Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 820 guests and no members online

058075931
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
5254
67297
288584
1814749
58075931

01:52 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

GĐPT -Chánh Pháp

Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT

1. Lễ Tắm Phật phải làm thế nào?

Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến trong mùa Phật đản hằng năm ở nhiều tông phái Phật giáo khác nhau. Mọi người đứng trước đài tắm Phật, múc nước thơm tinh khiết lần lượt rưới lên thân tượng Phật đản sanh.

2. Nghi thức này có nguồn gốc thế nào?

Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á, Việt Nam và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi để tỏ lòng tôn kính đức Phật. lễ Phật đản là một ngày vô cùng quan trọng được gọi là Phật Sinh Hội, Quán Phật Hội, đều là chỉ vào nghi thức tắm Phật cử hành trong ngày ấy.

Nguồn gốc của Lễ Tắm Phật xuất phát từ sự kiện, khi hoàng hậu Ma-da đản sanh thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho thái tử.

3. Phật vốn thanh tịnh tại sao chúng ta phải tắm?

Khi tắm Phật là cơ hội để nhắc nhở bản thân mình phải thường xuyên “tắm gội” cho thân tâm được thanh tịnh bằng dòng nước giáo pháp, luôn cố gắng tu tập để Phật tâm trong mỗi chúng ta mỗi ngày mỗi trong sáng.

4. Hai dòng nước ấm, mát để tắm Phật có ý nghĩa gì?

Hai dòng nước ấm, mát biểu trưng cho hai dòng thuận nghịch của cuộc đời: được mất, thành bại, hạnh phúc khổ đau… Giữa cuộc đời này, không ai tránh khỏi được sự thật này. Tắm lên mình hai dòng nước là hoan hỷ đón nhận và vững chãi trước những biến động của cuộc đời. Tắm Phật là để nhắc nhở chúng ta cố gắng vun bồi tâm bình yên trước những thuận nghịch bên ngoài! Tâm an vạn sự an!

5. Nghi thức tắm Phật như thế nào?

- Thứ tự từng người đứng trước đài tắm Phật với tâm thành kính, Chấp hai tay lạy hoặc .

- Múc 3 gáo nước lần lượt rưới lên vai trái, vai phải, dưới chân tượng với 3 tâm niệm:

a. Gáo thứ nhất tưới vai trái: (Miệng niệm thầm) Con nguyện dứt bỏ các việc ác

b. Gáo thứ hai tưới lên vai phải: (Miệng niệm thầm) con nguyện làm các điểu lành.

c. Gáo thứ ba tưới lên đôi chân Phật Đản Sanh: (miệng niệm thầm) Con nguyện tinh tấn tu học luôn Giữ tâm ý thanh tịnh.

Khi tưới xong, nguyện xong, chấp tay xá chào, lui ra..

 

Sưu tầm

 

 

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN

     Tịnh Liên

“Vui thay đức Phật ra đời. Mừng thay Chánh pháp rạng ngời thế gian”

 

                                                 “Tán lễ Thích Tôn

      Vô thượng năng nhơn

            Tăng kỳ cửu viễn tu chơn

   Đẩu suất giáng trần

      Trường từ bửu vị kim luân

Tọa bồ đề tòa đại pháp ma quân

Nhứt đổ minh tinh đạo thành giáng pháp lâm

Tam thừa chúng đẳng quy tâm

Vô sanh dĩ chứng

Hiện tiền chúng đẳng quy tâm

Vô sanh tốc chứng

Tứ sanh cửu hữu đồng đăng Hoa tạng huyền môn

Bát nạn tam đồ cộng nhập Tỳ lô tánh hải”.

 

(Kính lạy Thích Ca, tột bực Buddha, nhân tu nhiều kiếp lâu xa, xuống giữa Ta-bà, hy sinh ngôi báu nước nhà, ngồi gốc bồ đề chiến thắng quân ma, đắc đạo sao mai sáng lòa mưa pháp sa, theo về xe pháp cả ba, đã chứng Phật đà, hiện giờ chúng đối trước tòa, mau chứng Phật đà, bốn loài chín cõi đồng lên hoa tạng giới, tám nạn ba đồ cùng vào biển tánh Tỳ lô).

Trên đây là kệ tán Phật Thích Ca trong thời công phu sáng đầu ngày.

Vào dịp rằm tháng 4 âm lịch hàng năm, người Phật tử chúng ta lại nhớ về ngày đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sanh. Trên lễ đài tôn trí để đón mừng ngày Phật đản, chúng ta thường thấy dựng lại hình ảnh vườn Lâm-tỳ-ni, có Ma gia phu nhân tay vin cành Vô ưu và Bồ tát sơ sinh bước đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất... Ngày đó, cho dù có tổ chức trọng thể, đông đảo Đại Chúng cùng tham dự, hoặc chỉ lặng lẽ một mình, đơn sơ đạm bạc với thời công phu sáng tụng kinh tắm Phật (mộc dục), hay thậm chí đang lỡ bộ đường xa, chỉ có thể bày tỏ sự thành kính bằng nén hương lòng. Người con Phật chúng ta, không ai không cảm thấy trong lòng dâng lên niềm vui và lòng biết ơn đối với đức Phật.

