Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 785 guests and no members online

058102444
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
31767
67297
315097
1841262
58102444

11:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

TAM PHÁP N

I.- VÔ THƯỜNG

A. Mở Đề:

- Lòng tham của con người khiến con người ôm ấp bám víu mãi mãi vào sự vật .

- Trong cõi đời, mọi vật đều tương đối, không có một sự vật gì là tuyệt đối.

- Sự mâu thuẫn giữa lòng người và sự vật đã gây đau khổ cho kiếp sống.

B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

I.- ĐỊNH NGHĨA VÔ THƯỜNG:

Vô thường nghĩa là mọi vật không thường, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi. Từ bắt đầu hình thành, đến hoàn chỉnh rồi hư rã, rồi tan biến: Thành, Trụ, Hoại, Không (hay sanh, trụ, dị, diệt ). Như làn sĩng khi mới nhô lên là giai đoạn thành, khi lên cao là giai đoạn trụ, khi hạ xuống là giai đoạn hoại, khi làn sĩng không còn nữa là giai đoạn không. Con người khi mới sinh ra là giai đoạn thành, lớn lên là giai đoạn trụ, già bịnh là giai đoạn hoại, chết là giai đoạn không. Nhưng trong giai đoạn thành lại bao gồm nhiều giai đoạn thành, trụ, hoại, không nữa. Con người, trong giai đoạn thành thì khi hình thành hợp tử là “Thành”. Từ hợp tử đến khi phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh là “Trụ” rồi thai nhi biến đổi dần là “Hoại”. Đến khi không còn là thai nhi nữa là “Không”, để cho ra đời đứa bé sô sinh, giai đoạn lớn lên, giai đoạn già bịnh và giai đoạn chết cũng đều thế, mổi giai đoạn đều có những giai đoạn nhỏ: Thành, Trụ, Hoại, Không thậm chí trong một phút cô thể ta trải qua không biết bao nhiêu chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không ấy. Ngay trong giai đoạn hình thành hợp tử cũng phải trải qua nhiều giai đoạn Thành, Trụ,Hoại, Không của các tế bào. Cho đến khi chết đi, chắc chắn cũng còn tiếp noái chuổi Thành, Trụ, Hoại, Không ấy. Mọi vật trong vũ trụ, nhỏ như vi trùng hoặc lớn như trăng, sao đều biến chuyển trải qua các chu kỳ ấy cả nên gọi là Vô Thường.

II.- QUAN SÁT SUY LUẬN;

1.- Thân vô thường :

Có thân thể nào trẻ đẹp mãi mãi, mạnh khỏe mãi mãi ? Khoa Học đã chứng minh trong thân thể ta các tế bào luôn luôn thay đổi, trong một phút không biết bao nhiêu tế bào mới phát sinh thay thế cho tế bào cũ hủy diệt, tế bào này già hôn tế bào trước ( tự suy nghiệm thân thể của mình, thân thể lúc già so với lúc còn trẻ) Đức Phật lúc còn là Thái Tử đã than với Da Du Đà La : “Chúng ta sẽ già yếu

xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi! Mắt trong của em rồi sẽ mờ đục, môi đỏ của em rồi sẽ úa màu: Ta nghe trong ta, trong em, trong tất cả mọi người, mổi ngày mổi đổ vở dưới sức tàn phá của búa thời gian, tất cả những gì quý giá nhất của đời người... chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng những bảo vật ở trong ta như ôm một cái bóng, như nắm bắt một làn hương" Trí tuệ thay!

