Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 820 guests and no members online

058075931
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
5254
67297
288584
1814749
58075931

01:52 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Huynh Trưởng

HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH 

Trong cuộc sống lồi người , ai lại không muốn có hạnh phúc , nhưng đã mấy ai dó hạnh phúc ?

Đức Phật ra đời cũng vì cứu khổ cho chúng sanh , cũng vì hạnh phúc cho nhân loại,.

Vậy chúng ta làm sao để có hạnh phúc ? gia đình là nền tảng của xã hội, muốn xã hội an lạc thì gia đình phải hạnh phúc. Nhưng chúng ta quan niệm hạnh phúc là như thế nào ?

I . QUAN NIM HẠNH PHÚC :

1. Quan niệmcủa thế gian : 

Thế gian cho rằng , chính tiền của, danh vọng mới tạo nên hạn h phúc . Cho nên ai cũng lo “làm giàu” để có nhà lầu ô tô bất cứ bằng cách nào , kể cả mưu Đồ đen tối . Đã có kẻ làm giàu trên xương máu của kẻ khác . Cán bộ thì tham nhũng , thường dân thì lừa đảo , đâm chém cướp giựt còn biết bao nhiêu cảnh dua nịnh luồn cúi hối lộ , để được thăng quan tiến chức. Chúng ta thử xét xem ,ngay cả những người làm giàu chính đáng bằng hai bàn tay trong sạch của mình đi nữa thì đã hẳn có hạnh phúc chưa ? những nhà tỷ

phú , đầy đủ tiện nghi cũng bôn ba lo lắng suốt ngày về việc kinh doanh, còn phải sợ hãi đủ điều : sợ cướp bóc , sợ hàng hóa ứ đọng không có thị trường tiêu thụ , sốt ruột với giá cả lên xuống v.v…

Chúng ta cũng đã từng nghe câu chuyện “ Người giàu có với ông thợ rèn” : ngày xưa có một nhà giàu có nhất vùng sống trong lầu cao đầy đủ tiện nghi nhưng không có con trai lớn trong nhà . Hằng ngày ông ăn chẳng thấy ngon và không bao giờ ngủ được yên giấc vì lo sợ đủ điều . Đã có lần nghó đến việc thuê trai tráng trong làng đến canh gác nhà cửa nhưng ngại rằng có cô hội nó lại giết mình để chiếm đoạt tài sản . Trong khi đó , thấy ông thợ rèn trọ trước hiên nhà , đêm nào cũng như đêm nào sau bữa cơm tối là đánh một giấc ngon lành cho đến sáng . Ông phú hộ đâm ra thèm muốn được thoải mái như người thợ rèn kia . Cuối cùng ông quyết định còn bao nhiêu vàng trong nhà , bỏ vào trong xách đem biếu người thợ rèn . Người thợ rèn rất đổi ngạc nhiên , vô cùng mừng rở . Cứ tối đến chờ mọi người đi ngủ ông mới đào đất dấu bao vàng nhưng rồi cũng không yên tâm chút nào sợ có kẻ rình mị biết được sẽ giết mình để đoạt nên một đêm không biết bao nhiêu lần thức dậy để thay đổi thu dấu bao vàng.

Ông phú hộ , sau khi đem hết vàng cho người thợ rèn rồi cũng chẳng còn lo sợ gì , hằng đêm ngủ yên giấc, cũng do đó ông ăn uống thoải mái ngon lành hôn trước , chẳng bao lâu mập mạnh . Trái lại, người thợ rèn chẳng đêm nào ngủ được trở nên gầy ốm , nên lại quyết định đem bao vàng trả lại cho ông phú hộ. Về danh vọng thì có ai cao sang tột đỉnh bằng các ông vua ngày xưa ? Nhưng trong lịch sử , tất cả các nước , nước nào lại không có những vị vua phải điêu đứng với cái ngai vàng của mình .

Ngồi ra chúng ta đã thấy trước mắt những gia đình giàu có cao sang nhưng lại từ đó nảy sinh ra nhiều chuyện khác “ ông ăn chả bà ăn nem” con cái trác táng , cảnh xó vả xáo trộn xảy ra hằøng ngày trong gia đình ! Nhưng trong cuộc sống mà thiếu thốn mọi vật chất , mưa gíó không có được mái tranh để trú thân , không manh áo ấm để mặc, làm việc quần quật suốt ngày cũng không có được một bữa cơm no thì có được hạnh phúc khôn g?

Hạnh phúc không thể không nói đến tinh thần và hạnh phúc cũng không thể không đề cập đến vật chất . Nhưn g người đời thường ham muốn đủ thứ và ham muốn không cùng , khi đã thỏa mãn nhu cầu này lại địi hỏi nhu cầu khác cao hôn .

Khi đang nghèo đói , chỉ trông mong có được bữa cơm no, khi có bữa cơm no lại muốn có được bữa cơm ngon Khi có được bửa cơm ngon lại mong ước những cao lương mỹ vị , không bao giờ thỏa mãn nên chẳng bao giờ có hạnh phúc. Đó mới nói đến ăn còn bao nhiêu nhu cầu khác nữa . Vậy không thể có hạnh

phúc nếu không hạn chế lòng ham muốn .

2. Quan niệm hạnh phúc theo đạo Phật : 

Đạo Phật bao giờ cũng mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại nhưng nói đến nhân loại phải nói đến cá nhân .

Tuy vậy, mổi con người không thể nào sống đơn lẻ mà phải nhờ vả cả tồn xã hội , con người không thể sống đơn độc mà phải sống tập thể . Tập thể nhỏ nhất mà căn bản nhất của xã hội là “gia đình” . Đây cũng chính là tổ ấm , nơi đoàn tụ vợ chồng con cái anh chị em ruột thịt.

Như thế , chúng ta cũng thấy được rằng : mổi thành viên trong gia đình đều liên quan trực tiếp đến hạnh phúc gia đình . Mổi người phải quan niệm đúng về hạnh phúc theo đạo Phật.

a/ Thiểu dục – tri túc là hạnh phúc : 

Theo đạo Phật một gia đình không hẳn là một gia đình phú quý vinh hoa , vì phú qúy vinh hoa không đủ để tạo ra hạnh phúc . Một gia đình mà mọi người trong đó đều thật tình thương yêu nhau , thông cảm nhau , ai ai cũng được thư thái an vui , cuộc sống không qúa thiếu thốn .

Mọi người trong gia đình tâm được an tịnh , cha con vợ chồng chung sống hòa hiếu với nhau biết hổ trợ nhau để tiến tu giải thốt.

Về vật chất ước muốn vừa phải , xem tất cả chỉ là phương tiện cho cuộc sống chứ không phải để hưởng thụ Vật chất ắt phải cần nhưng dứt khốt chúng ta phải gạt bỏ tư tưởng “ đứng núi này trông núi nọ” như thế gian mà phải chấp nhận những tiện nghi đang có là đầy đủ trong cuộc sống rồi . Một túp nhà để chống

nắng che mưa , mùa đơng có áo ấm CHĂN lành chống rét có đủ ăn no hằng ngày , thế là đầy đủ rồi đó ( áo ấm không phải là thứ nhung , thứ nỉ đắt tiền mà là vải sô cũng ấm vậy , CHĂN lành nghĩa là không CHĂN hoa CHĂN gấm mà chỉ là tấm CHĂN bình thường không rách ). Đó là thiểu dục tri túc ( hạn chế sự ham muốn , biết những phương tiện đang có là đầy đủ).

b/ Giảm đoạn tham sân si là hạnh phúc : 

Nhưng hạnh phúc không chỉ nói về phương tiện vật chất mà còn đề cập đến tinh thần .

Như trên, tinh thần thiểu dục tri túc giúp ta hạn chế được sự ham muốn nhưng đến lúc nào thật sự chúng ta dẹp bỏ được lòng ham muốn thì lúc đó thật sự có hạnh phúc. Sở dó con người luôn luôn thất vọng chán chường vì lòng ham muốn vô bờ bến thỏa mãn nhu cầu điều này lại nhu cầu điều khác. Không tham muốn thì không bao giờ thất vọng , hồn tồn thảnh thôi thoải mái , thỏa nguyện .

Một điều làm cho người khác khổ đau nữa là sự nóng nảy giận hờn. Khi nổi cơn giận lên thì mất ăn bỏ ngủ tức tối trong lòng , đứng ngồi không yên. Đã có lúc khi tức giận là như kẻ điên cuồng đập vở chén bát, phá Đồ đạc nếu dẹp được cơn nóng giận thì phải an lạc không ?

Con người còn vì si mê không nhận ra được chân lý , không tìm thấy được con đường giác ngộ. Chính cũng vì si mê mà đâm ra khiếp sợ tất cả , chính vì si mê mà tạo ra khổ đau cho mình để rồi khổ đau chồng chất lên đau khổ.

Vì vậy theo đạo Phật , dẹp bỏ được tham lam , sân hận si mê là hạnh phúc . Chưa dẹp bỏ được cũng phải giảm dần dần thì mới có thể an lạc.nhưng làm thế nào để tạo ra hạnh phúc ?

II . PHẢI TỰ MÌNH TẠO DỰNG HẠNH PHÚC CHO CHÌNH MÌNH :

 

Hạnh phúc không thể cầu xin mà có . Nếu cầu xin mà có thì lồi người thì ai ai cũng có được hạnh phúc rồi. Hạnh phúc cũng không pnải trông chờ ở một tha nhân . Có ai trong đời mà có thể mang đến được hạnh phúc cho ta không ? và có ai cứ ngồi không mà hạnh phúc tự nhiên đến với mình không ?

• Hạnh phúc không thể cầu xin mà có

• Hạnh phúc không thể tự nhiên đến với chúng ta

• Hạnh phúc của chúng ta do chúng ta tạo lấy .

Xác định được như vậy , chúng ta phải địi hỏi chính bản thân mình .

- Muốn hưởng quả phải gieo nhân : trước hết chúng ta muốn có hạnh phúc của mình thì phải tôn trọng sự an lạc của người khác , và muốn có đầy vật chất cần thiết cho cuộc sống cần phải siêng năng lao động , không mong chờ số mệnh.

- Trong tập thể gia đình mổi người phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối với những người thân thuộc.( giảng viên đọc lại phần này ở bài “ bổn phận của người Phật tự”)

III.- NHữNG YếU Tố CĂN BảN Để XÂY DựNG HạNH PHÚC GIA ĐÌNH : 

1/ Vợ chồng phải biết kính trọng lẫn nhau: 

Vợ chồng phải biết kính trọng lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng là làm cho tình yêu vừa thêm trang trọng , vừa thêm rực rở. Thái độ này không phải thực hiện như một phép xã giao mà phải được phát xuất từ đáy lòng sâu thẳm Chính vì kinh trọng nhau nên phải trung thành với nhau .

2/ Ý hòa Đoàng duyệt : 

Bất cứ việc gì , nhất là làm ăn , việc chi tiêu trong gia đình , vợ chồng ( có thể cho các con lớn tham gia đóng góp) bàn bạc cụ thể với nhau , khi cả nhà vui vẻ nhất trí rồi mới thực hiện ( vấn đề này nếu không được “ ý hòa Đoàng duyệt” thường gây ra sự đổ vở của mái ấm gia đình ).

3/ Thể chất và kinh tế gia đình : 

Mổi người trong gia đình , trước hết phải biết giữ gìn sức khỏe cho chính mình và chăm sĩc sức khỏe cho nhau để ít đau ốm , biết đề phòng những bệnh truyền nhiễm , biết ăn uống làm việc điều độ, phải có kiến thức cần thiết về y tế và thể thao .