Hàng năm, cũng vào mùa Phật Đản, chúng ta thấy trên các tài liệu sách báo Phật giáo, các Trang Nhà học Phật lại rộ lên những bài viết liên quan đến cuộc đời đức Phật. Đặc biệt là thời điểm lúc đức Thế Tôn thị hiện đản sanh với nhiều dẫn chứng, nhận định, lý giải, rồi thêm thắt vào với nhiều nhận xét khác nhau, tạo nên không ít bối rối, lẫn lộn cho người học Phật. Riêng đối với Gia Đình Phật Tử, quý anh chị lớn cũng gặp không ít khó khăn khi phải giải thích cho các em về những điều nầy. Thậm chí có nhiều anh chị học Phật đã lâu, nhưng không tin vào những điều nầy, lại còn cho đó là huyền thoại (1).

Nhân dịp đón mừng ngày đức Phật giáng trần, chúng ta cùng nhau ôn lại những điều liên quan đến cuộc đời đức Phật, được ghi lại trong kinh điển, đặc biệt là thời điểm lúc đức Thế Tôn thị hiện đản sanh:

1.      1. Trước tiên, nghĩa của chữ Lễ Phật Đản: đây là chữ Hán. Phật nói ở đây là đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Đản, (danh từ) là ngày sanh, (động từ) là sinh ra. Vậy lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sanh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, lễ Phật Đản là lễ Vesak (thường gọi là lễ Tam hợp, vì gộp chung 3 lễ kỷ niệm: Phật đản sanh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn) vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch. Còn theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, lễ Phật đản chỉ là ngày kỷ niệm đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh, được tổ chức vào ngày 08 tháng 4 âm lịch. 

2.      2. Lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Kinh Phật Nói Kinh Bảy Vị Phật, kinh Họ Tên Cha Mẹ Bảy Đức Phật và kinh Đại Bát Niết Bàn trong Trường A Hàm, đều có ghi lại những điều Phật thuyết, liên quan đến lịch sử đức Phật như thế nầy:

-      Cha: Tịnh Phạn vương (Duyệt-đầu-đàn), thuộc dòng Sát-đế-lợi.

-      Mẹ: Ma-ha-ma-da, kinh thành Ca-tỳ-la, nước Ca-duy-la-vệ.

-      Họ Cù-đàm

-      29 tuổi xuất gia, 36 tuổi thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

-      80 tuổi nhập Niết-bàn. 

Xưa, Lâm tỳ ni (Lambini), nằm phía ngoài thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới chân núi Hy mã lạp sơn. Ngày nay, làng Lambini thuộc quận Rupandehi, cách thành phố Varasasi (Benares) khoảng 100 dặm Anh, phía tây Nepal, cách cửa khẩu biên giới Sonauli, Ấn Độ 36 km. 

3.       3. Phật lịch được tính như thế nào? 

Lịch sử đức Phật ghi lại niên đại Phật đản sanh, có nhiều chỗ bất đồng:

-      Theo bia ký dựng ở Bồ đề đạo tràng, Boddgaya Ấn Độ, ghi đức Phật đản sanh năm 623 TCN.

-      Theo Phật giáo Miến Điện, đức Phật đản sanh vào năm 561 TCN.

-      Theo Phật giáo Tích Lan, đức Phật đản sanh vào năm 624 TCN.

-      Theo Phật giáo Tây Tạng, đức Phật đản sanh vào năm 626 TCN.

-      Theo Thánh chúng điển ký, đức Phật đản sanh vào năm 565 TCN.

 

Để thống nhất, Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới, họp lần đầu tiên tại Colombo, Tích Lan (25 tháng 5 đến 08 tháng 6 năm 1950) đã chọn:

-      Ngày Phật đản là ngày rằm tháng 4 (âm lịch) hàng năm.

-      Đức Phật đản sanh năm 624 TCN. Nhập Niết-bàn năm 544 TCN.

-      Phật lịch được tính theo cách: lấy năm Phật nhập Niết-bàn cộng với Dương lịch. Năm nay, Dương lịch là năm 2014 + 544 = 2558. Vậy Phật lịch năm nay là 2558.

-      Lễ Phật đản năm nay (2014) là lễ Phật đản lần thứ 2638 (Phật lịch cộng với 80 năm Phật tại thế).

 

4.      4. Do nhân duyên gì đức Phật thị hiện Ta-bà:

Phẩm Phương Tiện kinh Pháp Hoa có chép: “Chư Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế dục linh chúng sanh khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến”. Chư Phật Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời: muốn khơi mở cho chúng sanh tri kiến Phật, muốn chỉ bày cho chúng sanh thấy tri kiến Phật, muốn cho chúng sanh nhận ra tri kiến Phật, muốn dẫn chúng sanh đi vào tri kiến Phật. Đó chính là nhân duyên, là bản hoài của chư Phật Thế Tôn thị hiện nơi cuộc đời nầy.

