Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 954 guests and no members online

059451855
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
25482
62368
283015
1185974
59451855

09:59 _ 19-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

 

LỤC HÒA

 

I/ DẪN NHẬP :

Lục Hoà tức là sáu quy tắc Của đức Phật dạy cho Tăng chúng sống Hoà hợp với nhau. Tăng chúng là một tập thể xuất gia tu theo đạo Phật , gồm 4 người trở lên cùng chung sống tu tập với nhau. Chung sống với nhau nhiều người thì phải có những quy tắc đặt ra mới có thể duy trì được sự Hoà hợp và hổ trợ cho nhau tu học. Mãi đến bây giờ , hàng xuất gia phải giữ đúng sáu phép Hoà kỉnh này. Trong Các Tòng lâm hàng trăm hàng ngàn vị xuất gia cũng sống theo sáu quy tắc này.

Tổ chức Gia Đình Phật tử. Ngành Oanh , mỗi Đàn từ 4 đến 6 em. Ngành thiếu , mỗi đội chúng từ 6 đến 8 em cũng Áp dụng Lục Hoà và cho đến cả Đoàn , Gia đình và tập thể Huynh trưởng , trong những kỳ trại , những lúc hội học cũng Áp dụng 6 phép Hoà kỉnh này. Không những thế , trong một gia đình , cha mẹ , con cái , vợ chồng, anh chị em chung sống với nhau , nếu Áp dụng đúng 6 quy tắc này thì chắc chắn cũng đem lại Hoà khí tươi vui cho gia đình , tạo nên một gia đình hạnh phúc.

II/ NỘI DUNG :

A.-NỘI DUNG LỤC HOÀ :

Như trên đã nói , Lục Hoà là sáu phép tắc hay quy tắc chung sống Hoà hợp với nhau , tôn kính lẫn nhau. Sáu phép đó là :

1. Thân Hoà đồng trú.

2. Khẩu Hoà vô tránh.

3. Ý Hoà đồng duyệt.

4. Giới Hoà đồng tu.

5. Kiến Hoà đồng giải.

6. Lợi Hoà đồng quân.

1.- Thân Hoà đồng trú : (Thân cùng ở với nhau Hoà hiệp ), cùng chung sống với nhau dưới môï mái nhà (mái chuà ) hôm sớm có nhau , phải Hoà thuận thương yêu nhau:giúp đỡ lẫn nhau. Không đánh đập nhau. ở Gia Đình Phật tử , cùng sinh hoạt dưới một mái chuà, mái Đoàn quán hoặc chung sống bên nhau trong nhữngngày trại , chúng ta phải thương yêu gắn bó nhau , sống Hoà đồng , bình đẳng với nhau ( dù ngoài xã hội mỗi nghề nghiệp khác nhau , mỗi chức vụ khác nhau ). Trong gia đình thế tục , cha mẹ , con cái , vợ chồng , anh chị em đều cùng sống Hoà hiệp với nhau trong một mái nhà phải trên kính dưới nhường , thương yêu Hoà thuận , đùm bọc lẫn nhau , chia sẽ công việc cho nhau , không bao giờ đánh đập nhau.

2.- Khẩu Hoà vô tránh : (Miệng Hoà hiệp , không bao giờ cãi cọ , lớn tiếng , mắn nhiếc nhau ).

Trong một gia đình đôi khi chỉ vì một lời nói không Hoà mà anh em xa lìa nhau, cha con ngoảnh mặt với nhau, vợ chồng "quay lưng sấp mặt" với nhau ; dù có sống chung trong một nhà mà mỗi người là một thế giới. Như vậy nếu không giữ được "khẩu Hoà vô tránh" thì cũng không thể nào có "Thân Hoà đồng trú".

3.- Ý Hoà đồng duyệt : (Ý Hoà hiệp, cùng vui vêu với nhau). Ngay trong ý nghĩ bao giờ cũng nghĩ đến sự Hoà hiệp, vui vêu với nhau, phải nghĩ đến làm sao cho đẹp lòng nhau. Nếu trong ý nghĩ , trong thâm tâm còn thắc mắc , ganh ti nhau, ghét bỏ nhau thì làm sao nói với nhau được lời ơn Hoà , dịu ngọt ? Làm sao sống với nhau Hoà nhã êm đềm ? Nếu có chăng chỉ là miễn cưỡng , giả dối , che đậy bên ngoài hoặc phải đè nén , dằn ép sự giẬn giữ , bực tức bên trong. Dẫu có đè nén chỉ một thời gian ngắn , doàn ép quá cũng phải “nổ “ khi đã không giữ được nữa thì sẽ lớn tiếng chưỡi mắng nhau , đánh đập nhau. Và như vậy Khẩu cũng không

Hoà. Thân cũng không Hoà. Ý là hệ trọng hơn cả , nó có động cơ thúc đẩy miệng và thân , kể công thì nó đứng đầu , kể tội thì nó đứng trước (Công vi thủ , tội vi khôi). “ý dẫn đầu Các pháp – Ý làm chủ, ý tạo tác …” (Pháp Cú). Muốn thực hiện được “Ý Hoà đồng duyệt “, chúng ta phải tập tành hạnh Hỷ xả. Phải biết vui vêu không chấp trước mà cần buông bỏ . Buông bỏ tất cả sự buồn phiền hờn giẬn , buông bỏ tất cả những quyền lợi riêng tư, chung lo cho tập thể , vun xới cho sự Hoà đồng . Nhưng nhớ là : Buông bỏ một Cách vui vêu tự nguyện chứ

không phải buông bỏ một Cách gò ép miễn cưỡng . Nếu buông bỏ một Cách miễn cưỡng thì rõ ràng “tâm “ ta chưa buông bỏ chút nào . Ngoài ra , ai có ý kiến gì cũng nên đưa ra bàn bạc , đa số nhất trí rồi ta mới thực hiện và nêu ý kiến Của cá nhân mình là ý kiến Của thiểu số thì ta củng sẵn sàng dứt bỏ ý kiến đó chứ không nên cố chấp , bảo thủ.

Trong gia đình ,vợ chồng , cha mẹ , con cái , anh chị em và cũng giữ được như thế thì làm sao có sự bất Hoà được ? . Một gia đình được như thế thì lo gì không hạnh phúc .

4.- Giới Hoà đồng tu ( Giới luật , cùng Hoà hợp tu tập với nhau ): Trong một đoàn thể phải có kỷ luật , đã sống Hoà hợp với nhau thì phải nhắc nhở nhau giữ kỷ luật . Trong một Gia đình Phật tử có 5 điều luật , chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở nhau sống đúng theo 5 điều luật Của gia đình Phật tử . người Phật tử tại gia có 5

giới , chúng ta phải nhắc nhở , đơn đốc nhau một Cách Hoà nhã giữ gìn Giới luật . Tăng chúng cũng sách tấn nhau một Cách ơn Hoà sống trang nghiêm theo giới luật .

Trong một gia đình cũng thế , nếu biết đặt ra những quy luật cho mọi người trong gia đình để giữ kỷ cương nề nếp gia đình thì mọi người trong gia đình đều phải có bổn phận nhắc nhở nhau , đơn đốc nhau một Cách Hoà hiệp . Lại nữa nếu trong gia đình đều quy y Tam bảo thì cũng phải khuyến khích , đơn đốc nhau tu tập theo

5 giới. Có được như vậy thì không những sống vui tươi Hoà hợp với nhau mà còn giúp nhau thăng tiến trên bước đường giải thóat . Đó mới chính là hạnh phúc thật sự .

5.- Kiến Hoà đồng giải (Những điều thấy biết cùng Hoà hợp , giải bày cho nhau ) :Những điều gì mình thấy rõ , hiểu sâu nhưng trong tập thể có người chưa

thấy biết hoặc chưa hiểu rõ thì cùng giải bày cho nhau trong sự Hoà hợp dịu dàng . Như vậy mới là hỗ trợ nhau khai sáng trí tuệ , việc tu học nhờ đó mà cùng tiến bộ đồng đều . Là Huynh trưởng khi giảng dạy cho Đoàn sinh cùng dựa trên tinh thần này không vì một sự chậm hiểu Của một đoàn sinh nào đó mà đâm ra gắt góng hay chán nản . ở gia đình , cha mẹ dạy bảo con cái , anh chị dạy bảo Các em cũng cần vui vêu nhã nhặn và kiên nhẪn tránh sự nóng nảy bực bội .

6.- Lợi Hoà đồng quân ( Những lợi lộc cùng chia Hoà đồng ): Trong tăng chúng khi có thí chủ cúng đường vật phẩm, thuốc men , đồ dùng … thì cùng dung chung , không một ai được sử dụng như Của riêng . Trong Gia Đình Phật Tử , có ai ủng hộ những vật phẩm , dụng cụ , tiền bạc thì cũng được sử dụng chung cho tập

thể hoặc bỏ vào quỹ Của gia đình , nếu quà tặng là sách vở , bánh kẹo thì phân chia đồng đều cho từng đoàn viên nếu đủ hoặc phân chia cho Các Đội , Chúng ,

Đàn hay bỏ vào tủ sách Gia Đình Phật Tử . Không một ai được sử dụng như Của riêng , dù là Gia trưởng , Liên đoàn trưởng hay Đoàn trưởng . ở gia đình cũng thế , mọi nguồn lợi Của gia đình phải được chi tiêu theo kế

hoạch chung , không thể chồng hay vợ tùy ý chi riêng cho bản thân Của mình . Việc mua sắm may mặc cho mỗi cá nhân trong gia đình cũng phải được đề ra trong kế hoặch chi tiêu Của gia đình . Rất nhiều gia đình xảy ra sự bất Hoà cũng vì vấn đề này . Chồng tha Hoà ăn tiêu xài phí mà không có kế hoặch thu chi chung hàng tháng

Của gia đình hoặc ngược lại , vợ mua sắm may mặc thỏa thích mà không nói gì với chồng .

Những gia đình nghèo khó túng thiếu thường cảm thấy khổ cực vì thiếu thốn vật chất đã đành , những gia đình giàu sang có nhiều khi lại bất hạnh hơn là vì tranh giành nhau quyền lợi vâït chất , chi tiêu không điều Hoà đưa đến sự gây gỗ hàng ngày lắm lúc dẫn đến sự đỗ vỡ hạnh phúc .

B/ LỤC HOÀ TRONG PHẠM VI QUC GIA , XÃ HI :

Trong một quốc gia , nếu Áp dụng được sáu phép Hoà kỉnh như trên ; cùng chung sống trong một nước biết yêu thương đùm bọc nhau , cùng gìn giữ quê hương đất nước .

Biết gìn giữ lời nói Hoà nhã , không lớn tiếng cãi vả nhau . Bao giờ cũng có ý niệm Hoà hiệp vui vêu với nhau . Mọi người đều răn bảo , khích lệ nhau giữ gìn pháp luật nhà nước và khuyến hóa nhau tu tập bồi dưỡng đạo đức . Lại còn biết cùng nhau học hỏi nâng cao trình độ văn hóa , mở mang kiến thức , người giàu biết giúp đỡ người nghèo , biết điều Hoà kinh tế , giữa nÔng thơnvà thành thị , giữa miền núi với đồng bằng hoặc ven biển , thì làm sao mà dân chúng không an vui hạnh phúc , nước nhà không thịnh vượng ? .Nếu cả xã hội Áp dụng được sáu phép Hoà hợp này thì chắc chắn phải xây dựng được một xã hội an lạc Hoà bình .

III . Kết Luận :

Lục Hoà ban đầu chỉ là sáu quy tắc , đức Phật chế ra để Áp dụng cho tăng chúng khi cùng sống chung tu tập với nhau . Sáu quy tắc này đã đem lại sự Hoà hợp an lành cho cả Tăng đoàn , có lúc đến hàng ngàn người . Ngày nay Gia Đình Phật Tử đã đem Áp dụng vào tổ chức Của mình và cũng chính bằng quy tắc này , hơn nữa thế kỷ nay . Gia Đình Phật Tử sống với nhau như một tổ ấm trong cái không khí Hoà hợp vui tươi , mọi người đều thương yêu nhau chân tình .Và cũng có rất nhiều anh chị trưởng chúng ta, đem sáu quy tắc về trong gia đình đã xây dựng được những gia đình hạnh phúc . Vậy người Huynh trưởng chúng ta không những triệt để Áp dụng : “Lục HOÀ trong Gia Đình Phật Tử mà còn vận dụng vào đời sống Của gia đình mình để xây dựng một gia đình an vui thanh thản “. Đã 25 thế kỷ rồi , Lục Hoà vẫn có một giá trị thực tế sáng ngời cho đến nay , nếu muốn xây dựng một “ thế giới đại đồng “ thì Lục Hòa phải là cương lĩnh .

GHI CHÚ :

1. Có những tài Liệu Của một số tỉnh trước đây ghi là “ Khẩu Hoà vô tranh “và giải thích là không tranh cãi lẫn nhau . Nhưng dùng theo từ hán : Tranh ( ) có nghĩa là giành cho hơn , cố lấy Của người . Còn Tránh ( ) có nghĩa là ngăn cản , kiện cải ( có chữ Ngôn ( ) ở trước ) . Vậy thì , “ Khẩu Hoà vô tránh “ là đúng hơn .

2. Cũng trước đây có tài Liệu giải thích : “ Ý Hoà đồng duyệt “ là ý kiến Của một cá nhân được đưa ra tập thể duyệt lại . Như vậy chữ Duyệt đó có nghĩa là xem xét . Chữ này cũng đã được việt hóa ( duyệt lại một văn bản , một điều khỏan hay một sự việc gì ) . Còn chữ duyệt đúng trong tiêu đề “ Ý Hoà đồng duyệt “ là có nghĩa là : đẹp lòng , vui thích . Vậy , giải thích đúng như trong bài này .

3. Lợi Hoà đồng quân : đồng quân : chia đều . Chia đều không có nghĩa là ai cũng như ai . Quý ngài Hoà thượng , già cả cần thức ăn mềm nhiều chất bổ dưỡng hơn ; Các chú Sa di trẻ có thể dùng Các thức ăn cứng và chưa cần mức độ bồi dưỡng như quý ngài Hoà thượng chứ ?. Như thế mới đúng là bình đẳng phải không ?. Bình đẳng đâu phải là quý ngài già cả cũng dùng thức ăn như Các chú trẻ trung .

Mức độ dùng vở viết Của Oanh vũ phải ít hơn Của Thiếu nam , Thiếu nữ chứ ?. Như vậy nếu có trường hợp phân phát vở viết mà phân phát cho oanh vũ phải như Các em ngành Thiếu mới là “ đồng quân “ư ?. Trong gia đình cũng vậy , có ai biếu cho gia đình những thức ăn gì thì phải dành thức ăn ngon vật lạ cho cha mẹ , như vậy mới đúng nghĩa là “ đồng quân “chứ không phải yêu sách cha mẹ phải chia đều tất cả cho con cái . Đến cả trong một quốc gia cũng thế , không thể bảo Tổng

Thống hay Chủ Tịch nước cũng hưởng đồng lương như những nhân viên khác mới là “đồng quân “ mà vì nhu cầu lớn hơn phải có đồng lương lớn hơn . Như vậy , phải là “ làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu “, chứ không thể “ làm theo năng lực hưởng theo lao động “ vì như vậy thì những Ông bà già sẽ chết sớm

BẬC KIÊN

* Ngũ Minh Pháp

* Đại Cương Phật Pháp

* Mục Đích Phật Pháp

* Tam Quy

* Ngũ Giới

* Sở Tức - Niệm Phật

* Lục Hòa

* Tứ Ân

* Cuộc Đời Đức Phật

* Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi

* Năm Hạnh

* Niềm Tin

* Tâm Lý Trẻ

* Cờ Phật giáo

* Lịch Sử Truyền bá PGVN, Thời Du Nhập đến Đinh & Lê

* Hệ Thống Tổ Chức GĐPTVN tại ÚC ĐẠI LỢI ( AUSTRALIA)

* Hiểu Biết NỘI QUY và QUY CHẾ GĐPTVN tại ÚC ĐẠI LỢI