Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 620 guests and no members online

058038028
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
34648
68352
250681
1776846
58038028

12:14 _ 28-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH 

Trong cuộc sống lồi người , ai lại không muốn có hạnh phúc , nhưng đã mấy ai dó hạnh phúc ?

Đức Phật ra đời cũng vì cứu khổ cho chúng sanh , cũng vì hạnh phúc cho nhân loại,.

Vậy chúng ta làm sao để có hạnh phúc ? gia đình là nền tảng của xã hội, muốn xã hội an lạc thì gia đình phải hạnh phúc. Nhưng chúng ta quan niệm hạnh phúc là như thế nào ?

I . QUAN NIM HẠNH PHÚC :

1. Quan niệmcủa thế gian : 

Thế gian cho rằng , chính tiền của, danh vọng mới tạo nên hạn h phúc . Cho nên ai cũng lo “làm giàu” để có nhà lầu ô tô bất cứ bằng cách nào , kể cả mưu Đồ đen tối . Đã có kẻ làm giàu trên xương máu của kẻ khác . Cán bộ thì tham nhũng , thường dân thì lừa đảo , đâm chém cướp giựt còn biết bao nhiêu cảnh dua nịnh luồn cúi hối lộ , để được thăng quan tiến chức. Chúng ta thử xét xem ,ngay cả những người làm giàu chính đáng bằng hai bàn tay trong sạch của mình đi nữa thì đã hẳn có hạnh phúc chưa ? những nhà tỷ

phú , đầy đủ tiện nghi cũng bôn ba lo lắng suốt ngày về việc kinh doanh, còn phải sợ hãi đủ điều : sợ cướp bóc , sợ hàng hóa ứ đọng không có thị trường tiêu thụ , sốt ruột với giá cả lên xuống v.v…

Chúng ta cũng đã từng nghe câu chuyện “ Người giàu có với ông thợ rèn” : ngày xưa có một nhà giàu có nhất vùng sống trong lầu cao đầy đủ tiện nghi nhưng không có con trai lớn trong nhà . Hằng ngày ông ăn chẳng thấy ngon và không bao giờ ngủ được yên giấc vì lo sợ đủ điều . Đã có lần nghó đến việc thuê trai tráng trong làng đến canh gác nhà cửa nhưng ngại rằng có cô hội nó lại giết mình để chiếm đoạt tài sản . Trong khi đó , thấy ông thợ rèn trọ trước hiên nhà , đêm nào cũng như đêm nào sau bữa cơm tối là đánh một giấc ngon lành cho đến sáng . Ông phú hộ đâm ra thèm muốn được thoải mái như người thợ rèn kia . Cuối cùng ông quyết định còn bao nhiêu vàng trong nhà , bỏ vào trong xách đem biếu người thợ rèn . Người thợ rèn rất đổi ngạc nhiên , vô cùng mừng rở . Cứ tối đến chờ mọi người đi ngủ ông mới đào đất dấu bao vàng nhưng rồi cũng không yên tâm chút nào sợ có kẻ rình mị biết được sẽ giết mình để đoạt nên một đêm không biết bao nhiêu lần thức dậy để thay đổi thu dấu bao vàng.

Ông phú hộ , sau khi đem hết vàng cho người thợ rèn rồi cũng chẳng còn lo sợ gì , hằng đêm ngủ yên giấc, cũng do đó ông ăn uống thoải mái ngon lành hôn trước , chẳng bao lâu mập mạnh . Trái lại, người thợ rèn chẳng đêm nào ngủ được trở nên gầy ốm , nên lại quyết định đem bao vàng trả lại cho ông phú hộ. Về danh vọng thì có ai cao sang tột đỉnh bằng các ông vua ngày xưa ? Nhưng trong lịch sử , tất cả các nước , nước nào lại không có những vị vua phải điêu đứng với cái ngai vàng của mình .

Ngồi ra chúng ta đã thấy trước mắt những gia đình giàu có cao sang nhưng lại từ đó nảy sinh ra nhiều chuyện khác “ ông ăn chả bà ăn nem” con cái trác táng , cảnh xó vả xáo trộn xảy ra hằøng ngày trong gia đình ! Nhưng trong cuộc sống mà thiếu thốn mọi vật chất , mưa gíó không có được mái tranh để trú thân , không manh áo ấm để mặc, làm việc quần quật suốt ngày cũng không có được một bữa cơm no thì có được hạnh phúc khôn g?

