Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 756 guests and no members online

058133906
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
63229
67297
346559
1872724
58133906

23:51 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

CÔNG DỤNH CHỮA TRỊ

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà

- Với sự hỗ trợ của những vật dụng, đồ dùng hoặc thực phẩm cực kỳ thông dụng, bạn có thể tự tin làm bác sỹ gia đình. Điều đáng nói là cách thức của chúng dường như “không giống ai” nhưng lại hiệu quả thực sự.

Dưới đây chỉ là 12 trong số hàng trăm mẹo hay được giới thiệu trong cuốn: “Cẩm nang bác sỹ khuyên dùng để điều trị bệnh tại nhà” đã phát hành và tái bản hơn 16 triệu bản tại Mỹ:

1. Rượu Vodka trị mùi hôi chân  Nếu chân bạn thường tỏa ra mùi không mấy dễ chịu, bạn có thể lấy khăn thấm vodka để lau chân. Vodka chứa cồn, vừa  khử trùng vừa có tác dụng làm ráo da, vì thế có tác dụng khử mùi.

2. Bút chì chống đau đầu
Khi bị lo lắng hay stress, bạn thường bạnh hàm, nghiến răng, điều này sẽ khiến cơ mặt từ hàm đến thái dương bị căng và gây đau đầu. Giải pháp đơn giản là: Đặt 1 chiếc bút chì giữa 2 hàm mà không cắn răng, tự nhiên cơ hàm, cơ mặt  được thư giãn, sẽ tránh được đau đầu.

3. Sữa chua trị hôi miệng
Nghiên cứu ban đầu cho thấy vi khuẩn có lợi trong sữa chua, ở mức độ nào đó, có thể lấn áp loại vi khuẩn gây hơi thở kém thơm tho, hoặc ít nhất cũng tạo được một môi trường khắc nghiệt đối với loại khuẩn “thiếu tế nhị” ấy.

4. Cam thảo trị chai sần
Cam thảo chứa các chất giống estrogen có thể làm mềm phần da chai sần. Tại nhà bạn có thể làm như sau: xay một ít cam thảo, trộn với nửa thìa sáp chống nẻ, bôi hỗn hợp này vào vùng da chai sần.

5. Bóng tennis (hoặc vỏ đồ hộp) chữa đau mỏi bàn chân
Để mát-xa cho lòng bàn chân, bạn chỉ việc cởi giày, lăn từng chân trên một quả bóng tennis hoặc vỏ đồ hộp trong 1-2 phút. Muốn có tác dụng thư giãn hơn, có thể lăn chân trên 1 chai nước mát.


6. Dầu ô-liu trong điều trị Eczema
Thoa dầu ô-liu trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, các chất chống ô-xy hóa có trong dầu sẽ giúp giảm hiện tượng viêm nhiễm thường đi kèm eczema.
Thoa 5ml dầu lên  vùng da khoảng 6,5cm2, da sẽ được bảo vệ tránh bị khô nứt; nếu cần có thể đắp dầu rồi quấn ni-lông qua đêm để giữ ẩm.
Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa trong dầu ô-liu còn giúp chống sẹo và các vết thâm.

7. Đường chữa nấc cụt
Bạn bị nấc cụt? Hãy nuốt một thìa đường, vài phút sau hiện tượng này sẽ dứt. Các bác sỹ cho rằng, đường tác động lên cơ thần kinh, ngăn việc điều kiển cơ hoành co rút và gây nấc cụt.

8. Ô-liu hoặc chanh trị say tàu xe:
Khi bị say tàu xe, miệng bạn tăng tiết nước bọt, gây ra cảm giác buồn nôn. Hợp chất tannin có trong ô-liu giúp làm khô nước bọt. Vì vậy, ngay khi có cảm giác buồn nôn mà ăn đôi ba quả ô-liu, ngậm một 1 lát chanh tươi bạn sẽ thấy khác hẳn những lần “khốn đốn” vì say xe khác.

9. Dầu thực vật trị móng tay giòn
Móng tay giòn là triệu chứng báo hiệu móng của bạn thiếu độ ẩm trầm trọng. Ngoài việc nên thường xuyên dung kem dưỡng tay, bạn hãy thử với biện pháp sau: Trước khi đi ngủ, bôi dầu ăn vào tay sau đó đeo găng tay làm bếp hoặc bọc ni-lông, vừa giữ cho dầu không dây ra giường, vừa giúp dầu thấm vào da, cung cấp độ ẩm cho cả da và móng  tay.

10. Kem hoặc sữa chua lạnh chữa phỏng miệng
Vòm miệng của bạn rất mỏng và nhạy cảm với đồ ăn nóng. Nếu không kịp đợi cho lát pizza kịp nguội và bị… phỏng miệng, hãy nhanh chóng ngậm 1 thìa đầy kem hoặc sữa chua lạnh sẽ giảm rát tức thời và hạn chế phồng rộp. Không có sẵn kem bạn có thể ngậm một ngùm nước lạnh hoặc viên đá.

11. Kẹo cao su vị quế hoặc bạc hà giảm stress khi lái xe
Một nghiên cứu do NASA tài trợ cho thấy, bạc hà giảm 20% cảm giác mệt mỏi và lo lắng cho người lái xe; bạc hà và quế giảm 25% cảm giác ức chế, cáu bẳn và tăng 30% độ tập trung; có đến 30% số người tình nguyện tham gia khảo giác cho biết họ cảm giác hành trình ngắn hơn khi vừa lái xe vừa nhai kẹo cao su vị quế hoặc bạc hà. Nếu không phải là người có thói quen ăn kẹo cao su, bạn có thể mua 2 loại hương liệu để trong xe.

