Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 703 guests and no members online

059513474
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
28772
58329
344634
1247593
59513474

11:14 _ 20-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

MỤC ĐÍCH PHẬT PHÁP

Mục đích Của gia đình Phật tử là đào tạo những Phật tử chân chánh và cải tạo đời sống theo chơn tinh thần Phật giáo . Nhưng lấy gì để đào tạo ?.Dựa vào đâu, để cải tạo ?

Là Huynh trưởng , mang trách nhiệm giáo dục các em chúng ta phải nắm vững vấn đề này hơn ai hết . Dĩ nhiên là lấy Phật giáo để đào tạo , dựa vào Phật pháp để cải tạo . Vậy chúng ta phải thông suốt Mục đích Của Phật pháp thì việc tu học Của bản thân và giáo dục các em mới đúng đường hướng . Nhưng trước khi tìm hiểu Mục đích Của Phật Pháp ta cũng cần biết Phật Pháp từ đâu mà hình thành ?.

1.- Sự hình thành Phật pháp :

Phát xuất từ lòng thương vô biên Của Thái tử Tất Đạt Đa , khi thấy chúng sanh quằn quại trong đau khổ , trong sự giành giựt cấu xé nhau để mưu cầu sự sống , trong đớn đau thảm khốc Của già yếu bệnh tật , chết chóc. Tình thương rộng lớn ấy khiến thái tử phải suy tìm cho ra nguyên nhân khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ . Qua thực nghiệm , tu hành , lòng từ bi càng rộng mở, công năng tu tập càng lớn lao vượt qua những cam go chướng ngại thì trí tuệ càng phát chiếu sáng ngời . Đến lúc thái tử tập trung tư tưởng , chuyên tu thiền định thì trí tuệ càng sáng chói tuyệt đối ( gọi là trí tuệ Bát Nhã ), nhìn rõ được nguyên nhân đau khổ và phương pháp diệt trừ nó . Tức là đã tu chứng giác ngộ , đạt quả vị Phật ( sẽ được biết rõ hôn qua bài “ Cuộc đời đức Phật “) Phật pháp được hình thành qua công năng tu chứng giác ngộ ấy .

Vậy ta phải hiểu rằng : Đức Phật không phải là đấng thượng đế tối cao hay vị thần linh nào cả mà chỉ là một con người . Nhưng con người đã giác ngộ giải thoát , nên vượt lên trên tất cả . Như vậy , đạo Phật không phải là đạo Thần quyền thì người theo đạo Phật không phải cốt để trông mong sự CỨU rỗi . Do đó , lời dạy Của đức Phật ( Phật Pháp ) không phải là những giáo điều bắt tín đồ phải tuân theo để được sung sướng , để được an vui như những tôn giáo khác mà Phật Pháp chỉ là những lời truyền đạt kinh nghiệm tu chứng Của một con người đã hoàn toàn giác ngộ . Đức Phật đã mở rộng con đường tu tập cho mọi người . Ngài không đứng trên từng mây cao vút , tuyệt đối Của an lạc mà nhìn chúng sanh quằn quại trong bể khổ trầm luân để rồi độc quyền ban phát những ân huệ . Đức Phật dìu dắt chúng sanh lên đỉnh cao Của an lạc ấy , để ai cũng trở thành Phật cả ( nếu biết theo đúnglời dạy Của Ngài ) Đức Phật đã từng nói trong những lúc thuyết pháp: “ Ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành “ .

2.- Phật pháp có phải là một hệ thống học thuyết không ?

Phật pháp cũng là một hệ thống học thuyết . Nhưng như đã nhận định trên thì ta có thể khẳng định rằng : Phật pháp khác hẳn các học thuyết cổ kim , cả về căn bản lẪn danh từ và văn tự . Cho nên chớ đem từ ngữ học thuyết khác mà thay cho Phật Pháp .

3.- Mục đích Của PHẬT PHÁP :

Trong bài trước chúng ta hiểu đại cương Phật Pháp , đến đây chúng ta lại thấy được sự hình thành Phật Pháp thì chúng ta cũng thấy Mục đích Của Phật Pháp là đưa con người từ khổ đau đến an vui , từ mê lầm đến giác ngộ , từ chỗ trói buộc bởi phiền não đến chỗ giải thoát tự tại .

Nếu nhận định đúng cuộc đời là vô thường biến dịch không ngừng, là khổ đau choàng chất , vì vô minh mê lầm , cái “ Ta “ cũng không toàn tại , là uế nhiễm , là vọng động . ( Bài Đại Cương Phật Pháp ) thì Mục đích Của Phật Pháp là :

1) Đưa chúng ta đến “ chơn thường “ . Người tu hành để đạt đến quả vị là không bao giờ bị luật vô thường chi phối (sẽ được học kỹ ở các bậc sau )

2) Đưa chúng ta đến “ chơn lạc ‘ . sự an vui trọn vẹn và bất tận .

3) Đưa chúng ta đến “ chơn ngã “ Người tu hành được giải thoát hoàn toàn ra khỏi những trói buộc , làm cho con người đầy đủ năng lực để thực hiện ý nguyện tốt đẹp Của mình .