Hạnh phúc không thể không nói đến tinh thần và hạnh phúc cũng không thể không đề cập đến vật chất . Nhưn g người đời thường ham muốn đủ thứ và ham muốn không cùng , khi đã thỏa mãn nhu cầu này lại địi hỏi nhu cầu khác cao hôn .

Khi đang nghèo đói , chỉ trông mong có được bữa cơm no, khi có bữa cơm no lại muốn có được bữa cơm ngon Khi có được bửa cơm ngon lại mong ước những cao lương mỹ vị , không bao giờ thỏa mãn nên chẳng bao giờ có hạnh phúc. Đó mới nói đến ăn còn bao nhiêu nhu cầu khác nữa . Vậy không thể có hạnh

phúc nếu không hạn chế lòng ham muốn .

2. Quan niệm hạnh phúc theo đạo Phật : 

Đạo Phật bao giờ cũng mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại nhưng nói đến nhân loại phải nói đến cá nhân .

Tuy vậy, mổi con người không thể nào sống đơn lẻ mà phải nhờ vả cả tồn xã hội , con người không thể sống đơn độc mà phải sống tập thể . Tập thể nhỏ nhất mà căn bản nhất của xã hội là “gia đình” . Đây cũng chính là tổ ấm , nơi đoàn tụ vợ chồng con cái anh chị em ruột thịt.

Như thế , chúng ta cũng thấy được rằng : mổi thành viên trong gia đình đều liên quan trực tiếp đến hạnh phúc gia đình . Mổi người phải quan niệm đúng về hạnh phúc theo đạo Phật.

a/ Thiểu dục – tri túc là hạnh phúc : 

Theo đạo Phật một gia đình không hẳn là một gia đình phú quý vinh hoa , vì phú qúy vinh hoa không đủ để tạo ra hạnh phúc . Một gia đình mà mọi người trong đó đều thật tình thương yêu nhau , thông cảm nhau , ai ai cũng được thư thái an vui , cuộc sống không qúa thiếu thốn .

Mọi người trong gia đình tâm được an tịnh , cha con vợ chồng chung sống hòa hiếu với nhau biết hổ trợ nhau để tiến tu giải thốt.

Về vật chất ước muốn vừa phải , xem tất cả chỉ là phương tiện cho cuộc sống chứ không phải để hưởng thụ Vật chất ắt phải cần nhưng dứt khốt chúng ta phải gạt bỏ tư tưởng “ đứng núi này trông núi nọ” như thế gian mà phải chấp nhận những tiện nghi đang có là đầy đủ trong cuộc sống rồi . Một túp nhà để chống

nắng che mưa , mùa đơng có áo ấm CHĂN lành chống rét có đủ ăn no hằng ngày , thế là đầy đủ rồi đó ( áo ấm không phải là thứ nhung , thứ nỉ đắt tiền mà là vải sô cũng ấm vậy , CHĂN lành nghĩa là không CHĂN hoa CHĂN gấm mà chỉ là tấm CHĂN bình thường không rách ). Đó là thiểu dục tri túc ( hạn chế sự ham muốn , biết những phương tiện đang có là đầy đủ).

b/ Giảm đoạn tham sân si là hạnh phúc : 

Nhưng hạnh phúc không chỉ nói về phương tiện vật chất mà còn đề cập đến tinh thần .

Như trên, tinh thần thiểu dục tri túc giúp ta hạn chế được sự ham muốn nhưng đến lúc nào thật sự chúng ta dẹp bỏ được lòng ham muốn thì lúc đó thật sự có hạnh phúc. Sở dó con người luôn luôn thất vọng chán chường vì lòng ham muốn vô bờ bến thỏa mãn nhu cầu điều này lại nhu cầu điều khác. Không tham muốn thì không bao giờ thất vọng , hồn tồn thảnh thôi thoải mái , thỏa nguyện .

Một điều làm cho người khác khổ đau nữa là sự nóng nảy giận hờn. Khi nổi cơn giận lên thì mất ăn bỏ ngủ tức tối trong lòng , đứng ngồi không yên. Đã có lúc khi tức giận là như kẻ điên cuồng đập vở chén bát, phá Đồ đạc nếu dẹp được cơn nóng giận thì phải an lạc không ?