Về kinh tế gia đình , trong kinh “Dighajànu người Koliya ( Tăng chi bộ kinh tập III ) đã nêu ra bốn PHÁP an lạc hiện tại”.

a/ Đầy đủ sự tháo vát : Thiện xảo trong nghề nghiệp, siêng năng biết lo sắp

xếp công việc . Vì vậy chúng ta phải sinh sống bằng nghề chính đáng ( theo đạo Phật những nghề không chính đáng là nấu rượu , buôn khí giới , độc dược, buôn người, bói tốn …) và luôn luôn rèn luyện tay nghề ( ngay khi còn thiếu niên phải chăm lo Học hành và rèn luyện cho mình một nghề sinh sống ). Khi quan niệm làm việc để tạo ra hạnh phúc thì phải biết vui vẻ trong việc làm dù có khó nHọc.

b/ Đầy đủ sự phòng hộ : Tài sản do mồ hôi mình làm ra , gìn giữ đừng để trộm cắp lấy , nước trôi lữa cháy , bị tịch thu …………

Vậy chúng ta phải biết qúy tài sản mình làm ra , phải biết bảo vệ , phải biết đề phòng những tai nạn nói trên , phải cẩn thạân giữ gìn . Muốn khỏi bị tịch thu thì phải biết tuân hành theo luật PHÁP . Mở một cô xưởng , một công ty nào phải có giấy phép , không nên làm “chui” làm lậu , thuế má phải đóng sòng phẳng không trốn thuế , không chùng lén. Muốn khỏi con hư phá sản , phải biết giáo dục con

cái từ nhỏ , phải đưa con cái đến đạo PHÁP để tập nếp sống hiền thiện. Nhưng bảo vệ tài sản không có nghĩa là tham đắm vào tài sản , nô lệ tài sản để rồi phải đau đớn theo tài sản ( khi bị mất mát , lại nuối tiếc, lại buồn rầu) . Ta bảo vệ hết cách nhưng khả năng chúng ta đến mức độ nào thì bằng lòng với mức độ đó . Tục ngữ có câu “ lấy của che thân chứ ai lấy thân che của” . Tài sản cũng chỉ là phương tiện

cho cuộc sống của mình , chúng ta phải bảo vệ là bảo vệ cái phương tiện đó chứ không phải vì đắm vào tài sản để rồi xem tài sản qúy hôn cả bản thân mình .

c/ Làm bạn với người hiền thiện : Người hiền thiện mới là người không dối

gạt ta , người hiền thiện là người ngay thẳng không lợi dụng mà người đối đải thật tình , biết giúp đở mình khi hoạn nạn . Làm việc với người hiền thiện ta còn Học tập được Đức tính tốt , Học tập được kinh nghiệm trong cuộc sống và người hiền thiện sẽ giúp mình rất nhiều trong việc tu tập .

d/ Thăng bằng điều hòa : Thăng bằng ở đây nói đến vật chất, nói đế kinh tế gia đình tức là mức thu chi của gia đình phải được cân bằng , và phương cách làm việc của chúng ta phải có thu Nhập điều hòa. Không thể sống bằng sự thu

Nhập bấp bênh , bữa có bữa không . Vậy phải chọn nghề như thế nào , có kế hoạch như thế nào để Đoàng tiền thu Nhập hàng tháng ổn định , không vì những dịch

vụ thu được số tiền lớn mà bỏ nghề chính của mình đểø đeo đuổi dịch vụ ấy , và rồi sau một dịch vụ lại là một thời gian dài không có việc làm .như vậy, thà nhận một việc tiền lương ít, mà điều hòa còn hôn chạy theo dịch vụ này , dịch vụ kia không có tính ổn định .

Hằng tháng , gia đình phải có những dự thu dự chi phù hợp với khoản thu

Nhập của mình . Trong dự chi phải biết sắp đặt ưu tiên ( có gia đình mới lãnh lương

ra đã mua ngay một cái máy cassette để rồi cuối tháng con xin đóng Học phí lại 

không có để đóng) Phải biết cái nào là cần thiết , nếu chi tiêu tuỳ tiện cái gì cũng thích mua thích sắm , món nào cũng thích ăn thích dùng trở thành ra phung phí thì kinh tế gia đình sẽ đi đến kiệt quệ . Về phương diện này không nên đua địi với người khác và phải có tinh thần “tri túc” như đã đề cập trên , nhưng không có thể sống một cách bỏn xẻn , có rất nhiều người không dám ăn , không dám mặc chỉ tích lủy để “làm của” ( sắm vàng hoặc có số tiền lớn để cho vay rồi tiền làm ra tiền và chỉ biết tích lủy Đoàng tiền ) , như thế cũng nô lệ Đoàng tiền . Đã không dám dùng Đoàng tiền để phục vụ cho cuộc sống cần thiết của bản thân , thì còn nói gì đến giúp đở người khác.

Vậy chúng ta không phung phí nhưng cũng không bỏn xẻn . Trong dự án thu chi của gia đình phải có những khoản bất thường chi đề phòng khi những người trong gia đình ốm đau hoặc tiếp bà con bạn bè .

4/ Tâm hồn thư thái an tịnh: 

Hạnh phúc gia đình , cốt yếu ở tinh thần nữa . Dù kinh tế gia đình có đầy đủ mà tinh thần không thư thái , tâm ta không an tịnh thì cũng không thể là hạnh phúc . Muốn có được điều này , trong cuộc sống phải có : TÍN , GIớI, THÍ, TUỆ. Theo kinh Dihajànu , đây là bốn PHÁP thật sự ở trưởng lai. Nhưng chính những PHÁP này ngay trong hiện tại cũng đã giúp cho tâm hồn con người thư giản an vui.

1/ Tín : Phải có Đức “tin” : trước hết là tin ở chính mình , tin rằng hạnh phúc là do mình tạo dựng , không có sự tin tường ấy con người sẻ trở thành hoang mang không biết tìm đâu ra lẽ sống , chính sự hoang mang này đưa đến sự chán chường để rồi “ chỉ sống lây lất cho qua ngày” chỉ mới nảy sinh trong tư tưởng cũng là nổi khổ dằn vặt con người rồi .

Hôn nữa, nếu chúng ta quan niệm : kiếp sống con người chỉ có vỏn vẹn bảy, tám , chín , mươi Năm chết là hết thì dại gì ta không ăn chôi cho thỏa thích , dại gì không cung phụng cho cái thân xác này bằng mọi cách ? mà cung phụng cho xác thân này thì biết bao nhiêu cho vừa , rồi lại đâm ra thất vọng , chán nản và chuốc lấy sự khổ tâm Chúng ta hầu hết đều quan niệm : chết chưa phải là hết mà còn phải có đời sau mà đời sau như thế nào ? tùy quan niệm của từng tôn giáo . Theo đạo Phật thì có “ luân hồi” mà luân hồi lại liên quan đến “nhân qủa” nên phải tạo nhân thiện kiếp này để có qủa kiếp sau như thế mới an tâm (đúng ra gây nhân hiện tại có thể hưởng ngay trong hiện tại) nhưng nhân qủa không cứng nhắc mà còn phụ

thuộc vào “duyên sinh”vì vậy có những duyên tác động để chuyển hóa qủa xấu , khi đã biết ăn năn hối lổi , chứ không phải bị dằn vặt đau khổ suốt đời .

Nếu không có được sự tin tưởng này thì con người đã lở làm một điều ác lương tâm luôn luôn cắn rứt và không bao giờ được hạnh phúc . Tin những điều ấy tức là tin ở giáo lý của Đức Phật . Nhưng Đức Phật đã dạy : “ tin ta mà không hiểu ta tứ là phỉ báng ta”. Vậy những lời Đức Phật dạy ta phải dùng lý trí suy xét và thử nghiệm trong đời sống chúng ta rồi hãy tin ( xem lại bài “Đức tin” ở chương trình lộc uyển ).

2/ Giới : người Phật tử tại gia chúng ta có Năm giới (xem lại bài “ Năm giới” ở Bậc Kiên ) thực hành Năm giới là chúng ta đã tạo hạnh phúc cho mình và người . Ta không giết hại người khác , không giết hại chúng sanh khác , mọi người chung quanh ta đều thực hành như thế thì tâm hồn ta và mọi người xung quanh bao giờ cũng yên ổn không sợ người khác giết hại mình . Chúng ta không lấy của cải của ai

và mọi người xung quanh ta đều như vậy thì lo gì trộm cắp . Vợ chồng chúng ta và cả những cặp vợ chồng chung quanh ta đều giữ giới không tà dâm thì làm gì có chuyện ngoại tình , có chuyện đổ vở hạnh phúc của gia đình .v.v… Giữ gìn Năm giới chính là hành động cụ thể và thiết thực nhất để xây dựng

và bảo vệ hạnh phúc gia đình .

3/ Thí : phải biết chia xẻ vật chất cho người khác .bố thí không những gieo an vui cho ngừôi khác mà chính đó cũng là một tác động đem đến an vui cho bản thân mình . Tất cả chúng ta ai cũng thấy tâmhồn nhẹ nhàng vui tượi khi mình cứu giúp một người đang bị đói khổ hay bị lâm nạn . Bố thí còn là phương PHÁP giúp ta xóa bỏ tham lam . Không những bố thí của cải vật chất mà còn phải bố thí giáo PHÁP , chúng ta hiểu được những gì về giáo PHÁP phải san sẻ hiểu biết đó cho những người trong gia đình , cho những người xung quanh ta để tất cả cùng xây dựng và giữ gìn an vui hạnh phúc trong gia đình , trong thôn xóm ( xem lại phần bố thí nhiếp trong bài “ tứ nhiếp PHÁP” )

 

 

Hằng tháng trong dự án thu chi của gia đình phải có khoản dành cho việc bố thí .

4/ Tuệ : Khi dục vọng vôi đi , sân hận lắng chìm và màn vô minh được cuốn lên thì khi đó tâm chúng ta mới thật sự an lạc . Nhưng chỉ khi nào trí tuệ được phát chiếu thì khi đó tham , sân, si mới thật sự giảm đoạn lần lần . Muốn có trí tuệ không phải chỉ lo trau dồi kiến thức văn hóa, vì kiến thức văn hóa đối với đạo Phật chưa phải là “tuệ” mà trí tuệ trong đạo Phật là hiểu được chánh lý . Hiểu được vạn

PHÁP là duyên sinh vô ngã là biến dịch vô thường . Vì không hiểu được như vậy nên chấp “ có", chấp “không” , chấp “đoạn”, chấp “thường”” . Vì vậy mà tham sân sanh khởi , khổ đau có mặt . Muốn có trí tuệ chúng ta phải luôn luôn Học hỏi giáo lý, đem giáo lý áp dụng vào đời sốn g để thể nghiệm .

Nhưng thực tế không thể nào có được một tâm hồn an vui tươi mát khi trực diện với người mình thương yêu . Người chồng nhận thấy ở vợ mình có vài ( có khi nhiều lắm) cái tính khó chịu mà lúc hai người bắt đầu yêu nhau không có hoặc có mà được ngụy trang kỹ lương nên không nhận ra . Ngược lại khi về làm vợ người đàn bà mới phát giác những cái không tốt của ông chồng . Cho nên khi tìm hiểu nhau chúng ta phải thành thật không che đậy , không ngụy trang không đóng kịch .

Những người hay ngụy trang hay đóng kịch trước người yêu thì bao giờ cũng nhận lấy khổ tâm khi về chung sống với nhau . Ngay cả cha mẹ thường cũng cảm thấy khó chịu bực bội khi khi thấy những đứa con của mình có những bướng bỉnh mà không sửa trị được , đâm ra ray rứt trong lòng . Ngược lại con cũng nhận thấy ở cha mẹ những hành vi , cử chỉ quá nghiêm khắc , hoặc cứng nhắc ở một vài qui điều

nào đó . Chính những cái đó đã làm rạn nứt hạnh phúc của gia đình , khó có sự thông cảm hòa hợp thì cũng khó có tình thương yêu trọn vẹn . Những cặp vợ chồng nào lở có đôi điều như thế hoặc cha mẹ con cái nào có một vài khía cạnh xung khắc như vậy thì phải kiên nhẫn khuyến hóa nhau nhất là phải có cái nhìn thiền quán .

IV YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC DUY TRÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH :

Cái nhìn thiền quán là yếu tố quyết định duy trì hạnh phúc gia đình .

Trong hoa có rác , trong rác có hoa .

Cành hoa tốt đẹp hôm nay được cắm một cách mỹ thuật trong bình hoa nhưng vài hôm sau nó đã thành ra rác vùi dập trong thùng rác . Nhưng rác trong thùng kia vài tuần lễ sau nữa sẽ ra hoa vì trở thành phân bón cho hoa trái tốt tươi , rác đã có mặt trong hoa . Người trồng hoa quý rác như qúy hoa . Thế mà người đời

ưa thích hoa mà tránh xa rác Chúng ta thương một người nào đã là thương thành thật thì phải chấp nhận cả hoa , chấp nhận cả rác ( không ai tồn là hoa , cũng không ai tồn là rác ) . Chúng ta phải biến rác thành hoa , qúy rác như hoa . Nếu không biến đổi rác thành hoa thì không bao giờ có hạnh phúc . Không ruồng rẫy , không chạy trốn xa cái xấu xa của người khác mà chấp nhận để chuyển hóa . Là

con , chúng ta thờ phụng những bông hoa trí tuệ từ các gốc cổ thụ đừng có thành kiến với các Bậc phụ huynh mà phải lắng nghe, phải suy nghiệm . Về phía phụ huynh dù đứa con chúng ta thế nào chúng ta cũng kiên nhẫn giáo dục và cũng phải chung sống bằng mọi giá , phải nhìn được cả hoa và rác trong đứa con nhưng với cái nhìn thiền quán , rác cũng là hoa. Vợ chồng đối với nhau cũng thế , chúng ta tin tưởng bao giờ cũng có sự biến chuyển không sớm thì muộn . Đừng chê bỏ miếng đất xấu nào vì biết đâu miếng đất ta chê bỏ mà lại có một hủ vàng chon trong đó . Một nữ Phật tử đã tâm sự với thầy Thiện Từ: “ Trước khi Học ở khóa Thiền này thì đời sống rất là đau khổ, ông chồng như một hung thần của gia đình , tưởng không có thể nào hạnh phúc , may nhờ có một cuốn băng của tu viện Tuyết Sôn , ban đầu ông chỉ nghe một bài hát, thấy hay hay , ông nghe tiếp một đoạn giáo lý rồi . . . ông lại nghe đi nghe lại nhiều lần cuốn băng đó , bây giờ ông đã trở thành hiền hòa ngọt ngào”.

