Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 728 guests and no members online

058082525
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
11848
67297
295178
1821343
58082525

04:16 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

NGŨ GII

I/ ĐỊNH NGHĨA :

NGŨ giới là năm điều răn cấm mà đức Phật đã chế ra , để ngăn những ý tưởng Ác , nói năng chẳng lành , hành động bất chánh. Năm điều răn ấy là :

1. Không được giết hại.

2. Không được trộm cắp.

3. Không được tà dâm.

4. Không dược nói dối.

5. Không được uống rượu.

Sự giữ Giới hay không giữ Giới là hoàn toàn do chúng ta tự liệu lấy. Đạo Phật khác với các tôn giáo khác chính là ở điểm: Đức Phật không phải là một quan Toà tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ một lời nói , một hành động tốt hay xấu chính đã mang theo nó một cái mầm thưởng phạt rồi. Đức Phật chỉ là một vị dẫn đường rất từ bi và rất sáng suốt. Ngài chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường sáng và con đường nào là con đường tối nguy hiểm không nên đi . Nếu chúng ta không theo con đường sáng mà lại mù quáng đi vào con đường tối tăm nguy hiểm thì tất nhiên chúng ta sẽ gặp tai hoạ , chứ Phật không tạo ra tai hoạ để trừng phạt chúng ta . Năm giới chính là năm thành trì ngăn chận cho ta đừng đi lạc vào đường Ác , là năm hàng rào ngăn chận cho ta khỏi rôi xuống vực sâu , trong khi ta đi trên con đường giải thoát .

II / NĂM GIớI :

1) Không được giết :

Điều răn cấm thứ nhất mà Phật khuyên chúng ta là không được giết hại sinh mạng từ loài người cho đến các loài vật , sinh mạng có giá trị quý báu , nhất là mạng người ; giết sinh mạng kia để bồi dưỡng sinh mạng này là không hợp lý , là một điều Ác . Đạo Phật cấm sát sanh bởi nhiều lý do :

a) Tôn trọng sự sống , sự công bằng : Chúng ta ai cũng coi sinh mạng mình là quý , là một Của báu tuyệt đối . Nếu ai mưu hại là mình chống trả triệt để để bảo vệ sinh mạng . Mình đã quý trọng sinh mạng mình , tại sao lại chà đạp sinh mạng người khác ? . Phật dạy : “…ai cũng sợ chết . Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết , chớ bảo giết “.

b) Nuôi dưỡng lòng từ bi : Lòng từ bi Của đức Phật xem mọi loài như con , nên ngài không đoàng ý cho đệ tử ngài sát hại sinh vật , bất cứ trong trường hợp nào . Bởi vì đem tâm giết hại sinh mạng là lòng độc Ác đã cao độ , tâm từ bi bị bóp chết . NhẪn tâm vô cớ giết một con vật , tính bạc Ác không kém giết một con người. Nghe tiếng kêu la Của con vật , không nở ăn thịt nó , thấy nó sống không đành thấy nó chết . Vậy người có lòng từ bi không nở ăn thịt hay không nở giết hại người hay loài vật .

c) Tránh quả báo ứng óan căm thù :Khi giết một người hay một con vật , thì sự óan hận Của họ tràn trề khó dập tắt được . Bởi vì có thể , vì yếu đuối nên bị ta giết hại . Hôn nữa gây nhân giết hại thì chịu lấy quả báo bị giết hại .

Lợi ích Của sự không giết hại :Vì những lý do trên, đức Phật cấm đệ tử không giết hại , đoàng thời không giết hại sẽ có nhiều điều lợi sau đây :

a. Về phương diện cá nhân :Một người không tàn nhẪn sát nhân , hại vật , không độc Ác làm đổ mÁu thì lòng không bức rức , hối hận , thâm tâm được nhẹ nhàng thư thới, giấc ngủ được an lành , nét mặt được hiền hoà trong sáng

b. Về phương diện xã hội : Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất Của Phật dạy thì chiến tranh sẽ không có mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng được giải thoát . Cho nên xưa có câu : “ Nhất thiết chúng sanh vô sát nghịêp . Thập phương hà xứ động binh đao . Gia gia hộ hộ đoàng tu thiện . Thiên hạ hà tư bất thái bình “ . Dịch nghĩa : Hết thảy chúng sanh không nghiệp sát , Mười phương nào có nổi binh đao . Mỗi nhà mỗichốn đều tu thiện , lo chi thiên hạ chẳng thái bình .

2) Không được trộm cắp :

Ai cũng biết trộm cắp là lấy những vật thuộc quyền sỡ hữu Của người khác , mà không có sự ưng thuận hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay

quyền hành .

Phật cấm trộm cắp vì những lý do sau đây :

a.Tôn trọng sự công bằng , tôn trọng quyền sỡ hữu. Chúng ta không muốn ai lấy Của mình , tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt Của người ? . Quyền sỡ hữu Của ta, ta biết tôn trọng thì tại sao lại chà đạp lên quyền sở hữu Của người ? . Làm như thế là trái lẽ công bằng . Một xã hội thiếu công bằng thì không thể toàn tại lâu dài .

b. Nuôi dưỡng lòng từ bi : Mỗi khi vô ý đÁnh mất một vật gì hay một số tiền , ta buồn khổ , ăn không ngon, ngủ không yên , tại sao ta lại nở nhẪn tâm lấy Của người, để cho người phải khóc than, đau khổ vì ta ? . Không làm cho người khác đau khổ là đã nuôi dưỡng lòng từ bi .

c. Tránh nghiệp báo oán thù : Trong xã hội có tổ chức , tôn trọng lẽ công bằng , thì tội trộm cắp bao giờ cũng bị trừng phạt . Khi bị bắt kêu trộm cướp phải tìm trăm phương nghìn kế để trốn thoát , sống chui rúc trong bóng tối . Khi bị bắt phải bị tra khảo , ngoài tù , nhốt khám . Phận mình đã đành cực thân , khổ trí , lại làm cho gia đình , cha mẹ , vợ con cũng buồn rầu khổ sở , xấu hổ và mất hết cả hy vọng ở tương lai .

Nếu không bị luật thế gian trừng trị , thì người trộm cắp cũng không tránh khỏi luật nhân quả nghiệp báo , không sớm thì muộn cũng bị mất cắp , lấy trộm .

Hơn thế nữa Phật dạy Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ , cũng như đứa bé luyến tiếc một chút mật dính trên lưỡi dao, theo lưỡi liếm phải bị cái hoạ đứt lưỡi (Kinh Tứ nhị chương )

d. Xây dựng xã hội thanh bình : Một xã hội mà không có kêu trộm cắp , người người sống an ổn không phập phòng lo sợ là một xã hội thanh bình .

3) Không được tà dâm :

Tà dâm là muốn nói về sự dâm dục không đoan chính , luật dạy người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục ; còn người tại gia thì không được tà dục . Khi đã có cưới hỏi thì gọi là chính , ngoài ra lén lút , lang chạ , phi pháp gọi là tà . Nói một cách vi tế hôn , thì phàm những sự đam mê người khác phái , nghĩ ngợi bất chánh , chơi bời lã lơi cũng đều thuộc về loại tà dâm cả .

Phật cấm tà dâm vì lý do : Tôn trọng hạnh phúc mọi người . Bảo vệ hạnh phúc gia đình mình và gia đình người khác . Tránh oán thù và quả báo xấu xa .

* Lợi ích về sự không tà dâm

a. Về phương diện cá nhân :Kinh Thập thiện nói , người thế gian không tà hạnh thì được hưỡng bốn điều lợi ích :

• Sáu căn đều được vẹn toàn .

• Trọn đời được kính trọng .

• Đoạn trừ hết cả phiền lụy quấy nhiễu .

• Cuộc tình duyên trọn đời không ai dÁm xâm phạm .

b. Về phương diện xã hội : Trong một xã hội mà ai cũng không tà hạnh thì gia đình được an vui , hạnh phúc , những sự thương luận bại lý sẽ tiêu tan , những cảnh thù hiềm chém giết không xảy ra , con cái được chăm sóc chu đÁo , được hưởng tình thương trọn vẹn Của cha mẹ , xã hội sẽ cường thịnh .

Nói tóm lại , cõi ta bà ô trọc , đau khổ này sẽ biến thành thế giới thanh tịnh an vui .

4) Không được nói sai sự thật :

Nói sai sự thật có 4 cách : Nói dối , Nói hai lưỡi, Nói thêu dệt , Nói lời hung Ác

a. Nói dối hay nói lÁo : Là nói không thật , chuyện có nói không chuyện không nói có , việc phải nói trái , việc trái nói phải , hoặc giả trước mặtkhen tốt sau lưng chê mạt .Tóm lại ý nghĩ với lời nói , việc làm với lời nói, trước sau mâu thuẩn trên dưới khác nhau , trong ngoài bất nhất , đều thuộc về nói dối cả.

b. Nói thêu dệt :Là việc ít xít cho nhiều , làm cho người nghe nổi sân hận , hoặc trau tria lời nói , chuốc ngọt giọng hay cho êm tai mÁt dạ để cám dỗ người nghe ; cũng có khi nói biếm nói châm nói chích làm cho người nghe khổ sở, Từ bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật thêm bớt , đều gọi là nói thêu dệt cả .

c. Nói hai lưỡi : Thành ngữ Việt Nam gọi là “ Đòn xóc nhọn hai đầu “ .

Nghĩa là đến chỗ này thì huà với bên này để nói xấu bên kia , đến bên kia thì huà bên kia để nói xấu bên này , làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau ,oán thù nhau .

d. Nói lời hung Ác : Là nói những tiếng thô tục , cộc cằn , chưỡi rủa , làm cho người nghe phải đau khổ , buồn rầu , sợ hãi . Vì sao Phật cấm nói sai sự thật ? . Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau đây :

a. Tôn trọng sự thật : Người theo đạo Phật phải tôn trọng sự thật . Người quen nói dối không thiết tìm sự thật thì khó có thể chứng quả được .

b. Nuôi dưỡng lòng từ bi : CÁi động lực chính Của sự nói dối là lòng ích kỷ , Ác độc , muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối Của mình . Người bị lưà dối sẽ chịu khổ đau vì mình , có khi phải mắc thù vương oán , có khi phải tan gia bại sản . Người tu hành như thế là đã tán tận lương tâm , không những đã bóp chết tình thương Của mình mà còn làm đổ nát tình thương trong lòng người . Một khi lòng từ bi không còn nữa , sự chân thật không cần thiết nữa , nghĩa là động lực chính đã mất , thì sự tu hành chỉ còn là sự giả dối .

c. Bảo toàn sự trung tín trong xã hội : Trong một gia đình , một đoàn thể , một xã hội mà không ai tin ai thì mọi công việc từ nhỏ đến lớn đều thất bại và không thể nào sống hoà hợp với nhau .

d. Tránh nghiệp báo khổ đau :Lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm , nhưng nó nguy hiểm hôn lưỡi kiếm , vì nó có hai mũi nhọn , một mũi đâm vào người khác , một mũi đâm vào chính mình . Phật dạy “ Phú sĩ xử thế phủ tại khẩu trung , sở dĩ trảm thân do kỷ Ác ngôn “ ( nghĩa là : phàm kêu ở đời , lưỡi quá bén nằm sẵn trong miệng , sở dĩ chém mình là do lời nói Ác ) . Đã đành nói ly gián , nói xuyên tạc là để hại người nhưng khi làm hại người thì thế nào người cũng hại lại mình . Ác lai Ác báo là thế . Để tránh sự thù oán , chúng ta không nên dối trá , điêu ngoa . Lợi ích Của sự không nói dối :

a. Về phương diện cá nhân : Được người trọng nể , tin cậy , không ai oán hận thù hèm . Trong nghề làm ăn , người chân thật được nhiều thân chủ và được tin cậy giao phó cho nhiều trọng trách .

b. Về phương diện quần thể : Gia đình xã hội đoàn kết trong sự tin cậy , không ai oán hận thù hiềm , anh em thương yêu thông cảm nhau hôn .

5) Không được uống rượu :

Tất cả những thứ có chất kích thích làm say người hay chất độc hại người đều không được dùng . Chính mình không uống đã đành , mà cũng không được ép nài người khác uống . Ép nài , khuyến khích người khác uống tội lại nặng hôn cả chính mình uống nữa . Lúc lâm bệnh nặng , uống các thứ thuốc không lành . Thầy thuốc bảo phải dùng rượu hoà với thuốc , thì tạm dùng được , nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng biết . Khi hết bệnh , không được tiếp tục uống thuốc có hoà với rượu nữa … Vì những lý do gì Phật cấm uống rượu ? . vì những lý do sau đây :

a. Bảøo toàn hạt giống trí tuệ : Rượu còn nguy hiểm hôn thuốc độc . Một chén thuốc độc ta uống vào chết ngay , nhưng chỉ chết một thân hiện tại , chớ uống rượu vào làm mất trí tuệ , phải chết đi sống lại vô số kiếp . Vì thế , để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu . Phật cấm uống rượu . Chúng ta cũng thấy thực tế những người say rượu mất cả lý trí , nói xàm , nói bẬy , hành động hung Ác . Có khi đâm chém nhau

Ngày nay khoa học cũng chứng minh rượu đốt cháy những nô-ron( tế bào thần kinh )

b. Ngăn ngưà những nguyên nhân sanh ra tội lỗi : Uống rượu chính nó không phải là một tội lỗi như sát sanh trộm cướp , nhưng nó có thể làm động lực cho những tội lỗi , tội lỗi nào cũng có thể phạm được . Dưới đây là một câu chuyện để chứng minh cho điều đó : " Một thanh niên nọ , không biết sao đã làm cho một hung thần phẩn nộ đòi giết anh ta . Anh ta xin thần tha cho tội chết , vì anh còn có mẹ già không ai nuôi dưỡng , chàng sẵn sàng nhận lãnh một hình phạt khác . Vị hung thần bảo : Vậy ngươi hãy về nhà giết mẹ ngươi , ta sẽ trả mạng sống cho ngươi . Anh ta van xin : Con chỉ có một bà mẹ già yêu quý nhất trong đời . Mẹ con đã suốt đời khổ cực , hy sinh cho con . Làm thế nào con có thể giết được ? . Xin ngài cho con một hình phạt khác .

Người hãy về châm lửa đốt nhà ngươi . Vậy mẹ con còn chỗ nào nương trú ? con thì không kể nhưng mẹ già nua làm sao chịu nổi với sương gió nắng mưa ? Xin ngài ban ân , cho con một hình phạt khác .

Bây giờ ta cho ngươi một hình phạt rất đơn giản . Ngươi hãy uống hết bình rượu này . Chàng thanh niên nghĩ rằng : Việc này thì dễ lắm , dẫu có say tít đi nữa cũng chẳng sao . Sau đó , quả thật anh ta say tít chẳng còn biết gì nữa , trở về châm lửa đốt nhà , bà mẹ chạy ra níu kéo lại , anh đẩy mẹ ngã vào lửa , chết thiêu . Khi tỉnh dẬy , đau đớn quá , mẹ đã chết , nhà không còn nên anh tự tử chết theo mẹ . Thế là chỉ nhận một hình phạt nhẹ nhàng uống hết một bình rượu mà lại nhận thêm một lúc ba hình phạt . giết mình , giết mẹ , đốt nhà . Ngoài ra rượu còn làm mất tư cách con người . Người uống rượu vào thì nói năng bưà bãi , nham nhỡ , đi đứng xiêu vẹo , khi quá say thì té nhào xuống đất …không còn tư cách gì cả . Tóm lại rượu gây ra nhiều tội lỗi .

Sau đây là 10 điều tai hại Của uống rượu mà trong kinh đã nói đến :

Tăng trưởng lòng giết hại

Trí tuệ kém dần

Sự nghiệp chẳng thành

Thâm tâm nhiêu khê

Thân hay tật bệnh

Tâm sầu hận , boàng bột , ưa cãi lẫy

Phước đức tiêu mòn

Tuổi thọ giảm bớt

Mạng chung đoạ vào địa ngục.

Lợi ích Của sự không uống rượu.

a. Về phương diện cá nhân : (Người không uống rượu thì tránh được 10 điều hại kể trên ) : Vun troàng được hạt giống trí tuệ . Tâm trí được tĩnh táo . Giữ gìn được sức khỏe , tránh bệnh tật .

b. Về phương diện quần thể : Gia đình được yên vui , con cái ít bệnh tật , xã hội được an hoà , nòi giống được hùng cường .

KẾT LUẬN :

Chúng ta thấy rõ : Giới chính là để “ Phòng phi , chí Ác “ (ngăn ngưà những hành động phi pháp , chận những ý nghĩ độc Ác ) , chính đó là căn bản Của giải thoát . Người tu theo Phật pháp nói chung , người huynh trưởng nói riêng phải tinh tấn hành trì giới luật , vưà là để trở thành một con người có nhân cách , hiền thiện làm gương cho đàn em ; vưà để tiến dần đến giải thóat cho tự thân .

Không những thế , nếu mọi người trong xã hội ai ai cũng thực hiện 5 giới này thì quốc gia nào mà không phồn thịnh , xã hội nào lại không hoà bình ./-

BẬC KIÊN

* Ngũ Minh Pháp

* Đại Cương Phật Pháp

* Mục Đích Phật Pháp

* Tam Quy

* Ngũ Giới

* Sở Tức - Niệm Phật

* Lục Hòa

* Tứ Ân

* Cuộc Đời Đức Phật

* Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi

* Năm Hạnh

* Niềm Tin

* Tâm Lý Trẻ

* Cờ Phật giáo

* Lịch Sử Truyền bá PGVN, Thời Du Nhập đến Đinh & Lê

* Hệ Thống Tổ Chức GĐPTVN tại ÚC ĐẠI LỢI ( AUSTRALIA)

* Hiểu Biết NỘI QUY và QUY CHẾ GĐPTVN tại ÚC ĐẠI LỢI