Con người còn vì si mê không nhận ra được chân lý , không tìm thấy được con đường giác ngộ. Chính cũng vì si mê mà đâm ra khiếp sợ tất cả , chính vì si mê mà tạo ra khổ đau cho mình để rồi khổ đau chồng chất lên đau khổ.

Vì vậy theo đạo Phật , dẹp bỏ được tham lam , sân hận si mê là hạnh phúc . Chưa dẹp bỏ được cũng phải giảm dần dần thì mới có thể an lạc.nhưng làm thế nào để tạo ra hạnh phúc ?

II . PHẢI TỰ MÌNH TẠO DỰNG HẠNH PHÚC CHO CHÌNH MÌNH :

 

Hạnh phúc không thể cầu xin mà có . Nếu cầu xin mà có thì lồi người thì ai ai cũng có được hạnh phúc rồi. Hạnh phúc cũng không pnải trông chờ ở một tha nhân . Có ai trong đời mà có thể mang đến được hạnh phúc cho ta không ? và có ai cứ ngồi không mà hạnh phúc tự nhiên đến với mình không ?

• Hạnh phúc không thể cầu xin mà có

• Hạnh phúc không thể tự nhiên đến với chúng ta

• Hạnh phúc của chúng ta do chúng ta tạo lấy .

Xác định được như vậy , chúng ta phải địi hỏi chính bản thân mình .

- Muốn hưởng quả phải gieo nhân : trước hết chúng ta muốn có hạnh phúc của mình thì phải tôn trọng sự an lạc của người khác , và muốn có đầy vật chất cần thiết cho cuộc sống cần phải siêng năng lao động , không mong chờ số mệnh.

- Trong tập thể gia đình mổi người phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối với những người thân thuộc.( giảng viên đọc lại phần này ở bài “ bổn phận của người Phật tự”)

III.- NHữNG YếU Tố CĂN BảN Để XÂY DựNG HạNH PHÚC GIA ĐÌNH : 

1/ Vợ chồng phải biết kính trọng lẫn nhau: 

Vợ chồng phải biết kính trọng lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng là làm cho tình yêu vừa thêm trang trọng , vừa thêm rực rở. Thái độ này không phải thực hiện như một phép xã giao mà phải được phát xuất từ đáy lòng sâu thẳm Chính vì kinh trọng nhau nên phải trung thành với nhau .

2/ Ý hòa Đoàng duyệt : 

Bất cứ việc gì , nhất là làm ăn , việc chi tiêu trong gia đình , vợ chồng ( có thể cho các con lớn tham gia đóng góp) bàn bạc cụ thể với nhau , khi cả nhà vui vẻ nhất trí rồi mới thực hiện ( vấn đề này nếu không được “ ý hòa Đoàng duyệt” thường gây ra sự đổ vở của mái ấm gia đình ).

3/ Thể chất và kinh tế gia đình : 

Mổi người trong gia đình , trước hết phải biết giữ gìn sức khỏe cho chính mình và chăm sĩc sức khỏe cho nhau để ít đau ốm , biết đề phòng những bệnh truyền nhiễm , biết ăn uống làm việc điều độ, phải có kiến thức cần thiết về y tế và thể thao .

Về kinh tế gia đình , trong kinh “Dighajànu người Koliya ( Tăng chi bộ kinh tập III ) đã nêu ra bốn PHÁP an lạc hiện tại”.

a/ Đầy đủ sự tháo vát : Thiện xảo trong nghề nghiệp, siêng năng biết lo sắp

xếp công việc . Vì vậy chúng ta phải sinh sống bằng nghề chính đáng ( theo đạo Phật những nghề không chính đáng là nấu rượu , buôn khí giới , độc dược, buôn người, bói tốn …) và luôn luôn rèn luyện tay nghề ( ngay khi còn thiếu niên phải chăm lo Học hành và rèn luyện cho mình một nghề sinh sống ). Khi quan niệm làm việc để tạo ra hạnh phúc thì phải biết vui vẻ trong việc làm dù có khó nHọc.