Thân ta là Vô Thường thế mà con người muốn cung phụng cho cái thân này mà đã gây ra không biết bao nhiêu là tội ác ghê gờm ( Tần Thủy Hoàng ăn óc khỉ, chiến tranh trên thế giới )

2.- Tâm vô thường :

Tâm niệm chúng ta thay đổi trong từng phút, từng giây. Vui đó rồi buồn đó, thân đó rồi hờn giận đó (ngay cả với vợ con chúng ta ).Phút trước ta nhớ chuyện này, phút sau ta nghó đến chuyện khác. Tâm chúng ta sanh diệt trong từng sát na nhưng chính nó sinh diệt mau lẹ nên ta có cảm tưởng như không thay đổi gì ( giống như hình ảnh trên màn ảnh khi chiếu phim ) “ Ta phút trước khác ta phút này “ ( Xuân Diệu )

Cái tâm của ta hay nói gọn hôn là cái “ ta “ vô thường tạm bợ, giả tạo mà người đời cho là “ trung tâm điểm của vũ trụ “, bám víu vào nó, nhân danh nó mà ôm loam, vô vét tài sản danh lợi dù có gây đau thương cho kẻ khác, dẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác cũng mặc. Thật là si mê lầm lạc.

3.- Hoàn cảnh vô thường :

Như chúng ta đã thấy không phải chỉ có cái thân ta vô thường , tâm ta vô thường mà mọi vật đều vô thường . Quang cảnh sôn hà , địa hải cũng vô thường “ Thương hải tang điền” ( châu thổ sông Thái Bình , mũi Cà Mau ) “vật đổi sao dời” ,“không ai giàu ba họ không ai khó ba đời” , “ lên voi xuống chó” … (thực tế chiến tranh vừa qua ) – một số mẫu chuyện đạo .

III. NGƯƠI PHẬT TỬ SỐNG NHƯ THẾ NÀO KHI HIỂU LÝ VÔ THƯỜNG :

1.- Quyết nghi :

Có người cho rằng : đạo Phật nói “vô thường” là vô tình gieo rắt quan niệm chán đời thoái chí, vì mọi sự vật đều vô thường thì không nên làm gì cả , tất cả sẽ trở về với tro bụi .

Nhờ thuyết vô thường ta hiểu rõ thêm mặt trái của đời , cái hào nhoáng của vật chất là moài nhữ ta vào đau khổ Con người có hiểu lý vô thường của sự vật mới khỏi bị trói buộc bởi lòng tham muốn của mình , mới khỏi bị mê lầm say đắm. Bởi chính “chấp thường còn không mất” mà con người bị đau khổ thì Đức Phật lấy phương thuuốc “ Vô Thường “ để đối trị . Khi lành bệnh thì phải bồi dươõng them bằng phương thuốc “Chôn Thường” vậy ta phải dùng phương thuốc này để trị bệnh ta đang mắc phải khi đã lành bệnh ta sẽ boác thêm thang thuốc “ chôn thường”(nhưng cũng để hiểu qua phương thuốc ta có thể nhắc đến ví dụ ngài A Nan trả lời Đức Phật khi Đức Phật hỏi A Nan về tiếng chuông )

2.- Quan niệm của chúng ta :

Lý “Vô Thường” chi phoái mọi sự vật từ thân ,tâm đến hoàn cảnh .

-Ta không bi quan chán nãn khi hiểu lý vô thường . nhưng ta không đắm đuối với cái ta này và cũng không đắm đuối với cái công danh , sự nghiệp tài sản của ta hiện có. Dùng thuốc “vô thường” để trị bênh “tham ái”, “mê mờ” nó làm cho chúng ta mãi mãi trôi lăn trong đau khổ. Diệt trừ được tham ái mê mờ chúng ta sẽ tiến đến sự an tịnh của tâm hoàn .

- Bình tónh thản nhiên trước mọi thay đổi bất ngờ của sự vật khi hiểu lý vô thường ( kể cả sự chia ly hay vónh biệt những người thân thích ).

- Dám hy sinh tài sản tính mạng để làm việc nghĩa .

- Giã từ những thú vui tạm bợ để tìm đến thú vui chôn thật . Phật tánh sẽ thể hiện .

- Tinh tấn tiến tu.

