Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 785 guests and no members online

058102444
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
31767
67297
315097
1841262
58102444

11:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

TAM QUY

A – DẪN  NHẬP :

Một đứa con khờ dại hư đốn lìa bỏ cha mẹ đi hoang , sống đời phiêu bạt lang thang . Một phút giây nào đó , hồi tỉnh muốn quay về sống trong sự ấp ủ yêu thương Của cha mẹ . Sự quay về này chính là thái độ tỉnh giáo , dứt khoát làm lại cuộc đời , một cuộc đời tươi sáng trong tình thương và sự dìu dắt Của cha mẹ . Tất cả chúng ta cũng là những đứa con phiêu lãng ấy , lâu nay chưa nhận ra được sự khờ dại Của mình , mãi miết lang thang , đắm mình trong chốn khổ đau .

Biết chăng có người hằng thương yêu chúng ta , hằng mong mõi đưa chúng ta đi trên con đường tươi sáng không vướng bẬn phiền não đau thương . Phút chốc , tỉnh giác muốn trở về với NGƯờI , hoặc có kêu thức tỉnh chúng ta để chúng ta quay về nương tựa NGƯờI . Đó chính là sự QUY Y .

B . CHÁNH ĐỀ :

I . QUY Y :

1) Thế nào là quy y ?

Quy là trở về . Y là nương tựa . Quy Y là trở về nương tựa .

2) Quay về nương tựa đâu ?

Quay về với cội nguồn Của mình . Quay về với người hằng yêu thương mình , yêu thương tất cả chúng sanh , muốn dẫn dắt chúng sanh đi vào con đường tươi sáng , hạnh phúc .

3) Vì sao chúng ta phải quay về ?

Chúng ta sống đầy mê mờ , dục vọng : đang lặn hụp trong chốn bùn nhô , trôi lăn trong đau thương phiền não . Mà bản thể chúng ta từ vô thủy vốn thanh tịnh sáng suốt nhưng vì vô minh , vọng tưởng nên bị quay cuồng trong sanh tử đau thương . Chúng ta phải quay về với cội nguồn Của chúng ta , quay về với ba ngôi quý báu nhất , gọi là Tam Bảo , mà lâu nay chưa biết đến .

II . TAM BảO :

1. Thế nào là Tam Bảo ?

Tam bảo như đã nói là ba ngôi quý báu tột bực quý hôn cả những gì quý báu nhất Của thế gian (vàng bạc , ngọc ngà , danh vọng …) vì những gì quý báu nhất Của thế gian đâu có CỨU được con người ra khỏi khổ não đau thương . Chỉ có ba ngôi này mới dìu dắt được con người , đưa con người thoát khói khổ đau .

Ba ngôi đó là :

A) Phật :tiếng phạn là Bouddha , tàu dịch là giác giả là bậc vô cùng sáng suốt , hoàn toàn dứt dục vọng , dút hết tham sân si nên an lạc trọn vẹn gọi là “tự giác “ Ngài đem sự giác ngộ ấy truyền đạt lại cho mọi người để mọi người thực hành , để ai cũng được an lạc như ngài , gọi là “giác tha” Cả hai công hạnh ấy ngài đã thực hiện một cách tích cực và trọn vẹn , gọi là “giác hạnh viên mãn “

Nói gọn lại , đức Phật là bậc tự giác , giác tha , giác hạnh viên mãn . người đời còn tôn xưng là đấng đại giác . chỉ có đức Phật mới dẫn dắt chúng ta ra khỏi đau khổ phiền não nên Phật là ngôi quý báu nhất .

B) Pháp : tiếng phạn là dharma , phương pháp tu hành mà Phật đã dạy để trừ bỏ dục vọng . là những chân lý mà ngài đã chứng ngộ được ( như tứ đế , vô ngã, vô thường , duyên sinh …)

Pháp gồm có :

Kinh :là lời Của đức Phật ( hoặc các vị Boà tÁt vâng lệnh theo lời Phật mà nói ), như kinh Bát Nhã , kinh Lăng nghiêm .

Luật : Là những giới luật do đức Phật chế ra cho các thành phần xuất gia ,tại gia , vâng theo đó mà tu tập , như 5 giới Của Ưu bà tắc , Ưu bà di , 10 giới Của Sa di , 250 giới Của Tỳ kheo ..vv..

Luận : Là lời luận giải về kinh điển Của các vị tổ sư , nói rộng các yếu nghĩa trong kinh cho chúng ta dễ hiểu . Như Luận khởi tín , luận nhân minh ..vv..