b/ Đầy đủ sự phòng hộ : Tài sản do mồ hôi mình làm ra , gìn giữ đừng để trộm cắp lấy , nước trôi lữa cháy , bị tịch thu …………

Vậy chúng ta phải biết qúy tài sản mình làm ra , phải biết bảo vệ , phải biết đề phòng những tai nạn nói trên , phải cẩn thạân giữ gìn . Muốn khỏi bị tịch thu thì phải biết tuân hành theo luật PHÁP . Mở một cô xưởng , một công ty nào phải có giấy phép , không nên làm “chui” làm lậu , thuế má phải đóng sòng phẳng không trốn thuế , không chùng lén. Muốn khỏi con hư phá sản , phải biết giáo dục con

cái từ nhỏ , phải đưa con cái đến đạo PHÁP để tập nếp sống hiền thiện. Nhưng bảo vệ tài sản không có nghĩa là tham đắm vào tài sản , nô lệ tài sản để rồi phải đau đớn theo tài sản ( khi bị mất mát , lại nuối tiếc, lại buồn rầu) . Ta bảo vệ hết cách nhưng khả năng chúng ta đến mức độ nào thì bằng lòng với mức độ đó . Tục ngữ có câu “ lấy của che thân chứ ai lấy thân che của” . Tài sản cũng chỉ là phương tiện

cho cuộc sống của mình , chúng ta phải bảo vệ là bảo vệ cái phương tiện đó chứ không phải vì đắm vào tài sản để rồi xem tài sản qúy hôn cả bản thân mình .

c/ Làm bạn với người hiền thiện : Người hiền thiện mới là người không dối

gạt ta , người hiền thiện là người ngay thẳng không lợi dụng mà người đối đải thật tình , biết giúp đở mình khi hoạn nạn . Làm việc với người hiền thiện ta còn Học tập được Đức tính tốt , Học tập được kinh nghiệm trong cuộc sống và người hiền thiện sẽ giúp mình rất nhiều trong việc tu tập .

d/ Thăng bằng điều hòa : Thăng bằng ở đây nói đến vật chất, nói đế kinh tế gia đình tức là mức thu chi của gia đình phải được cân bằng , và phương cách làm việc của chúng ta phải có thu Nhập điều hòa. Không thể sống bằng sự thu

Nhập bấp bênh , bữa có bữa không . Vậy phải chọn nghề như thế nào , có kế hoạch như thế nào để Đoàng tiền thu Nhập hàng tháng ổn định , không vì những dịch

vụ thu được số tiền lớn mà bỏ nghề chính của mình đểø đeo đuổi dịch vụ ấy , và rồi sau một dịch vụ lại là một thời gian dài không có việc làm .như vậy, thà nhận một việc tiền lương ít, mà điều hòa còn hôn chạy theo dịch vụ này , dịch vụ kia không có tính ổn định .

Hằng tháng , gia đình phải có những dự thu dự chi phù hợp với khoản thu

Nhập của mình . Trong dự chi phải biết sắp đặt ưu tiên ( có gia đình mới lãnh lương

ra đã mua ngay một cái máy cassette để rồi cuối tháng con xin đóng Học phí lại 

không có để đóng) Phải biết cái nào là cần thiết , nếu chi tiêu tuỳ tiện cái gì cũng thích mua thích sắm , món nào cũng thích ăn thích dùng trở thành ra phung phí thì kinh tế gia đình sẽ đi đến kiệt quệ . Về phương diện này không nên đua địi với người khác và phải có tinh thần “tri túc” như đã đề cập trên , nhưng không có thể sống một cách bỏn xẻn , có rất nhiều người không dám ăn , không dám mặc chỉ tích lủy để “làm của” ( sắm vàng hoặc có số tiền lớn để cho vay rồi tiền làm ra tiền và chỉ biết tích lủy Đoàng tiền ) , như thế cũng nô lệ Đoàng tiền . Đã không dám dùng Đoàng tiền để phục vụ cho cuộc sống cần thiết của bản thân , thì còn nói gì đến giúp đở người khác.

Vậy chúng ta không phung phí nhưng cũng không bỏn xẻn . Trong dự án thu chi của gia đình phải có những khoản bất thường chi đề phòng khi những người trong gia đình ốm đau hoặc tiếp bà con bạn bè .