12. Táo làm trắng răng
Các loại rau và hoa quả giòn nói chung có tác dụng gần như bàn chải đánh răng vậy vì việc nhai chúng có ảnh ảnh hưởng tốt tới men răng, loại bỏ cao răng. Riêng táo lại có acid malic nhẹ giúp loại bỏ các chất cặn bám rõ rệt.

Người Sưu Tầm

* Quay Lại Trang Công Dụng Chữa Trị

HỌC KINH PHÁP HOA

I. TÀI LIỆU ĐỂ ĐỌC

Có rất nhiếu tài liệu về Kinh Pháp Hoa. Những tài liệu sau được tham khảo:

1. KINH PHÁP HOA

Thích Trí Tịnh Việt dịch từ bản của Cưu Ma La Thập.

Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1980.

Đây là bản chính. Sách dày 1,312 trang có chữ Hán cho người muốn nghiên cứu.

Ở cuối sách có phần đại ý mỗi phẩm.

2. Pháp Hoa Yếu Giải

Thích Phước Nhơn.

Phổ Quang xuất bản PL2539 - 1995.

3. PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giải nghĩa ẩn)

Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Chùa Phật Giáo Việt Nam Garden Grove USA ấn tống lại sách viết ở Việt Nam PL2507.

Cụ Chánh Trí có liên hệ mật thiết với GĐPT. Quyển này rất hay, có những nghĩa ẩn mà sách khác không có.

4. HUYỀN LUẬN VỀ KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Thái Hư Đại Sư

Phước Huệ Đạo Tràng LA USA ấn hành PL 2527

5. ĐẠI CƯƠNG KINH PHÁP HOA

Thích Hồng Đạo bút giả

Chùa Khánh Anh France ấn tống năm ?

Gồm các bài kệ trong Kinh. Muốn rút ngắn tinh ba của Kinh.

6. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA - PHÁP HOA CƯƠNG YẾU

Việt dịch Thích Trí Tịnh

The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation ấn tống PL2543 - 1999

In lại số 1. Ở cuối sách có phần linh ứng của kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

7. BỔN MÔN PHÁP HOA KINH

Thích Trí Quảng

Sư cô Phước Cảnh và quý phật tử ấn tống PL2543.

II. CÁC ẤN BẢN ONLINE

8. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Cưu Ma La Thập Hán dịch

Thích Trí Tịnh Việt dịch (tài liệu số 1 để đọc)

http://old.thuvienhoasen.org/khphaphoa-00.htm

9. KINH PHÁP HOA - Phần chính văn

Thích Trí Quang Việt dịch

http://thegioitamlinh.ace.st/t1384-topic

10. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Thích Thanh Từ giảng giải

http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Kinh/DieuPhapLienHoa/TRANG_CHINH.htm

11. DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH

Vĩnh Như Hoài Văn Tử

III. CÁC ÂM THANH / VIDEO CỦA KINH PHÁP HOA

Vào năm 2011, nếu không có danh sách các âm thanh / video Kinh là thiếu sót.

12. ĐẠI CƯƠNG KINH PHÁP HOA

Thích Phước Thái giảng

2 MP3 CD. Thỉnh từ Chùa Quang Minh Melbourne.

13. KINH PHÁP HOA

Thích Trí Siêu giảng

http://camnangtudao.blogspot.com/2010/04/kinh-phap-hoa-mp3-thay-thich-tri-sieu.html

Nghe trực tuyến online.

14. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Sư cô Thích Nữ Phước Hoàn giảng [YouTube video]

http://www.youtube.com/watch?v=LYW0qtcmBM8

15. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - Phim hoạt hình (9 phần)

http://www.youtube.com/watch?v=jRcbvXVtuA0&feature=related

16. KINH PHÁP HOA

HT Thích Kiến Tánh giảng (MP3) http://www.chuahaiduc.org/Phap%20Thoai/trang_phap_thoai.htm

17. KINH PHÁP HOA

ĐĐ Thích Giác Trí giảng (MP3) http://www.chuahaiduc.org/Phap%20Thoai/trang_phap_thoai.htm

IV. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KINH PHÁP HOA

Theo Chương Trình Tu Học Bậc Lực UĐL 2010-2015 thì Kinh Pháp Hoa được học trong 5 tháng gồm tháng 8, 9, 10, 11, 12 của năm thứ 2 tức 2011. Bài này xin đề nghị tiến trình học Kinh Pháp Hoa như sau:

Tháng 8/2011:

Lý do của Kinh,

Khác biệt giữa Bắc Truyền và Nam Truyền,

Tổng thể của Kinh,

Phẩm Tựa (Phẩm 1).

Tháng 9/2011: Yếu chỉ của Phẩm 2-15.

Tháng 10/2011: Yếu chỉ của Phẩm 16-28.

Tháng 11/2011:

Giải đáp những câu hỏi của Chủ Nhiệm,

Giải đáp những thắc mắc về Kinh.

Tháng 12/2011:

Thường không học được nhiều,

Báo cáo, tường trình.

V. NGHIÊN CỨU KINH PHÁP HOA

1. Đó là một trái bom nguyên tử mà Phật đợi đến sau 40 năm dìu dắt đệ tử đến chỗ thuần thục mới dám đem ra ném ... [3]

Kinh Pháp Hoa ở vào phần cuối của cuộc tranh luận giữa Nam Truyền và Bắc Truyền bởi nhiều luận gia qua hàng ngàn năm. Bài này tránh dùng 2 danh từ Đại Thừa và Tiểu Thừa vì, mặc dầu 2 danh từ này chuyên môn hơn và được dùng trong các kinh, 2 danh từ này tạo trong lòng người nghe một quan niệm được xem là lớn đối nghịch với một quan niệm được xem là nhỏ.