Đúng cuốn băng giáo lý kia là cái cuốc để đào hủ vàng trong khu vườn mà chúng ta chê bỏ. Bản thân mình cũng nhìn cho được phần rác của mình chứ đừng cho rằng mình chỉ tồn là hoa .

- Trách móc , hờn giận , lý luận sẽ không đi đến đâu Lý luận chỉ đào sâu thêm chia rẽ và cũng không có trách móc nào đưa đến kết qủa tốt đẹp . Trái lại là phương tiện để chôn vùi hạnh phúc . Phương tiện xây dựng hạnh phúc là nụ cười hiểu biết . Chúng ta thường nói : “Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài” chấp nhận như thế là bước đầu của an lạc .

Đừng bao giờ nói :

+ ba tôi không được như ba anh.

+vợ tôi không được như vợ anh.

+ chồng tôi không được như chồng chị .

- Cái gì cũng có gốc rễ : Cái giận cũng có gốc rễ chứ, nhưng phải biết tỉnh thức , khi giận ta biết ta đang giận , rồi tìm cho ra nguyên nhân của cái giận . Suy nghiệm kết qủa của cái giận ( làm ta đau khổ hay an vui ).

- Biết an tịnh tâm : sau khi biết mình đang giận , chúng ta ngồi tĩnh lặng theo dõi hôi thở ( khoảng 30 hôi thở ra vào) sau đó :

+ hôi thở vào ta nhẫm : thở vào tâm tĩnh lặng .

+ hôi thở ra ( mỉm cười ) : thở ra miệng mỉm cười

+ hôi thở vào : an trú trong hiện tại .

+ hôi thở ra : giờ phút đẹp tuyệt vời .

Lại lặp như thế cho đến khi tâm mình an tịnh , tươi mát.

Người huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử phải lo xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình . Muốn được như thế , cần phải quan niệm đúng về hạnh phúc , phải nắm vững những yếu tố căn bản xây dựng hạnh phúc để luôn luôn thực hiện đúng trong đời sống hằng ngày và cần thiết phải có cái nhìn “thiền quán” mới có

thể duy trì hạnh phúc . Cái nhìn “ thiền quán” không dễ gì một sớm một chiều mà có được , phải cố gắng thực tập thường xuyên .

Hy vọng sau bài Học này , anh chị em có thể đem lại sự an vui , tươi mát đến cho mọi người trong gia đình và trước hết là cho chính bản thân của anh, chị .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thiểu dục – Tri túc trong “Phật Học phổ thông” của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa .

- Bài giảng về “Gốc rễ hạnh phúc và tu tập” của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh .

- Bài giảng “Hòa hiểu an vui” của Thích Thiện Từ.

- Bài giảng : Tám PHÁP an lạc ở hiện tại và trưởng lai của Thích Giác Viên.

Chú ý : đề tài này nên dành nhiều thì giờ để tổ chức hội thảo.

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN

 

 

 

MƯỜI ĐIỀU THIỆN (THẬP THIỆN) 

Thập thiện nghiệp được xem như là cội gốc của tất cả các PHÁP lành thế gian và xuất thế gian . Đây là nền tảng vững chắc đầu tiên của công trình tu tập giải thoát . Dó nhiên, muốn giải thoát sinh tử luân hoài phải tu nhân Tứ Đế ,Lục Độ …nhưng muốn thực hiện các môn tu đó ,không bỏ qua Thập thiện nhgiệp vì căn bản vẫn phải là cải thiện , chuyển hóa và tiêu trừ nghiệp lực . 

I . ĐỊNH NGHĨA : 

Thập thiện là Mười nghiệp lành. Nghiệp là tiếng Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nó có nghĩa là tạo tác , hành động có tác ý. Nghiệp có ba tánh cách : lành, dữ, hoặc không lành , không dữ ( vô ký) . Lành theo đạo Phật là có lợi cho chúng sanh trong hiện tại cũng như trong trưởng lai . 

II. XUẤT KHỞI : 

Kinh Thập Thiện nghiệp đạo là kinh số 600 trong Đại Tạng Kinh do Đại Sư Siksananda (Thực Soa Nan Đà Tàu dịch Học Hỷ) đã phiên dịch từ chử Phạn ra chữ Hán . Kinh này do chính Đức Bổn Sư thuyết ở chốn Long Cung Sa Kiệt La (bể nước mặn) để độ cho Long Vương . Trong hội chúng gồm có tám nghìn đại Tỳ Khưu , ba vạn hai nghìn vị Đại Bồ Tát . Nói rõ chúng sanh về tướng trạng to, nhỏ, xấu , đẹp, 

mạnh , yếu, vui, buồn , khôn, dại, thọ , yểu không Đồng ấy cũng chỉ vì tâm tường dị biệt tạo những sai lầm khác nhau mà tuần lưu luân chuyển trong mọi thứ . Phật giảng rỏ bởi nghiệp thức nương nôi Năm uẩn , Mười hai xứ , Mười tám giới mà phát khởi . Mà Năm Uẩn , Mười hai xứ , Mười tám giới là những móc xích liên kết với nhau mà hình thành chứ không có tự tánh riêng biệt . Từ đó cải thiện và tiêu trừ , chuyển hóa nghiệp thức để đạt đến qủa vị Giác Ngộ là bổn phận của hành giả tu tập vậy . Kế đến Phật Dẫn dụ Long Vương quán đến oai tướng của các hàng Thiên Long , Bát Bộ, các hàng Bồ Tát và Phật , thật không thể nghĩ bàn và kết luận ĐÓ LÀ DO HÀNH THIỆN PHÁP TÍCH TỤ PHƯỚC ĐỨC mà sinh ra . 

Phật lại giải thích : Thế nào là Thiện PHÁP ? Thiện PHÁP ấy là chúng sanh ngày đêm thường nhớ nghó quan sát điều thiện lương lợi mình , lợi người , niệm niệm tăng Trưởng không để cho tư duy bất chánh , ác niệm phát khởi mà một lòng dẹp đoạn. Có thế mới thân cận chư Phật , Bồ Tát và thánh chúng. Thiện PHÁP ấy gồm Mười điều nên gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo nhằm Mục đích thâu nhiếp thân , khẩu , ý nghiệp thanh tịnh rồi Ngài giảng về nội dung Thập Thiện Nghiệp Đạo. 

III. NỘI DUNG Thập THIỆN NGHIỆP : 

Nghiệp thì nhiều không thể kể xiết được , nhưng tựu trung có thể chia làm Mười loại , những loại nghiệp này được tạo ra bởi ba chổ phát khởi sau đây : Thân – Khẩu – ý 

Những nghiệp lành có muời điều chia ra như sau : 

a. Về thân có ba : 

• không sát sanh 

• không trộm cắp 

• không dâm dật. 

b. Về khẩu có bốn : 

• không nói dối 

• không nói thêu dệt 

• không nói hai lưỡi 

• không nói lời hung ác . 

c.- Về ý có ba : 

• không tham lam 

• không hờn giận , 

• không si mê . 

IV.- Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA MƯỜI NGHIỆP LÀNH : 

1.Không sát sanh : 

Không có vui mừng nào hôn sự vui mừng khỏi bị giết, cũng chẳng có ân huệ nào hôn nào hôn ân huệ không hại mạng . Khi một con chim bị cắt cổ nhổ lông , một con cá sắp bị chặt kỳ , đánh vảy , thế mà được thả ra , thì hãy tưởng tượng nổi vui sướng của chúng , lớn lao là bao nhiêu : chim sẽ nhảy hót tung bay , kêu hót giữa khoảng trời rộng , cá thì vùng vẫy bôi lội giữa khoảng nước sâu . Thế mới rõ , thoát nạn giết hại, chúng sanh nào lại không khấp khởi vui mừng ? Cho nên , không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Mười nghiệp thiện . 

Không sát sanh cũng như không ăn thịt chúng sanh thì khỏi phạm hai tội sauđây : 

a.- Giết hại các Bậc vị lai Phật . Vì Phật nói : Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai . 

b.- Giết lộn bà con nhiều đời , ăn lầm bà con nhiều kiếp 

Trong kinh Bồ Tát giới nói : tất cả lục đạo chúng sanh đều là họ hàng ta , cha mẹ ta đã chết đi rồi sống lại trong nhiều đời , nhiều kiếp : Người hằng ngày không sát sanh thì được Mười Pháp lành , như kinh Thập 

Thiện nghiệp đạo đã nói : 

1. Tất cả chúng sanh đều kính mến . 

2. Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sanh . 

3. Trừ được thói quen giận hờn . 

4. Thân thể thường được khoẻ mạnh . 

5. Tuổi thọ được lâu dài . 

6. Thường được thiên thần hổ trợ . 

7. Ngủ ngon giấc và không chiêm bao dữ . 

8. Trừ hết các moái oán thù . 

9. Khỏi bị đọa vào ba đường ác . 

10. Sau khi chết được sanh lên cỏi trời. 

2. Không Trộm Cắp :

 

Không trộm cắp là không lấy những vật gì không thuộc quyền sở hữu của mình , và người ta không cho mình 

Quyền tư hữu là một quyền quan trọng . Đã đành , mạng sống là quý trọng , nhưng nếu có mạng sống mà không có đủ vật thực , áo quần , nhà cửa , những thứ cần thiết để cung cấp cho thận trọng , thì người ta không thể sống được . Vì thế , mọi người đều thấy mình cần phải nổ lực làm việc , để có tài sản đủ đảm bảo cho đời sống hiện tại và trưởng lai của mình và con cháu . Người đời quý trọng tài sản là vì thế . Nếu vì một lý do bất chánh người ta bị tước đoạt mất tài sản thì người ta cũng đau khổ , buồn phiền như chính mình bị mất trộm một phần sanh mạng . Tiền của là huyết mạch , cho nên khi bị trộm cắp hết của cải nhiều người thất vọng , buồn phiền đến sinh đau ốm , có khi đến quyên sinh . Như vậy , ai nở lòng nào 

trộm cắp cho đành . Vả lại theo lẽ công bằng , mình không muốn ai lấy của mình thì mình cũng đừng lấy của ai . Việc gì mình không muốn người làm đau khổ cho mình , thì mình đừng làm đau khổ cho người . Xã hội chỉ toàn tại được , khi mọi người đều tôn trọng lẽ công bằng . 

Hôn nữa của phi nghĩa , thường vào cửa trước thì ra ngỏ sau, tiêu hao mau lẹ như nước xoi cát chảy, rốt cuộc tay trắng cũng hoàn tay trắng, mà còn bị người đời khinh khi, phỉ nhổ xấu hổ cho mình và con cháu về sau . 

Trái lại, người không trộm cắp , bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thôi , không sợ PHÁP luật truy tầm , chẳng lo ai thù oán. Một xã hội không có trộm cắp thì nhà nhà khỏi đóng của , của đánh rôi không mất, cảnh tượng giành giựt không diễn ra , xã hội được thái bình an lạc . 

Nếu không gian tham trộm cắp , mà lại làm hạnh bố thí thì theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo được 10 PHÁP lành như sau : 

1. Tiền của có dư không bị nạn giặc giã cướp mất , chánh quyền tịch thu ,không bị nạn lụt lội trôi , lửa cháy và con cái phá tán . 

2. Được nhiều người tin cậy . 

3. Không bị lừa dối gạt gẫm. 

4. Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng của mình 

5. Không lo bị tổn hại. 

6. Tiếng lành Đồn xa. 

7. Chốn đơng người không sợ . 

8. Hình sắc, thọ mệnh, biện trí đầy đủ . 

9. Sẳn lòng bố thí . 

10. Khi chết rồi được sanh lên cỏi trời . 

3/ Không Tà Dâm : 

Dâm dật là cái nhân sanh tử luân hoài . Nó là ma chướng làm ngăn trở bước đường tu giải thoát . Bởi vậy người xuất gia muốn chứng qủa, thành đạo phải đoạn trừ dâm dật ở thân cũng như ở tâm . Kinh Lăng Nghiêm nói : 

- Lòng dâm không trừ , thì không thể ra khỏi trần lao . Còn người tại gia , Phật chỉ ngăn tà dâm , nghĩa là vợ choàng có cưới hỏi chánh thức mới được ăn ở ( nhưng phải có tiết độ ) không lang chạ ngoại tình . 