4/ Tâm hồn thư thái an tịnh: 

Hạnh phúc gia đình , cốt yếu ở tinh thần nữa . Dù kinh tế gia đình có đầy đủ mà tinh thần không thư thái , tâm ta không an tịnh thì cũng không thể là hạnh phúc . Muốn có được điều này , trong cuộc sống phải có : TÍN , GIớI, THÍ, TUỆ. Theo kinh Dihajànu , đây là bốn PHÁP thật sự ở trưởng lai. Nhưng chính những PHÁP này ngay trong hiện tại cũng đã giúp cho tâm hồn con người thư giản an vui.

1/ Tín : Phải có Đức “tin” : trước hết là tin ở chính mình , tin rằng hạnh phúc là do mình tạo dựng , không có sự tin tường ấy con người sẻ trở thành hoang mang không biết tìm đâu ra lẽ sống , chính sự hoang mang này đưa đến sự chán chường để rồi “ chỉ sống lây lất cho qua ngày” chỉ mới nảy sinh trong tư tưởng cũng là nổi khổ dằn vặt con người rồi .

Hôn nữa, nếu chúng ta quan niệm : kiếp sống con người chỉ có vỏn vẹn bảy, tám , chín , mươi Năm chết là hết thì dại gì ta không ăn chôi cho thỏa thích , dại gì không cung phụng cho cái thân xác này bằng mọi cách ? mà cung phụng cho xác thân này thì biết bao nhiêu cho vừa , rồi lại đâm ra thất vọng , chán nản và chuốc lấy sự khổ tâm Chúng ta hầu hết đều quan niệm : chết chưa phải là hết mà còn phải có đời sau mà đời sau như thế nào ? tùy quan niệm của từng tôn giáo . Theo đạo Phật thì có “ luân hồi” mà luân hồi lại liên quan đến “nhân qủa” nên phải tạo nhân thiện kiếp này để có qủa kiếp sau như thế mới an tâm (đúng ra gây nhân hiện tại có thể hưởng ngay trong hiện tại) nhưng nhân qủa không cứng nhắc mà còn phụ

thuộc vào “duyên sinh”vì vậy có những duyên tác động để chuyển hóa qủa xấu , khi đã biết ăn năn hối lổi , chứ không phải bị dằn vặt đau khổ suốt đời .

Nếu không có được sự tin tưởng này thì con người đã lở làm một điều ác lương tâm luôn luôn cắn rứt và không bao giờ được hạnh phúc . Tin những điều ấy tức là tin ở giáo lý của Đức Phật . Nhưng Đức Phật đã dạy : “ tin ta mà không hiểu ta tứ là phỉ báng ta”. Vậy những lời Đức Phật dạy ta phải dùng lý trí suy xét và thử nghiệm trong đời sống chúng ta rồi hãy tin ( xem lại bài “Đức tin” ở chương trình lộc uyển ).

2/ Giới : người Phật tử tại gia chúng ta có Năm giới (xem lại bài “ Năm giới” ở Bậc Kiên ) thực hành Năm giới là chúng ta đã tạo hạnh phúc cho mình và người . Ta không giết hại người khác , không giết hại chúng sanh khác , mọi người chung quanh ta đều thực hành như thế thì tâm hồn ta và mọi người xung quanh bao giờ cũng yên ổn không sợ người khác giết hại mình . Chúng ta không lấy của cải của ai

và mọi người xung quanh ta đều như vậy thì lo gì trộm cắp . Vợ chồng chúng ta và cả những cặp vợ chồng chung quanh ta đều giữ giới không tà dâm thì làm gì có chuyện ngoại tình , có chuyện đổ vở hạnh phúc của gia đình .v.v… Giữ gìn Năm giới chính là hành động cụ thể và thiết thực nhất để xây dựng

và bảo vệ hạnh phúc gia đình .