C. KẾT LUẬN :

Tất cả mọi sự đều vô thường vậy thì tài sản của cải , danh vọng … và cả con người (bản thân ta , người thân thích của ta) có cái gì giữ được nghiêm trang mãi mãi đâu? Nhưng vì mê mờ chấp chước ta không thấy được điều đó , luôn luôn bám víu mọi cái cố giữ chặt lấy mọi cái nên khi nó phải theo định luật “vô thường” mà biến dịch đi, hủy hoại đi ta lại khổ đau vì nó .

Có hiểu lý “vô thường” con người mói có thể xả bỏ dần những tham đắm. Có xả bõ được tham đắm mới vôi bớt khổ đau .

II.-VÔ NGÃ

A. Mở Đề:

Bát nhã tâm kinh : “Sắc tức thị Không , Không tức thị Sắc” Sắc ở đây là các uẩn là các PHÁP có nghĩa là : các PHÁP (vạn sự , vạn vật) thảy đều không : Không chính là các PHÁP ( là vạn sự vạn vật) . Chúng ta cũng thường nghe câu nói của Như Lai được truyền tụng “ Tất cả các PHÁP đều vô ngã” vậy vô ngã là thế nào ? Tại sao tất cả các PHÁP đều vô ngã. Qua bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ về lý vô

ngã của Phật giáo.

B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

I.ĐỊNH NGHĨA :

Vô ngã là không có ngã , không có một cái gì thật sự tự có , độc lập , chủ động , vónh viễn toàn tại .

II. QUAN SÁT , SUY LUẬN:

1.- Duyên sinh vô ngã:

Mọi sự vật đều do các nhân duyên hịa hợp mà thành chứ không có một cái gì tự nó thực có

Ví dụ : quyển vở do giấy kết hợp lại, bìa, kim đóng … chỉ nói riêng về giấy cũng có mặt cả cây rừng cả qúa trình tạo ra bột giấy, cả công người làm và nguyên liệu khác để có được tờ giấy. Cây viết do nhựa ( vỏ viết) , sắt ( ngịi viết) cao su ( ruột viết ) , công người làm nếu ta chỉ lấy riêng ngịi viết thì nó không phải là cây viết, nếu ta chỉ lấy riêng cái vỏ thì không gọi đó là cây viết.… Nhưng tất cả các cái đó hợp lại mới gọi là cây viết. ( câu chuyện ông quan với cổ xe và người lái xe) .

Suy ra mọi sự vật đều như thế, ngay cả con người cũng thế đều do duyên sinh ngũ uẩn : sắc thọ tưởng , hành , thức. Sắc là thân thể, các giác quan , thọ là cảm giác , tưởng là khả năng hoài tưởng , trí nhớ hành là khả năng suy nghó , nhận thức, thức là tác dụng nhận thức, phân tích so sánh ( đẹp , xấu) .

2.-Vô ngã trên bình diện con người :

Xét riêng về con người, nếu thân này là thật có của ta thì ta phải làm chủ được nó , muốn sống , muốn chết do ta. Nhưng sự thật ta không làm chủ được gì cái bản thân ta, chỉ một luồng gió độc là kết thúc mạng sống . Một tai nạn thình lình có thể đưa vào bệnh viện , dù ta không muốn. Đang mạnh khỏ e tự nhiên lại ốm đau .

Vì trong tất cả các nhân duyên , một nhân hay một duyên nào đó thay đổi thì bản thân ta phải thay đổi theo . Và khi khuyết đi một nhân một duyên nào đó thì bản thân ta không còn nữa . Tâm ta cũng vậy ,tâm ta khởi lên ý niệm “đẹp”, “xấu”, “buồn” , “vui” … là do sự có mặt của Năm uẩn và sự tác dụng của ngoại cảnh , nếu một trong Năm uẩn vắng mặt hoặc không có ngoại cảnh tác dụng thì không thể nào có đẹp , xấu , vui , buồn (Nêu một số ví dụ ). Suy ra , những sự khổ , lạc đều thế .