Trong gia đình choàng không tà dâm , vợ không lang chạ thì cuộc sống được đầm ấm , an vui . Do đó gia đình được hạnh phúc sự làm ăn tấn phát , sự nghiệp vững bền , bà con đôi bên vui vẽ , dòng họ hai phía thôm lây , làng nước qúy chuộng . 

Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo nói : Không tà dâm mà giữ tịnh hạnh sẽ được bốn điều lợi 

1. Sáu căn ( mắt , tai , mũi , lưởi , thân , ý ) đều được vẹn toàn . 

2. Đoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu 

3. Không ai dám xâm phạm đến vợ hoặc choàng 

4. Được tiếng tốt , người đời khen ngợi . 

4/ Không Nói Dối : 

Không nói dối là nghó thế nào nói thế ấy , trong lòng và lời nói không trái nhau , việc phải thì nói phải , việc quấy thì nói quấy , việc có thì nói có , việc không thì nói không . 

Có người cho là nói dối để lừa phỉnh chơi , thì không hại gì . Thật ra nói dối ấy vẫn có hại ,vì nó làm cho ta quen thói xấu ấy , và làm cho người xung quanh không tin ở lời nói của ta nữa , dù đôi khi ta nói thật. 

Nói dối vì sợ hãi, khiếp sợ , lại càng nên tránh , vì làm cho ta quen tánh che giấu tội lổi và không chịu sửa chữa . 

Nói dối để thu lợi hay khoe khoang lại càng nặng tội, nhà buôn nói dối rất mất niềm tin ở khách hàng . Nhất là kẻ Học đạo , nếu nói dối rằng mình chứng quả thánh hay đắc đạo để cho người khác kính phục, sùng bái mình , thì mắc tội đại vọng ngữ , bị vào ba đường ác . 

Nói dối trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội . 

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không nói dối mà lại nói lời ngay thẳng thì được tám điều lợi ích như sau : 

1. Miệng thường thôm sạch . 

2. Thế gian và nhân thiên đều kính yêu . 

3. Lời nói không lẫn lộn. 

4. Lời nói dịu dàng . 

5. Ba nghiệp thanh tịnh . 

6. Tâm hoan hỷ. 

7. Được nhân , thiên vâng lời. 

8. Trí tuệ thù thắng không ai hôn.]

5/ Không nói thêu dệt ( xảo ngữ) :

Không nói thêu dệt nghĩa là : không trau chuốt lời nói , không nói thêm ra cho nhiều . Tài it mà nói huênh hoang , dùng lời lẽ ngọt ngào trau chuốt để quyến rủ , làm điều sai quấy . Những kẻ nói lời thêu dệt là những kẻ có lòng dạ bất chánh , lợi dụng lòng dễ tin của của người để trục lợi , những người này thường bị người đời chê , khinh rẻ và tránh xa , để khỏi bị tổn hại tài sản danh giá và tánh mạng nữa.

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo người không nói thêu dệt được ba điều lợi ích :

1. Được người trí yêu mến .

2. Hay đáp được những câu hỏi khó khăn .

3. Được làm người có uy lực, cao quy trong cõi nhân thiên

6/ Không nói hai lưỡi :

 Không nói hai lưỡi nghĩa là : không đến bên này nói xấu bên kia , đến bên kia nói xấu bên này , không đem chuyện người này dèm pha cũng không khêu chuyện người nọ ra nhạo báng , không làm cho đôi bên sân hận đấu tranh , cũng không đứng trung gian gây ác làm cho hai đàng thù oán . Tóm lại người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm , không dùng lời nói trái ngược để làm cho những 

kẻ thân thành thù , gần thành xa. Người không nói hai lưỡi , không khi nào có chuyện lôi thôi với bà con và cũng không có việc phiền muộn với hàng xóm nên được thân bằng quyến thuộc , kẻ xa người gần kính mến . Người không nói hai lưỡi , mà còn nói những lời êm ái hòa thuận , làm cho bạn bè thêm kính trọng nhau , bà con thêm tin yêu , khiến cho ai ai cũng vui vẻ bằng lòng nhau . Những người ấy đi đến đâu cũng được tiếp đãi tử tế , gặp việc gì khó cũng dàn xếp được dễ dàng . 

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói hai lưỡi sẽ được những điều lợi ích sau đây : 

a. Bà con dòng họ luôn luôn được sum họp. 

b. Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại . 

c. Đức tin bất hoại . 

d. PHÁP hạnh bất hoại . 

7/ Không nói hung ác : 

Không nói lời hung ác là không nói những lời hung dữ độc ác cọc cằn , thô tục cho người nghe khó chịu , không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn , khổ đau. 

Người không nói lời hung ác , chẳng hề bươi móc chuyện không hay của ai , mà trái lại , ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ khác . Lời nói của họ thoát ra dịu dàng thanh nhã , hiền hậu , toàn lời đạo Đức , từ bi lợi ích cho tất cả chúng sanh ai nghe cũng hoàn toàn kính trọng . 

Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không nói lời hung ác , mà lại nói lời ôn hòa được những công Đức như sau : 

a. Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích . 

b. Nói đều gì ai cũng nghe theo và tin cậy . 

c. Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được yêu mến . 

8/ Không tham muốn : 

ở đời có Năm món dục lạc , mà người ta thường tham muốn nhất là : tiền của, sắc đẹp, danh vọng , ăn uống ,ngủ nghỉ : ngũ trần dục lạc ấy , thật ra vui ít mà khổ nhiều . Như tham tiền của phải đày đọa thân, đôi khi còn phải dùng những phương tiện bất chính để thâu tóm về mình và khi mất thì lại vô cùng đau khổ . 

Tham sắc thì hao tổn tinh thần , nhiều khi lại làm mưu chước toài tệ để thỏa lòng ước muốn , nếu không được lại đâm ra ghen tuông , thù hận , giết chóc Tham danh vọng quyền tước thì phải vào lịn ra cúi , lao tâm khổ trí , mất ăn bỏ ngủ , đôi khi lại còn làm trị cười cho người chung quanh . Tham ăn uống cao lương mỹ vị thì nhiều bịnh khó trị , thân thể mệt nHọc , mạng sống không thọ . Tham ngủ nghỉ ngủ sớm 

dậy trưa thì trí não hóa đần độn tối tăm . 

Ngũ dục lại chính là những nguyên nhân chính ràng buộc kiếp người vào vòng sanh tử luân hoài sa đọa.

Người không tham muốn những thứ ấy , là người biết tu hạnh thiểu dục , và tri túc. Thiểu dục là muốn ít. Tri túc là biết đủ . Người thiểu dục, tri túc có một đời sống giản dị , thanh cao và an nhàn.

Xã hội nếu chỉ gồm những người ấy , thì những thảm trạng kẻ mạnh hiếp yếu , kẻ giàu đàn áp người nghèo , người nghèo oán giận kẻ giàu , không còn tiếp diễn , mọi người được sống trong cảnh thanh bình an lạc .

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không ham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây :

a. Ba nghiệp (thân khẩu ý ) được tự tại , vì nhân các căn được đầy đủ .

b. Của cải không mất mát hay bị cướp giựt .

c. Phúc Đức tự tại.

d. Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình ,mặc dù mình không mong ứôc.

9/ Không giận hờn :

Không giận hờn là vẫn giữ được sự bình tỉnh , điềm đạm nhu hòa với những cảnh trái ý nghịch lòng . Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại , nó như một ngọn lửa dữ đoát cả mình lẫn người chung quanh .

Kinh Phật có dạy : một niệm giận hờn nổi lên thì trằm nghìn cửa nghiệp chướng đều mở . Lửa giận một phen phát ra , liền đoát cháy tất cả rừng công Đức. Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người nào không giận dữ thì được tám món tâm PHÁP vui mừng như sau :

1. Không tâm khổ não .

2. Không tâm giận hờn.

3. Không tâm tranh giành.

4. Tâm nhu hòa ngay thẳng .

5. Tâm từ bi như Phật.

6. Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh .

7. Thân tướng trang nghiêm chúng sanh đều tôn kính .

8. Có Đức nhẫn nhục , được mau sanh lên cỏi phạm thiên

10/ Không si mê:

 

Không si mê là biết phán đoán rành rẽ nhận định rõ ràng đúng đắn, không cố chấp theo sự hiểu biết riêng của mình, không tin những thuyết không hợp chân lý , nhất là không mê tín dị đoan .

Người không si mê tức là người có trí tuệ minh mẫn , tin có nhân qủa luân hoài , nên không tạo tội mà cứ làm phước , thường tu hạnh Bát Nhã dứt trừ vô minh, để tiến mải trên con đường giải thoát .

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không si mê thì thành tựu được Mười PHÁP công Đức sau đây :

1. Được ý vui chôn thiện và bạn chôn thiện.

2. Tin sâu nhân qủa , thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.

3. Chỉ quy y Phật , chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo .

4. Tâm được ngay thẳng chánh kiến .

5. Sanh lên cõi trời , khỏi bị đọa vào ba đường ác.

6. Phước huệ không lường , thường tăng lên mải.

7. Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo hạnh .

8. Không chấp ngã , bỏ hết ác nghiệp .

9. Yên ổn vào nôi chánh kiến .

10. Khỏi bị nạn dữ.

VI. KẾT LUẬN :

Nếu thực hiện Thập thiện thì không những cải tạo , chuyển hóa được bản thân mà còn chuyển hóa được hoàn cảnh . Vì người hành Thập thiện thì đem lại lợi lạc , an hòa cho những người chung quanh và được mọi người chung quanh yêu mến kính trọng , trong sự trưởng hệ đó làm sao không chuyển hóa được hoàn cảnh .

Thập Thiện Nghiệp có công năng ngăn chặn các hành vi độc ác cho cả 3 nghiệp thân khẩu ý . Nhờ vậy thân tâm được thanh tịnh tiến tu để đi đến giải thoát giác ngộ .

Vậy người Huynh Trưởng nên tu tập Thập thiện để tạo hạnh phúc cho mình trong hiện tại và trưởng lai Đồng thời làm nền tảng cho công cuộc tiến tu giải thoát sanh tử khổ đau./-

 

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN

 

NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Phần lớn tín đồ Phật giáo cũng như số đơng các nhà nghiên cứu đạo Phật đều cho rằng : Phật giáo có hai tông phái gốc là Nam Tông và Bắc Tông . Có đúng như vậy không ? một số Phật tử lại quan niệm rằng : các thầy Bắc tông (áo nâu , áo lam) là Bắc Tông , các thầy Nam tông (quấn y vàng) là Nam Tông (?)

Để hiểu được thấu đáo vấn đề này , trước hết chúng ta phải tìm hiểu hai chữ Nam Tông và Bắc Tông.

I . ĐỊNH NGHĨA NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG :

Nam Tông là cổ xe nhỏ , Bắc Tông là cổ xe lớn . Cổ xe nhỏ chỉ chở được một người ( bản thân mình) , cổ xe lớn chở được nhiều người , ý nói : tu theo Bắc Tông có hạnh nguyện lớn hôn , cầu giải thoát cho nhiều người. Về vấn đề chứng đắc thì tu theo Nam Tông chỉ chứng đến quả A – La – Hán ,

còn tu theo Bắc Tông chứng đến Bồ Tát và Phật . Như thế thì Nam Tông , Bắc Tông có trong giáo lý Đức Phật không ? xuất hiện như thế nào ?

II . SỰ HÌNH THÀNH NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG :

Trong bài “Kiết tập kinh điển” chúng ta đã thấy rằng : sau kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 3, trong giáo lý cũng không có phân biệt Nam Tông , Bắc Tông . Thời kỳ Đức Phật còn tại thế , chưa bao giờ Ngài nói đến Nam Tông , Bắc Tông . Trong Thượng tọa bộ và Bắc chúng bộ cũng không nói đến Nam Tông và Bắc Tông .

Tuỳ theo căn cô , trình độ tiếp thu cũng như khả năng tu chứng của một số tăng sĩ , còn hạn hẹp mà hình thành phái Nam Tông ( vào khoảng thế kỷ thứ I TTL) . Phái này phát triển ở ấn độ , hiện diện độc lập với Phật giáo Tích Lan, rồi lan dần đến một số nước ở phía Nam. Khi Nam Tông thịnh hành trở nên tranh chấp trong nội bộ Phật giáo , không giữ lấy giáo lý căn bản toái thượng , phần thì ngoại đạo lập các tà thuyết phá hoạichánh PHÁP , tình trạng Phâït giáo ấn độ lúc này thật đen toái.