Vì cuộc tranh luận giữa Nam Truyền và Bắc Truyền rất rộng lớn, bài này chỉ có thể nêu ra vài thí dụ của cuộc tranh luận ấy. Nếu ở Việt Nam, có lẽ cả đời ta không va chạm cuộc tranh luận này vì phần đông người Việt Nam theo Phật Giáo Bắc Truyền. Lại nữa với thói quen lễ phép nhiều người không muốn bị xem là <<bài xích>> quan niệm của phe bên kia. Sự tỵ nạn Cộng Sản của 1975 cho ta cơ hội thân cận quý thầy Nam Truyền thuộc nhiều sắc thái/tông phái trong môi trường cởi mở, quý thầy ấy mới nói thật lòng mình không tin tư tưởng Bắc Truyền như thế nào.

Trái bom nguyên tử bên trên chưa chắc là của Phật vì có nhiều người tin là Kinh Pháp Hoa do chư Tổ [11] làm ra vào Thế Kỷ 1 BC. Đa số quý thầy Nam Truyền đều tin là kinh điển Bắc Truyền không do Phật thuyết nên không tin cậy được. Chẳng hạn như đức A Di Đà là do Bắc Truyền gán cho đức Thích Ca thuyết ra chứ chưa ai từng thấy đức A Di Đà. Sau này hình ảnh đức A Di Đà là do người tin ngài thấy trong mộng hay trong thiền định. Cũng vậy chư bồ tát như đức Văn Thù Sư Lợi, đức Phổ Hiền, đức Quán Thế Âm, đức Địa Tạng v.v... là sản phẩm của Bắc Truyền.

Không biết kinh Pháp Hoa có thực hiện được mục đích kết thúc mọi tranh luận bằng cách thả trái bom Phật Thừa ? Chỉ có 1 Thừa mà thôi. Hay qua Phật Thừa, Kinh khơi màn cho loạt lý luận mới ?

Không phải cuộc tranh luận giữa Bắc Truyền và Nam Truyền chỉ xảy ra 2,000 năm trước mà ngày nay, 2011, nó vẫn còn, và very real. Người Nam Truyền/Bắc Truyền ở lẫn lộn ngay bên bạn, chỉ cần họ nhận chân quan niệm của họ. Có người chưa nhận chân được quan niệm của mình. Mấy tháng trước người viết có dịp tranh luận với Thầy Jag, một người Úc tu theo Nam Truyền, khoác y giống Phật. Thầy có cảm tưởng là các dịch giả Bắc Truyền <<up in the clouds with the fairies>>. Thầy tin cậy bản dịch của kinh A Hàm trực tiếp từ Pali sang Việt hơn là bản dịch từ Sankrit sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Ta tin cậy sự dịch thuật của 1 dịch giả, hay qua tay của 2 dịch giả, thậm chí có những kinh điển qua tay đến 3 dịch giả ? Như vậy Thầy không tin kinh điển Bắc Truyền bằng tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Việt v.v... Thầy không thấy ích lợi của Đạo Bồ Tát: đức Phật ra đời để chỉ cho chúng sanh thoát sinh tử (<<stop birth and death, extinguishing the flame>>) mà Bồ Tát Đạo thì chỉ người ta an nhiên trong sinh tử (<<continue the flame>>). Người viết hỏi Thầy nghĩ sao về rất nhiều người ngộ đạo qua thời đại tại các quốc thổ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam ? Thầy không thể <<discount>> những đóng góp của họ cho Phật Giáo chứ ? Thầy trả lời:<<I do not have to smoke because many others do.>>

Người Tây Phương [Europeans], kể cả người Úc, được xem là có nhiều phước. Họ sinh ra trong quốc độ sung túc. Lại thường mang hình tướng cao lớn so với người Đông Phương. Nhưng nền khoa học thực nghiệm của họ vì vững chãi nên làm cản trở họ tin những linh ứng khó chứng minh của Bắc Truyền. Đa số những gì không thấy, nghe, sờ mó, hay chứng tỏ được là bị loại ra. Thầy Nhất Hạnh quán thấy trong hạt cơm chúng ta ăn có công lao của người trồng lúa, có hạt mưa nuôi cây lúa, có mây bay lạnh lẽo, có ánh nắng ấm áp v.v... Phật Giáo Bắc Truyền gọi đây là pháp quán trùng trùng duyên khởi, nhưng có người hỏi đang ăn cơm tại đây bây giờ tại sao lại phóng một cái leo lên mây ?!

Sự tranh luận giữa Bắc Truyền và Nam Truyền không qua mắt ngoại đạo. Nếu ngoại đạo đem đến Phật Giáo một chủ thuyết mới để Phật Giáo chống đỡ thì dễ dàng cho Phật Giáo quá ! Muốn phá hoại Phật Giáo thì cách hay nhất là khai thác rạn nứt giữa Bắc Truyền và Nam Truyền. <<Sư tử trùng thực sư tử nhục>>, con sư tử, với sức mạnh như vậy, chỉ có thể chết vì vi trùng trên chính thân thể của nó. Chắc hẳn sự tranh luận giữa Bắc Truyền và Nam Truyền phải có bàn tay ngoại đạo khai thác bằng cách châm dầu vào lửa.

2. Kinh Pháp Hoa nguyên chữ Phạn (Sanskrit) tên Saddharmapundarika Sutra [10], được dịch ra chữ Hán bởi nhiều dịch giả với nhiều bản khác nhau. Hiện nay còn đang lưu hành 3 bản:

a. Chánh Pháp Hoa Kinh, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, niên hiệu Vĩnh Khang tại Đôn Hoàng, gồm mười quyển.

b. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch, vào đời Diêu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy và Long An (khoảng 396-397AD) tại Trường An, gồm bảy quyển, sau thêm thành tám quyển.

c. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do hai ngài Xà-na và Cấp-đa dịch vào đời Tùy, niên hiệu Nhân Thọ (khoảng 601AD), tại chùa Đại Hưng Thiện, gồm bảy quyển.