3.- Không có gì toàn tại độc lập :

Năm uẩn thực ra cũng không phân chia ra được , sở dó tạm phân tích để dễ nhân , dể hiểu thôi . Cũng như nói : “ thân thể người ta chia ra làm ba phần” là chia ra như vậy để quan sát chứ làm sao tách riêng cái đầu ra khỏi thân mình được, làm sao lấy cái tay hoặc cái chân riêng ra ngoài con người ? Cũng vậy , Năm uẩn không thể nào toàn tại độc lập từng uẩn một mà cái này phải nương vào cái kia ,cái kia phải nương tựa vào cái nọ , cái này có , cái kia có , cái này không , cái kia không ( nêu một số ví dụ).

Không một sự vật nào trong vũ trụ có tự tánh riêng biệt. Vậy có sự vật nào mà tự nó thật có không ?

III. CẦN HIỂU ĐÚNG VÔ NGÃ :

Có người chưa hiểu chu đáo nội dung vô nga,õ cho rằng : vô ngã tức là không có gì cả tức là troáng không hủy diệt để rồi đâm ra bi quan , yếm thế . Vô ngã là không có một cái gì (kể cả con người ) là có tự thể riêng biệt , là thực có mà do nhiều kềt hợp mà thành . Nếu thiếu một nhân hay một duyên nào đó thì không còn nữa ( phải hiểu rõ chữ “Không" trong kinh Bát Nhã) .

Nếu hiểu được roát ráo thì ta không thấy gì là “cái ta” và cũng không có gì là “của ta”.

“Con tôi , tài sản tôi

người ngu sinh ưu não

tự ta, ta không có

con đâu, tài sản đâu” (PHÁP cú)

Trở lại ví dụ tờ giấy ,thì không phải là không có tờ giấy . Tờ giấy vẫn là vật hiện hữu trước mắt ta nhưng đạo Phật nói rằng không có tờ giấy , vì không có cái gì có tự tánh riêng biệt của nó là tờ giấy cả , mà nó do nhiều nhân nhiều duyên hợp lại mới thành tờ giấy . Vậy ngay hiện tại đã không có gì “là tờ giấy” rồi chứ không phải nói đến sau này ( vô thường ) . Vô thường là quan niệm về thời gian, vô ngã là quan niệm về không gian. Tờ giấy tuy không có tự ngã riêng biệt nhưng lại đầy đủ PHÁP giới vạn hữu

trong nó. Nhìn vào tờ giấy này ta còn thấy mặt trời , vì nếu không có mặt trời chiếu lên thì không có loại thực vật nào mọc được cho nên nhìn tờ giấy này ta sẽ thấy ánh mặt trời chói lọi trong đó. Rồi ta còn thấy rừng cây xanh mướt, thấy những chiếc lá rụng mục đi để cây rừng tươi tốt , ta thấy những chất khoáng trong lòng đất mà rễ cây hút lên để nuôi cây . Rồi ta thấy ông tiều phu đoán cây để đem về làm bột giấy ,

thấy cả ba má của ông tiều phu ( vì không có ba má ông tiều phu thì làm gì có ông tiều phu) …

Tóm lại nhìn tờ giấy này bằng con mắt quán chiếu duyên sinh .. . ta thấy nó đầy đủ cả vũ trụ vạn hữu ( trái tim hiểu biết).

IV. ÁP DỤNG GIÁO LÝ VÔ NGÃ VÀO ĐỜI SỐNG :

1.- Đức Phật dạy giáo lý Vô Ngã là vừa nói lên Phật tánh các PHÁP . ở đó không có gì để được gọi là “ TÔI”, là “CủA TÔI” lại vừa mong con người hiểu rõ Phật tánh ấy mà rời bỏ tư tưởng mê lầm chấp cố “TÔI” có thế mới rời bỏ “tham” , “sân” goác của đau khổ để sống an vui hạnh phúc .