Có Nam Tông thì phải có Bắc Tông .Lúc ấy ở Bắc ấn Độ có Ngài Mã Minh ( sinh khoảng thế kỷ thứ I STL, tácgiả bộ luận Bắc Tông Khởi Tín và nhiều bộ luận khác) với sự hộ PHÁP đắc lực củavua Ca- Ni - Sắc – Ca , truyền bá mạnh mẽ phát huy tinh thần Bắc Tông . Từ đó Phật giáo ấn Độ được phục hưng . Từ “Nam Tông”, “Bắc Tông” có trong giáo lý đạoPhật từ đó.

Một trăm Năm sau có Ngài Long Thọ ( Nam ấn) , sau Ngài Long Thọ có ngài Long Trì và Ngài Đề Bà . Đến thế kỷ thứ IV thì có Ngài Vô Trước và Ngài Thế Thân tiếp tục phát huy , truyền bà tinh thần Bắc Tông , chủ trương Duy thức , nêu rõ cái lý “ tam giới duy tâm, vạn PHÁP duy thức” . Học thuyết của Ngài gọi là “ PHÁP Tướng Duy Thức Học” ảnh hưởng của hai Ngài lan truyền đến thế kỷ thứ X , làm cho Phật giáo ấn Độ phát triển rạng rở. Từ “Nam Tông”, “Bắc Tông” xuất hiện đầu tiên trong DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH vào khoảng thế kỷ thứ I TTL và sau thế kỷ I STL . Khi Bắc Tông phát triển mạnh thì Nam Tông dần dần suy hóa . Đến nay trên thế giới không còn thấy một phái Nam Tông nào ( nếu có thì rất ít ỏi ).

III.- NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẬM CẦN CHẤN CHỈNH LẠI

1. Quan niệm Nam Tông là Nam Tông , Bắc Tông là Bắc Tông :

Như qua nhận định trên sở dó có Nam tông là do hai đường truyền bá giáo lý đạo Phật ( xem lại bài kiết tập kinh điển) . Phía Bắc từ Trung ấn, Bắc ấn sang Tây Tạng , Trung Hoa , Việt Nam, Nhật Bản ..v.. ( kinh điển gốc tiếng Phạn sau kỳ kiết tập kinh điểnn lần thứ 3) . phía Nam : từ Nam Trung ấn sang Tích Lan , Miến Điện , Thái Lan , Lào, Campuchia, Việtnam ( kinh điển gốc tiếng Pali từ sau kiết tập kinh

điển lần thứ 3) . Bộ kinh tiếng Phạn của Bắc Tông {chủ yếu là bộ Agomas (A hàm)}, bộ kinh tiếng Pali của Nam tông ( chủ yếu là bộ Nykayas) đều cùng gốc sau lần kiết tập kinh điển lần thứ 3 . Nội dung của hai bộ này trưởng đương nhau . Nếu phân tích kỷ thì cũng có một số kinh có trong tạng kinh Tây Tạng,

Trung Hoa nhưng không có trong tạng kinh Pali như Hoa Nghiêm, Diệu PHÁP Liên Hoa , Lăng Già, Kim Cang .. . hoặc những kinh chỉ có riêng trong mổi tạng như Gukyasmaja Tantra của Tây Tạng , Bát Nhã Ma Ha Mật Đa của Trung Hoa , Abhidhamma Pikata của Pali nhưng không phải vì thế mà cho rằng Bắc tông là Bắc Tông Nam tông là Nam Tông , vì ngoài những kinh đó lại có những kinh có chung

trong kinh tạng Trung Hoa và Pali như Atakápada trưởng đương với Atthacavaga trong kinh Nipaka hoặc có những kinh có trong cả ba tạng Pali , Trung Hoa , Tây Tạng như bộ A Hàm (Agomas) , và nhiều bộ khác . Vậy không thể cho rằng Nam tông là Nam Tông , Bắc tông là Bắc Tông .

Chính vì lẽ đó , Bắc hội Phật tử thân hữu thế giới ( World Fellowship Budhists) Năm 1950 tại Colombo đã quyết định loại bỏ từ "Nam Tông" khi nói đến Phật giáo hiện tại ở Tích Lan, Thái, Miến, Miên, Lào.

2.- Giáo lý Thượng Tọa Bộ (The’ravada) là giáo lý Nam Tông :

Có người cho rằng Thượng Tọa Bộ mang tinh thần “Nam Tông” vì dạy con người tìm kiếm giải thoát cho riêng mình , Bắc Tông thì nêu cao lý tưởng Bồ Tát .sự thật cả hai đều cho lý tưởng Bồ Tát là cao cả nhất nhưng trong khi Bắc Tông nêu hạnh nguyện Bồ Tát xả thân cứu đời giác ngộ cho mọi người thì Thượng Tọa Bộ xem Bồ Tát là người hiến trọn đời mình cho việc chứng ngộ toàn vẹn , cuối cùng trở nên một vị toàn giác vì đem lại an lạc và hạnh phúc cho đời Về giáo lý căn bản thì Thượng Tọa Bộ và Bắc Tông không có điểm khác biệt nào . Cả hai đều nhìn nhận Đức Thích Ca Mâu Ni là Bậc đạo sư và cả hai đều từ choái một đấng toái cao sáng tạo và ngự trị thế giới . Giáo lý Tứ Đế , Bát Chánh Đạo , duyên khởi đều giống hệt nhau . Cả hai đều chấp nhận Khổ ,Vô Thường , Vô Ngã và Giới – Định – Tuệ.

3.- Quan niệm chính thống và nguyên thủy :

Trước đây cũng có người từng Đồng hóa từ “Nguyên Thủy” với từ “Nam Tông” , nhưng qua quá trình phân tích trên , chúng ta đã thấy rõ , Nam Tông hình thành do căn cô và trình độ tiếp thu cùng với khả năng chứng ngộ của một số tăng sĩ còn hạn chế chứ "Nguyên Thủy" không có Nam Tông , Bắc Tông . Còn nhận định rằng giáo lý của Thượng Tọa Bộ là Nguyên Thủy thì cũng không chính xác , vì

như ta đã thấy , đến thời kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 3 thì Phật giáo ấn Độ đã có đến 20 bộ phái có những quan điểm dị biệt , không những về “Luật” mà còn cả về “Kinh” nữa . Vậy thì hội nghị đã gạt bỏ những quan điểm sai lầm , dị giáo , các chủ trương không đúng Chánh PHÁP, đi đến sự thống nhất phải có sự dung hịa ý kiến . Như vây không thể nào không có sự thay đổi ( chỉ căn bản giáo lý là không đổi) .

cho nên cũng không thể khẳng định là nguyên thủy được. Còn nói : chỉ có Thượng Tọa Bộ (The’ravada) là chính thống thì trước hết chúng ta phải quan niệm đúng thế nào là chính thống theo Phật giáo ? ( khác với chính thống ở Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác ) . Trước khi Đức Phật Nhập Niết Bàn có dạy Tôn giả A Nan : “Tăng chúng, nếu có thể bỏ hay thay đổi một số giới điều nhỏ” (nhưng lúc đó A Nan không bạch Phật hỏi xem những giới điều nhỏ là giới điều nào ). Trên tinh thần ấy thì sau này có thay đổi một vài điều cũng không thể bảo như vậy là không chính thống. Hôn nữa , chính Đức Phật trả lời với bà dì Ma Ha Ba Xa Ba Đề , khi bà dì hỏi : làm cách nào để được sống trong sự tịnh tónh , tinh tấn

và chánh định. “ Những giáo lý nào , thưa dì , mà dì chắc sẽ đưa đến tham muốn chứ không phải

đến hết tham muốn , đến cảnh nô lệ chứ không phải đến cảnh giải thoát , đến sự gi a tăng của cải vật chất , chứ không phải đưa đến sự chế giảm , đến sự thèm khát ,chứ không phải đến sự thanh đạm , đến khổ sở chứ không phải đến hạnh phúc , đến cảnh náo nhiệt chứ không phải đến cảnh vắng lặng , đến sự lười biếng chứ không phải đến sự tinh tấn , đến chổ lấy ác làm vui chứ không phải lấy thiện làm vui , thưa dì, dì có thể qủa quyết rằng những giáo lý ấy không phải là đạo PHÁP , cũng không phải là đường loái tu dưỡng , không phải là giáo lý của Phật . Nhưng những lời dạy nào mà dì chắc là ngược lại những điều Phật vừa nói , thì dì được qủa quyết rằng : đó là PHÁP, đó là hành , đó là giáo”.

Vậy là chính thống như thế nào ? những điều nào là chính thống đây ? chính Đức Phật dạy ta phải phá chấp bằng những ví dụ : giáo PHÁP là chiếc bè qua sông , phải rời bè mới lên bờ được mà ! Vậy không phải địi cho được nguyên văn lời Phật mới là chính thống mà con đường nào đưa đến giải thoát giác ngộ là chính thống . Khi ta hiểu như vậy thì nếu nói : chỉ có tạng kinh Pali là chính thống thì những tạng

kinh khác ( gốc tiếng Phạn) bằng tiếng Tây Tạng , Trung Hoa .v.v… có chổ nào là không chính thống ?

4.- Chỉ cố chấp bám chặt vào một tạng kinh :

Hiện nay Phật giáo có ba tạng kinh vó Bắc mà bộ nào cũng được phái nghiên cứu bộ ấy cho đó mới là lời Phật lưu lại : ở Tích Lan , Miến Điện, Thái Lan , Campuchia , Lào có tam tạng Pali , có người cho rằng chỉ có bộ này mới đúng lời truyền dạy của Đức Phật còn kinh chép bằng những chữ khác là thất truyền hay ngụy tạo , rồi họ gạt bỏ không cần xem đến . ở Tây Tạng và vùng Đơng Bắc , Tây Bắc ấn Độ có bộ Kagyur được xem là Chánh PHÁP do Phật thuyết , những tạng khác không phải là Chánh PHÁP . ở Trung Hoa (cũng còn ở Nhật , Triều Tiên và Việt Nam) có tam tạng được phiên dịch từ nguyên văn Phạn , cũng có ngườiø cho là đúng tinh thần Bắc Tông , còn những tạng kinh khác mang tinh thần hẹp hịi của Nam Tông.

Nếu đúng là tất cả các tạng kinh hiện nay đều xuất phát từ Bắc hội kiết tập kinh điển kỳ 3 thì dù là tiếng Pali hay tiếng Phạn mà dịch r a thì chắc chắn bộ nào cũng mang một nội dung căn bản giống nhau , vì sao lại có thành kiến cố chấp mà không mở rộng tầm nghiên cứu để tìm ra cái chung nhất ?

IV.- QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPT :

Sau khi phân tích tìm hiểu thấu đáo thì người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử chúng ta có quan điểm như thế nào ? - Đức Phật không phân biệt Nam Tông, Bắc Tông , toàn bộ giáo lý của Ngài được kiết tập ở 3 thời kỳ đầu cũng không nói đến Nam Tông . Nam Tông chỉ xuất hiện trong khoảng thế kỷ I TTL là do căn cô trình độ tiếp thu cùng khả năng tu chứng hạn chế của một số Tăng Sĩ ấn Độ. Vì có Nam Tông phát triển mạnh mà sai lệch giáo PHÁP , ngoại đạo Tông cô chống báng làm đạo PHÁP suyĐồi nên mới có

Ngài Mã Minh , sau đó có Ngài Long Thọ v.v… xiển dương Bắc Tông . Hiện nay trên thế giới không có phái nào mệnh danh là Nam Tông (có Chăng là phái Du Tăng Khất Sĩ , nhưng rất ít).

- Chúng ta không lầm lẫn Nam Tông, Bắc Tông với hai đường truyền giáo Nam phương và Bắc phương (Nam Tông và Bắc Tông) - Lại cũng không thể lầm lẫn Thượng Tọa Bộ (The’ravada) tức là tạng

kinh Pali mang tinh thần Nam Tông.

- Không nêncó thành kiến : chỉ có bộ kinh này hay bộ kinh kia mới đúng là lời Phật dạy còn các kinh khác là thất truyền , ngụy tạo mà cần nghiên cứu tìm Học rộng rãi để tìm ra cái chung nhất , vì kinh nào cũng xuất phát từ sau kỳ kiết tập lần thứ 3 (dù bằng Pali hay Phạn văn) nhưng tùy hoàn cảnh xã hội , văn hoá, kinh tế , trình độ tiếp thu mổi nôi mổi khác mà vận dụng có khác nhau thôi.