3/ Thí : phải biết chia xẻ vật chất cho người khác .bố thí không những gieo an vui cho ngừôi khác mà chính đó cũng là một tác động đem đến an vui cho bản thân mình . Tất cả chúng ta ai cũng thấy tâmhồn nhẹ nhàng vui tượi khi mình cứu giúp một người đang bị đói khổ hay bị lâm nạn . Bố thí còn là phương PHÁP giúp ta xóa bỏ tham lam . Không những bố thí của cải vật chất mà còn phải bố thí giáo PHÁP , chúng ta hiểu được những gì về giáo PHÁP phải san sẻ hiểu biết đó cho những người trong gia đình , cho những người xung quanh ta để tất cả cùng xây dựng và giữ gìn an vui hạnh phúc trong gia đình , trong thôn xóm ( xem lại phần bố thí nhiếp trong bài “ tứ nhiếp PHÁP” )

 

 

Hằng tháng trong dự án thu chi của gia đình phải có khoản dành cho việc bố thí .

4/ Tuệ : Khi dục vọng vôi đi , sân hận lắng chìm và màn vô minh được cuốn lên thì khi đó tâm chúng ta mới thật sự an lạc . Nhưng chỉ khi nào trí tuệ được phát chiếu thì khi đó tham , sân, si mới thật sự giảm đoạn lần lần . Muốn có trí tuệ không phải chỉ lo trau dồi kiến thức văn hóa, vì kiến thức văn hóa đối với đạo Phật chưa phải là “tuệ” mà trí tuệ trong đạo Phật là hiểu được chánh lý . Hiểu được vạn

PHÁP là duyên sinh vô ngã là biến dịch vô thường . Vì không hiểu được như vậy nên chấp “ có", chấp “không” , chấp “đoạn”, chấp “thường”” . Vì vậy mà tham sân sanh khởi , khổ đau có mặt . Muốn có trí tuệ chúng ta phải luôn luôn Học hỏi giáo lý, đem giáo lý áp dụng vào đời sốn g để thể nghiệm .

Nhưng thực tế không thể nào có được một tâm hồn an vui tươi mát khi trực diện với người mình thương yêu . Người chồng nhận thấy ở vợ mình có vài ( có khi nhiều lắm) cái tính khó chịu mà lúc hai người bắt đầu yêu nhau không có hoặc có mà được ngụy trang kỹ lương nên không nhận ra . Ngược lại khi về làm vợ người đàn bà mới phát giác những cái không tốt của ông chồng . Cho nên khi tìm hiểu nhau chúng ta phải thành thật không che đậy , không ngụy trang không đóng kịch .

Những người hay ngụy trang hay đóng kịch trước người yêu thì bao giờ cũng nhận lấy khổ tâm khi về chung sống với nhau . Ngay cả cha mẹ thường cũng cảm thấy khó chịu bực bội khi khi thấy những đứa con của mình có những bướng bỉnh mà không sửa trị được , đâm ra ray rứt trong lòng . Ngược lại con cũng nhận thấy ở cha mẹ những hành vi , cử chỉ quá nghiêm khắc , hoặc cứng nhắc ở một vài qui điều

nào đó . Chính những cái đó đã làm rạn nứt hạnh phúc của gia đình , khó có sự thông cảm hòa hợp thì cũng khó có tình thương yêu trọn vẹn . Những cặp vợ chồng nào lở có đôi điều như thế hoặc cha mẹ con cái nào có một vài khía cạnh xung khắc như vậy thì phải kiên nhẫn khuyến hóa nhau nhất là phải có cái nhìn thiền quán .

IV YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC DUY TRÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH :

Cái nhìn thiền quán là yếu tố quyết định duy trì hạnh phúc gia đình .

Trong hoa có rác , trong rác có hoa .

Cành hoa tốt đẹp hôm nay được cắm một cách mỹ thuật trong bình hoa nhưng vài hôm sau nó đã thành ra rác vùi dập trong thùng rác . Nhưng rác trong thùng kia vài tuần lễ sau nữa sẽ ra hoa vì trở thành phân bón cho hoa trái tốt tươi , rác đã có mặt trong hoa . Người trồng hoa quý rác như qúy hoa . Thế mà người đời