2.- Hiểu Vô Ngã con người mới thực sự bỏ ác làm thiện , làm thiện mà không chấp chước , làm thiện đối với mọi người vì hiểu rằng : Mọi người là mình , mình là mọi người.

3.- Tất cả thiện , ác, tốt, xấu đều xuất hiện theo nhân duyên tùy nhân duyên , nên có thể biến đổi xấu thành tốt , ác thành thiện , tu tập cải tạo lấy bản than mình.

C.KẾT LUẬN :

Người Phật tử đã hiểu lý Vô Ngã , tập sống cuộc đời không cố chấp, không vị kỷ luôn luôn nghó đến hạnh phúc chung của toàn xã hội , của tất cả chúng sanh .

Chúng ta phải hun đúc lòng tự tin , luôn luôn tinh tấn tu Học , giảm đoạn tham, sân, si để đi đến giảm thoát.

III.- KHÔNG

Thông thường người ta hiểu “Không” là trái với “Có “, “Có” là quan niệm có sự vật hiện hữu của sự vật . “Không” là quan niệm phủ định sự vật là không có , là hư ảo , là giả huyển .

Vì quan niệm chữ “Không” của thế gian như vậy nên nhiều người đã ngộ nhận : Phập giáo quan niệm tất cả đều “Không” tức là Phật giáo đi vào con đường “Hư vô chủ nghĩa” Cái “Không” như thế ; không phải là cái “Không” của Phật giáo. Chiếc xe kia có đó , sử dụng đựôc nó để đi chổ này đến chổ kia . Sao gọi là hư huyển ?

Qua bài Vô thường chúng ta đã thấy : không có sự vật nào là bất di bất dịch, toàn tại mãi mãi mà luôn biến đổi không ngừng .

Qua bài Vô ngã chúng ta đã nhận rõ thêm : mọi vật .mọi sự đều do nhân duyên hoà hợp mà thành , nếu một nhân hay một duyên thay đổi thì vật đó , sự đó cũng thay đổi. Không có một thực thể cố định . Vì vậy nên gọi là “ Không”

Nhưng đấy cũng chỉ mới là trên mặt hiện tượng . Các BẬC chứng ngộ , với trí Bát Nhã thì nhìn thấy cái “Không”rất không . Ngài Đạo Hạnh đã phổ diễn qua mấy câu thô tuyệt tác . Phan Kế Bính dịch Nôm :

“Có” thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Thử xem bóng nguyệt dòng sông

Ai hay không có, có không là gì ?

Cái “Không” ở đây chắc hẳn ø không phải là cái “Không” , cái “Có” đối đãi của thế gian . Lại cũng không phải là cái chân không khi nhà khoa Học hút hết không khí trong bình cầu ra . “Không” không có nghĩa là troáng rổng (không có gì cả ). Phải như “bóng nguyệt dòng sông” ta mới hiểu được cái “Không” của Phật giáo .

Mặt hoà phẳng lặng , thật trong veo mới thấy được mặt trăng nguyên hình củ a nó dưới dòng sông được nếu nước hoà có trong mà mặt hoà hôi gợn tí sĩng , xao động một chút thôi , cũng chẳng nhìn được mặt trăng nguyên vẹn dưới hoà .

Phải có cái tâm tónh lặng mới hiểu được chữ “Không” này

Mặt trăng đáy hoà là có hay không ? Và cả mặt trăng trên bầu trời xanh kia là

không hay có ? An trú tâm rồi , bây giờ chúng ta quan sát đối tượng thì sẽ có được

lời giải đáp .

"Tự tánh của “Không” là không nằm trên bình diện có, "Không" không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng , không có tướng sinh , không có tướng diệt và vượt thoát mọi tri kiến . Tại sao thế ? ví tự tánh của “Không” không có vị trí trong không gian , không có hình tướng, không thể khái niệm được , chưa bao giờ từng sinh khởi . Tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm tất cả các PHÁP và an trú nôi cái thấy bình đẳng , không phân biệt .Cái thấy ấy là cái thấy chân chính và xác thực . Qúy vị khất sĩ ! qúy vị nên biết rằng không những tự tánh của "Không" như thế mà các PHÁP cũng đều như thế" (kinh PHÁP ấn Thi Hộ dịch từ Phạn ra hán . Nhất Hạnh dịch từ Hán ra Việt và chú giải )

 

 

Thiền sư Nhất Hạnh đã giải thích : "Không" ở đây , không phải khái niệm "Không" đối chiếu với khái niệm “Có” và là hai thực tại của vạn hữu , vượt thoát mọi khái niệm của nhận thức thông thường . Ta không thể đem cái nhận thức thong thường của ta ra mà hiểu "Không" bởi vì "Không" không nằm trên bình diện có , không , không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng , không có tướng sinh , không có tướng diệt và vượt thoát mọi tri kiến "Không" là tiếng gọi tự thân thực tại tri kiến của ta là cái khuôn khổ ý niệm không thể chứa đựng được tự thân thực tại , ta không thể sử dụng các khuôn khổ của vọng tưởng như : sinh và diệt, có và không , một và nhiều , trên và dưới v.v. . . Những khuôn khổ này không chứa đựng được tự thân thực tại , không nắm bắt được tự thân thực tại . Kinh văn rất rõ ràng :

Vì tự tánh của "Không" là không có vị trí trong không gian , không có hình tướng , không thể khái niệm được , chưa bao giờ từng sinh khởi , tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì không bị kẹt trong nhận thức khái niệm nên tự tánh của "Không" bao hàm được vạn PHÁP , ta không bị kẹt trong

những khuôn khổ nắm bắt và vượt thoát ra được thế giới của khái niệm thì ta được cái thấy chân thật về tự thân thực tại , nghĩa là về "Không" , cái thấy này được gọi là cái thấy bình đẳng . Cái thấy hằng ngày bình thường của ta là cái thấy qua khuôn khổ ý niệm : ta thấy vạn vật là những thực tại riêng biệt : núi là núi , sông là sông , núi có ngoài sông , sông có ngoài núi , ta không phải là người kia , người kia

không phải là ta …

Cái thấy ấy là cái thấy phân biệt , cắt xén thực tại từng mảnh vụn rời rạc có sinh , có diệt , có lớn có nhỏ , có trong có ngoài . Trong thế giới của tự thân thực tại , vạn vật không có thực tế riêng biệt , cái này nằm trong cái kia , cái này có mặt vì cái kia có mặt . Chỉ có cái thấy bình đẳng mới nhận thức được tự thân thực tại "Không" tức là thể tính bình đẳng không phân biệt của thực tại, Phật giáo đại thừa

gọi thế giới đó là thế giới “Chân Như” (Bhùtathatà)( giải thích của thiền sư Nhất Hạnh )

Thiền sư còn nhắc nhở chúng ta chú ý câu kinh “vì thoát ly mọi nắm bắt , cho nên nó ( tức là “tự tánh của Không” ) bao hàm được tất cả các PHÁP và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biêt : cái thấy ấy là cái thấy chân thực .

Để nhận được điểm đặc biệt ở đây là : “tự tánh của Không” được xem như vừa là đối tượng , vừa là chủ thể của nhận thức . Theo ngữ PHÁP thì chủ ngữ của động từ bao hàm là : “tự tánh của Không”. “tự tánh của Không”tức là đối tượng của nhận thức .Mà “tự tánh của không” cũng là chủ ngữ của động từ an trú (an trú nôi “cái thấy bình đẳng không phân biệt”) “cái thấy bình đẳng không phân biệt” là chủ thể

của nhận thức . Vậy thì chủ thể của nhận thức và đối tượng nhận thức tương hệ nhau , không tách rời nhau.

