Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 703 guests and no members online

059513474
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
28772
58329
344634
1247593
59513474

11:14 _ 20-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

NIỀM TIN

A.- DẪN NHẬP :

Trong chương trình bậc Kiên chúng ta có bài Niềm tin, trong chương trình Lôc Uyển lại có bài Đức tin Của người Huynh Trưởng. Vậy thế nào là "Niềm tin "? Niềm tin và "Đức tin" có gì khác nhau. Chúng ta thường nói "niềm vui", "niềm hy vọng", "niềm tự hào". . . nhưng không thể nói "niềm buồn", "niềm thất vọng", mà phải nói là "nỗi buồn", nỗi thất vọng", "nỗi khổ đau". . . (1), vậy thì khi dùng chữ "Niềm" là có sự hưng phấn. Một

số tự điển Việt Nam giải nghĩa : Niềm là lòng, có thể nói là "Lòng vui mừng", "long tự hào","lòng tin. Nhưng muốn diễn tả có một sự cảm xúc rõ rệt thì dùng chữ "Niềm' hơn từ "Lòng" (Tiếng Anh chữ "niềm" không chỉ có nghĩa là "heart" mà còn là "Feeling").

B.- CHÍNH ĐỀ:

1.- Thế nào là niềm tin ?

Một cảm xúc khởi lên trong lòng và tạo ra một sự hưng phấn gọi là "Niềm". "Một niềm vui" tức là một cảm giác vui nổi lên trong lòng và làm cho mình phấn khởi. Vậy "niềm tin" tức là một sự tin tưởng khởi lên trong lòng làm cho ta hưng phấn.

Một bà mẹ nhận đuợc ở đứa con, sau những năm học xa trở về, có những nét cương nghị, có những thái độ hào hiệp, có những cư xử nhạy bén, có những tình cảm đậm đà. . . Bà đã có một niềm tin ở con mình, tin tưởng con mình đã trưởng thành, sẽ là người có đạo đức, có sự nghiệp xứng đáng.

Một học sinh lâu nay thường học kém, thua chúng bạn rất nhiều, nhưng sau những tuần lễ cố gắng nổ lực trong học tập, bài kiểm tra vưà rồi đạt điểm 8. Điểm 8 ấy đã tạo cho anh một niềm tin về sự tiến bộ Của mình và anh càng phấn khởi học tập.

Một cơ sở sản xuất kem đánh răng mới ra đời, dùng những nguyên Liệu hảo hạng để chế biến, lại có kỹ thuật hiện đại nên chất lượng tốt, ai cũng ưa thích đã gây được niềm tin cho khác hàng mà không cần phải quảng cáo.

2.- Chủ thể và khách thể Của niềm tin :

Qua một số ví dụ trên, chúng ta thấy : bà mẹ có niềm tin ở con mình. Vậy bà mẹ có niềm tin chứ không phải đứa con có niềm tin nhưng đối tượng Của niềm tin ấy là đứa con (bà mẹ tin ở đứa con). Niềm tin là niềm tin Của người mẹ (bà mẹ là chủ thể) và người con (là khách thể) đã cho bà mẹ niềm tin.

Người học sinh có niềm tin về sự tiến bộ Của mình. Niềm tin ấy Của người học sinh mà đối tượng Của niềm tin ấy cũng chính là người học sinh, tin ở chính mình (vưà chủ thể vưà khách thể). Vậy :

Chúng ta phải biết tạo niềm tin cho người khác tin về mình. Còn về phần chúng ta, thì chúng ta đặt niềm tin ở đâu ?

a.- Phải tạo niềm tin cho người khác tin về mình :

Người con đã trở thành có nhânCách, lịch thiệp, lanh lẹ nên đã tạo được niềm tin cho bà mẹ, hảng kem đã có kỹ thuật cao lại làm ăn chân thật, nên đã tạo được niền tin cho khách hàng.

Chúng ta phải cần tạo niềm tin cho người khác tin vào mình. Muốn thế, trước hết ta phải là người chơn chất, thật thà, trong sạch, phải biết trau dồi phẩm chất đạo đức. Là người Phật tử phải lấy 5 giới và 5 điều luật để hàng ngày trau dồi phẩm chất đạo đức cho mình.

b.- Ta phải đặt niềm tin vào đâu :

Chúng ta có niềm tin vào tha nhân. Bạn bè làm ăn với nhau mà không có niềm tin lẫn nhau thì làm sao chung sức làm ăn với nhau được. Cao hơn nữa, trong cuộc sốngphải có niềm tin, sống một Cách vô vọng, không biết ngày mai sẽ ra sao ? Cuộc đời sẽ thế nào ? thì làm sao có thể vươn lên trong cuộc sống. Nhưng trước hết ta phải tin ở chính mình. Phải có niềm tin ở chính mình : Mọi chúng sanh đều có Phật tánh, chúng ta ai cũng có khả năng giác ngộ. Người học sinh nào cũng có khả năng học tập, chỉ có người tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm, người có Hoàn cảnh thuận lợi, người có Hoàn cảnh khó khăn. Phật tánh chúng ta bị vô minh che lấp, tùy căn cơ duyên nghiệp mà vô minh dày dặc hay ít dày dặc, được có người chỉ bày và chùi rửa nhanh hay chậm mà thôi. Vậy chúng ta phải đặt niềm tin vào khả năng Của mình, trước hết là khả năng giác ngộ, giải thóat sinh tử khổ đau, miễn là mình phải tinh tấn tu học, sau đó là khả năng làm Huynh trưởng Của chúng ta.

Có nhiều anh chị lúc đầu làm Huynh trưởng thì lo ngại lắm, sợ sệt lắm, nghĩ rằng làm Huynh trưởng khó khăn quá mà ta thì không có khả năng. Đừng tự ti mặc cảm, dù vụng về đến đâu ta vẫn có khả năng làm Huynh trưởng - miễn là chúng ta nổ lực, cố gắng dồi mài và có những bậc đàn anh hướng DẪN (Vì vậy ngoài lớp học

thường xuyên cho từng bậc, chúng ta còn có những khóa huấn luyện ngắn ngày).. Đặt niềm tin vào Tam Bảo :

Là Phật tử, đi trên đường tu tập để giải thóat khổ đau, chắc chắn chúng ta phải tin vào Tam Bảo,nhưng tin ở đây không phải là một sự Áp đặt. Chúng ta hãy kiểm điểm lại xem, ta đã có niềm tin vào Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng) chưa ? Nếu có, niềm tin đó, có phải Áp đặt không ? hay Hoàn toàn tự phát, tự nguyện. Một

vài lần đi chuà, ta thấy khung cảnh chuà yên tĩnh, quý thầy có lối sống thanh thóat có thái độ từ Hoà. Làm cho mình có một niềm tin vào đạo Phật phải không ? (chỉ mới là niềm tin thôi).

Một bạn khác thích vui cùng bạn mình đến sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử nhưng không khí tươi vui đầm ấm Của Gia đình, lại thêm nhận thấy sự dìu dắt chỉ dạy Của anh, chị trưởng thật tận tình và thoải mái hợp với tâm lý tuổi trẻ nên đã bắt đầu có "niềm tin ở Gia Đình Phật Tử" và từ đó đến sinh hoạt thường xuyên với Gia