Tri kiến Phật là gì? Tri là nhận biết bằng tâm thức, kiến là nhận thấy bằng con mắt. Tri kiến Phật là sự thấy biết thấu suốt thực tướng của các pháp bằng vô lậu trí, hay nói cách khác là sự giác ngộ của chư Phật. 

 

5.      5. Khi Phật đản sanh, có nhiều điều kỳ lạ như sinh từ hông phải, trái đất rung động, đi bảy bước... Những điều nầy có thể tin được không? 

Những điều đức Phật dạy lúc còn tại thế, khi kết tập được phân thành 12 thể tài hay còn gọi là 12 phần giáo. Trong đó có những điều thuyết về thần lực kỳ diệu của Phật, những công phu tối thắng, những pháp hy hữu, những thần thông lạ lùng chưa từng có của Bồ tát, mà trí óc hạng phàm phu không thể tin hay lý giải được. Những pháp nầy được gọi chung là Vị tằng hữu (Adbhuta-dharma, A-phù-đà-đạt-ma). Không riêng gì những giáo nghĩa được ghi trong kinh điển Đại thừa. Ngay cả trong kinh điển Tiểu Thừa (như Trường bộ kinh, Trung bộ kinh...) cũng đã ghi lại rất nhiều lần đức Phật đã dùng thần thông để thuyết pháp hay giáo hóa. Ngay cả ngày nay, có nhiều vị tu chứng rất cao, đã sở đắc được những khả năng phi thường mà khoa học không thể nào lý giải. Vì thế không nên cho rằng những hiện tượng xảy ra trong lúc đức Phật đản sanh là “huyền thoại” (1).

6.      6. Bảy bước đi đầu tiên của Thái tử khi đản sanh:

Sự kiện Bồ tát lúc đản sanh, đi bảy bước, trong kinh A Hàm ghi lại như sau: Ở tạng Nam truyền: Trường bộ III, kinh Đại Bản, (cũng như trong Trung bộ III, Kinh Vị Tằng Hữu Pháp) có ghi: “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho vị Bồ-tát và cho bà mẹ. Pháp nhĩ là như vậy. “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Vị Bồ-tát khi sinh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sinh ở đời này nữa. Pháp nhĩ là như vậy” (Trường bộ III, Kinh Đại Bản, HT. Minh Châu dịch, trang 451-453). 

Tương đương với Trường Bộ kinh thuộc hệ thống Nam truyền là Kinh Trường A hàm thuộc hệ thống kinh điển Bắc truyền. Trong Trường A Hàm, kinh Đại Bản ghi lại sự kiện lúc đức Phật đản sinh như sau: “Này các Tỳ-kheo, pháp thường của chư Phật Bồ-tát lúc sinh do hông phải của mẹ mà ra, chuyên niệm không tán loạn. Khi ấy mẹ ngài không ngồi không nằm... Ngài từ hông phải ra, vừa xuống đến đất, không cần người đỡ, liền đi bảy bước, nhìn khắp bốn phương, rồi đưa tay lên nói rằng: “Trên trời dưới đất, duy Ta là tôn quý, Ta sẽ cứu độ chúng sinh khỏi sinh, già, bệnh, chết”. Ấy là pháp thường của chư Phật” (Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Đại Bản, Trường A Hàm tập 1, bản dịch của Tuệ Sỹ, trang 31). Cũng trong bản kinh nầy, ở trang 733, kinh Đại Bản Duyên thì ghi ý câu nầy: “Đó là thông lệ của chư Phật”. 

Trong các đoạn kinh vừa trích dẫn nêu trên, cả 2 tạng Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có câu “Pháp nhĩ là như vậy” hay “Đó là pháp thường của chư Phật”, “thông lệ của chư Phật”, được lập đi lập lại trong suốt bản kinh, để khẳng định một điều: pháp của chư Phật là “như vậy” (như thị). Không phải chỉ riêng đức Phật Thích Ca, mà từ Phật Tì-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá-phù trong Quá khứ Trang Nghiêm kiếp đến chư Phật trong Hiện tại Hiền kiếp: Câu- lưu-tôn Phật, Câu-na-hàm-mâu ni Phật, Ca-diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, đều “như vậy” khi nhập thai, đản sinh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết bàn.

Như vậy trong cả 2 bản: Trường Bộ kinh Nam truyền và Trường A Hàm Bắc truyền đều có ghi nhận là lúc đản sanh, Bồ tát đã bước đi bảy bước và nói câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn...” Tuy nhiên, trong các bản kinh vừa dẫn không thấy ghi Bồ tát bước đi có hay không có hoa sen đỡ bàn chân. Riêng các kinh sau đây thì lại thấy có ghi tích hoa sen dưới bảy bước chân của Bồ tát lúc đản sanh: kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm: “Lúc bấy giờ Bồ tát khéo tự tư duy, tùy sức chánh niệm, không nhờ dắt đỡ, liền tự có thể bước đi bảy bước về phía đông, dưới chân đều có hoa sen”. (Đại chánh 3, 553 trên); còn kinh Phổ Diệu ghi: “Lúc bấy giờ Bồ tát từ hông phải, hốt nhiên thấy thân trụ trên hoa sen báu, bước đi bảy bước”. (Đại chánh 3, 494 trên).