- Học giáo lý với tinh thần phóng khoáng, rộng rãi không cố chấp ( nhưng phải được soi sáng bằng trí tuệ), phải quan niệm giáo lý là chiếc bè qua sông , qua sông rồi thì phải rời bè để lên bờ , đừng ngoài mãi trên bè và cũng đừng khờ dại cứ vác mãi chiếc bè trên vai mà đi. Giáo lý là ngón tay chỉ mặt trăng ( mặt trăng mới là chân lý cứu cánh), đừng lầm tưởng ngón tay là mặt trăng ./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN

 

 

LƯƠC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VN 

Ngày nay, hình bóng áo Lam đã xuất hiện trên mọi miền đất nước và khắc sâu trong tâm hoàn mọi người, từ thành thị đến thôn quê, từ miền thùy dương cát trắng đến choán rừng núi xanh um, đâu đâu cũng có Gia Đình Phật Tử. Vậy người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử cần hiểu rõ những bước khởi nguồn, Trưởng thành và phát triển Gia Đình Phật Tử. 

Bước đầu Gia Đình Phật Tử chỉ là một nhóm thanh niên yêu quê hương dân tộc, thiết tha với đạo PHÁP, với nền đạo Đức căn bản của con người. Tổ chức này ra đời trong một hoàn cảnh bi đát của đất nước, nhưng với lý tưởng rất cao đẹp: “Bảo 

toàn nền đạo Đức, bảo toàn tinh thần dân tộc”. Vậy trước hết chúng ta cần hiểu rõ bối cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ và tại sao tổ chức này ra đời ? Tiến đến tìm hiểu sự phát triển của Gia Đình Phật Tử như thế nào, đã đóng góp gì cho đạo pháp, cho dân tộc. 

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ: 

Giữa thế kỷ XlX, nước nhà đã trải qua một biến cố quan trọng trong lịch sử. 

a. Trên bình diện quốc tế: 

- Về phương diện chính trị : Cuộc thế chiến thứ ll sắp bùng nổ. Sự tranh chấp khoái Trục và Đồng Minh mà bản chất là tranh giành thuộc địa tại các dân tộc nhược tiểu, đặt các dân tộc nhược tiểu trước hai con đường: “vùng dậy để giành chổ đứng cho mình, hoặc bị khuất phục nô lệ 

- Về phương diện văn hóa : Sự phát triển của văn minh vật chất, sự xâm lăng của các cường quốc kỹ nghệ đã làm đảo lộn các giá trị nhân bản cổ truyền của các dân tộc, nhất là các dân tộc Đơng phương: tuy yếu kém về mặt quân sự, chính trị, kinh tế nhưng đã có những tập truyền văn hóa tiến bộ. Sự kiện ấy đã gây thành phản ứng văn hóa để bảo toàn một nếp sống văn hóa cổ truyền của các dân tộc Đơng phương. 

b. Trên bình diện quốc gia: 

Việt Nam đang bị đô hộ của thực dân PHÁP, văn hóa cổ truyền đang bị đe dọa bởi văn minh vật chất, phóng đãng cá tính của Âu Châu truyền sang, một số người vong bản phụ họa với thực dân, đưa dân tộc ta đi vào con đường nô lệ Đồng hóa của ngoại bang. 

II. NGUYÊN NHÂN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ RA ĐỜI : 

Trước nguy cơ diệt vong ấy, một số thanh niên trí thức yêu nước miền Trung nhận thấy Phật giáo là một tôn giáo có đủ hai yếu tố quan trọng: 

- Giữ được truyền thống dân tộc (với một quá trình gắn bó với dân tộc) 

- Có một nền triết lý khai phóng có thể làm nền tảng vững chắc cho cuộc vươn dậy và cuộc sống mới của dân tộc. Vì vậy, họ đứng ra tổ chức các đoàn thể thanh niên Phật tử để xây dựng lý tưởng: “Tinh thần dân tộc và Đạo Pháp” trong hàng ngũ thanh niên tin Phật, để chống lại văn hóa nô dịch mất gốc được thực dân PHÁP thực hiện nhằm phá tan tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu giống nòi của dân tộc Việt Nam.Vậy Gia Đình Phật Tử ra đời với hai nguyên nhân chính: 

1.- Giữ lúc nước nhà đang nghiêng ngửa vì nền văn hóa của dân tộc đang bị bứng gốc, trước sự chạy đua mãnh liệt theo cái mới vật chất của tầng lớp thanh niên mới bị lôi cuốn bởi nền văn hóa ngoại lai. Gia Đình Phật Tử ra đời với sự cố gắng níu kéo lại những tinh hoa của đất nước cùng tinh thần đạo Đức của dân tộc. 

2.- Đạo Phật là đạo của mọi người, mọi loài thì đạo Phật cũng là đạo của tuổi trẻ, của thanh thiếu nhi. Cần giáo dục đạo Phât cho thanh thiếu nhi một cách có phương PHÁP. Giáo hội có hai tầng lớp: Hội viên và con em Hội viên. Vậy phải lo xây dựng tín ngưỡng thuần chánh cho con em Hội viên, nhất là con em ấy, lớp tuổi trẻ ấy đang sống giữa một thời đại phức tạp, hổn loạn và mất gốc. 

III. SƠ LƯƠC LịCH SỬ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ : 

1. Đoàn Phật Học Đức Dục: 

a. Vị trí của Đoàn trong Giáo hội : Sau khi hưởng ứng phong trào tân vận động Phật giáo của Ngài Đại Sư Thái Hư chủ trương, Hội Phật giáo tại Trung Phần (lúc bấy giờ là An Nam Phật Học Hội) liền nghó ngay đến hàng thanh thiếu nhi. Do sáng kiến của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Năm 1935 Đoàn Phật Học Đức Dục ra đời tại Huế. 

b. Mục đích đầu tiên và những nét sinh hoạt chủ yếu của Đoàn : Ban đầu, Đoàn được thành lập với Mục đích đào tạo những thanh niên trở thành những thanh niên ưu tú để nghiên cứu và thực hành giáo lý của Đức Phật. Được sự hưởng ứng của các giảng sư Thích Mật Thể, Thích Mật Hiển. Buổi đầu Đoàn đã qui tụ được một số thanh niên trí thức yêu chuộng việc sưu tầm nghiên cứu và áp dụng giáo lý Đạo Phật vào đời sống như: Phạm Hữu Bình, Đinh Văn Nam (Hịa thượng Thích Minh Châu bây giờ), Đinh Văn Vinh (Huyền Chân), Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Xuân Thanh, Lê Đình Duyên, Bà Thượng ( bà Diệu Không bây giờ), Ngơ Thừa … 

Đoàn tổ chức những buổi diễn giảng Phật Pháp khắp nôi và xuất bản những tập san nhỏ như: Phật pháp và Đức Dục của Phạm Hữu Bình, Đời vui của Ngơ Thừa, Thanh niên Đức Dục của Đinh Văn Nam, Đạo Phật của Huyền Chân … 

2. Sự phát triển của Đoàn Phật Học Đức Dục và hình thành Gia Đình

Phật Tử Việt Nam:

 

* Các tổ chức đầu tiên của Đoàn: Đoàn ngày càng phát triển mạnh, dần dần dưới sự hướng Dẫn của Đoàn, các tổ chức sau đây đã ra đời: 

- Thanh niên Phật tử và Hướng đạo Phật tử: hoạt động ở thành thị (1) 

- Đồng ấu Phật tử: hoạt động ở nông thôn. 

- Gia đình Phật hóa phổ: để huấn luyện những em, chủ yếu là con em Hội viên. Về sau thu hút được tất cả các thành phần trong và ngoài giáo hội + Gia đình Phật hóa phổ. Năm 1944, Tổng Trị sự Hội Việt Nam Phật Học quyết định cải tổ chương trình tu Học, hợp cả 4 tổ chức trên thành tổ chức duy nhất: Gia đình Phật hóa phổ. Người có công nhất trong phong trào là anh Võ Đình Cường và anh Đinh 

Văn Nam. Anh Võ Đình Cường lãnh sứ mạng hướng Dẫn phong trào. Gia đình Hướng Thiện ở Huế là Gia Đình Phật Hóa Phổ đầu tiên ở miền Trung. Phong trào lan nhanh đến các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, sau một Năm thì phong trào lan ra miền Bắc. 

Và từ đấy, Gia Đình Phật Hóa Phổ đã có hình thức áo lam, quần xanh, nữ áo dài lam (thời kỳ Đoàn Phật Học Đức Dục còn mặc áo đen dài). 

* Gia đình Phật tử: Năm 1951, Tổng trị sự triệu tập Đại hội đầu tiên bàn về Gia đình Phật tử tại chùa Từ Đàm – Huế, gồm đại biểu của 8 tỉnh miền Trung và đại diện đại biểu của Gia đình Phật tử Bắc Việt tham dự. Tại Đại hội này, danh hiệu của tổ chức được đổi là “GIA ĐÌNH Phật Tử”. Hội nghị vạch ra bản Nội quy trình cho Gia đình Phật tử, Mục đích đầu tiên của Gia đình Phật tử được ghi vào Nội quy trình: “Huấn luyện thanh thiếu Đồng niên Phật tử về phương diện trí dục, Đức dục và thể dục trên nền tảng Phật giáo, để đào tạo thành những người Phật tử chân chính 

Sau Đại hội này, Gia đình Phật tử lan dần vào miền Nam, Gia đình Phật tử đầu tiên ở miền Nam là Gia đình Phật tử Chánh Đạo. Tại các tỉnh miền Trung thì phong trào phát triển rất mạnh và đều khắp. Năm 1953, Đại hội Gia đình Phật tử lần thứ hai cũng được tổ chức tại chùa Từ Đàm – Huế. Lần này có tiếng nói của ba miền Trung, Nam, Bắc. Đại hội nhằm Mục tiêu “Cải thiện đời sống Gia đình Phật tử” (đời sống tinh thâøn, thể chất) với ba khẩu hiệu: 

- Đạo trong đời, đời trong đạo. 

- Lý thuyết cho thực hành, thực hành cho lý thuyết. 

- Áp dụng hợp thời và hợp thế. 

Năm 1955, Đại hội lần thứ 3 được tổ chức tại chùa Linh Sôn, Đà Lạt. Lần này trong ban tổ chức Đại hội có cả các anh chi miền Nam cùng gánh vác Phật sự. 

Hình thức Đội, Chúng, Đàn được vạch ra trong Đại hội này. Đại hội đã quy tụ 17 đơn vị tỉnh tham dự. 

Năm 1958 Đại hội lần thứ 4 danh xưng của Giáo hội được thay đổi “Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần” Đại hội phấn khởi vì sự phát triển rất nhanh của phong trào nhưng lại phải giải quyết nhiều khó khăn về sự phát triển đó nhưng lại thiếu Huynh Trưởng, thiếu tài liệu tu Học … Đại hội này có 50 đại biểu đại diện cho 366 đơn vị gia đình với 2.175 Huynh Trưởng và 21.561 Đoàn sinh. Đại hội đã điều 

chỉnh nội quy chế (trước là nội quy trình). Mục đích của Gia đình Phật tử cũng được điều chỉnh lại là “Đào tạo những thanh thiếu và Đồng niên Phật tử thành những Phật tử chân chánh để phục vụ chánh PHÁP và trở thành những hội viên xứng đáng cho Giáo hội".

Năm 1961, Đại hội lần thứ 5 tại chùa Xá Lợi, Sài Gịn. Đại hội này vắng bóng anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương đang trong vòng lao lý, nên Đại hội đã cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa gánh vác chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam. Năm 1964, sau những ngày đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh và dũng lực – thành công. Đại hội lần thứ 6 được tổ chức tại trường Gia Long Sài Gịn, Đại hội bàn phương hướng sinh hoạt mới phù hợp với tinh thần của giai đoạn Đạo PHÁP và

Dân tộc địi hỏi … Kỳ này anh Võ Đình Cường đã được trả tự do, đảm nhận lại chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam. Mục đích của Gia đình Phật tử lại được tu chỉnh một lần nữa: “Đào luyện thanh, thiếu, Đồng niên thành Phật

tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo

Năm 1967 Đại hội lần thứ 7 tổ chức tại Tổng vụ Thanh niên, 294 đường Công Lý, Sài Gịn. Đại hội chú trọng việc cung cấp tài liệu tu Học cho Huynh Trưởng và giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt.

Năm 1970, Đại hội lần thứ 8 tiến hành tại chùa Bồ Đề, Quy Nhơn. Đại hội xác định một lần nữa lập trường của Gia đình Phật tử Việt Nam. Một nẩy sinh mới trong Đại hội lần này là hình ảnh Ban Bảo Trợ Gia đình Phật tử và tổ chức cựu Huynh Trưởng … Xác định vai trị bảo trợ Gia đình Phật tử: “Bảo trợ Gia đình Phật

tử là bảo trợ con em của chúng ta, bảo trợ chánh đạo, bảo trợ thế lực bất

 

khuất, bảo vệ ý chí tự cường, vì như vậy là bảo trợ chúng ta” (lời phát biểu của đạo hữu Trưởng Ban bảo trợ Gia đình Phật tử Việt Nam trong dịp Đại hội) 

Năm 1973, Đại hội lần thứ 9 tổ chức tại chùa Thị giáo hội Phật giáo Đà Nẵng. Đại hội này có tầm mức hết sức quan trọng, có nhiệm vụ đúc kết thành quả một quá trình 30 Năm sinh hoạt. Đại hội lại diễn ra trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt: Đại hội đánh dấu ngày đầu tiên của đất nước thanh bình, một khúc quanh lịch sử, lệnh ngưng bắn đã được ban hành, hịa bình đang trên đà tái lập. Đại hội còn mang trọng trách hoạch định một đường loái sinh hoạt thích hợp với hoàn cảnh đất nước trong thời hậu chiến. Đại hội này quy tụ đến 600 đại biểu gồm có Huynh Trưởng Gia đình Phật tử, Ban bảo trợ, cựu Huynh Trưởng và cố vấn Giáo Hạnh Gia đình Phật tử Việt Nam, ở thời điểm này số đơn vị Gia đình Phật tử đã lên đến 500 

đơn vị, trên 5.000 Huynh Trưởng và trên 50.000 Đoàn sinh. Tỉnh có số lượng nhiều nhất là Quảng Trị với 100 gia đình, trên 1.000 Huynh Trưởng và 10.000 Đoàn sinh.Dự kiến Năm 1975 (tháng 7) Đại hội lần thứ 10 và Trại họp bạn toàn quốc sẽ tổ chức và tiến hành tại Cam Ranh. Ngày 30.04.1975. Tất cả các đoàn thể thanh niên sinh hoạt trong chế độ của Miền Nam trước hoàn toàn không còn toàn tại duy nhất chỉ có Gia Đình Phật tử là còn sinh hoạt như trước. Về mặt quản lý và điều hành đất nước trong xu thế một thể chế chính trị mới. Để quản lý Thanh thiếu niên : Đội Thiếu niên Tiền Phong và 

Đoàn Thanh niên Cọng sãn Hoà Chí Minh được thành lập. Về mặt sinh hoạt tôn giáo 

: trước mắt một số lớn cô sở sinh hoạt của Phật giáo tại miền Nam chính quyền các 

cấp trưng dụng, trong đó có Trụ sở của Tổng vụ Thanh niên (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) cũng là nôi đặt văn phòng của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Để phù hợp với giai đoạn mới Ban Hướng Dẫn Trung Ương đã ra VT số 230/HDTƯ/TB ngày 08.07.1975 chỉ thị cho các Ban Hướng Dẫn, Ban Chấp Hành, Đaị diêïn các Gia Đình Phật Tử trực thuộc Trung Ương các Tỉnh, 

Thị về việc sinh hoạt trong giai đoạn hiện tại. Sự sinh hoạt tại các địa phương càng ngày càng khó khăn, theo báo cáo Ban Hướng Dẫn Trung Ương nhâïn được có nôi chính quyền giải thể các đơn vị Gia Đình Phật Tử vì theo chủ trương của Nhà nước, chỉ có một đoàn thể thanh niên là Thanh niên Cọng sản Hoà Chí Minh mà thôi ( Gia Đình Phật Tử đâu phải là một đoàn thể thanh niên như những hội đoàn thanh niên khác. Từ khi ra đời cho đến nay Gia Đình Phật Tử vẫn là một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu nhi 

của Phật giáo Việt Nam. Do đó sinh hoạt Gia Đình Phật Tử là sinh hoạt Tôn giáo). Trong thời điểm nầy một số anh chị Huynh Trưởng tại các Tỉnh cũng như vài anh chị trong 

Ban Hướng Dẫn Trung Ương đi Học tập cải tạo (vì có liên hệ với chế độ miền Nam củ). anh Trưởng Ban không còn sinh hoạt với Ban Hướng Dẫn Trung Ương, do đó anh Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn Phó Trưởng Ban thay anh nhận nhiệm vụ quyền Trưởng ban, trong thời gian nầy các địa phương đều gặp quá nhiều khó khăn trong sinh hoạt nên đã tạm thời đơn phương đình chỉ, một số địa phương khác chuyển 

phương thức sinh hoạt, các Ban Hướng Dẫn Tỉnh gần như không còn hoạt động. Chó còn một vài Ban Hướng Dẫn còn duy trì sinh hoạt thường xuyên và liên tục trong đó đáng kể là Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Gia Định nhưng số lượng đơn vị có phần giảm sút. Tháng 6.1976 Thượng tọa Trí Quảng được Viện Hóa ĐẠo bổ nhiệm chức vụ Tổng vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên và Thượng Tọa đã kiên toàn nhân sự Tổng vụ mới theo QĐ số 024/VHĐ/VT/QĐ ngày 25.6.1976 và anh Chuẩn được mời làm phụ tá Tổng vụ Trưởng đặc trách Gia Đình Phật Tử, kể từ đây anh Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn chính thức là Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam thay anh Võ đình Cường. 

Ngày 25.10.1976 (02.9.Bính Thìn) trong một cơn bệnh đột ngột anh Lương Hoàng Chuẩn qua đời và ngay trong lễ tang của anh Ban Hướng Dẫn Trung Ương và các đại diện Ban Hướng Dẫn các Tỉnnh, Thị về tham dự đã suy cử chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc Phó Trưởng Ban ngành Nữ làm Quyền Trưởng Ban. Ngày 17.11.Canh Thân (1980), Ban Hướng Dẫn Gia Định tổ chức Trai Đàn Chẩn tế Hiệp Kỵ cho cố Huynh Trưởng và Đoàn sinh tại Tu viện Quảng Hương Già Lam với sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Hội Đồng lưỡng viện GHPGVNTN cùng sự tham dự của Chị Q. Trưởng Ban với trên 300 Huynh Trưởng trên toàn quốc và địa phương . Đặc biệt từ sau lễ Hiệp kỵ nầy một sinh khí sinh hoạt được bùng 

lên và một số tỉnh lần lượt phục hoài sinh hoạt dưới nhiều hình thức, bổ sung kiện toàn Ban Hướng Dẫn cấp Tỉnh từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú yên, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận, Đăklăk, Phước Long, Bình Tuy, Long Khánh, Phước Tuy, Biên Hịa v.v. . .số lượng đơn vi phục hoài sinh hoạt tăng rất nhanh. 

Ngày 04.11.1981 một sự kiện quan trọng trong lịch sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam : Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời với bản hiến chương mới gồm 11 chương và 46 điều trong đó GHPGVNTN được coi như là một trong 9 hệ phái Phật giáo và trong Bản Hiến chương không hề đề cập gì đến tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam, nhưng lại có một tổ chức khác là "Nam nữ cư sĩ trẻ". Kể từ đây sự sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử khắp nôi đều gặp vô cùng khó khăn. Tuy thế Ban Hướng Dẫn Trung Ương và một số Ban Hướng Dẫn tỉnh vẫn tiếp tục duy trì sự sinh hoạt, khẳng định thế đứng trong lòng quần chúng Phật tử của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. 

Ngày 16.8.1987 Ban Hướng Dẫn Trung Ương khai mạc liên trại Lộc Uyển – A Dục - Huyền Trang và Vạn Hạnh tại Tu viện Quảng Hương Già lam do anh Nguyễn Châu (Huynh Trưởng cấp Dũng) làm Trại Trưởng. Cũng trong Năm nay phái đoàn Ban Hướng Dẫn Trung Ương do chị Q. Trưởng Ban làm Trưởng phái đoàn đã chính thức lên đường đi thăm viếng các đơn vị Gia Đình Phật Tử các tỉnh Miền Tây và Miền Đông Nam Bộ. 

Ngày 11.8.1988 chị Hoàng Thị Kim Cúc Q. Trưởng Ban lâm nạn và chị đã qua đời vào ngày 27.01.1989 tại Huế. Ban Hướng Dẫn Trung Ương cùng các anh chị Huynh Trưởng cấp Tấn mời anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ giữ chức Q. Trưởng Ban.

Ngày 19.6.Kỷ Tỵ PL.2533 (1989) nhân ngày Hiệp kỵ Gia Đình Phật Tử Lâm Đồng tại Đà Lạt Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát động phong trào về nguồn, khôi phục lại toàn bộ các hình thức sinh hoạt truyền thống . Chấm dứt giai đoạn quá ư tùy duyên. Phát triển mô hình sinh hoạt dã ngoại mặc dù chướng duyên ngày càng choàng chất.

Năm 1990 Ban Hướng Dẫn Trung Ương kết khóa trại Vạn hạnh II và khai khóa Trại vạn hạnh III cho liên tỉnh Long Khánh - Ninh thuận - Nha trang – Cam ranh và Đà nẵng cũng do anh Nguyễn Châu làm trại Trưởng.

Ngày 04.4.1993 sau cơn bạo bệnh anh Nguyễn Khắc Từ qua đời, để kịp thời có người lãnh đạo phong trào nên ngay trong lễ tang anh Từ, Ban Hướng Dẫn Trung Ương đã triệu tập phiên họp mở rộng gồm các Huynh Trưởng cấp Tấn và cấp Tín đại diện các Ban Hướng Dẫn trên toàn quốc về tham dự lễ tang cùng với Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Trong phiên họp hội nghị đều nhất trí công cử anh Nguyễn Châu làm Q. Trưởng Ban.

Ngày 19.02.1995 tại trại trường Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Đà lạt) một hội nghị Huynh Trưởng toàn quốc thu hẹp gồm 48 Huynh Trưởng cấp Tấn và một số Huynh Trưởng cấp Tín đại diện các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị trên toàn quốc đã bổ sung và kiện toàn nhân sự Ban Hướng Dẫn Trung Ương và cùng nhất trí công cử anh Nguyên Tín Nguyễn Châu tiếp tục giữ trách nhiệm Q.Trưởng Ban. Cùng Năm nầy Ban Hướng Dẫn Trung Ương thành lập Ban Điều hành hàm thụ Bậc Lực Trung Ương và khai khóa hàm thụ Bậc Lực khóa I Năm thứ nhất với trên 200 Huynh Trưởng Học viên trên toàn quốc ghi tên tham dự. Kể từ Năm nầy các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị chính thức chịu sự điều động trực tiếp của Ban Hướng Dẫn Trung Ương là : Thừa Thiên - Đà nẵng - Hội An (Ban Đại diện) - Quảng nam Đà nẵng 3 (Quảng Tín củ) - Bình Định - Phú yên - Khánh Hịa - Cam ranh - Ninh Thuận – Bình Thuận (Bình Tuy và Phước Tuy củ) - Long Khánh - Long Thành (Ban Đại diện) – Bà Rịa Vũng Tàu (từ Ban Chấp Hành lên Ban Hướng Dẫn) - Bình Phước (Phước Long củ) - Lâm Đồng (Đà lạt - Tuyên Đức củ) - Đăklăk (Ban Mê thuột và BHD Quảng Đức củ) - Gia lai (Pleiku củ) - Kon tum - Gia Định Quảng Đức (thuộc TP. Hoà Chí

Minh) và Gia Đình Phật Tử Cà Mâu. Ngày 03.12.1998 Hội nghị Huynh Trưởng toàn quốc thu hẹp tại Tu viện Quảng Hương Già Lam gồm Huynh Trưởng cấpTấn và đại diện các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị, toàn thể Hội nghị đều nhất trí kể từ hội nghị nầy các chức danh trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương không còn Quyền (Q.) mà đương nhiên là một ủy viên chính thức. Toàn thể hội nghị một lần nữa nhất trí anh Nguyễn Châu vào chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam..

IV. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ CHO DÂN TỘC VÀ ĐạO

PHÁP

Trong lịch sử dân tộc đã gắn liền với đạo PHÁP, đạo PHÁP đã gắn liền với dân tộc. Gia đình Phật tử qua quá trình phát triển đã luôn luôn thực hiện đúng Mục đích góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.

- Trong thời PHÁP thuộc, Gia đình Phật tử tuy không phải là lực lượng đối kháng về chính trị nhưng luôn giữ lập trường bất hợp tác.

- Năm 1963, để chống lại sự đàn áp Phật giáo, Gia đình Phật tử là lực lượng đấu tranh bất bạo động đầu tiên và liên tục (cùng với Gia đình Phật tử có cả quí tăng ni và Đồng bào Phật giáo). Đã có những Đoàn viên hy sinh cả tính mạng, đóng góp cả xương máu. Những ngọn đuốc Nguyễn thị Vân (Gia đình Phật tử Thành Nội, Huế), Lê Thanh Sô (Gia đình Phật tử Thương Xá, Quảng Trị – sau sinh hoạt với Gia đình

Phật tử Hịa Thuận, Đà Nẵng), Quách thị Trang (Gia đình Phật tử Minh Tâm, Sài Gịn), Đào thị Yến Phi (Gia đình Phật tử Linh Thứu, Nha Trang), Phan Duy Trinh, Nguyễn Đại Thức (Thừa Thiên) … đã làm sáng ngời thêm lịch sử Gia đình Phật tử Việt Nam.