Dịch từ Hán văn ra Việt văn có những bản sau đây:

d. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Đoàn Trung Còn dịch, xuất bản vào năm 1936. Bản dịch này, dung hợp bản Hán văn của Cưu-ma-la-thập và bản Pháp văn của Eugène Bournouf.

e. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, xuất bản năm 1948. Bản dịch này căn cứ theo bản Hán văn của ngài Cưu-ma-la-thập.

f. Pháp Hoa Huyền Nghĩa do Mai Thọ Truyền tuyển dịch, xuất bản năm 1964, ông dung hợp nhiều bản Hán văn và Pháp văn để dịch.

g. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Diễn Giải Lục do Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch, xuất bản năm 1970, ngài dịch nguyên bản chữ Hán và chú giải của Đại sư Thái Hư.

Về phẩm loại của những bản dịch Phạn Hán thì bản Chánh Pháp Hoa của Trúc Pháp Hộ dịch có hai mươi bảy phẩm, không có phẩm Đề-bà-đạt-đa và phẩm Chúc Lụy là phẩm sau cùng. Bản Diệu Pháp Liên Hoa của hai ngài Xà-na và Cấp-đa dịch đủ hai mươi tám phẩm, có phẩm Đề-bà-đạt-đa và phẩm Chúc Lụy ở vào phẩm thứ hai mươi hai. Bản của ngài Cưu-ma-la-thập dịch, thiếu nửa phần đầu của phẩm Dược Thảo Dụ, thiếu phần đầu của phẩm Pháp Sư, thiếu phẩm Đề-bà-đạt-đa, thiếu phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn và phẩm Chúc Lụy ở chót. Nhưng sau y cứ vào bản <<bối diệp>> do Xà-na và Cấp-đa mang tới, ngài dịch bổ khuyết thêm đầy đủ là hai mươi tám phẩm. Do đó mà sau này được đặt tên là Thiêm Phẩm Pháp Hoa tức là kinh Pháp Hoa thêm một phẩm. Trong 3 bản kinh Pháp Hoa dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán đang lưu hành, thì bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của ngài Cưu-ma-la-thập dịch được coi là định bản. Đa số tu sĩ cũng như cư sĩ đều dùng bản này để nghiên cứu tụng đọc, bởi văn kinh lưu loát sáng sủa đầy đủ ý nghĩa, lý sâu sắc, đọc tụng dễ hiểu dễ nhận.

Trong 4 bản kinh Pháp Hoa được dịch từ chữ Hán ra chữ Việt mà chúng tôi vừa nêu, thì bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, được hầu hết người xuất gia cũng như tại gia ở Việt Nam dùng để nghiên cứu học hỏi, trì tụng. Hôm nay giảng kinh Pháp Hoa, chúng tôi cũng dùng bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh để cho quí vị dễ theo dõi, dễ hiểu. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh là người dày công nghiên cứu và phiên dịch kinh điển, nên có đầy đủ uy tín trên phương diện giáo dục cũng như dịch thuật. Pháp Phật mà ngài phiên dịch và truyền bá hầu hết chúng ta đều tin tưởng, nên bản dịch của ngài được mọi người tin cậy nhất. Tuy nhiên, một bản dịch dày đến năm sáu trăm trang, việc làm nhiều thì không tránh khỏi chút ít sơ sót. Nhưng phần căn bản thì đáng cho chúng ta tin tưởng để y theo đó mà tu học.

Kinh Pháp Hoa chẳng những ở Trung Hoa, Tăng Ni Phật tử quý trọng, mà khi truyền sang Việt Nam cũng được các chùa kính trọng, nên hay tổ chức các đạo tràng Pháp Hoa hay hội Pháp Hoa để trì tụng. Ở Nhật Bản, kinh Pháp Hoa cũng được tôn trọng nên có ra đời một phái tên Nhật Liên Tông, chuyên trì kinh Pháp Hoa và niệm câu Nam-mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Sớ giải kinh Pháp Hoa thì ở Trung Hoa có cả trăm nhà sớ giải. Nhưng hai bộ sách được quí trọng, phổ biến rộng rãi là Pháp Hoa Huyền Nghĩa, do Thiên Thai Trí Giả đại sư sớ giải và bộ Pháp Hoa Huyền Tán, do ngài Khuy Cơ đệ tử ngài Huyền Trang sớ giải.

3. Tên kinh, bản chữ Hán nói đủ là “Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”, gọi tắt là Diệu Pháp Liên Hoa, nói gọn nữa là kinh Pháp Hoa.

4. Kinh Pháp Hoa gồm 28 Phẩm, hơn 60,000 chữ.

5. Theo Ngài Hải Ấn [3], một trong nhiều bậc cổ đức chú giải Kinh Pháp Hoa, chủ nhãn của Kinh không ngoài cái hoài bão của Phật khi xuất thế là khai, thị, ngộ, nhập Phật chi tri kiến. Vì vậy ngài Hải Ấn sắp:

Phẩm Tựa: Hiển bày một cách tổng quát sự tướng của pháp giới

Phẩm 2 - 10: Mở cửa kho "thấy biết" của Phật (khai Phật tri kiến)

Phẩm 11: Chỉ tri kiến Phật (thị Phật tri kiến)

Phẩm 12 -16: Nhận thấy tri kiến Phật (ngộ Phật tri kiến)

Phẩm 17 - 22: Nhận tri kiến Phật tới chỗ thâm diệu (diệu Phật tri kiến)

Phẩm 23 - 28: Vào chỗ thấy biết của Phật (nhập Phật tri kiến)

6. Có sự hiện diện của Vua A-Xà-Thế. Từ một người đối lập/hại Phật trở thành hộ pháp. Hỗ trợ trong lần Kết Tập Kinh Điển 1 [16].

