còn cho Cư sĩ nữa. Vạn Hạnh đã đào tạo cho Lý Công Uẩn . Tri thiền trên núi Cao Dã đã đào tạo nên Tô Hiến Thành và Ngơ Hòa Nghĩa ,nhiều Thiền sư am tường cả Tam giáo (Khuông Việt ,Vạn Hạnh ,Viên Thông v.v…) họ đã dạy cho môn đệ những điều tinh hoa nhất trong khoa Học , xã hội và chính trị của Nho giáo ,

những kiến thức Nho giáo được sử dụng theo tinh thần Phật giáo quả đã đóng góp khá nhiều cho Học thuật và chính trị đời Lý . Nhưng về sau , những nhà Nho thiếu căn bản Phật Học trở nên giáo điều, cố

chấp , chật hẹp , thái độ ấy đã gây ra chia rẽ và tạo nên sự loạn lạc trong nước . Hồng Xuân Hãn đã viết trong tác phẩm Lý Thường Kiệt “đời Lý có thể gọi đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta . Đó chính là ảnh hưởng đạo Phật”.

Tiếc thay cuối thời đại nhà Trần các quan lại trong triều đình chia rẽ, ganh tỵ nhiều kẻ dua nịnh . Nhà Vua thì quá nhỏ tuổi , nhu nhược, không chủ động được .

Nước nhà dần dần đến chổ suy vong . Phật giáo thì cũng pha lẫn Đạo giáo , Tăng sĩ nhiều người suy thối nên cũng không thịnh đạt mà bắt đầu suy Đồi.

IV.- PHẬT GIÁO THỜI NHÀ MINH ĐÔ HỘ ĐẾN TRINH NGUYỄN PHÂN

TRANH :

Đến đời Trần Thiếu Đế thì bị Hồ Quý Ly ép phải nhường ngơi để lập nên triều đại nhà Hồ. Nhưng sau đó nhà Minh đem quân đánh nhà Hồ và đặt ách thống trị Đại Việt. Nhà Minh thực hiện chính sách đô hộ tàn ác và cho tịch thu kinh sách Phật giáo đốt phá chùa chiền (đầu thế kỷ 15).

Mười ba Năm sau Bình Định Vương Lê Lợi (với sự tham mưu của Nguyễn Trãi) đứng lên phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập và lập nên nhà Hậu Lê.

Trong thời kỳ nhà Minh đô hộ chính sách Đoàng hóa Đại Việt của Tàu, được thi hành triệt để vì lẽ nếu để Đại Việt độc lập văn hóa sẽ Dẫn đến độc lập chính trị. Các quan lại nhà Minh nghiêm khắc áp đặt nền văn hóa Tàu lên Đại Việt. Nho Học đã chiếm địa vị nòng cốt trong văn Học, Phật giáo bị đẩy ra khỏi hệ tư tưởng của vua quan để thay thế hệ tư tưởng Tống Nho, đạo Phật đã suy thối lại càng suy thối hôn. Các nho sĩ thời Hậu Lê đáng lẽ phải nhận rõ âm mưu thâm độc của nhà Minh. Nhưng vì hai thế kỷ vừa không ý thức được về nền văn hóa dân tộc, vừa kỳ thị Phật giáo nên đã phá vở sự dung hợp giữa Nho và Phật đã có từ thời Lý - Trần. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài đến 45 Năm. Đến Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ ở Tây Sơn (nên gọi là nhà Tây Sơn), đem quân đánh chúa Nguyễn rồi ra Bắc diệt chúa Trịnh. Vua Lê lúc nầy là Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh bên Tàu. Quân nhà Thanh được cớ giúp vua Lê đem quân sang thôn tính Đại Việt.

Nguyễn Huệ sau khi lên ngơi Hồng Đế lấy hiệu là Bắc Bình Vương, đem quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh rồi củng cố triều đình, chấm dứt cảnh Nam Bắc phân tranh kéo dài ròng rã 45 Năm.

.Trong thời này giặc dã bên Tàu nổi lên, suốt một đời vua Càn Long không mấy khi được thái bình, nhiều vị cao tăng sang Đại Việt để hòa hoãn. Do đó Phật giáo có cô nguyên phục hồi.. ở Đàng Ngoài có Ngài Chuyết Chuyết sang giảng dạy đạo Phật ở chùa Khán Sơn (Thăng Long) sau đó dời về chùa Phật Tích (Bắc Ninh) . Kinh điển Ngài để lại ở chùa Phật Tích khá nhiều, một số kinh đã được khắc bản đề ấn lốt trong thời ấy. Thiền sư Chuyết Chuyết thuộc thế hệ thứ 34 dòng Lâm Tế, hai vị đệ tử xuất sắc của Ngài là Minh Hành (người gốc Trung Hoa) và Minh Lương là người Đại Việt. Trong thế kỷ 17 có vị cao tăng người Việt là Thiền sư Chân Nguyên đệ tử của Thiền sư Minh Lương, Ngài cùng các đệ tử khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm bằng cách sưu tầm, hiệu đính khắc bản, và lưu hành những tác phẩm Thiền Trúc Lâm. Trong đó vị đệ tử được tiếp nối y bát của truyền thông Trúc Lâm là thiền sư Như

Hiện. Vị đệ tử thứ hai là Thiền sư Như Trừng lập được một thiền phái lấy tên là Liên Tông (nhưng về sau cả hai phái nầy lại Nhập làm một). Nhìn chung vì có ý thức về một nền Phật giáo dân tộc nên các vị Thiền sư đã ra công trùng san những tác phẩm Phật Học Lý Trần : trùng khắc "Thánh Đăng Lục", trước tác "Thiền Tông bản hạnh", trùng san "Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục", "Kế Đăng lục", "Thánh Dăng lục", Thượng sĩ ngữ lục", "Khóa Hư lục", "Tam Tổ Thực Lục", "Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục", Ngoài ra còn có Thiền sư Hương Hải ở lưu vực Sông Xích Đằng tỉnh Hưng Yên ở Đàng trong, ngay sau khi Doãn Quốc Công Nguyễn Hồng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, Ông đã để ý đến việc lập Chùa. Năm 1601 dựng chùa Thiên Mụ ở xã Hà Khê, huyện Hương Trà, dựng lại chùa Sùng Hóa trên nền một ngơi chùa Cổ ở xã Triêm Ân, huyện Phú vang. Năm 1607 lập chùa Kính Thiênở Thuận Trạch,

Quảng Bình. Vào thế kỷ 17 ghi nhận sự có mặt của các Thiền sư Trung Hoa sau đây :

- Thiền sư Viên cảnh và Viên Khoan ở Quảng Trị - Thiền sư Tử Dung (PHÁP tự là Minh Hoằng) khai Sơn chùa ấn Tôn ,Thiền sư Giác Phong khai Sơn chùa Thiên Thọ , Thiền sư Từ Lâm khai Sơn chùa Tù Lâm, Thiền sư Thạch Liêm khai Sơn chùa Thiền Lâm ở Thuận Hóa - Thiền sư PHÁP Bảo khai Sơn chùa Chúc Thánh, Quốc sư Hưng Liên trụ trì chùa Tam Thai ở Quảng Nam - Thiền sư PHÁP Hóa khai

Sơn chùa Thiên ấn ở Quảng Ngãi - Thiền sư Tế Viên khai Sơn chùa Hội Tông tại Phú Yên - Thiền sư Nguyên Thiều khai Sơn chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định, chùa Quốc Ân, Hà Trung ở Thuận Hóa. Một vị cao tăng lúc nầy là Hòa thượng Liễu Quán một thiền sư nổi tiếng của phái Lâm Tế, đã có công lớn trong bước đầu phục hưng Phật giáo ở Đàng Trong.

Vào thế kỷ thứ Mười tám, khi các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam thì một số cao tăng cũng theo làn sĩng di cư đến trách tích tại các vùng đất mới. ở Đơng Phố Gia Định có Thiền sư Đạt Bổn từ Quy Nhơn vào lập chùa Thiên trường Năm 1755 đời chúa Nguyễn Phúc Khốt. Chùa Tập Phước cũng tại Gia Định (theo sách "Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên thì có 2 giả thiết về vị khai Sơn : Một là

Thiền sư Viên Quang tu tại chùa Giác lâm, một là Thiền sư Mật Hoằng cả hai đều thuộc phái Nguyên Thiều gốc ở chùa Thập Tháp đời 36 dòng Lâm tế).ở Tây Ninh có Thiền sư Đạo Trung (đệ tử đời thứ tư của môn phái Liễu Quán) khai Sơn chùa Linh Sơn ở núi Điện Bà Năm 1763 và chùa Long Hưng ở Thủ Dầu Một Năm 1794. ở Hà Tiên Thiền sư Hồng Lung người Quy Nhơn dừng chân tại núi Bạch Tháp ở

phía Bắc đỉnh Vân Sơn Ngoài ra thời kỳ này có phái Tào Động được truyền vào Đại Việt, ở Đàng

Ngoài do Thiền sư Thuỷ Nguyệt sang du Học ở Trung Hoa mang về (hiện các chùa Hàm Long, Hòa Giai và Trấn Quốc ở Hà Nội đều thuộc tông phái Tào Đơng), ở Đàng Trong do hai Thiền sư Hưng Liên và Thạch Liêm đưa tới.

Tóm lại đã đành vì Nam Bắc phân tranh đã khiến cho nhiều trai tráng xuất gia để trốn lính, và do đó khiến số tăng sĩ thât Học trở thành đơng đảo. Nhưng qua gần nửa thế kỷ được sự giáo hóa của một số cao tăng đã tạo được một số trung tâm tu Học chân chính đáng kể ./-

(1) trích lược “ việt nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang”

TÀI LIỆU THAM KHảO

- “Việt nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể Phật Học viện Trung phần xuất bản Năm

1960 .

- “Việt Nam Phật Giáo Luận” của Nguyễn Lang , nhà xuất

bản Văn Học Hà nội xuất bản 1994..