Nhờ pháp mà chúng ta hiểu được chơn lý , vẬn dụng để tu tập , trừ khổ được vui , dần dần chứng ngộ , giải thóat nên pháp là quý nhất trên đời .

C) Tăng : Nói cho đủ là Tăng già , tiếng phạn là Shanga, tàu dịch là thạc tịnh tức Hoà hợp chúng ; là một đoàn thể xuất gia tu hành theo đạo Phật ; gồm 4 người trở lên sống theo 6 phép hoà kính ( lục hoà ).

Đây là một tập thể cách ly gia đình , sống theo lời Phật dạy , giữ gìn giới luật, oai nghi, luôn luôn nghiên CỨU kinh điển , làm gương sáng cho mọi người . Nhờ quý vị này mà giáo lý Của đức Phật ( pháp ) được bảo toàn và cũng chính nhờ những vị này truyền lại giáo lý cho chúng ta sau khi đức Phật NHẬP diệt .Như vậy , chính nhờ quý Tăng già mà ta biết được Phật, biết được Pháp ; biết con đường giải thoát giác ngộ . Cho nên Tăng là ngôi quý báu nhất đối với chúng ta, những người thiết tha với sự tu tập giải thoát .

2) CÁc định danh tam bảo :

a. Đoàn thể Tam bảo : Mỗi chúng sanh đều có bản tính thanh tịnh , sáng suốt ; đều có khả năng giác ngộ , gọi là Phật tánh . Nhưng vì vô minh che lấp nên Phật tánh không thể hiện ra được . Vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh nên chúng sanh cùng chư Phật đoàng chung một thể tánh , gọi là “ Đoàng thể Phật bảo “ .CÁc giáo pháp không phải đức Phật đặt ra mà đó là chơn lý đức Phật chứng ngộ . Đó là một thực tế hiển nhiên mà trí tuệ đức Phật đã nhìn thấy , thực tế đó là mọi sự vật , mọi hiện tượng trong vŨ trụ , trong thế gian này , gọi là Thế gian pháp . Chính từ thế gian pháp này làm đối tượng tư duy mà đức Phật đã giác ngộ chân lý nên người ta cũng thường nói “ Phật pháp bất ly thế gian pháp “ . Mỗi chúng sanh cũng là một trong vạn pháp Của thế gian . Vì vậy , chúng sanh cũng là “ Đoàn thể Pháp bảo “ .

Ngày xưa , đức Phật cùng với Tăng chúng cũng sống trong lục hoà , đức Phật cũng là một vị Tăng già . Mỗi chúng sanh nếu xuất gia nghiêm trì giới luật sống theo lục hoà thì cũng là một vị Tăng già , tất cả chúng sanh cùng đức Phật đoàn một thể tánh thì chúng sanh cũng là “ Đoàng thể Tăng Bảo “ .

b) Xuất thế gian Tam bảo :

Đức Phật Thích Ca cũng như chư Phật trong mười phương , đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc Của thế gian gọi là “ Xuất thế gian Phật bảo “. Chánh pháp Của đức Phật có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc Của thế gian nên gọi là “ Xuất thế gian Pháp bảo “ . CÁc vị Thánh Tăng đã chứng ngộ thoát ra ngoài sự ràng buộc Của thế gian như đức Quan Thế Âm , đức Văn Thù ..vv.. gọi là “ Xuất thế gian Tăng bảo “.

c) Thế gian trụ trì Tam bảo :Tức là Tam Bảo hiện có trong thế gian :

Thế gian trụ trì Phật bảo : XÁ lợi Của Phật , các tượng Phật đúc hoặc vẽ..vv..

Thế gian trụ trì Pháp bảo : Ba tạng kinh điển , in chép bằng sÁch , vở hiện có trong thế gian .

Thế gian trụ trì Tăng bảo : Chư vị Tỳ kheo chân chánh , giới luật trang nghiêm hiện tại .

II / SỰ TƯỚNG QUY Y TAM BẢO :

Sau khi hiểu rõ ý nghĩa quy y Tam bảo và nhận thấy cần có sự “ quy y “ tức là nguyện trở về nương tựa vào Phật pháp tăng để thăng hóa cuộc sống Của chúng ta ; để tu tập đi dần đến giải thóat giác ngộ . Thì chúng ta cũng phải có buổi lễ đánh dấu biến chuyển lớn trong cuộc sống chúng ta , tức là “ lễ quy y “ . Chúng ta chọn một vị Tăng giới hạnh trang nghiêm , uyên thâm giáo pháp làm bổn sự cho chúng ta . Vị này chủ trì buổi lễ quy y .

Trong buổi lễ quy y , chúng ta có phát nguyện : “Đệ tử phát nguyện : Trọn đời quy y Phật , trọn đời quy y Pháp . trọn đời quy y Tăng “ . Tiếp đó , cũng phát nguyện một cách thành khẩn : Đệ tử quy y Phật , nguyện trọn đời không quy y thiên thần , quỷ vật . Đệ tử quy y Pháp , nguyện trọn đời không quy y ngoại đạo , tà giáo . Đệ tử quy y Tăng , nguyện trọn đời không quy y tổn hữu, Ác đảng . ( Thường kèm với lễ quy y có thọ trì 5 giới ) Sau khi phát nguyện quy y thì hằng ngày phải nhớ đến lời phát nguyện Của mình : Luôn nhớ nghĩ đến đức Phật , nhớ nghĩ đến công hạnh Của Ngài. Phải chí tâm lễ bÁi. Hằng ngày tụng đọc kinh , luật , luận (Luận ở đây là 5 Giới mà chúng ta đã phát nguyện thọ trì ), luôn luôn học hỏi, suy gẪm giáo lý. Và cốt nhất là phải thực hành giáo lý trong cuộc sống Của chúng ta. Chúng ta phải tôn kính chư Tăng. Hằng ngày tới lui thăm viếng vị bổn sư Của chúng ta , có điều gì vướng mắc trong cuộc sống cũng nhờ vị bổn sư chỉ dạy để có những ứng xử hợp giáo pháp. Những thắc mắc về giáo lý, nhờ vị bổn sư giảng giải để hiểu được tường tận. Xem vị bổn sư như người cha tinh thần Của chúng ta. Chúng ta phải cúng dường chư Tăng (hay ít ra là vị bổn sư chúng ta ) những phẩm vật , thuốc men hay đồ dùng để chư Tăng có đủ phương tiện tu hành.

III/ LÝ TÁNH QUY Y TAM BảO :

Tinh tấn làm những công việc trên hàng ngày cũng chưa đủ , ta cần luôn tự nhắc cho mình ý nghĩa Của quy y Tam bảo và luôn luôn nhớ về “Đoàng thế Tam bảo“.Như trong “ Đoàn thế Tam bảo “ta đã thấy rõ : Tam bảo đều có trong mỗi chúng ta , vì vô minh che lấp , chúng ta mãi đuổi theo dục vọng , sống cuộc sống đầy tham sân si. Vậy , quy y Tam bảo cũng còn có ý nghĩa quay trở về với tự tánh Của chúng ta.

Tự Quy Y Phật :Tự trở về với Phật tánh Của mình. Mỗi khi những đÁm mây vô minh được quét sạch thì mặt trăng trong sáng Của Phật tánh sẽ được hiện rõ.

Tự Quy Y Pháp : Trong tâm ta cũng có đủ sắc Pháp ( cụ thể như : từ bi , trí tuệ , tinh tấn , hỷ xả v.v…) ta trở về với bản thể Của ta , phát huy những Pháp tánh hằng có ấy trong mỗi chúng ta , lại nữa , những giáo Pháp mà chúng ta đã học đã hiểu thì giáo pháp đó đã khắc sâu trong tâm chúng ta , chúng ta luôn luôn đem thực hành trong cuộc sống.

Tự Quy Y Tăng : Trở về nương tựa ông thầy trong tâm chúng ta. Tăng già là thể hiện sự hoà hợp , thanh tịnh , tự tại. Trong tâm chúng ta cũng sẵn có nhưng vì mê mờ nên chúng ta không thấy được, nay nhờ đức Phật chỉ dạy ta mới trở về nương tựa ông thầy gần GŨi ta nhất.

C. KẾT LUẬN :  Chúng ta đã hiểu ý nghĩa Của Quy Y Tam Bảo , chúng ta cũng đã nhận thức được : Chỉ có nương vào Tam Bảo mới có thể thăng hoa cuộc sống, mới có thể giải thoát được khổ đau, tiến dần đến an vui, tự tại thì người Phật tử chúng ta phải quy y Tam Bảo, nhưng phải đủ cả Lý và Sự. Không những hoàn toàn y chỉ Tam Bảo bên ngoài mà còn phải phát huy Tam Bảo Của tự tâm chúng ta, nhưng cũng không phải vì thế mà rôi vào tự tôn, nếu tự tôn thì cũng gần kề với ngã mạn, mà ngã mạn lại cũng là cái lưới vô minh đưa chúng ta vào mê mờ tăm tối, nhốt mãi con người chúng ta vào trong trầm luân thống khổ./-