7. 5,000 người tăng thượng mạn, không tin tự bỏ ra về [16].

8. Núi Kỳ Xà Quật cao và hiểm trở, ý nói Hội Pháp Hoa quy tụ người có căn cơ [16].

A.- TÊN KINH:

1.- DIỆU: là mầu nhiệm không thể nghĩ bàn (Bất khả tư nghì).

2.- PHÁP: là pháp môn để đạt đến sự giác ngộ cuối cùng (Ba la mật).

3.- DIỆU PHÁP: là pháp môn mầu nhiệm của Phật tri kiến (Phật thấy biết), là Chân Tâm mầu nhiệm (Diệu Pháp) và cũng là Linh Giác căn bản (bản giác). Chân Tâm mầu nhiệm này là bản tánh chân thường, là bản thể bình đẳng của tất cả thánh nhân và phàm phu, của tất cả pháp giới. Phật và chúng sanh từ xưa đến nay đều đồng một thể tánh Chân Tâm mầu nhiệm này. Phật là người đã ngộ được thể tánh Chân Tâm mầu nhiệm và chúng sanh là người đã mê lầm thể tánh Chân Tâm mầu nhiệm. Chúng sanh ngộ được thể tánh Chân Tâm mầu nhiệm này thì thọ dụng được bốn đức Niết Bàn (Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh). Chúng sanh nào còn mê lầm thể tánh chân tâm mầu nhiệm này thì chạy theo vọng cảnh điên đảo nên bị sinh tử luân hồi.

4.- LIÊN HOA: là thí dụ cho Diệu Pháp sanh nơi đất bùn ô uế mà chẳng bị nhiễm trước, chẳng hôi tanh mùi bùn. Chúng sanh nhờ thí dụ này mà ngộ được Chân Tâm mầu nhiệm. Theo Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Liên Hoa có ba thí dụ:

a/- Vì có sen nên có hoa,

b/- Hoa nở thì sen hiện,

c/- Hoa rụng thì sen thành.

Liên Hoa sở dĩ có ba thí dụ là vì Diệu Pháp khó giải thích, phải mượn thí dụ để cho dễ hiểu. Hoa sen là biểu tượng cho Nhân (gương sen) và Quả (hoa sen) phát sanh cùng một lúc, cũng như Diệu Pháp là thể hiện Huyền (phương tiện) và Thật (chân thật) đồng một bản thể. Vì thế đức Phật dùng Liên Hoa để thí dụ Huyền và Thật của Diệu Pháp. Ba thí dụ của Hoa Sen được giải thích như sau:

a/- VÌ CÓ SEN NÊN CÓ HOA: gồm hai thí dụ:

1) Dụ thứ nhất là vì Thật nói Huyền: Thật là pháp chân thật tức là Nhất Thừa và Huyền là pháp phương tiện tức là ba Thừa. Sen ở đây là dụ cho Thật và Hoa ở đây là dụ cho Huyền. Thí dụ này là biểu tượng đức Phật vì pháp chân thật của Nhứt Thừa mà thiết lập pháp Huyền (phương tiện) của ba Thừa. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Mặc dù chỉ bày nhiều thứ đạo, nhưng kỳ thật không ngoài Phật Thừa). (Ba Thừa: Thinh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa).

2) Dụ thứ hai là nơi từ nơi Bổn Môn hiển bày Tích Môn. Bổn Môn nghĩa là chỉ cho Pháp Thân căn bổn của đức Phật Thích Ca đã có từ vô thỉ, đã thành Phật từ lâu xa, cũng gọi là Cổ Phật. Tích Môn nghĩa là chỉ cho Hóa Thân của đức Phật Thích Ca sanh vào nước Ca Tỳ La Vệ có dấu tích lịch sử, cũng gọi là Tân Phật. Sen ở đây là dụ cho Bổn Môn (Cổ Phật) và Hoa ở đây là dụ cho Tích Môn (Tân Phật). Thí dụ này là biểu tượng Pháp Thân của đức Như Lai thuộc Bổn Môn đã thành Phật từ lâu xa, nhưng vì muốn độ chúng sanh nên mới sanh vào nơi nước Ca Tỳ La Vệ làm Hóa Thân thuộc Tích Môn. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Đúng ra ta thật sự đã thành Phật từ lâu xa, chỉ vì giáo hóa chúng sanh mà nói rằng, ta mới xuất gia và chứng đặng Tam Bồ Đề. (Tam Bồ Đề là tiếng Phạn, nghĩa là chánh đạo).

b/- HOA SEN NỞ THÌ SEN HIỆN: cũng có hai thí dụ:

1)- Dụ thứ nhất là khai Huyền hiển Thật. Khai Huyền nghĩa là mở bày pháp phương tiện và Hiển Thật nghĩa là thể hiện pháp chân thật. Hoa nở ở đây là dụ cho Khai Huyền và Sen Hiện ở đây là dụ cho Hiển Thật. Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai huyền khai ba thừa để hiển bày pháp chân thật của Nhứt Thừa. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Khai phương tiện môn để chỉ bày tướng chân thật”.

2)- Dụ thứ hai là khai Tích hiển Bổn: Khai Tích nghĩa là mở bày Hóa Thân thuộc Tân Phật và Hiển Bổn nghĩa là hiển bày Pháp Thân thuộc Cổ Phật. Hoa Nở ở đây là dụ cho khai mở Tích Môn và Sen Hiện ở đây là dụ cho hiển bày Bổn Môn. Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai khai mở dấu tích là ta hôm nay gần thành đạo quả để hiển bày ta vốn đã thành Phật từ lâu xa. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Tất cả thế gian đều cho ta nay mới đắc đạo. Ta thật sự đã thành Phật từ vô lượng vô biên na do tha kiếp cho đến nay”. (Na Do Tha là tiếng Phạn, nghĩa là vạn ức).

c/- HOA RỤNG THÌ SEN THÀNH: cũng có hai thí dụ:

1)- Dụ thứ nhất là bỏ Huyền lập Thật: Bỏ Huyền nghĩa là phế bỏ pháp phương tiện của ba Thừa và Lập Thật nghĩa là thiết lập pháp chân thật của Nhất Thừa. Hoa rụng ở đây là dụ cho bỏ Huyền và sen thành ở đây là dụ cho lập Thật. Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai phế bỏ pháp phương tiện của ba Thừa để kiến lập pháp chân thật của Nhứt Thừa. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Đúng ra xả bỏ phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng”.

2)- Dụ thứ hai là bỏ Tích lập Bổn: Bỏ Tích nghĩa là phế bỏ Tân Phật thuộc Hóa Thân và Lập Bổn nghĩa là thiết lập Cổ Phật thuộc Pháp Thân. Hoa Rụng ở đây là dụ cho bỏ Tích (Tân Phật) và sen thành ở đây là dụ cho lập Bổn (Cổ Phật). Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai phế bỏ dấu tích lịch sử cho rằng ta hôm nay gần thành đạo quả để thiết lập bản thể ta vốn đã thành Phật từ lâu xa. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Các đức Như Lai, pháp đều như thế; vì độ chúng sanh, thật sự không hư".

Tóm lại Hoa sen biểu tượng cho nguyên lý nhân quả đồng thời. Hoa sen có hai phần:

a/- Cánh và Nhụy của hoa thì thuộc về Nhân.

b/- Gương và Hạt thì thuộc về Quả.

Một đóa sen gồm có cánh nhụy và gương hạt đều thể hiện cùng một lúc gọi là nhân quả đồng thời, nghĩa là Quả không ngoài Nhân và Nhân không ngoài Quả. Quả tức là Nhân và Nhân tức là Quả. Từ ý nghĩa này người tu Diệu Pháp là tạo nhân thì Thể Tánh Chân Tâm nhất định hiện bày là quả.

5.- DIỆU PHÁP LIÊN HOA: nghĩa là Pháp Môn mầu nhiệm của Phật tri kiến mở bày (khai) để độ chúng sanh ở cõi ta Bà ác trược này. Pháp Môn mầu nhiệm của Phật tri kiến thật là khó hiểu, khó tin, khó hành trì và khó chứng đắc. Do đó, đức Phật vì lòng đại bi thương xót nên mới ra đời, dùng đủ phương tiện để độ chúng sanh và khiến cho chúng sanh chứng ngộ bằng cách thể nhập được Pháp Môn mầu nhiệm của Phật tri khiến. Đấy là lý do của Phật ra đời.

CHÚ Ý: Đức Phật Thích Ca cũng như các đức Phật khác đều có ba thân: Pháp Thân, Báo Thân và Ứng Hóa Thân. Theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú, quyển 9, phần hạ giải thích rằng: Đức Như Lai có ba thân:

1)- Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai: Tỳ Lô Giá Na, tiếng Phạn Vairocana, nghĩa là biến khắp tất cả xứ. Pháp Thân này tánh và tướng bản nhiên thường hằng bất biến, chân như bình đẳng bất diệt v.v... Pháp Thân và Quốc Độ thì vô ngại, biến khắp tất cả xứ sở.

2)- Báo Thân Lô Xá Na Như Lai: Lô Xá Na, tiếng Phạn Rocana, nghĩa là thanh tịnh  viên mãn. Báo Thân này đã đoạn trừ diệt tận gốc rễ các hoặc và và trở nên hoàn toàn thanh tịnh, muôn đức đều viên mãn. Báo Thân này có hai: một là Tự Báo Thân hay Tự Thọ Dụng Thân và Tha Báo Thân hay Tha Thọ Dụng Thân. (Báo Thân gọi là Bổn Môn).

a)- Tự Báo Thân, nghĩa là thân này ở bên trong dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp tất cả chân pháp giới.

b)- Tha Báo Thân, nghĩa là thân này ở bên ngoài dùng ánh sáng của thân chiếu soi và ứng hiện khắp tất cả mọi căn cơ chúng sanh.

3)- Ứng Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Như Lai: Thích Ca Mâu Ni, tiếng Phạn Sàkyamuni, nghĩa là Năng Nhơn và Tịch Mặc. Năng Nhơn là chẳng an trụ nơi Niết Bàn, Tịch Mặc là chẳng trụ vào nơi sanh tử, tuỳ theo căn cơ của tất cả chúng sanh hóa hiện khắp nơi để thuyết pháp lợi sanh. Ứng Hóa Thân có hai loại: Ứng Thân và Hóa Thân. Ứng Thân nghĩa là Phật Thân ứng hiện để gia hộ chúng sanh và Hóa Thân là Phật Thân chuyển hóa sanh vào mọi loài chúng sanh để tùy duyên hóa độ.