 

7. Ý nghĩa câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn...” (Trên trời dưới đất, duy Ta là tôn quý...” đã được nêu rõ trong phần Tán Phật mỗi thời công phu:

            “Pháp vương vô thượng tôn   (Đấng Pháp vương vô thượng

            Tam giới vô luân thất             Ba cõi chẳng ai bằng

                        Thiên nhân chi Đạo sư                        Thầy dạy khắp trời người

                        Tứ sanh chi Từ phụ”               Cha lành trong chung bốn loại)

Và câu kệ Phật đã thuyết khi xả thọ mạng trước lúc nhập Niết bàn (Đại Bát Niết Bàn, quyển thượng, Trường A Hàm tập 2, tr. 199):

                        “Hết thảy các chúng sanh

                        Theo nghiệp có sanh tử

                        Ta nay cũng sanh tử

                        Mà không từ ở nghiệp...”

7.      Ý nghĩa của 7 bước chân khi Bồ tát đản sanh: 

Trong pháp số, số 7 là con số mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ở đây, chỉ xin giải thích về ý nghĩa 7 bước chân mà chưa đề cập đến các ý nghĩa khác.

Sự hình thành pháp giới vũ trụ, chúng sanh không ngoài Thập bát giới (6 căn, 6 trần, 6 thức). Thể tính của vạn pháp không ra ngoài Thất đại (địa, thủy, hỏa, phong, hư không, kiến và thức). 7 đại là tóm gọn của 18 giới . Sự hiện hữu của hữu tình chúng sanh không ngoài 7 đại mà có. Sự thành tựu giác ngộ của một vị Bồ-tát (bậc hữu tình đã giác ngộ) cũng không ngoài 7 yếu tố, được gọi Thất giác chi (Thất giác ý, Thất bồ đề phần) tức 7 yếu tố có năng lực khiến cho trí tuệ tăng trưởng, đưa đến giác ngộ và giải thoát. 

Để hiểu thêm về điều nầy, xin đọc lại một đoạn trích trong Du-già Bồ-tát giới, được ghi lại từ Du-già sư địa luận: vị tu tập sau giai đoạn gia hành, thực tập chỉ và quán, nhắm đến đối tượng là các yếu tính vô thường, khổ, không, vô ngã, cho đến khi nhận thức trở nên nhạy bén như mũi tên cắm chặt vào mục tiêu, ngay khi ấy, nhận thức về Thánh đế bắt đầu phát sinh. Từ đây, trí tuệ thức tỉnh trước hiện thực thân, tâm và thế giới, được gọi là tuệ giác bồ đề. Giác huệ nầy gồm bảy chi phần, chia thành hai nhóm. Trong đó các chi: trạch pháp, tinh tấn, và hỉ, thuộc bản chất quán; nhóm thứ hai gồm ba chi: khinh an, định và xả, thuộc bản chất chỉ. Riêng niệm, có mặt trong cả hai nhóm.  

Kinh thường ví dụ bảy giác chi như bảy báu của Chuyển luân thánh vương (xem 7 báu của Chuyển luân vương ghi bên dưới). Đối với Chuyển luân vương, bảy báu ấy biểu hiện cho quyền lực chinh phục vô địch, vô song và sự giàu sang, sung túc, là những phương tiện để hưởng thụ tất cả ngũ dục cực điểm của thế gian. Cũng vậy, bảy chi phần bồ-đề là sức mạnh của Chánh pháp, là uy lực của chư Phật. Bảy báu đưa một vị vua từ một Tiểu vương lên địa vị Chuyển luân vương, Đại hoàng đế thống lãnh cả bốn châu thiên hạ; Cũng vậy, bảy giác chi đưa chúng sanh từ phàm phu đến chỗ giác ngộ, thành bậc Chánh đẳng giác. Bằng cách so sánh nầy, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa bồ-đề cứu cánh và các chi phần của cứu cánh ấy. Nói cách khác, để đạt được cứu cánh bồ-đề, không thể không tu tập bảy giác chi. Bảy giác chi là những hoạt động tâm lý dựa trên chỉ và quán, tức khả năng tập trung và quán sát sự thực. Đó được nói là con đường độc nhất dẫn đến giác ngộ.

Kinh Trung A Hàm viết rằng: “Các Như Lai trong quá khứ do trụ tâm trên Bốn niệm xứ, phát triển Bảy giác chi, mà đạt đến Vô thượng Chánh đẳng giác. Chư Như Lai trong đời vị lai cũng vậy”.

Tóm lại, 7 bước chân của Bồ tát lúc đản sanh nói đến 7 yếu tố để hình thành nên hữu tình chúng sanh và cũng là 7 yếu tố để thành tựu tuệ giác của bậc giác ngộ.

 

8.      8. 32 tướng tốt của Phật (Tam thập nhị Đại nhân tướng):

Trong kinh Đại Bản, Trường A Hàm có ghi lại 32 tướng tốt của Thái tử Tất Đạt Đa khi đản sanh như sau: 

Bàn chân phẳng, đầy đặn, bước đi vững vàng; Dưới bàn chân có dấu chỉ như bánh xe ngàn căm; Có màng mỏng giữa kẻ ngón tay, ngón chân; Tay chân mềm mại; Ngón tay, ngón chân thon dài; Gót chân đầy đặn; Ống chân thon dài; Các khớp xương móc lại với nhau như xích chuyền; Mã âm tàng (nam căn ẩn kín); Khi đứng thẳng tay duỗi dài quá gối; Mỗi lỗ chân lông đều có mọc một sợi lông; Lông mọc luôn xoay về phía hữu, xanh biếc; Thân sắc vàng, sáng chói; Da thịt mịn màng không dính bụi; Hai vai ngang bằng, tròn đầy đặn; Giữa ngực có chữ vạn; Thân cao gấp đôi người thường; Bảy chỗ trong người đầy đặn; Mình cao lớn như cây Ni-câu-lô (Nigrodha); Hai má như sư tử; Ngực vuông đầy; Có 40 cái răng; Răng ngang bằng nhau, đầy đặn; Răng khít nhau, không hở; Răng màu trắng, trong sáng; Yết hầu thanh sạch, ăn thức gì cũng thích hợp; Lưỡi rộng dài, có thể liếm tới mép tai; Tiếng nói rõ ràng như tiếng Phạm thiên; Mắt có màu xanh biếc; Mắt như mắt trâu chúa, có hai mí; Có lông trắng ở giữa chân mày, kéo dài một tầm, xoắn ốc về phía hữu; Trên đỉnh đầu có chỗ thịt nổi lên.

 

Đem so với Đại Trí Độ Luận, bản khảo dịch của HT Thích Huyền Tôn và Phật       Quang Đại Tự Điển, thấy có chỗ không đồng. Đặc biệt, trong Đại Trí Độ Luận và Phật Quang Đại Tự Điển không thấy ghi Cát tường hải vân tướng (chữ vạn ở trước ngực).

9.      9. Khi xem tướng cho Thái tử, Tướng sư bảo rằng: “Nếu ở ngôi vua sẽ là Chuyển luân thánh vương, còn nếu đi tu sẽ thành Phật”.

Chuyển luân thánh vương là vị Vua có 7 báu và 4 thần đức sau đây:

-      7 báu: xe vàng, voi trắng, ngựa xanh, bảo châu, ngọc nữ, cư sĩ, quân binh.

-      4 đức: sống lâu, cường tráng, dung mạo đoan chính, kho báu phủ phê.

(có thể tìm đọc thêm các kinh Du Hành trong Trường A Hàm, để hiểu rõ hơn về Chuyển luân vương và ý nghĩa các điều vừa kể).

10  10. Kệ và những lời dặn sau cùng của đức Phật trước khi nhập Niết-bàn: 

Lời dặn sau cùng của đức Phật trước khi nhập Niết-bàn, được ghi lại trong kinh Du Hành, Trường A Hàm, Đại tạng kinh Việt Nam: 

Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Đó là lời dạy cuối cùng của Như Lai. Các ông nên nhớ”.

 

10. Trước khi nhập định để vào Niết-bàn, đức Như Lai cũng đã nói kệ như sau (Đại tạng kinh Việt Nam - kinh Đại Bát Niết Bàn, q. hạ, Trường A Hàm, tập 2, Tuệ Sĩ Việt dịch, tr 247):

                             “Chư hành vô thường      (Các hành vô thường

Thị sanh diệt pháp     Là pháp sanh diệt

Sanh diệt diệt dĩ                     Sanh diệt đã diệt

Tịch diệt vi lạc”                      Tịch diệt là vui)

 

“Các vị nên biết! Tất cả các hành thảy đều vô thường. Thân của Ta nay tuy là kim cang đại cũng không tránh khỏi vô thường biến đổi. Ở trong sanh tử thật là đáng sợ, các vị nên siêng năng tinh tấn tu tập cầu mong mau ra khỏi hầm lửa sanh tử nầy. Đây chính là lời dạy sau cùng của Ta. Thời gian Ta vào Niết-bàn đã đến”.

 

 

Trong Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới kinh, cũng ghi lại lời Phật dạy: “ Nhữ đẳng Tỳ-khưu! Thường đương nhất tâm cần cầu xuất đạo. Nhất thiết thế gian động bất động pháp giai thị bại hoại bất an chi tướng. Nhữ đẳng thả chỉ, vật đắc phục ngữ. Thời đương dục quá, ngã dục diệt độ. Thị ngã tối hậu chi sở giáo hối”. (Tỳ-kheo các ông! Thường nên hết lòng chuyên cần cầu đạo giải thoát. Hết thảy các pháp động và bất động ở thế gian đều là tướng bại hoại, chẳng an ổn. Các ông thôi đừng nói gì nữa. Thời giờ sắp qua, ta sắp diệt độ. Đây là những lời dạy dỗ cuối cùng của ta vậy).

 

11.  11. Những nơi nên đến sau khi Phật nhập Niết-bàn:

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển thượng, Trường A Hàm, có ghi lại lời đức Phật bảo Tôn giả A Nan về 4 nơi sau khi Phật nhập Niết-bàn, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nên đến, sẽ được phước đức lớn, được an lạc không cùng tận. Người đời sau gọi nơi đó là Tứ động tâm:

 

-      Nơi đản sanh của Như Lai khi làm Bồ-tát, trong vườn Lâm-tỳ-ni, nước Ca-tỳ-la-vệ.

-      Nơi Như Lai ngồi dưới cội bồ đề, thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nước Ma-kiệt-đà.

-      Nơi Như Lai chuyển pháp luân, trong vườn Lộc Dã, trụ xứ của Tiên Nhân, nước Ba-la-nại.

-      Nơi Như Lai vào Niết-bàn, giữa hai cây Sa La bên sông Ni Liên, vùng đất sinh ra các lực sĩ, nước Cưu-thi-na.

Trong kinh Du Hành (thứ 2 đoạn 3, Trường A Hàm, tr. 794) Phật đã nói với Tôn giả A Nan: “Sau khi ta diệt độ, các đệ tử dù nam hay nữ, hãy nhớ tới khi Phật giáng sanh có những công đức như thế nào, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế nào, khi Phật chuyển pháp luân có những sự hóa độ như thế nào, khi Phật diệt độ có những di huấn như thế nào, rồi mỗi người đi đến 4 chỗ đó kinh hành kính lễ, dựng tháp cúng dường, thì khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo”.

12  12.   Cúng dường Phật đản:

Để tỏ lòng thành kính, biết ơn nhân ngày đức Phật đản sanh, trộm nghĩ không có công đức nào ý nghĩa hơn là giữ một ngày trai để cúng dường Phật.

Nhìn thấy sau các cuốn kinh có ghi: nhị trai, lục trai, thập trai, nguyệt trai... bên dưới chỉ dẫn cách ăn chay, rồi nhiều người nghĩ rằng ngày trai là ngày ăn chay. Điều đó cũng không sai, nhưng ý nghĩa ngày trai không chỉ có vậy. Đức Phật đã hướng dẫn cách giữ ngày trai như thế nào cho đúng chánh pháp, được ghi lại trong kinh Trì Trai, phẩm 19 Trung A Hàm, q. 2 tr 475, và kinh Trai, Trung A Hàm, q. 2 – Đơn Hành Bản, tr 1076.

Riêng với những người đã thọ giới Bồ tát tại gia, giới bản ghi rõ mỗi tháng phải giữ tối thiểu 6 ngày trai, thì lại càng cần phải tìm hiểu thật rõ các kinh nầy, để thực hành cho đúng pháp.  

(1) Khi nói chữ huyền đạo, hay huyền vi là nói đến nghĩa lý nhỏ nhặt, sâu kín, thanh tĩnh, nhiệm mầu. Như câu “Giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ” trong Quy Sơn Cảnh Sách (người học Phật mà không đoái hoài, không chịu nghiên cứu giáo lý, thì đạo nhiệm mầu do đâu mà khế ngộ). Còn khi nói “huyền thoại” tức là lời nói, chuyện kể thiếu thực tế, phản khoa học. 

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp, chớ thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình nương tựa nơi chính mình, nương tựa nơi chánh pháp, chớ nương tựa vào một nơi nào khác”.

(Kinh Trường A Hàm, Tuệ Sỹ Việt dịch, q 2, Kinh Du Hành, thứ 2, đoạn 1, t. 769)

SƯU TẦM

 

SÁU LÝ DO NÊN GỬI CON VÀO TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

- MỘT: Con của bạn chắc chắn sẽ là người con hiếu thảo với cha mẹ, kính lễ ông bà, tổ tiên. Với mọi người biết yêu thương hết mực và sẵn sàng bao dung. Với xã hội là công dân tốt, chan hòa sức sống thiện lành, tràn đầy từ bi trí dũng! Và là người thông minh, mẫn tiệp, cầu tiến, tuyệt vời...

Bởi tình thương của ÁO LAM được nuôi dưỡng từ những ngày đầu bước vào ngành Đồng (Oanh Vũ), họ sống trong nền tảng giáo lý khoa học, họ biết quý mến anh chị em, thương người, thương vật, yêu thiên nhiên, biết sống hòa hợp chia sẻ rộng lòng tha thứ, chịu khó lắng nghe với cả tấm lòng nhân ái khiêm từ.

Đặc biệt, trong giai đoạn khi mà con người ta đang gặp rất nhiều bất an bất thiện và gian nan phức tạp trong cuộc sống, việc có một chỗ nương tựa tinh thần là điều vô cùng quan trọng, và GĐPT chính là nơi mà bạn hoàn toàn tin tưởng.

Với chữ Hiếu đặt lên hàng đầu - "Điều thiện tối cao không gì bằng hiếu. Điều ác tột cùng không gì bằng bất hiếu". Con của bạn nhất định sẽ luôn dành cho bạn những điều tốt đẹp nhất, luôn hướng về bạn bằng tấm lòng biết ơn nhớ ơn không có giới hạn.

- HAI: Con của bạn sẽ luôn là người nhanh nhẹn, tháo vát, linh hoạt và đa kỹ năng:

Trong chương trình sinh hoạt của GĐPT, có rất nhiều bộ môn, trò chơi rèn luyện các đức tính, giác quan và nhiều kỹ năng cần thiết.

Sống trong môi trường ấy, đa phần (đa số) ÁO LAM đều cho thấy sự hoạt bát, nhanh nhẹn và xử lý tình huống nhanh hơn. Vào mỗi tuần sinh hoạt, ÁO LAM được học và thực hành các bộ môn, phân môn truyền tin như: Morse, Semaphore, mật thư; các hình thức sơ cấp cứu, cắm trại, dựng trại, gút dây, xác định phương hướng... giúp cho họ sở hữu nhiều kỹ năng quan trọng và thiết yếu đồng thời phát triển tư duy, nâng cao khả năng nghe thấy – suy nghĩ – hành động.

Những công việc thường nhật như bắt điện, nối dây, bó, buộc... được ÁO LAM xử lý nhanh nhẹn, thao tác thuần thục do được cọ xát thường xuyên.

- BA: Con của bạn sẽ là người giàu kỹ năng mềm, và là 'soái ca' trong những buổi dã ngoại:

Do được đào luyện trong môi trường hoạt động, nên con của bạn sẽ được phát triển rất nhiều kỹ năng mềm như: kỹ năng tổ chức và quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo chỉ huy, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục... đồng thời trong môi trường sinh hoạt tập thể con của bạn đủ sức để thể hiện tài quản trò, cắm trại, lửa trại, kịch lửa trại, văn nghệ... đó chính là tài năng của GĐPT.

- BỐN: Con của bạn là người giàu đức hy sinh, biết sống vì người khác:

Sinh hoạt GĐPT với tấm lòng tự nguyện và phụng sự, không lương, không tiền, do đó con của bạn sẽ được tô đắp đức tính hy sinh vì mọi người, vì tập thể, vì các công việc Phật sự, gạt bỏ qua mọi ích kỷ, hẹp hòi, sống có suy nghĩ, có trách nhiệm và biết quan tâm đến người khác.

Đặc biệt hơn, tình cảm anh chị em trong GĐPT được gắn kết nhau trong tình thần lục hoà, lấy lục hoà làm phương tiện tạo dựng đoàn kết và tình thân, nên khi áp dụng vào cuộc sống và công việc thường nhật, con của bạn chắc chắn sẽ tạo nên những tập thể gắn kết.

- NĂM: Con của bạn sẽ là người có bản lĩnh, ý chí:

Trong GĐPT, người ÁO LAM được luyện rèn sự chịu đựng trong những trường hợp tự lập khắc khổ dấn thân như: tự nấu cơm, tự đi chợ, tự xác định phương hướng khi bị lạc, tự tạo ra các vật dụng thủ công, chịu ăn uống trong những bữa cơm đạm bạc nhất, chịu nắng, chịu mưa, chịu sương gió cực khổ ... qua đó ý chí nghị lực và bản lĩnh ngày càng được tô rèn, bồi đắp khiến ÁO LAM không bao giờ chùn bước trước mọi khó khăn, thử thách, luôn tiến lên dù bất kỳ nghịch cảnh nào.

- SÁU: Con của bạn sẽ có cơ hội phát triển năng khiếu riêng biệt của mình:

Như đã nói ở trên, GĐPT có rất nhiều bộ môn, phân môn đào luyện, rất nhiều trò chơi và cuộc thi đủ loại cấp độ và phương diện, do đó con của bạn sẽ có cơ hội bộc lộ rõ nét khả năng, năng khiếu bản thân, góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm.

 

--- KẾT:

Thay cho lời kết, nếu như bạn đang có con từ 7 tuổi trở lên-thanh thiếu nhi, thay vì bắt con học quá nhiều, hãy gửi đến Gia đình Phật tử.(mỗi tuần sinh hoạt chỉ 3 tiếng rưỡi) đó chính là môi trường vô cùng tuyệt vời "đất lành chim đậu-an bình trong sáng" để con bạn phát triển đạo đức trí tuệ và năng lượng sức sống...

Nhìn ngoài kia, chiều chủ nhật bao thanh thiếu niên đắm chìm vào games-trò chơi, lối sống vui chơi sa đọa để bỏ ăn, bỏ học; tư tưởng bạc nhược vị kỷ chỉ biết ỷ lại thụ động hưởng thụ cá nhân...

Nhìn ngoài kia, chiều chủ nhật bao thanh thiếu niên đánh nhau, văng tục hỗn láo và vướng vào tệ nạn xã hội; ma túy hút sách, rượu chè cờ bạc, mê si gái gú..Con cháu bất hiếu bất nghĩa bất nhân bất lương vô trí!

Nhìn ngoài kia, bao người học giỏi tài năng nhưng thiếu hoạt bát khi đứng trước đám đông, nhút nhát rụt rè phát biểu không nên lời, và cũng không tích cực năng nổ linh hoạt xoay chuyển nếu tình thế xã hội đổi thay vô thường!

Hãy tích cực đưa con cháu đến với Gia đình Phật tử!

Bởi mỗi Gia đình Phật tử là một đóa sen vàng tỏa sáng nâng từng bước ta đi trên con đường giác tha "Bi-Trí-Dũng" an vui hạnh phúc thăng tiến và thành đạt để đến nơi chân thiện mỹ thanh lương!

Hãy tinh tấn nỗ lực cho cháu con vào sinh hoạt Gia đình Phật tử.

(tác giả Hoàng Nguyễn)

Các em tập trung tại Điểm Khởi đầu từ Cabravale Park , lúc 7:00am sáng thứ bảy ngày 20 tháng 09 năm 2014.

7:30 Nhận mệnh lệnh các em phải đi tìm áo của mình (đã giao cho BQT tuần trước) và mặc vào trong thời gian sớm nhất. Đội nào hoàn thành trước, nhận mật thư. Sau khi dịch mật thư đúng được dẫn đội đi ra ga xe lữa đón chuyến xe sớm nhất đến Bankstown Shopping centre.

Nơi đây các em sẽ nhận đôi gánh với 10 hộp thức ăn và chiếc áo bà ba trắng.

Các em phải gánh đi mời khách mua.

Nhầm mục đích để tạo cho các em có cơ hội hiểu biết được, “kiếm được đồng tiền không phải dễ”

Khi các đội bán hết ,

Để chia sẻ và cảm nhận sự thiếu thốn, đội nhận được một ổ bánh sandwich, các em phải ăn hết

load  sandwich đó, mới được nhận mật thư , các em phải ráng nuốt đến miếng cuối cùng , cũng là

lúc nhìn thấy mật thư....nằm dưới đáy ...hihihi

Vội vã dịch mật thư và vội vã lên đường hướng về bãi biển BONDI

 


Từ ga Bankstown đến Bondi phải chuyển trạm, (xem như 2 chuyến xe lữa mất khoản 1tiếng )


Mỗi lần trể xe lửa xem như mất từ 15 đến 30 phút ngồi chờ.

Đến Bondi các đội đi từ đầu này đế đầu kia mới tìm gặp HTr đúng trạn anh Tâm Vũ,

nhận lệnh phải làm một đường hầm 5 thướt (m), Trái banh tennis phải lăng từ nơi khởi điểm đến cuối đường mà không trở ngại thì được xem như đã hoàn thành 1,

giai đoạn 2 là nhận và dịch mật thư., Nội dung.... "


Darling Habour  gặp người bán thức ăn  trưa, để mua thức ăn. Cơm chiên dương châu với kim chi, cay thật là cay , vừa ăn vừa hít hà cũng phải ráng ăn nhưng sao ngon quá

Sau đó lại phải tìm cữa hàng để mướn LỀU.. Thật ra đó chỉ là một chung cư, mà BQT đã mượn chổ để chứa vật dụng để " CẮM TRẠI " tối nay.

Từ chổ mướn lều chúng em phải vượt đoạn đường đi bộ khoảng hai hay ba cây số ra bên phà để ra đảo COCKATOO ( Island )


Từ bến phà Tàu chạy khoản 20 phút ( tính luôn ghé trạm phà khác ) mới tới COCKATOO Island

Khi đặt chân lên COCKATOO Island Các đội phải tự mình vào Văn phòng,

Nhận được thông tin nơi cắm trại với bản đồ trên đảo.

Sau khi dựng lều xong . Tiếng còi của BQT tập họp đội trưởng , Nhận lệnh ra phía trước văn phòng, (Cổng chính vào bên trong đảo,) chụp hình lưu niệm. .

Sau Khi Chụp hình, chúng tôi trởi về lều ...thì...!!! 'ÔI  thôi phân chim ỉa every where! lều trai! back pack... hihihi có bạn bị chim .... rớt trung ngay....hihihi...

Giờ Cơm chiều đã tới chúng tôi lần lược vào nhận thức ăn, và ăn cơm theo đội. cũng trong giờ ăn các đội tập văn nghệ với chủ đề RỪNG XANH

Đêm lữa trại tất cả mọi người đều phải hoá trang trở thành thú rừng . Có cả George of the Jungle.

Xong đêm lữa trại . Trước khi ngủ BQT thông báo các đội phải có hình chụp " Cả đội

đứng dưới Mặt trời mới mọc " ĐÓN BÌNH MINH "

"Đó là điều kiện phải có trước khi các đội được nhận mật thư

Thế là Sáng sớm mọi người thức dậy thât sớm . Nhưng chờ hoài măt trời chẳng thấy đâu. Thôi thì chụp hình không có mặt trời cũng ........hihihi

 

CÁC ĐỘI ĐƯỢC LỆNH NHỔ LỀU,

Sau khi thu dọn lều trại back pack trên vai tiếp tục đoạn đường....  Hướng về Olumpic Park

Nhìn vào thì thật là vui, nhưng khi vào vượt qua rào cảng của BQT, để lấy từng phần mật thư ráp lại thật là chua cay.  Cứ tới là lăng cù mèo. ..hihì. Nhưng cuối cùng cũng hoàn thành, khi ráp lại được bản đồ và phương hương

đến trạm kế ......................................................( Tất cả rồi sẽ có 1 DVD trọn vẹn mà BQT hứa sẽ gởi đến trại sinh làm kỷ niệm.)

MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN.

Subcategories