4) Đưa chúng ta đến “ chơn tịnh “ . Người tu hành gạn lọc được bao nhiêu ô trọc Của cuộc đời để sống một cuộc sống trong trắng tinh khiết không vướng chút bợn nhô Của trần tục , được an nhiên tự tại .

Nếu nhìn sự tác dụng thực tiển mà nói , thì Phật Pháp với căn bản Từ Bi , làm cho nhân loại thương yêu nhau hôn . Nhờ Ánh sáng trí tuệ , làm cho nhân loại bớt si mê lầm lạc . Thấy được đâu là giá trị thật , đâu là lưà dối . Nhờ tinh thần bình đẳng tuyệt đối Của đạo Phật , Phật Pháp san bằng những bất công Của xã hội , Của nhân loại và làm cho cảnh giới Ta Bà được hoà vui trong tình nhân loại đại đồng .Nếu nói cô đọng lại thì Mục đích Phật Pháp là diệt trừ tham dục vì tham dục là cội gốc chính Của đau khổ mê lầm . Kinh Dhammapada ( Pháp Cú ) có nói : “những người say đắm theo dục , tự lao mình trong lưới buộc như nhện giăng tô . Ai dứt được sự buộc ràng , không còn dính mắc nữa thì sẽ xa mọi thống khổ để ngao du tự tại “ ( câu 347 ) .

Nói tóm lại , Mục đích Của Của Phật Pháp là đưa Đạo vào Đời “ khai thị chúng sanh “ để chúng sanh được “ ngộ NHẬP Phật tri kiến “

4) HỌC PHẬT PHÁP như thế nào ?.

Đã rõ Mục đích Của Phật Pháp thì ta nên học Phật Pháp như thế nào ?.

a.- Người Phật tử đã ý thức được : Đạo Phật là đạo Của Từ Bi , đạo giải thóat những con người đau khổ mà không trông chờ một sự CỨU rỗi nào thì chúng ta học Phật Pháp với tâm niệm mong tìm hạnh phúc riêng mình , cầu sự an ổn cho mình , giải quyết caí chết cho mình … là hoàn toàn trái với Phật Pháp . Ta không nên chỉ nghĩ đến giải thóat riêng mà còn phải nghĩ đến những người , những chúng sanh đang đau khổ xung quanh mình ( chúng ta thường nguyện trước bàn Phật ;”….từ bi gia hộ cho chúng đệ tử tâm Boà để vững chắc , tự giác , giác tha , giác hạnh viên mãn , cùng chúng sanh trong pháp giới tội chứông tiêu trừ , căn lành tăng trưởng , một thời đoàng chứng Vô Thượng chánh đẳng , chánh gÁc “ ).

b.- Là Phật tử , chúng ta phải học hỏi giáo lý không chỉ bằng Phật pháp mà còn học qua đời sống , qua đức hạnh , qua hành động , Của đức Phật nữa.

c.- Học Phật pháp không phải là học suông , học phải suy nghĩ để hiểu rốt ráo. Hiểu để thực hành thấu đÁo và tự mình tu chứng.

d.- Một điều cần thiết nữa , như ta đã biết , Phật pháp khác hẳn với các học thuyết khác , vậy đừng nên lệ thuộc vào từ ngữ mà ta thường gặp để hiểu Phật pháp một cách nông cạn, hoặc hiểu Phật pháp qua học thuyết khác. chẳng hạn như chữ “Nghiệp “ cũng tương đoàng với chữ “động tác" nhưng chữ “động tác" không thể mang cái nghĩa hành động có ý chí , có tính cách như "nghiệp". Chữ “Quán đãi” , nếu chỉ hiểu qua thì ai cũng tưởng tương đương như chữ “đối đãi” nhưng sự đối đãi chỉ là do ý niệm. Chữ “thị hiện” trong đạo Phật cũng khác xa chữ “giáng sanh “ Của các tôn giáo khác. chữ “Tự Giác “ ,”Giác ngộ” mà chúng ta thường dùng ngoài đời với chữ “tự giác” ,”giác ngộ” trong đạo Phật cũng khác nhau xa. Còn chữ "vọng động", “Chơn như” v. v…thì phải đi sâu vào Phật pháp mới hiểu đúng đắn được. Vậy ta phải hiểu đúng đắn từ ngữ Phật giáo để hiểu vấn đềkhông sai lệch.

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU THÊM:

1. ”Đạo Phật “trong Phật học phổ thông khóa I CủaTT. Thích Thiện Hoa.

2. ”Học Phật” Của Thuyền Minh trong Viên Âm số 81 PL.2512.

3. ”Muốn được yên vui sinh toàn ,chúng ta cần phải học Phật pháp” Của Thích Thiện Siêu trong Viên

Ân số 97 PL 2513.

4. “ Phật pháp đối với sự sinh toàn Của nhân loại “ trong viên Âm số 80 PL 2512.

5. “ Tại sao tôi theo đạo Phật “trong Từ Quang số 95- 96 .

6. “ Bệnh cuồng tín “ Của Tịnh Như trong Liên Hoa số năm năm thứ mười