Như vậy, theo một nhà khoa Học vừa là Học giả Phật giáo Uông Trí Biểu , đập vở cái chén để thấy được toàn là đất sứ , phân tích đất sứ để thấy toàn là hydro, oxy , silicat, nhôm … tiếp tục phân tích để thấy các nguyên tử các phân tử.

Phân tích thêm nữa thì thấy chỉ còn là những điện tử và cuối cùng chuyển thành năng lượng . Rồi kết luận “ sắc tức thị không” như vậy cũng chỉ là giải thích trên cô sở bước đầu vì cũng chỉ là giải thích một hiện tượng vật chất mà thôi . Dù sao, cách giải thích đó cũng giúp cho người mới nghiên cứu Phật giáo tiếp thu được một cách rất dễ dàng . Cây hoa hoàng đẹp đẽ kia , có hay không ? có cây hoa hoàng chỉ

là cây hoa hoàng ta đang chiêm ngươõng đó không ? bây giờ chúng ta cũng không chỉ đứng trên góc độ “Vô Thường” , “Vô Ngã” để luận mà chúng ta phải quán sâu hôn về cái "Không" của đạo Phật đã phân tích ở trên .

Đã đành phải có giống cây hoa hoàng , nhưng chắc chắn không có cây hoa hoàng nếu không có đất , không có nước , không có bàn tay con người chăm sĩc ,không có không khí , không có ánh sáng v.v… và v.v… vậy cả vũ trụ trong cây hoa hoàng (đương nhiên là có cả con người ) anh A có là anh A thực thể riêng biệt không ? trong vấn đề Vô Ngã, chúng ta đã thấy phải đủ nhân duyên hội họp mới có anh A .

Bây giờ ta còn thấy rõ thêm : một anh A hiện hữu là phải có người nông dân (cung cấp lương thực) , người thợ dệt (cung cấp vải mặc) , người thợ nề ( xây nhà ở ) , có nước có không khí ,có ánh sáng v.v… Mà có người nông dân cần phải có người thợ rèn , còn phải có sắt để chế tạo công cụ ( lại phải có bị cày hay máy cày , ta phải có người kỹ sư chế tạo máy , cứ thế mà suy ra … ) không thể có một anh A thực thể riêng biệt mà cả vũ trụ hiện diện trong anh A . Và như vậy, trong anh A có cả anh , có cả tôi . Vậy thì làm gì có cái thực thể riêng biệt , làm gì có núi là núi, có sông là sông , có anh là anh , có tôi là tôi ! Mà trong núi có cả sông, trong sông có cả núi, trong tôi đã có anh, trong anh có cả tôi có cả mọi người có cả vũ trụ.

Cái "Không" trong Phật giáo là cái "Không" như thế đó. Chứ "Không" này, không thể đo lường bằng ý niệm của con người vì bằng ý niệm thì thực tại đâu còn giữ được nguyên hình của thực tại nữa, nó đã bị ý thức hóa mất rồi , đã bị thay hình đổi dạng qua nhận thức chủ quan của ta . Phải nhìn qua thiền quán thì chúng ta mới khỏi nhận định lệch lạc về chữ "Không" của đạo Phật .

Là một Huynh TRƯỞNG Gia Đình Phật Tử khi hiểu lý Vô Thường, Vô Ngã ta cần hiểu lẽ không (chân như). Có được như vậy ta mới phá vở được những nhận thức mê lầm về thực tại và giúp ta không còn khiếp sợ trước sự khổ đau của cái có, cái không, cái được , cái mất trong cuộc đời .Chúng ta lăn vào trong biến động của cuộc đời mà tâm hoàn vẫn an nhiên tự tại .