6.- YẾU CHỈ CỦA PHẬT PHÁP:

Đức Phật muốn cho chúng sanh đều được thành Phật nên mới mở bày Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo ý của đức Phật, chúng sanh thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa muốn được thành quả phải thực hành đúng theo phương pháp chỉ dẫn sau đây:

a/- Hành giả muốn thành Phật thì phải hành trì đúng theo pháp môn phương tiện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hành giả không nên chú trọng về sự kiến giải mà không chịu hành trì. Sự kiến giải không đem sự lợi lạc chút nào cho hành giả trên con đường tu tập đạo giác ngộ.

b/- Hành giả phải theo yếu chỉ của kinh và không nên dựa theo lời văn của kinh. Lời văn của kinh không phải là yếu chỉ của kinh. Lời văn của kinh chỉ là những lời khen ngợi, những lời kích động dụ dỗ, những thí dụ mở lối tri kiến qua ngôn ngữ giới hạn không phải Diệu Pháp. Hành giả nào chỉ dựa theo lời văn của kinh là hành theo sự mê tín dị đoan là đi nghịch lại với yếu chỉ của Phật trong kinh.

c/- Yếu chỉ của kinh là muốn hành giả phải phát huy Vô Tác Diệu Lực của Diệu Pháp để tẩy sạch vô minh phiền não và khiến cho sáu căn đều được thanh tịnh. Sau khi sáu căn được thanh tịnh, Pháp môn mầu nhiệm của Phật tri kiến mới có thể hiển lộ. Vô Tác Diệu Lực nghĩa là năng lực mầu nhiệm của Linh Giác Diệu Tâm tự động phát khởi. Vô Tác Diệu Lực của Diệu Pháp Liên Hoa cũng giống như Anh Văn Lực của những người thông thạo tiếng Anh và khiến họ nói tiếng Anh linh hoạt tự nhiên không chút để ý. Nhờ Vô Tác Diệu Lực của Diệu Pháp Liên Hoa, hành giả mới thấy được tri kiến của Phật để tu trì.

B.- PHẦN NỘI DUNG CỦA KINH:

I. PHẦN KHAI PHẬT TRI KIẾN:

Phần khai Phật tri kiến kể từ Phẩm Tựa thứ 1 cho đến Phẩm Pháp Sư thứ 10.

1.- PHẨM TỰA:

Phẩm này đức Phật hiển bày những thế giới chân như pháp tánh của chư Phật trong mười phương và những thế giới này thường gọi là Nhất Chân Binh Đẳng Pháp Giới. Nhất Chân Bình Đẳng Pháp Giới nghĩa là thế giới pháp tánh thuộc y báo của chư Phật mười phương an trụ bản chất thanh tịnh chân như và bình đẳng một thể, do Tạng Như Lai của Chân Tâm mầu nhiệm duyên khởi. Những thế giới chân như pháp tánh do Tạng Như Lai của Chân Tâm mầu nhiệm duyên khởi chính là nền tảng phát sanh ra vô số thế giới vọng hiện và thế giới nghiệp duyên trong ba cõi. Những thế giới chân như pháp tánh được thể hiện qua hào quang chiếu soi bằng "Phổ Quang Minh Trí Tam Muội", cũng như các quốc gia trên thế giới được thể hiện qua đài truyền hình. Đức Thích Ca sử dụng Phổ Quang Minh Trí Tam Muội chiếu soi khiến cho thế giới chân như pháp tánh hiển bày để giới thiệu tri kiến của Phật cho chúng hội liễu ngộ. Trước khi chỉ bày tri kiến của Phật, đức Phật nói "Kinh Vô Lượng Nghĩa" để độ các hàng Bồ Tát rồi sau đó mới vào Thiền Định gọi là "Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội" để phát huy "Phổ Quang Minh Trí Tam Muội" và sử dụng "Phổ Quang Minh Trí Tam Muội" chiếu soi.

Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội (Anantanirdesapratisthànasamàdhi) nghĩa là một loại thiền định nương nơi thật tướng vô tướng để phát sanh vô lượng nghĩa của tam thừa tứ quả. Kinh Pháp Hoa Văn Cú, quyển 2 ghi rằng: "Tam đạo tức Tam Thừa, Tứ Quả tức La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, và Phật. Các pháp này gọi là vô lượng. Thực tướng là nghĩa xứ. Từ một nghĩa xứ nảy ra vô lượng pháp. Đắc được là Vô lượng pháp nhập vào một nghĩa xứ". Trước kia, đức Phật dùng thiền định đó để chuyển pháp luân độ sanh trong Hội Hoa Nghiêm nơi Bồ Đề Đạo Tràng và về sau ngài cũng dùng thiền định đó mở bày tri kiến của Phật để thọ ký trong Đạo Tràng Pháp Hoa nơi núi Linh Thứu.

Đức Phật phóng hào quang chiếu soi là báo hiệu cho chúng sanh biết đức Phật sẽ giảng kinh Diệu Pháp chưa từng có. Chúng sanh nhơn đó chuẩn bị tâm niệm thanh tịnh để đón nhận Diệu Pháp do đức Phật trao truyền.

a/- Hào quang chiếu soi mà đức Phật phóng ta tức là Tri Kiến của Phật. Tri Kiến của Phật chính là cảnh tướng chân thật không sanh diệt, không nhơ sạch và những cảnh tướng đó chư Phật đã từng chứng ngộ. Cảnh tướng chân thật của Phật chứng ngộ đích thực là Diệu Pháp được thể hiện qua hào quang chiếu soi (Tri kiến) nhằm tạo đức tin kiên cố cho chúng sanh.

b/- Hào quang chiếu soi của Phật phóng ra, tự nó có năng lực mầu nhiệm phi thường được gọi là Vô Tác Diệu Lực. Năng lực mầu nhiệm của hào quang chiếu soi cũng giống như Quang Tuyến X (X Ray) khổng lồ coi thấu một vạn tám ngàn thế giới phương Đông, soi thấu Địa Ngục A Tỳ ở phía dưới, soi thấu cõi trời Hữu Đỉnh v.v... ở phía trên và hiện ra hình tướng Pháp Giới Tánh của chư Phật, hiển lộ y báo và chánh báo trang nghiêm của chư Phật an trụ.

c/- Mục Đích: đức Phật muốn cho chúng sanh tôn kính Pháp Bảo bằng tâm và bằng  mắt nhìn thấy chỗ tri kiến của Phật đã chứng ngộ để xây dựng đức tin kiên cố nên mới phóng hào quang chiếu soi. Nhờ sự tôn kính Pháp Bảo, chúng sanh mới có đức tin và nhờ có đức tin mới quyết chí hành trì. Cũng nhờ hành trì tinh tấn trong đức tin kiến cố, chúng sanh mới được chứng ngộ và mới được thành Phật.

d/- Đã vậy, trong hội Linh Thứu này, năm ngàn người vẫn bị thối tâm vì thiếu đức tin. Đức Phật cho họ kém phước và có bệnh Tăng Thượng Mạn.

Chúc Hoà và Nguyên Đề thuyết trình cho Chúng Đại Từ Sydney

_____________________________________

BI-TRÍ-DŨNG

THÔNG BÁO

Kế hoạch học kinh Pháp Hoa.

Kính gởi Quý Huynh Trưởng Học Viên Khóa Tu Học Hàm Thụ Bậc Lực.

Khóa tu học hàm thụ Bậc Lực bắt đầu bước vào học trình của năm học thứ hai vào đầu tháng 8 năm 2011, với đề tài thứ 6 trong chương trình tu học hàm thụ Bậc Lực: Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

Ở trình độ tu tập của Học Viên Bậc Lực, tên kinh Pháp Hoa nghe thật quen. Sở dĩ được như vậy bởi vì chắc chắn trong chúng ta ai cũng đã từng (hơn một lần) đọc tụng kinh Pháp Hoa, đặc biệt là “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm” trong nghi thức Cầu An.

Hôm nay, Ban Điều Hành khóa học xin thông báo đến quý Huynh Trưởng Học Viên về kế hoạch học kinh Pháp Hoa như sau:

Đề tài: kinh Pháp Hoa.

Thời gian học: từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 12 năm 2011.

Tài liệu: học theo bản dịch kinh Pháp Hoa của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh.

Cách tìm tài liệu: vào Internet, đánh chữ kinh Pháp Hoa Thích Trí Tịnh, toàn bộ nội dung kinh văn sẽ hiện ra trên màn ảnh. Hoặc tìm kinh Pháp Hoa của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ở phần Tủ Sách Phật Học trên Trang nhà Quảng Đức (www. quangduc.com).

Giảng Viên: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng.

Phụ trách theo dõi phần hội thảo: Huynh Trưởng Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm.

Lịch trình giảng kinh: trên hệ thống Paltalk, phòng hội luận: BacLucUDL

Thời gian: từ 7:30 pm – 9:30 pm (giờ Melbourne)

Vào các ngày:

Thứ Bảy: 20/8/2011
Thứ Bảy: 24/9/2011
Thứ Bảy: 15/10/2011
Thứ Bảy: 12/11/2011
Thứ Bảy: 17/12/2011

Hội luận: sau khi được nghe phần giảng giải và hướng dẫn của Thượng Tọa Giảng Sư vào mỗi tháng trên hệ thống paltalk, các Chúng tự tổ chức hội luận theo từng tháng cho Chúng của mình. Nếu có các nghi vấn cần được giải thích thêm, xin gởi lên groups của khóa học để các Chúng khác cùng tham khảo, đồng thời gởi về cho Thượng Tọa Giảng Sư, để được giải thích thêm trong lần giảng vào tháng kế tiếp.

Tường trình: các Chúng chỉ cần làm tường trình một lần duy nhất, sau khi kết thúc đề tài. Tuy nhiên, trong các buổi hội luận mỗi tháng, nếu gặp những nan đề cần giải quyết, xin gởi ngay cho Ban Điều Hành khóa học, để được giải quyết kịp thời. Đây là điều quan trọng cần lưu ý.

Cách điểm danh: đề tài nầy có tổng cộng 5 lần hội luận. Sau khi kết thúc đề tài vào cuối tháng 12/2011, trong tường trình của Chúng gởi về cho Ban Điều Hành, nếu Học Viên tham dự đầy đủ cả 5 buổi hội luận, xin ghi vào sổ điểm danh là 5/5 (nếu vắng mặt một lần, ghi là 4/5...)

Theo lịch trình của mỗi tháng, khi vào paltalk để nghe Thượng Tọa giảng kinh (từ 7:30 pm – 9:30 pm, giờ Melbourne), xin quý Huynh Trưởng vào phòng sớm hơn 10 phút để thử máy và trang nghiêm đạo tràng. Sau đó, Huynh Trưởng Quản Chúng Tâm Thọ Nguyễn Thượng Dật đại diện cho Học Chúng có vài lời tác bạch, kính lễ Thượng Tọa Giảng Sư, cung thỉnh Thầy bắt đầu Pháp thoại.

Trên đây là kế hoạch học kinh Pháp Hoa. Ban Điều Hành khóa học yêu cầu các Thủ Chúng phổ biến đến tất cả thành viên trong Chúng của mình, để mọi người được biết tường tận, chuẩn bị tinh thần, sắp xếp thời gian, cũng như nhắc nhở nhau, để cùng tham dự đông đủ.

Cầu chúc quý Huynh Trưởng Học Viên đạo niệm tăng trưởng, tâm bồ-đề kiên cố, hưởng được nhiều pháp lạc trong sự tu học.

Kính chào Tinh Tấn,

Pl. 2555, ngày 30 tháng 7 năm 2011

Huynh Trưởng Tâm Lễ, Chủ Nhiệm

Đính kèm: Đề tài và thời gian, chương trình tu học hàm thụ Bậc Lực tại Úc Đại Lợi.