Đình Phật Tử v.v.. . Có ai đến với Gia đình vì Áp lực này hay Áp lực khác không?(ngược lại khi niềm tin chúng ta đã phát triển nẩy nở, trở thành một đức tin mạnh mẽ thì dù Áp lực nào ngăncấm chúng ta đến với Gia Đình Phật Tử, đến với đạo Phật, chúng ta vẫn không khiếp phục). Sô cơ chúng ta có thể tìm hiểu lịch sử đức Phật hay ít ra hình tượng trang nghiêm thanh thóat Của Ngài trên điện Phật. Chúng ta mới bắt đầu có niềm tin về đức Phật có tiếp xúc đôi lần với Các vị Tăng sĩ, chúng ta mới thấy niềm tin ở Tăng. Có học qua vài bài giáo lý, hoặc đi nghe quý thầy giảng Pháp đôi ba buổi chúng ta mới có niềm tin ở Pháp. Tự mình khôidậy niềm tin ở Tam Bảo. Nhưng nhớ đừng tin một Cách mù quáng. Đức Phật đã từng nói : "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta " (Chúng ta chỉ mới nói đến "niềm tin" chứ chưa bàn đến "đức tin"). Tin ở Mục đích Gia Đình Phật Tử : Ngay từ khi còn là Đoàn sinh, chúng ta đã được học về Mục đích Gia Đình Phật Tử, nhưng khibước vào "nghề Huynh trưởng" chúng ta đã có niềm tin vào Mục đích Gia Đình Phật Tử chưa ? Chúng ta tin rằng : "Gia Đình Phật Tử có thể đào tạo được đoàn viên trở thành những Phật tử chân chính và góp phần xâydựng xãhội theo tinh thần Phật giáo chưa ? "(nêu một số điển hình tại địa phương, những anh

chị Huynh trưởng xuất thân từ đoàn sinh Gia Đình Phật Tử đến nay vẫn là Huynh trưởng - hoặc Huynh trưởng đã quá cố, có một cuộc sống ra sao ? Trong nghề nghiệp ngoài đời anh, chị đó như thế nào ?) Có trau luyện tay nghề để mỗi ngày mỗi tinh xảo không? Có chân thật trong nghề nghiệp Của mình không ? Có những thành tích đáng kể không? (Có thì giờ thì nêu thêm lịch sử Các anh, chị BHDTƯ đã quá cố - sự đóng góp cho xã hội và cho đạo pháp Các vị này ra sao ?) Nhìn thành quả Của Gia Đình Phật Tử qua mấy mươi năm, nhìn những anh, chị Huynh trưởng kỳ cựu trong tổ chức, những anh, chị đã nằm sâu trong lòng đất, cuộc sống và sự nghiệp Của Các anh, chị đó đã đủ cho ta niềm tin vào Mục đích Của Gia Đình PhậtTử. Tin ở khả năng Của Các em chúng ta : Cũng như bản thân ta, Các em Của chúng ta cũng có Phật tánh. Vậy, Các em cũng có khả năng giác ngộ. Cao hơn một chút, Các em, ai cũng có thể đào luyện thành Phật tử chân chánh. Chắc chắn không sao tránh khỏi trong Đoàn có những em tinh nghịch, lười biếng, đôi khi còn ngỗ ngÁo nhưng nếu có phương pháp giáo hóa và Huynh trưởng có khả năng giáo hóa thì Các em cũng có thể trở nên thuần hậu (nêu một vài thí dụ thực tế cụ thể). Có niềm tin ở khả năng chuyển hóa, thăng tiến Của Các em, người Huynh trưởng mới tận tụy mà không chán nản trong việc giáo hóa Các em.

3.- Niềm tin và Đức tin khác nhau như thế nào ?

Như trong phần giải thích trên, một sự tin tưởng khởi lên trong lòng gây cho ta một cảm giác hưng phấn thì đó là "niềm tin". Niềm tin ấy được trau dồi và hun đúc qua thời gian để sự tin tưởng sâu đậm hơn, mạnh mẽ hơn mới trở thành"đức tin".

Vậy, đức tin cũng được xây dựng từ niềm tin. Không có niềm tin không thể có đức tin. Nhưng sự tin tưởng sâu đậm, mãnh liệt thì đối tượng để tin phải cao cả hơn, trọng đại hơn, chứ khôngphải đối tượng nào cũng dùng từ "đức tin" được.

Ví dụ : Một bà mẹ đã đặt niềm tinvào con mình nhưngkhông thể nói : "Bà mẹ đã có một đức tin vào con mình". Người khách hàng có thể có niềm tin vào cơ sở sản xuất nào đó(chẳng hạn cơ sở kem đánh răng trong ví dụ nêu trên) nhưng không thể nói : "Khách hàng có một đức tin vào cơ sở sản xuất này". Ta chỉ có thể nói : "Đức tin Tam bảo", "Đức tin lý tưởng Gia Đình Phật Tử". . .

4.- Niềm tin phải được soi sáng bằng trí tuệ :

Đức tin.được xây dựng từ niềm tin. Vậy niềm tin phải được đặt đúng chỗ, phải được soi sàng bằng lý trí Của mình không thể tin một Cách mù quáng. Không khí yên tĩnh, thanh thóat Của một ngôi chuà làm cho tâm Hoàn mình êm dịu, lần lần đã tạo cho mình một niềm tin vào sự an lạc ở đạo Phật. Nhưng có phải chính mình trực diện điều đó không ? Hay chỉ nghe một người khác nói lại như thế rồi ta cũng tin như thế ? Thái độ ung dung từ Hoà và thanh thản Của một vị Sư làm cho ta có niềm tin đối với chư Tăng. Nhưng đã dùng lý trí để kiểm xét lại chưa? CÁi này đã xảy ra nhiều lắm, những chuà, mang hình thức Phật giáo, Các vị Tăng, khi mới tiếp xúc lần đầu ta cũng thấy đáng kính trọng nhưng dần dà đã đưa nhữngngười sô cơ tin Phật đi vào tà đạo, dần dà để lộ chân tướng phàm phu. Dối gạt (Số Phật tử đang rôi vàop phép tu thiền Của tà đạo không ít). Có thể chúng ta dựa vào sự bói toán, có một ít vấn đề đúng sự kiện xảy ramà đặt niềm tin vào đó không ? Phải cân nhắc, thận trọng đấy, nếu không sẽ trở thành "mê tín" "dị đoan". Ngay lúc đầu xây dựng niềm tin trên "mê tín" "dị đoan" thì sau này đức tin cũng chỉ đặt vào "ngoại đạo, tà giáo" mà thôi. Như vậy, chúng ta sẽ lạc hướng không những không giải thóat được mà sự sa đoạ càng trầm trọng hơn. Người Huynh trưởng lại đáng ghê sợ hơn nữa vì không những chỉ bản thân mình bị sa đoạ mà còn tác hại cho cả đàn em Của mình nữa !

C.- Kết Luận :

Trong cuộc sống không thể không có niềm tin. Chúng ta đặt niềm tin vào đâu và xây dựng niềm tin như thế nào ? Hoàn toàn do sự cảm nhận và suy tư Của mỗi Huynh trưởng. Bài học này chỉ nêu lên những thựctế ở đạo Phật - Như dã nói lúc đầu - niềm tin không Áp đặt./-

(1) Có lúc dùng từ ghép "nỗi niềm". Khi dùng từ ghép như thế thì từ "niềm" không còn mang ý nghĩa hưng phấn nữa. Ví dụ : "Nỗi niềm đắng cay", "Nỗi niềm chua xót", Nỗi niềm mong đợi" . . .

Đề Nghị :

Sau bài học này nên tổ chức cho Huynh trưởng thảo luận thật rốt ráo. Mỗi Huynh trưởng tự kiểm điểm, tập thể góp ý thêm : Đã rèn luyện tác phong đạo đức người Huynh trưởng để có được niềm tin đối với những người chung quanh (Giáo hội địa phương Phụ huynh Đoàn sinh) chưa ? Còn những sai sót nào cố gắng có hướng sửa đổi.

- Đã có niềm tin ở chính mình chưa ?

- Đã đặt niềm tin đúng chỗ chưa ? (Có hiẹân tượng mê tín dị đoan không ?).

- Có Huynh trưởng nào đã, hay manh nha theo những vị thầy ngoại đạo (hay những vị không chân tu, đội lốt Phật giáo) học những pháp thuật nhảm nhí. Ví dụ như "Thiền xuất Hoàn" không ? Nếu có. Đã nhận được sự lệch lạc Của mình chưa ? Nhìn thấy tầm tác hại đối với Đoàn sinh như thế nào không ?