- Gia đình Phật tử còn góp phần cải tạo xã hội đen tối lầm than … Như ta đã biết Gia đình Phật tử ra đời giữa lúc hoàn cảnh nước nhà rất bi đát, xã hội Việt Nam hoài đó đầy dẫy mê tín dị đoan, thiếu thoán, bệnh tật, tàn bạo bất công. Gia đình Phật tử ngoài sự chống đối bất công trước mắt, còn đem ánh sáng chân lý đến cho mọi người, xua tan bóng tối mê tín dị đoan. ở những nôi đói nghèo, đau khổ đều có mặt

Gia đình Phật tử để nhường cơm xẻ áo. ở những vùng bão lụt, chiến tranh tàn khoác thì ngay sau cơn bão, sau trận chiến tàn phá là có bóng áo lam đến an ủi, cứu cấp và xây dựng lại nhà cửa.

- Trên bình diện văn hóa, Gia đình Phật tử đã đóng góp phần không nhỏ.

Trong lúc ở ngoài đời nhan nhản những tiểu thuyết trụy lạc đầu độc thanh thiếu nhi bằng những nội dung rổng tuếch mang những moái tình tuyệt vọng đau khổ hay những sự yêu đương bỉ ổi thì Đoàn Phật Học Đức Dục lai cho ra những tác phẩm “Phật giáo với Đức Dục”, “Thanh niên Đức Dục”, “ Đời vui” … và trong các tạp chí của Phật giáo thường có “Trang thiếu nhi” do các Huynh Trưởng Gia đình Phật tử

viết với nội dung thức tỉnh thanh niên, xây dựng Đức tin cho thanh niên. Cũng trong những thời kỳ ấy, ở ngoài đời thường rên rỉ những bản tình ca bạc nhược, bi thảm vì trưởng tư, vì sầu mộng hay những điệu nhạc cuồng loạn mất gốc, thì Gia đình Phật tử lại cho ra những bản nhạc hùng tráng mang nội dung lành mạnh, đạo Đức và đượm màu dân tộc. Nói tóm lại Gia đình Phật tử đã làm bừng nở những bông hoa

tươi đẹp của nền văn hóa dân tộc, làm sống lại nguồn sinh lực cao quí của tính độc lập, quật cường, bất khuất của lịch sử Việt Nam.

V. KẾT LUẬN :

Là một Huynh Trưởng Gia đình Phật tử ta phải tự hào với quá trình lịch sử Gia đình Phật tử, những Bậc đàn anh đã làm rạng rở tổ chức, chúng ta phải noi gương người đi trước, soi gương những Bậc Thánh tử đạo của Gia đình Phật tử mà gánh lấy trách nhiệm kế thừa giữ gìn và phát huy tinh thần cao đẹp đó./-

 

 

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN

 

LUÂN HỒI

I.- DẪN NHẬP :

Sự tranh cải về vấn đề mất còn, sống chết trên thế giới đã đưa đến hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất :

Thuyết "Chấp đoạn" : Chết là mất hẳn không còn gì toàn tại :"Cát bụi, con người trở về với cát bụi".

Thuyết "Chấp thường" chủ trương trái lại : Loài người chết đi, nhưng linh hoàn vẫn vónh viễn còn lại, để lên thiên đàng, thọ hưởng mãi mãi những sự khoái lạc an vui, hay xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi. Xét về mặt khách quan theo khoa Học thì hai thuyết trên đều không đúng sự

thật vì :

- Không có cái gì trong vũ trụ nầy mất hẳn mà nó chỉ thay đổi trạng thái hình thể (ví dụ : Từ đất sét ta làm ra cái chén, cái chén vở nó trở về với nguyên vị của nó là đất sét và rồi một nhân duyên đến người ta lại làm thành cái bình hoa) .

- Không có cái gì trong vũ trụ toàn tại mãi với thời gian và ở yên một chổ mà nó luôn luôn biến đổi và xê dịch.

Hai thuyết "Chấp đoạn" và "Chấp thường" trên đây đều bị đạo Phật bác bỏ.

Theo giáo lý đạo Phật thì chúng sanh không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn, mà là quay lộn trong cảnh sanh tử Luân hoài.

II.- CHÁNH Đề:

1.- Định nghĩa :

- Luân hoài dịch từ chữ Samsera trong tiếng Phạn

- Theo chữ Hán, Luân là bánh xe, hoài là quay tròn.

Hình ảnh bánh xe quay tròn là hình ảnh rõ ràng nhất mà Đức Phật dùng để hình dung cho chúng sanh thấy sự lên xuống, xuất hiện của mổi chúng sanh trong 3 cõi, 6 đường : Khi đầu thai ở cõi nầy, khi xuất hiện ở cõi khác, luôn luôn tiếp noái tử sanh không ngừng như bánh xe. Luân hoài là một thuyết chứng nghiệm được chứ không phải hoang đường.

2.-Sự luân hoài trong mọi sự vật và con người :

a.- Đất luân hoài : Từ đất người thợ gốm nắn thành bình hoa, quá trình xử dụng, bình hoa bể tan thành cát bụi trở về với bản thể của nó là đất để làn thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ chết đi tàn lụi lại làm phân bón cho các cây khác . .

b.- Nước luân hoài : Nước ở sông, hoà, biển cả bị sức nóng của mặt trời bốc hôi thành mây, mây gặp lạnh tụ lại thành nước rôi xuống, từ vô thỉ đến nay nước biến đổi trạng thái không biết bao nhiêu lần, hiện tượng của nước thì biến đổi không ngừng, nhưng bản thể của nuớc thì không thay đổi.

c.- Gió luân hoài : Gió là sự luân chuyển của không khí từ nôi nầy sang nôi khác. Không khi bị sức nóng của mặt trời làm dản nở bốc lên cao tạo ra khoảng troáng, không khí nôi khác chạy đến điền và tạo thành gió. Sự xê dịch của không khí nhanh hay chậm tạo thành gió to hay gió nhỏ. Gió thì có nhiều loại hiu hiu, thoang thoảng, ào ào hay bão toá nhưng bản chất của gió vẫn là không khí.

d.- Lửa luân hoài : Lửa là một sức nóng làm cháy vạn vật, khi đủ nhân duyên thì lửa phát sinh (Ví dụ : hai viên đá bình thường chẳng thấy sức nóng đâu cả, nhưng khi cọ sát với một sức mạnh lớn thì lửa phát sinh, khi bốc cháy mọi vật một phần biến thành tro than, một phần biến thành thán khí. Cây cối dùng rễ để hấp thụ tro than làm chất dinh dươõng, thân lá hấp thụ thán khí chứa lại sức nóng để rồi một ngày kia khi hội đủ nhân duyên thì bùng cháy. Như vậy sức nóng bao giờ cũng có sẵn, khi thì ở trạng thái tiềm phục, khi thì ở trạng thái phát hiện).

e.- Cảnh giới luân hoài : ban đêm nhìn lên trời thấy hằng hà sa số tinh tú, mổi tinh tú là một thế giới, và mổi thế giới đều không thoát ra ngoài định luật: THÀNH - TRỤ - HOẠI - KHÔNG . Mổi giây phút đều có sự sanh diệt của thế giới. Thế giới nầy mất đi thì thế giới khác nhóm lên. . .

g.- Thân người luân hoài : Chúng ta đã biết thân người do tứ đại hợp thành, do đó khi thân diệt thì tứ đại trở về với tứ đại, cái gì thuộc chất rắn thì trở vê với đất, máu mủ trở về với nước, hôi thở trở về với gió, sức nóng trở về với lửa luân chuyển trong vũ trụ để rồi một lúc nào đó hội đủ yếu toá hợp thành cây cỏ, thân người hay súc vật . . .

h.- Tinh thần luân hoài : Ngoài phần tứ đại mà đạo Phật gọi là Sắc (sắc đã không tiêu diệt mà luân hoài), còn có tinh thần là THỌ - TƯỞNG - HÀNH - THỨC cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vần. Như chúng ta đã biết cái hành động của thân tâm tạo ra cho chúng ta một cái nghiệp và chính cái nghiệp nầy đã biến động xoay vần khi ở loát nầy, khi ở loát khác, khi mang hình dáng nầy, khi mang hình dáng khác, khi ở cảnh giới nầy khi ở cảnh giới khác trôi lăn trong lục đạo luân hoài.

Nhưng sự xoay vần, thay đổi của nghiệp trong 3 cõi 6 đường không phải là sự tình cờ, may rủi, ngẩu nhiên hay vô tình mà trái lại nó theo một định luật chung đó là luật nhân quả. Đến đây cho ta thấy sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hoài. Như vạây chứng tỏ có nhân quả là có luân hoài hoặc ngược lại. Ngoài trừ trường hợp tu chứng giải thoát.

3.- Luân hoài theo Luật Nhân quả :

Chúng sanh lúc sanh tiền tạo nhân gì thì khi chết nghiệp lực dắt dẫn tinh thần đến chổ nó thọ báo không sai.Vì vậy con người khi thác sanh sẽ vào các cảnh giới sau đây :

Địa ngục : Tạo nhân sân hận độc ác, làm điều hại mình, hại người.

Ngạ quỷ : Tạo nhân tham lam bỏn sẻn, không bố thí. Trái lại còn mưu sâu kế độc cướp của hại người.

Súc sanh : Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dở, tốt xấu.

A Tu La : Gặp việc nhân nghĩa cũng làm, việc độc ác cũng không tránh, vừa cang trực vừa độc ác. Tánh tình hung dử, si mê tà kiến, tin theo tà giáo.

Người : Tu nhân ngũ giới : không sát sanh trộm cắp, không tà dâm, nói dối, không rượu trà say sưa.

* Trời (Thiên) : Bỏ MƯỜI điều ác, tu nhân THẬP thiện.

Ba cỏi dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới :

Dục giới : Chúng sanh còn nặng lòng dâm dục nên mổi loài đếu có Nam nữ, trống mái, đực cái.

Sắc giới : Gồm những cõi đã thoát ly được thân dâm, nhưng còn có thân như ở cõi dục giới. Tuy không có hình dạng nam nữ.

Vô sắc giới : Gồm những cõi đã thoát ly dâm dục, không còn sắc thân vật chất chỉ có tâm cảm với nghiệp lực.

6 đường : Thiên - Nhân - Atula - Súc sanh - Ngạ quỷ và địa ngục :

Thiên : Những cảnh giới trên cõi nhân

Nhân : Cõi người

Atula : Cõi không phải trời, cũng không phải người, gồm những linh tinh PHÁP thuật có khi hôn người, nhưng về thọ mạng thì không bằng người.

Súc sanh : Gồm những loài súc vật, cầm thú. Trí thua người, nhưng phần lớn đều no đủ. Gồm 2 loài côn trùng và cầm thú.

Ngạ quỷ : Gồm những sinh vật thiếu ăn, thiếu uống, đói rét rất cực khổ mà còn bị BỨC bách thọ mạng đoản ngắn. Chia ra làm 10 loại.

Địa ngục : Gồm những sinh vật thiếu ăn, thiếu uống thân thể yếu hèn phải chết bằng những cái chết đau đớn . . . Gồm có 108 ngục. Riêng Atula thì có : Thiện Atula, súc Atula và quỷ Atula.

Nhân thì quanh một vòng mặt trời có 4 châu :

- Bắc cư lộ châu : Cực sung sướng ít tu.

- Đông thắng thần châu : Chú trọng tinh thần hôn vật chất. Triết Học , huyền Học.

- Tây NGƯU hỏa châu : Gần bằng cõi bắc cư lộ châu.

- Nam thiên bộ châu : Cõi của chúng ta đang sống.

III.- KếT LUậN :

Giáo lý luân hoài cho chúng ta :

- Phá đoạn kiến sai lầm làm cho con người khỏi chán nản.

- Phá thường kiến sai lầm làm cho con người luôn luôn hưng phấn.

Do đó chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ : Cải tạo tư tưởng hành vi và lời nói trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nôi để :

- Không cho ác niệm phát sinh.

- Tạo mọi điều kiện cho thiện niệm móng khởi .

Có như thế thì chúng ta mới có thêm lòng tự tin, thấy mình là chủ nhân của chính mình vì lẽ mình tạo nhân nào thì hưởng quả đó, chứ không có ai ban phát thưởng phạt cho chúng ta cả./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN