Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 734 guests and no members online

059833970
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
32754
58949
222891
1568089
59833970

12:19 _ 25-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

NGŨ MINH PHÁP

A – Dẫn NHẬP :

Đạo PHẬT không phải là Đạo tách biệt thế gian , xa lìa thế gian để tìm cho cá nhân một sự tĩnh mịch an nhàn , thư thái .Trái lại , Đạo PHẬT là Đạo NHẬP thế giúp đời .Sự ra đời của đức PHẬT cũng không ngoài Mục đích “ Khai thị chúng sanh ngộ NHẬP PHẬT tri kiến “Vì vậy , người HT cần phải nắm vững tinh thần NHẬP thế của Đạo PHẬT .Đừng hiểu lầm Đạo PHẬT là Đạo tiêu cực yếm thế . Trong “ Tương ứng bộ kinh “ có trích dẫn bài kệ của PHẬT dạy , trong đó có đoạn :

“ Không tham việc đã qua, không mong việc sắp tới, sống ngay với hiện tại, nhờ vậy sắc thù diệu “(1) Sống ngay với hiện tại ắt hẳn không thể nào tách lìa cuộc sống của thế gian. Điều đó quả rõ ràng . Cuộc sống trọn vẹn trong hiện tại chính là cuộc sống có cống hiến lớn nhất cho xã hội và đối với bản thân , cũng là cách sống tốt đẹp , an lạc , hạnh phúc , cách sống đó chính là cách sống của Đạo PHẬT

Muốn thực hiện được nếp sống trọn vẹn ấy thì phải có những phương thức thích hợp với tinh thần NHẬP thế , phải có những kiến thức làm nền tảng cho những phương thức hành động, kiến thức ấy gọi là “ MINH “ . Đại khái có 5 phần gọi là “

NGŨ MINH “

B . NGŨ MINH PHÁP :

I / ĐịNH NGHĨA :

NGŨ Minh là năm kiến thức căn bản mà người hoằng pháp nói chung và người HT nói riêng cần phải am tường .Đó là : Nội minh , nhân minh , thanh minh ,công xảo minh , y phương minh .

II / Nội DUNG Của NGŨ MINH :

1/ Nội minh :

Nội minh là kiến thức về nội điển PHẬT giáo . Như đã nói ở trên , Mục đích đức PHẬT ra đời là “ khai thị chúng sanh ngộ NHẬP PHẬT tri kiến “ . Giáo pháp Của đức PHẬT là những phương pháp chuyển hóa chúng sanh từ chỗ khổ đau đến chỗ an vui , từ mê lầm đến giác ngộ .

Người HT muốn đem giáo pháp truyền Đạt cho đàn em Của mình , cho những người chung quanh mình để đều được hưởng lợi ích thì trước hết tự mình phải hiểu rõ giáo lý Của Đạo PHẬT . Nếu không hiểu giáo lý Của Đạo PHẬT thì không thể nào thực hành đúng PHẬT Pháp . Những tình trạng lộn xộn , mê tín , lố lăng Của Đạo PHẬT ở Việt Nam sỡ dĩ có là vì người hành Đạo thiếu sự hiểu biết chính xác vềgiáo lý ( nội điển ) Bao giờ Đạo PHẬT cũng chủ trương : Hiểu rồi mới làm , làm mà không hiểu ắt phải bị lạc hướng lầm đường . Hướng Dẫn giảng dạy giáo lý cho các em (vì không có đủ các vị tăng sĩ giảng dạy giáo lý cho các gia đình ) mà chưa hiểu nội điển là một điều vô cùng nguy hiểm . Không ai có thể tha thứ được cái thái độ “ nhất manh Dẫn quần manh “ (2) Nhưng cũng không phải đợi đến thông suốt hết ba tạng kinh điển mới giảng dạy được giáo lý vì không ai có thể tự hào rằng mình đã thông suốt ba tạng kinh điển . Tuy nhiên người HT phải nắm được Đại cương Của PHẬT Pháp , Mục đích Của PHẬT Pháp (trong bài “Mục đích Của PHẬT Pháp “) và nắm được hệ thống Của ba tạng kinh điển Giáo lý cao siêu trong ba tạng ấy được trình bày theo ba trường phái hay cũng gọi là ba hệ thống ( sẽ có dịp bàn rộng hơn )

1. Hệ thống Bát Nhã : Giáo lý chơn không , chủ trương rằng vạn pháp là không thực hiểu lý tánh chơn không .

2. Hệ thống Pháp tướng :Giáo lý duy thức , chủ trương vạn pháp không thực tánh và sỡ dĩ có ra là do thức biểu hiện ra ngàn sai muôn khác

3. Hệ thống pháp tánh : Chủ trương Đạt đến chơn như . Các pháp đều do chơn như duyên khởi mà có .

Mỗi hệ thống giáo lý có vô số pháp môn để chúng sanh thực hành và Đạt đến quả vị giác ngộ . Người hoằng pháp cần thông hiểu các hệ thống giáo lý và các pháp môn phương tiện để có thể đem ra ứng tiếp với đời sống xã hội cho hợp thời , hợp cơ . Vậy , người Huynh trưởng phải luôn tinh tấn học hỏi giáo lý , nghiên CỨU giáo lý , cần chọn một vị cao Tăng uyên thâm nội điển làm cố vấn cho mình . Sự hiểu biết nội điển là quan trọng nhất .

2/ Nhân minh :

Am tường giáo lý chưa đủ , phải biết cách trình bày giáo lý một cách rõ ràng khúc chiết , lập luận vững vàng . Muốn được vậy , người hoằng pháp phải biết phương pháp luận lý . Phương pháp luận lý ấy gọi là “ Nhân Minh “, tức là môn luận lý học Của Đạo PHẬT (có điều kiện sẽ nghiên CỨU sau, phạm vi bài này chỉ trình bày qua Đại cương ) . Đại cương phương pháp luận lý này , cần có ( và phải có ) ba phần chính : Tôn – Nhân – Dụ . Tôn là vấn đề đặt ra , là chủ trương Của mình .

Nhân là lý do đưa đến vấn đề đó , nguyên nhân hình thành chủ trương đó . Dụ là những sự kiện đưa ra để chứng minh .

Ví dụ : Tôn : Ông A phải chết . Nhân : vì Ông A đã có sanh ra . Dụ : Phàm sinh vật gì có sanh tức có chết như vua Quang Trung , văn hào Nguyễn Du …(

Đoàng Dụ : ví dụ tương đoàng )

Phàm cái gì không có sanh tất không có diệt như hư không ….( Dị Dụ : ví dụ tương phản )

Tôn : hôm nay trò B bị phạt . Nhân ; Vì trò B không thuộc bài . Dụ : Phàm học sinh không thuộc bài thì bị phạt như trò C , trò D trước đây không thuộc bài đều bị phạt ( Đoàng Dụ ). Phàm học sinh thuộc bài thì không bị phạt như trò L, M ( Dị Dụ ) .

Ba phần Tôn – Nhân – Dụ phải liên lạc mật thiết với nhau . Bằng Nhôn minh luận chúng ta phân biệt chơn với nguy , chính với tà và thuyết phục được người chưa hiểu Đạo .

3/ Thanh minh :

Đây là môn học về ngôn ngữ , về âm thanh , về văn học . Cần trau dồi văn chương để trình bày được lưu lóat , có khả năng diễn Đạt . Có phương tiện cần học thêm ngoại ngữ như Hán văn , Paly để đọc thêm kinh sách ( nhờ có các vị Thượng toạ uyên thâm hán văn , Paly ngày nay ta mới có một số kinh dịch ra tiếng việt ), Anh văn , Nga văn … để có thể phiên dịch kinh sách – Âm nhạc , nếu biết lợi dụng , cũng có thể là phương tiện truyền bá giáo lý ( các bài hát trong GDPT )

4/ Công xảo minh :

Tức là môn học về công nghệ , về kỹ thuật . Người PHẬT tử tại gia không thể không có một nghề ( nghề chính đáng ) trong tay để sống : nghề nông , nghề mộc , nghề may , thợ máy , lái xe , dạy học … có khoa học , kỹ thuật giúp cho nghề của ta mỗi ngày một tiến bộ , mỗi ngày một tinh xảo . Và nhìn rộng ra , một quốc gia , một xã hội mà nền khoa học, kỹ thuật được mở mang thì quốc gia đó , xã hội đó càng văn minh , càng hiện Đại . Vậy , môn học này không những giúp cho cuộc sống cá nhân , Của gia đình mình mà còn giúp cho nước nhà , nhất là một nước chậm tiến , kém phát triển sau những thế kỷ triền miên trong chiến tranh như Việt Nam chúng ta .

Nhưng công xảo minh trong PHẬT giáo có những nét đặc thù Của nó . Chúng ta biết cách mạng khoa học kỹ thuật nhưng phải lấy tinh thần từ bi làm căn bản , lấy tinh thần lợi tha làm hướng tiến , chứ không phải cốt để làm giàu cho cá nhân mình . nếu công nghệ , kỹ thuật là lợi khí cho kinh doanh vụ lợi , ích kỷ thì PHẬT giáo rất bài xích , vì cái công nghệ ấy , biến thành lợi khí tranh giành , cướp giựt , bóc lột, kỹ thuật Của bom Đạn đã là một sự đe doạ ghê gớm cho loài người . Vì vậy công xảo minh cần phải xây dựng trên tinh thần Từ Bi và nếu sự tiến bộ Của khoa học kỹ thuật được soi sáng bởi giáo lý PHẬT đà thì nhân loại mới hưởng được an bình thịnh vượng . Người PHẬT tử học lấy công nghệ , kỹ thuật để phụng sự cho nhân loại vì lòng Từ bi, vì tinh thần Vị tha , muốn cho nhân loại có hạnh phúc chân thực , tránh những thảm hoạ do dục vọng gây nên .

5/ Y phương minh :

Môn học về các phương thuốc chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh . Các đức PHẬT là những bậc lương y trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh . Đức Dược Sư Lưu Ly là một gương sáng . Nhưng phương thuốc chữa bệnh tinh thần , đã đành rất cần thiết mà những phương thuốc chữa bệnh thể chất cũng không thể là không cần đến . Người PHẬT tử có kiến thức về y học ( biết chữa bệnh thông thường hoặc biết cấp CỨU một nạn nhân trước khi đưa đến bệnh viện là một điều tối cần thiết ) dễ dàng thực hiện các công tác xã hội hợp với tinh thần từ bi . Bởi vậy trong chương trình tu học Của Gia Đình PHẬT Tử có phần CỨU thương . ngoài phần CỨU thương trong Gia Đình PHẬT Tử chúng ta có thì giờ nên nghiên CỨU thêm sách về y học , các loại thuốc nam …vv… và troàng thêm trong vườn nhà vài loại cây thuốc Nam mà mình biết để giúp đỡ những người chung quanh khi đau ốm . Nếu có duyên tốt hôn, những PHẬT tử là Bác sĩ , là y tá , là Đông y sĩ ..vv..tất cả có trong tay phương tiện hành Đạo rất quý giá . Một vị lương y tận tình chăm sóc , CỨU chữa cho bệnh nhân , an ủi CỨU giúp họ khi đau ốm trầm trọng là tiêu biểu tinh thần CỨU thế Của Đạo PHẬT

.

III . TRONG NỘI MINH ĐÃ CÓ NGŨ MINH :

Trong phần II đã phân tích NGŨ Minh cho PHẬT tử thấy rõ tinh thần NHẬP thể Của Đạo PHẬT . Chính tinh thần này đức PHẬT đã truyền dạy kỹ càng cho đệ tử Của Ngài . Trong nội điển đã nói đến , hay nói cách khác , trong Nội minh đã bao trùm cả bốn minh kia . Nếu chịu khó phân tích suy luận thì ta cũng có thể nhận ra được . Như trong kinh Nikaya , phẩm Gotami , Mục 4 Dighajàma người Koya , đức Thế tôn đã trình bày cho Dighajàma 4 phép đưa đến hạnh phúc hiện tại cho Thiện nam tử , đưa đến an lạc hiện tại cho Thiện nam tử . Đó là đầy đủ tháo vác , đầy đủ phòng hộ , làm bạn với thiện , sống thăng bằng điều hoà . Đức Thế Tôn giải thích rõ : sự tháo vác và sự phòng hộ : “ ở đây , này Pyaghapajja, Thiện nam tử , phàm làm nghề gì để sinh sống , hoặc nghề nông hoặc nghề buôn , hoặc nghề nuôi bò , hoặc làm người bắn cung , hoặc làm việc cho vua , hoặc bất cứ một nghề gì , trong nghề ấy, người ấy thiện xảo , không biết mệt , biết suy tư , hiểu phương tiện vưà đủ để tự làm và điều khiển người khác làm . Này Pyaghapajja , đây gọi là đầy đủ sự tháo vác . Và này , Pyaghapajja, thế nào là đầy đủ sự phòng hộ .?

“ Những tài sản Của Thiện nam tử , do tháo vác tinh tấn thâu hoạch được , do mồ hôi đổ ra đúng pháp , vị ấy gìn giữ chúng , phòng hộ và bảo vệ : làm thế nào các tài sản này Của chúng ta không bị vua mang đi , không bị lửa đốt , không bị nước cuốn trôi , không bị các người con thưà tự không khả ái đoạt .Này Pyaghapajja, đấy là đầy đủ sự phòng hộ …”( Tăng chi Bộ kinh , tập III , quyển A.).

Như vậy , đã thấy rõ điều PHẬT khuyên dạy ta về “ Công xảo minh “. Về phần làm bạn với thiện , đức PHẬT cũng giải thích : làm bạn với thiện tức là làm thân với những người hiền thiện , mình học và thành tựu được : Tín - Giới – Thí – Tuệ . Chính 4 pháp học được ở bạn hiền này cũng là 4 pháp an lạc mai sau

Nghề tháo vác không đem đến an lạc sau khi chết ( mai sau ) Vả lại , 4 pháp khó được là tài sản có đúng pháp ( do moà hôi làm ra ) có danh tiếng , sống lâu , chết sanh cõi lành , là những điều tốt đẹp mà khó được

Muốn có được 4 pháp này , phải thành tựu : Tín - Giới –Thí – Tuệ . Như vậy , đức PHẬT đã cho ta thấy tầm vóc quan trọng Của “ Nội Minh “ như thế nào trong cuộc sống . Chỉ có người thành tựu Tín – Giới – Thí – Tuệ mới đầy đủ siêng năng sáng suốt trong việc làm ăn chính đáng . Vì ít dục hay không dục thì mới siêng năng và siêng năng đúng ( Chánh tinh tấn , chánh mạng , chánh nghiệp ) . Ít dục hay không dục thì sáng suốt đúng đắn đầy sáng tạo , trong sáng ( chánh tri kiến , chánh tư duy ) . Đây là then chốt cho 4 Minh sau thành tựu . Nếu con người còn nhiều dục vọng thì có siêng cũng siêng sai ( vì tham lợi ) và hết lợi thì làm biếng . Dù có sáng suốt cũng chỉ sáng suốt trong mưu đồ , mánh lới . Đó là sự sụp đổ Của 4 minh sau . Nếu có thành tựu chỉ thêm Đại hoạ cho con người , nguyên nhân chính cũng vì không thành tựu “ Nội Minh “ ( cũng trong Tăng chi bộ kinh quyển III tập A). Hôn nữa , khi ta hiểu Lý Nhân Duyên sinh thì ta thấy được rằng : Đôi khi ta có “ Công xảo minh “ nhưng nghề nghiệp sinh sống Của ta cũng gặp lắm trở ngại , không thành tựu . Chẳng hạn như trong việc troàng mì , có người có kế hoạch đúng đắn , cụ thể , canh tác có khoa học kỹ thuật nhưng cũng có lúc lãnh lấy thất bại chua cay vì chưa hội đủ thiện duyên , thuận duyên . Vậy , "Nội minh" là chủ yếu , là then chốt . Về nhân minh thì trong kinh pháp cú cũng có đoạn :

“ Lìa ái không chấp thủ .

Cú pháp khéo biện tài ,

Thông suốt từ vô ngại ,

Hiểu thứ lớp trước sau ,

Thân này thân cuối cùng

Người như vậy , được gọi,

Bậc Đại nhân , Đại sĩ

( Pháp cú câu 352 )

Thì rõ ràng đức PHẬT đã dạy ta về "Nhân Minh" (sau này các vị tổ chỉ dạy rõ ràng về phương pháp "Nhân Minh Luận" ).

C/ Kết LUậN :

Nhìn chung lại “ Nội MINH “ ( tức PHẬT Pháp ) đào luyện cho mình đời sống tinh thần , nội tâm , trí tuệ , ý chí , tình cảm , còn “ NHÂN MINH “ , “ THANH MINH “, “ CÔNG XảO MINH “, “ Y PHƯƠNG MINH “ , đào luyện kiến thức và khả năng tổng quát , chuyên môn . Suy rộng ra thì trong “ Nội Minh “ đã bao trùm 5 Minh và chính “ Nội Minh “ là quan trọng nhất , là căn bản nhất . Với lý thuyết NGŨ MINH , người Huynh trưởng có một đường hướng rõ rệt mà đường hướng đó được soi sáng bởi giáo lý PHẬT Đà trên mọi lĩnh vực sinh hoạt .

GHI CHÚ :

(1) Thù điệu là đẹp một cách đặc biệt .

(2) Một người mù Dẫn đoàn người mù .

(3) Nói “ Đạo PHẬT là Đạo NHẬP thế chứ không phải yếm thế ‘ , là thuận tình người đã chấp chặt mà nói . Nói cho đúng thì Đạo PHẬT là Đạo “ VÔ DụC “ là Đạo SốNG , Đã vô dục , đã là Đạo sống , tức tình thương trọn vẹn thì có gì mà người PHẬT tử lại không làm . Làm hết mọi chuyện , tức là tương quan chặt chẽ với đời , tức là Đời . Nhưng làm hết mà làm “ VÔ DụC” , làm việc chính đáng , tức không bị đời lôi cuốn , không bị đời làm ô nhiễm . Như vậy là Đời màlại khác Đời .

- Sự sống trọn vẹn thì bao giờ cũng “ NHẬP thế ‘” mà bao giờ cũng “ xuất thế “ . Bi là NHẬP thế , Trí là xuất thế . Việc làm có Bi có Trí mới là việc làm theo hướng PHẬT giáo . Đây là lý luận , còn sự thể hiện sao cho hài hoà giữa BI và TRÍ đó là điều đòi hỏi nôi mức độ thể NHẬP giáo pháp Của mỗi chúng ta , không một ai chứng minh hay làm thay cho ai được , với cáisự thực “ NHẬP vào đầu cho được , xuất đi đâu cho khỏi

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

• “ NGŨ minh “ Của cố TT. T Thiện Hoa ( trong tập san PGVN số……)

• Kinh pháp cú – Tăng chi bộ kinh .