TAM PHÁP ẤN HAY NHẤT PHÁP ẤN

 

Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng : Vô Thường – Vô Ngã – Không là giáo lý căn bản của đạo Phật . Bất kỳ thuyết lý nào mệnh danh của đạo Phật mà không bao hàm tính chất đặc trưng ấy thì chắc chắn không phải giáo lý đạo Phật .

Cho nên xem nó là ba dấu ấn để xác nhận giáo lý của đạo Phật ( tam Pháp ấn)

Nhưng cũng có những vị cho rằng ba sắc thái đặc biệt của Phật giáo gọi là

ba PHÁP ấn đó là : VÔ THƯỜNG – VÔ NGÃ – KHổ . Các PHÁP do duyên sinh , không tự có nên Vô Ngã . Vì do các điều kiện sinh nên biến dịch vô thường theo sự biến dịch các duyên. Vì vô thường biến dịch ,đoạn diệt nên đem lại khổ đau đối với chúng hữu tình .

Vậy thì “khổ đau” là vì mê chấp , vọng tưởng , không thấy được “Vô Thường”, “Vô Ngã” chứ khổ đau đâu phải là một sắc thái đặc biệt của Phật giáo ?. Nói cho roát ráo “Vô Thường” , “Vô Ngã”, “Không” có tương hệ mật thiết (qua ba bài trên chúng ta đã nhận được điều này) vô thường cũng DẪN đến "Không" vô ngã cũng

DẪN đến "Không" cũng là cái "Không" của Phật giáo , nhưng đó cũng chỉ là trên mặt khảo sát hiện tượng . Cái "Không" Phật giáo đề cập đến sau cùng vượt lên trên khảo sát hiện tượng và vượt ra ngoài ý niệm con người ( như đã bàn đến trong bài KHÔNG ).

Vậy thì giáo lý nào được biểu lộ được nét đặc thù đó thì chắc chắn đó là giáo lý đạo Phật cho nên có thể nói chỉ có một PHÁP ấn ( nhất PHÁP ấn ) đó là "KHÔNG" .

Ngày xưa qúy ngài thường nói cửa Phậ t là " Cửa Không" cũng do ý nghĩa đó . Nếu không có cái "Không" ấy thì không phải là cửa Phật.

Trong kinh PHÁP ấn ( thuộc về A hàm , kinh số 104 của Đại Tạng tân tu ) , kinh này thuộc về thể tài vô vấn tự thuyết (phần lớn các kinh do có người hỏi mà Phật thuyết ), sau khi Đức Phật thuyết về “tự tánh của Không” , ngài dạy : “qúy vị khất sĩ qúy vị nên biết rằng : Không những “tự tánh của Không” như thế mà các PHÁP cũng đều như thế . Đó gọi là “PHÁP ấn” .như vậy Phật cũng chỉ nói một PHÁP ấn là "KHÔNG". Nhưng cái "KHÔNG" ấy có ba cửa đi vào giải thoát ( tam giải thoát môn ) . Đó là "Không", “Vô Tướng”, “Vô Tác”. ( chúng ta sẽ có dịp bàn kỹ về “tam giải thoát môn” trong một bài giáo lý khác).

Ghi chú : Ba bài này nên Học trong ba buổi , cánh nhau để đủ thời gian thâm Nhập .

Bài sau cùng thêm phần “tam PHÁP ấn hay nhất PHÁP ấn”.

Tài liệu tham khảo :

- Trái tim hiểu biết của Ht Thích Nhất Hạnh

- Kinh PHÁP ấn bản dịch và chú giải HT Thích Nhất Hạnh lá boái xuất bản .

- Phật giáo khái luận của TT Thích Chôn Thiện .

- Không của Tịnh Như trong Liên Hoa Nguyệt San số 9 Năm thứ MƯỜI ra ngày 20/10/1964.

- Bài giảng Vô Ngã của ĐĐ Thích Giác Viên./-