ưa thích hoa mà tránh xa rác Chúng ta thương một người nào đã là thương thành thật thì phải chấp nhận cả hoa , chấp nhận cả rác ( không ai tồn là hoa , cũng không ai tồn là rác ) . Chúng ta phải biến rác thành hoa , qúy rác như hoa . Nếu không biến đổi rác thành hoa thì không bao giờ có hạnh phúc . Không ruồng rẫy , không chạy trốn xa cái xấu xa của người khác mà chấp nhận để chuyển hóa . Là

con , chúng ta thờ phụng những bông hoa trí tuệ từ các gốc cổ thụ đừng có thành kiến với các Bậc phụ huynh mà phải lắng nghe, phải suy nghiệm . Về phía phụ huynh dù đứa con chúng ta thế nào chúng ta cũng kiên nhẫn giáo dục và cũng phải chung sống bằng mọi giá , phải nhìn được cả hoa và rác trong đứa con nhưng với cái nhìn thiền quán , rác cũng là hoa. Vợ chồng đối với nhau cũng thế , chúng ta tin tưởng bao giờ cũng có sự biến chuyển không sớm thì muộn . Đừng chê bỏ miếng đất xấu nào vì biết đâu miếng đất ta chê bỏ mà lại có một hủ vàng chon trong đó . Một nữ Phật tử đã tâm sự với thầy Thiện Từ: “ Trước khi Học ở khóa Thiền này thì đời sống rất là đau khổ, ông chồng như một hung thần của gia đình , tưởng không có thể nào hạnh phúc , may nhờ có một cuốn băng của tu viện Tuyết Sôn , ban đầu ông chỉ nghe một bài hát, thấy hay hay , ông nghe tiếp một đoạn giáo lý rồi . . . ông lại nghe đi nghe lại nhiều lần cuốn băng đó , bây giờ ông đã trở thành hiền hòa ngọt ngào”.

Đúng cuốn băng giáo lý kia là cái cuốc để đào hủ vàng trong khu vườn mà chúng ta chê bỏ. Bản thân mình cũng nhìn cho được phần rác của mình chứ đừng cho rằng mình chỉ tồn là hoa .

- Trách móc , hờn giận , lý luận sẽ không đi đến đâu Lý luận chỉ đào sâu thêm chia rẽ và cũng không có trách móc nào đưa đến kết qủa tốt đẹp . Trái lại là phương tiện để chôn vùi hạnh phúc . Phương tiện xây dựng hạnh phúc là nụ cười hiểu biết . Chúng ta thường nói : “Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài” chấp nhận như thế là bước đầu của an lạc .

Đừng bao giờ nói :

+ ba tôi không được như ba anh.

+vợ tôi không được như vợ anh.

+ chồng tôi không được như chồng chị .

- Cái gì cũng có gốc rễ : Cái giận cũng có gốc rễ chứ, nhưng phải biết tỉnh thức , khi giận ta biết ta đang giận , rồi tìm cho ra nguyên nhân của cái giận . Suy nghiệm kết qủa của cái giận ( làm ta đau khổ hay an vui ).

- Biết an tịnh tâm : sau khi biết mình đang giận , chúng ta ngồi tĩnh lặng theo dõi hôi thở ( khoảng 30 hôi thở ra vào) sau đó :

+ hôi thở vào ta nhẫm : thở vào tâm tĩnh lặng .

+ hôi thở ra ( mỉm cười ) : thở ra miệng mỉm cười

+ hôi thở vào : an trú trong hiện tại .

+ hôi thở ra : giờ phút đẹp tuyệt vời .

Lại lặp như thế cho đến khi tâm mình an tịnh , tươi mát.

Người huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử phải lo xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình . Muốn được như thế , cần phải quan niệm đúng về hạnh phúc , phải nắm vững những yếu tố căn bản xây dựng hạnh phúc để luôn luôn thực hiện đúng trong đời sống hằng ngày và cần thiết phải có cái nhìn “thiền quán” mới có

thể duy trì hạnh phúc . Cái nhìn “ thiền quán” không dễ gì một sớm một chiều mà có được , phải cố gắng thực tập thường xuyên .

Hy vọng sau bài Học này , anh chị em có thể đem lại sự an vui , tươi mát đến cho mọi người trong gia đình và trước hết là cho chính bản thân của anh, chị .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thiểu dục – Tri túc trong “Phật Học phổ thông” của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa .

- Bài giảng về “Gốc rễ hạnh phúc và tu tập” của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh .

- Bài giảng “Hòa hiểu an vui” của Thích Thiện Từ.

- Bài giảng : Tám PHÁP an lạc ở hiện tại và trưởng lai của Thích Giác Viên.

Chú ý : đề tài này nên dành nhiều thì giờ để tổ chức hội thảo.

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN