Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 927 guests and no members online

059470564
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
44191
62368
301724
1204683
59470564

18:08 _ 19-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

 

CÁCH TỔ CHÚC LỬA TRẠI

 

CHỦ ĐỀ LỬA TRẠI
-Để cho buổi lửa trại có ý nghĩa, chúng ta nên hướng chương trình theo một chủ đề nào đó.
-Đề tài đặt ra phải khai thác triệt để những năng khiếu, sáng kiến và hiểu biết của trại sinh, phải phù hợp với chủ đề trại.
-Quản trò trên cơ sở đó cần phải sắp xếp chương trình và các tiết mục cho mạch lạc và đúng lịch trình, các bài ca, tiếng reo, vũ điệu thật gắn bó với chủ đề.
-Việc chọn đề tài cho đêm lửa trại không khó, cái khó là làm sao phát huy được hết nguồn nhân lực sẵn có trong trại sinh để chương trình hấp dẫn, lôi cuốn người tham gia.
HÌNH DÁNG VÒNG TRÒN SINH HOẠT LỬA TRẠI
-Cách cấu tạo hình dáng vòng tròn sinh hoạt lửa trại được xếp thành 2 loại: Vòng tròn kín và vòng tròn hở (nghĩa là vòng tròn bị đứt quãng).
-Thông thường loại thứ nhất hay được ưa chuộng vì người ta cho rằng, theo bẩm tính, những người dự cuộc dù ở địa vị nào, ở bất kỳ thời đại nào, tại nơi nào cũng muốn họp thành một vòng tròn kín quanh đống lửa. Luật lệ tự nhiên này không chịu một ngoại lệ nào khác,nó phù hợp cho các hoạt động thi đua cũng như thực hiện các trò chơi một cách tốt nhất cho mọi người cùng tham gia.

VỊ TRÍ VÒNG TRÒN SINH HOẠT LỬA TRẠI
-Ban tổ chức nên chọn khu đất trống trải, xa các khu rừng thưa, không có tán cây và tàn cây thấp dễ bắt cháy; tương đối bằng phẳng, nền đất không trũng và ẩm ướt.
-Cần dọn sạch lá cây rụng và các cành gỗ mục từ buổi chiều khi đốt lửa trại.
-Địa điểm cũng không nên quá gần khu vực dựng lều trại của các đội nhóm và Ban tổ chức, nhưng nếu được, càng gần khu vực có nguồn nước càng tốt.
-Cần khảo sát thật kỹ khu vực đốt lửa trại để ngừa các loại bom mìn và chai lọ, dây thép gai... còn sót lại sau chiến tranh.
-Nếu lửa trại dự kiến có qui mô lớn (từ 200 trại sinh trở lên), có thể tận dụng ngay những gốc cây to bị mục hoặc đã đốn từ lâu để làm điểm trung tâm.
-Nên xin phép, liên hệ trước tại các nơi này.

VỊ TRÍ ĐỐNG LỬA TRẠI
-Đống lửa luôn luôn ở giữa vòng tròn để các đội nhóm cùng tổ chức được các nghi thức gọi lửa, đốt lửa và nhảy lửa, sau đó cũng để diễn ra các sinh hoạt bên lửa.
-“Sân khấu” văn nghệ sẽ uyển chuyển xoay vòng theo vị trí ngồi của mỗi đội tham dự. Nhưng hay nhất là “sân khấu” ở hẳn một phía, thuận tiện cho khán giả, trong đó có quan khách, Ban tổ chức, Ban giám khảo... có thể quan sát chung để chấm điểm và đề phòng những bất trắc rủi ro.
-Chú ý chọn vị trí cho trục khán giả - sân khấu luôn vuông góc với hướng gió để tránh bị tạt khói gây ngộp và tàn lửa gây phỏng.
-Đống lửa trong đêm lửa trại có 3 tác dụng: Sưởi ấm - soi sáng - gây bầu khí ấm áp. Nên, đêm lửa trại có thành công hay không phần lớn là do khâu chuẩn bị củi đốt, hình thức chất củi và kỹ thuật duy trì ngọn lửa khi to khi nhỏ, khi sáng rực khi dịu mờ.
-Củi dự trữ được xếp bao quanh thành một vành đai quanh đống lửa, vừa có tác dụng sấy sẵn nếu cành cây còn tươi, lại vừa đề phòng củi đang cháy lăn ra hoặc tro than bắn vào vòng sinh hoạt.
-Củi dự trữ là củi to, thân dài khoảng một mét trở lại tùy qui mô đống lửa lớn hay nhỏ, đừng quên phải có nhiều cành nhỏ, khô giòn để mồi thêm khi cần làm đống lửa bùng lên rực sáng. Củi có thể được nhặt trong khu vực cắm trại, có thể được mua sẵn nhưng hay nhất là mỗi trại sinh mang theo góp vào.
-Tuyệt đối không dùng vỏ xe và các vật liệu nhựa gây khói đen và khét.
Y PHỤC KHI SINH HOẠT LỬA TRẠI
-Y phục mặc khi dự lửa trại không được bừa bãi, lôi thôi, không mặc áo quần đi ngủ và cũng không mặc lễ phục chỉnh tề (ngoại trừ khi có yêu cầu của Ban tổ chức).
-Thể thức ngồi là vòng tròn kín quanh lửa, người nọ cạnh người kia, cùng nhảy múa ca hát nhất loạt theo sự điều khiển của quản trò, như vậy chắc chắn sẽ tạo được bầu không khí thân mật, những sắc thái đồng nhất để tạo nên một đêm lửa trại thật ấm cúng và sảng khoái cho tất cả mọi người.
-Điều này cũng rất quan trọng đối với sự thành công của một chương trình lửa trại.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
*CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH
-Thông báo chủ đề và những yêu cầu cụ thể cho từng tiểu trại và cá nhân trong quá trình chuẩn bị và tổ chức lửa trại.
-Bố trí thời gian cho các tiểu trại chuẩn bị trước khoảng 24 giờ nếu trại 1 ngày, trại nhiều ngày phải thông báo trước.
-Thu thập các tiết mục đăng ký của các đơn vị (nội dung phải bám theo chủ đề) để tiện cho công tác biên tập và dàn dựng kịch bản chương trình lửa trại.
-Phân công các tiểu trại tham gia các hoạt động chuẩn bị phục vụ lửa trại (quần áo, y phục hóa trang, tiếng reo, đuốc, nhảy lửa, trò chơi, hóa trang...).
-Lên kịch bản và dàn dựng chương trình lửa trại tùy theo qui mô của lửa trại.
*Chú ý:
-Đảm bảo thời gian để các đơn vị chuẩn bị và tập dợt nhằm tránh tình trạng có những sáng tác tức thời cẩu thả vào giờ chót, gọi là góp mặt cho có vị.
-Chương trình lửa trại phải được chuẩn bị trước nhưng phải giữ bí mật cả về nội dung và hình thức để tạo sự ngạc nhiên lý thú cho người tham dự.
BAN ĐIỀU HÀNH GỒM
-Quản trò: được xem là người “giữ linh hồn” của đêm lửa trại.
+Nhiệm vụ:
.Phối hợp với Ban chỉ huy trại để xây dựng chủ đề, chương trình, kịch bản... đêm lửa trại.
.Bố cục và sắp xếp chương trình lửa trại, bố trí các hoạt động vui chơi như: các hội thi, băng reo, bài hát, tiết mục xen kẽ thời gian trống trong chương trình lửa trại.
.Kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc chương trình đảm bảo đúng thời gian, tiến độ.
.Dẫn giải, giới thiệu chương trình, lấp thời gian trống bằng những sinh hoạt cộng đồng.
.Chủ động mời đại biểu, quan khách, trại sinh cùng tham gia sinh hoạt lửa trại.
.Cắt bỏ những tiết mục không phù hợp.
-Quản ca: là người phụ trách phần hát, nhảy múa, âm thanh tiếng động trong đêm lửa trại. Đây là người hoạt náo chứ không nhất thiết phải là người hát hay.
+Nhiệm vụ:
.Phối hợp với quản trò để điều khiển chương trình lửa trại.
.Chọn bắt các bài hát phù hợp với nội dung: mở đầu, nhảy lửa, gọi lửa, trại ca, băng reo khen, chê, chúc mừng, mời gọi, hoan hô, cám ơn, hát đuổi, hát bè, hát to, hát nhỏ, hát tàn lửa...
.Thúc đẩy cao trào sinh hoạt ca hát hoặc điều chỉnh sự lắng đọng cần thiết theo chủ đề, yêu cầu của đêm lửa trại.
- Quản lửa:
+Nhiệm vụ:
.Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động có liên quan đến củi lửa. Phải biết kỹ thuật chất củi cho lửa cháy đều, kể cả đặc tính của cây và số lượng củi cần thiết để hoàn tất đêm lửa trại mà không bị củi thừa hay thiếu...
.Chọn vị trí, hướng gió, bảo vệ những bãi cỏ, nền xi măng, sắp xếp củi, tăng giảm ngọn lửa, chuột lửa, lửa điện, màu lửa... thu dọn lửa đề phòng hỏa hoạn, kết thúc phải trả lại nguyên trạng như trước khi tổ chức lửa trại.
CÁC HÌNH THỨC LỬA TRẠI
-Tùy theo sự khác biệt về hình thức, nội dung và nhất là tinh thần của mỗi lửa trại, chúng ta có thể phân loại lửa trại như sau: Lửa trại họp đoàn, lửa trại kết thân, lửa khai mạc, lửa trại truyền thống, lửa trại chủ đề, lửa dặm đường, lửa trại nghệ thuật, hoa lửa...
-Tùy điều kiện, lửa trại có thể tổ chức trong nhà, bày ra các mô hình giả lửa trại như: điện, nến, que củi xếp theo mô hình lửa trại.
-Căn cứ vào mục đích, số lượng người tham gia, chúng ta có thể phân loại như sau:
LỬA TRẠI HỌP ĐOÀN
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Sinh hoạt riêng của tiểu trại, chi hội, đội nhóm...
-Sinh hoạt trước đêm có lửa trại chính thức hoặc lửa trại tổng kết: quây quần, thân ái, tin tưởng...
*NỘI DUNG
-Sinh hoạt nhẹ nhàng: trò chơi, ca hát cộng đồng, rút kinh nghiệm những việc làm, hoạt động trong ngày, thống nhất những dự tính công việc và hoạt động cho những ngày tiếp theo. Nếu chuẩn bị cho trại tổng kết thì nêu những ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm, trao đổi...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Sau mỗi ngày hoạt động, kéo dài khoảng từ 30 phút đến 45 phút.
LỬA TRẠI KẾT THÂN
(lửa trại tiếp xúc, giao lưu)
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Tổ chức giữa các đơn vị còn xa lạ để biết hơn về nhau.
-Tổ chức giữa các đơn vị kết nghĩa.
-Sinh hoạt giữa các trại sinh trong cùng đơn vị trại.
*NỘI DUNG
-Sinh hoạt làm quen.
-Giới thiệu nét đặc trưng của các đơn vị với nhau.
-Hoạt động giao lưu chung - liên kết hoạt động.
-Trao quà lưu niệm tập thể, cá nhân.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Ngay đêm đầu tiên gặp gỡ, kéo dài khoảng từ 45 phút đến 60 phút.
LỬA KHAI MẠC
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Khai mạc một đợt trại dài ngày như trại huấn luyện, trại sinh hoạt, trại hè...
-Ra mắt Ban chỉ huy trại, trại sinh của các đơn vị.
-Chính thức nhập trại hoạt động.
-Hình thức: Trại huấn luyện, trại dài ngày.
*NỘI DUNG:
-Gọi lửa, nhảy lửa, sinh hoạt truyền thống.
-Châm đuốc khai mạc.
-Nghi lễ chào cờ.
-Nghi thức khai mạc.
-Trại trưởng nói chuyện (ngắn gọn, súc tích, đúng chủ đề)
-Để đơn giản bớt phần tổ chức, trong một hội trại dài ngày có thể kết hợp lửa trại giao lưu (đã nói ở phần trên) và lửa trại khai mạc vào một đêm, phần giao lưu, tiếp xúc, làm quen... được tiến hành trước và sau là phần khai mạc ngắn gọn nhưng cũng mang tính chất trang trọng, thân ái, đoàn kết, vui vẻ...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA TRẠI TRUYỀN THỐNG
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Giáo dục truyền thống nhân các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
*NỘI DUNG
-Lời dẫn chuyện, sinh hoạt truyền thống, gọi lửa châm đuốc truyền thống, nhảy lửa.
-Tái hiện lịch sử, truyền thống qua các hoạt cảnh lửa trại.
-Giao mỗi tiểu trại chuẩn bị các đề tài nhỏ trong kịch bản tổng thể nhằm tạo hiệu ứng giáo dục trong mỗi trại sinh.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA TRẠI CHỦ ĐỀ
(lửa trại tuyên truyền)
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Tạo không khí chủ động, hấp dẫn hơn trong sinh hoạt, bằng các nội dung tọa đàm, thảo luận, hoạt động xoay quanh một hay nhiều chủ đề.
*NỘI DUNG:
-Gọi lửa, nhảy lửa, châm lửa trại.
-Gợi ý chủ đề để mọi trại sinh tham gia.
-Phổ biến chủ đề để các trại sinh chuẩn bị: Lịch sử - công tác xã hội - Phòng chống tệ nạn xã hội...
-Tổ chức kết nạp Đoàn viên, Hội viên, ra mắt các Đội Thanh niên tình nguyện, Đội công tác xã hội, các CLB Đội, nhóm...
-Lời căn dặn của trại trưởng trước khi kết nạp.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA DẶM ĐƯỜNG
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Bồi dưỡng tinh thần, nâng cao khí thế sau một ngày hành quân mệt nhọc, gặp gỡ sau một ngày hành quân cắm trại.
*NỘI DUNG
-Sinh hoạt thư giãn, ca hát, chuyện trò trao đổi câu chuyện trên đường hành quân.
-Mỗi thành viên góp chương trình một cách tự nhiên.
-Trao đổi rút tỉa kinh nghiệm cho ngày mai, cho tương lai.
-Người phụ trách nói lời tàn lửa, chúc mọi người ngủ ngon.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Thông thường từ 45 phút đến 1 giờ.
LỬA TRẠI NGHỆ THUẬT
*NỘI DUNG:
-Lửa trại thông tin cổ động
-Liên hoan hát dân ca
-Liên hoan ca kịch, tiểu phẩm
-Sáng tác văn thơ, hội họa
-Âm nhạc, hợp xướng
-Liên hoan các nhóm, ban nhạc, ca khúc chính trị...
-Lửa trại loại này khó thành công vì phải kết hợp được nhiều yếu tố tiến sang lãnh vực nghệ thuật sân khấu. Đơn giản và dễ thành công nhất là những tuồng điệu bộ, những bản dân ca, những điệu vũ dân tộc, kể cả đọc sách ngâm thơ... đã được các tiểu trại tập dợt thành thạo từ lâu và để dành riêng cho loại lửa trại đặc biệt này.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Khoảng 1 giờ 30 trở lên.
LỬA HOA
(dành cho thiếu nhi)
*NỘI DUNG
-Phụ trách hát, kể chuyện.
-Các em hóa trang thành những con thú dễ thương, bông hoa đẹp diễn cảnh theo nội dung từng bài hát, câu chuyện...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
-Khoảng 45 phút đến 1 giờ.
LỬA TĨNH TÂM
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Làm cho tinh thần của đoàn thể thêm gắn bó, sắt son.
-Suy ngẫm những điều hay dở trong cuộc sống mà mình đã trải qua để rút ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho mọi người.
*NỘI DUNG
-Trại trưởng có lời dẫn cho đêm lửa trại tĩnh tâm.
-Chuẩn bị 1 ngọn nến cho mỗi người, 1 nhóm từ 3 đến 5 người.
-Một nhóm lửa nhỏ cho nhóm người, phân đội, tiểu trại.
-Một đống lửa trại cho 1 chi hội, tiểu trại...
-Tất cả im lặng mặc tưởng bên đống lửa trại, ngọn lửa như ánh sáng chân lý soi rọi những điều hay dở trong lòng mỗi người, tất cả mọi trại sinh cùng suy ngẫm, mặc tưởng trong im lặng (tĩnh tâm khoảng 10 phút).
-Sau đó các trại sinh sẽ nói lên những cảm nghĩ từ đáy lòng mình, những suy gẫm rút ra từ cuộc sống, từ những điều hay và chưa hay để hướng đến cái tốt đẹp chân, thiện, mĩ.
-Suy ngẫm nhắc nhở lại tôn chỉ mục đích của đoàn thể.
-Trại trưởng giải thích những băn khoăn, làm thông suốt tư tưởng trước khi kết nạp Đoàn - Hội.
*ĐỐI TƯỢNG
-Dành cho những người hoạt động nhiều năm trong phong trào thanh thiếu niên và các đối tượng chuẩn bị kết nạp Đoàn, Hội.
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
Lửa được tổ chức vào đêm khuya, không gian tĩnh lặng (khoảng 30 phút đến 45 phút), khi tàn lửa trại chính thức.
*Chú ý: Lửa tĩnh tâm chỉ có lời dẫn chuyện, phút mở đầu và tâm sự, nhắc nhở định hướng khi phút kết thúc của trại trưởng, không có nghi thức khai mạc, bế mạc, không có những sinh hoạt sôi nổi.
Lửa tĩnh tâm là phương pháp giáo dục Tâm, Đức, Trí, xuất phát từ tâm niệm của mỗi người, là hình thức giáo dục và tự giáo dục cao trong các loại hình lửa trại.
LỬA TRẠI TỔNG KẾT
(dùng cho kết thúc một ngày trại)
*MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
-Tái hiện lại các hoạt động lửa trại, tạo ấn tượng mạnh về các kỷ niệm tại đất trại để tạo mối dây liên kết mọi trại sinh, mọi đơn vị trước khi kết thúc cuộc trại.
Phát huy nét riêng, sở trường, khả năng tháo vát sáng tạo của trại sinh, của mỗi đơn vị từ các chủ đề tại đất trại.
*NỘI DUNG:
-Gọi lửa, nhảy lửa.
-Từng đơn vị tự thiết kế và tự giới thiệu về nét đặc trưng của đơn vị mình (chương trình tự giới thiệu có hóa trang).
-Mỗi đơn vị có một chương trình tham gia, tùy yêu cầu từ 10 đến 15 phút (hợp ca, đồng ca, múa, kịch, tấu hài, hóa trang văn, thơ, nhạc, kịch...).
-Sinh hoạt chung toàn trại.
-Lời tổng kết của trại trưởng về những ấn tượng khó quên nơi đất trại như nhật ký trại...
-Các đơn vị chia tay về trại nghỉ, có thể sinh hoạt nhẹ, tâm sự, nói chuyện nhưng không tổ chức sinh hoạt ồn ào, náo động...
*THỜI GIAN TỔ CHỨC
Từ 1 giờ 30 trở lên.
*KINH NGHIỆM TỔ CHỨC
-Tùy từng lứa tuổi, các đêm lửa trại nên được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thích hợp với điều kiện tâm sinh lý của từng đối tượng.
+Lứa tuổi thiếu nhi: Hình thức Hoa Lửa, chỉ nên kéo dài 45 phút đến 1 giờ; gồm nhiều tiết mục múa hát có xen kẽ trò chơi nhỏ, có bánh kẹo cho thêm phần vui nhộn, kết thúc tối đa vào lúc 22 giờ để đảm bảo sức khỏe.
+Lứa tuổi thanh niên: Lửa trại kéo dài từ 1 giờ trở lên (tùy theo nội dung và hình thức lửa trại mà chọn thời gian cho phù hợp). Có gọi lửa và nhảy lửa; phần văn nghệ có ca, múa, kịch, hoạt cảnh... xen kẽ các trò chơi. Kết thúc tối đa lúc 23 giờ.
-Riêng lửa tĩnh tâm nên bắt đầu sau 23 giờ.
+Hình thức Lửa dặm đường: thường dành cho các đội nhóm, các đối tượng tham quan, du lịch, dã ngoại... nếu thích có thể kéo dài qua đêm không ngủ; không cần gọi lửa và nhảy lửa; có thể tổ chức trong nhà, trên sân thượng, ngoài vườn trên bãi biển... phần văn nghệ hoàn toàn tự phát, chính yếu là trò chuyện chia sẻ theo từng chủ đề; có thể có làm bánh, nướng thịt, lùi khoai và bắp ngô... ăn uống vui vẻ với nhau.
+Trong 3 hình thức nêu trên, dạng Lửa trại là thông dụng nhất vì nó có thể bao gồm các loại lửa khác tùy theo chương trình nội dung và mục đích ý nghĩa của từng cuộc trại. Kỹ thuật tổ chức một đêm lửa trại đòi hỏi nhiều chi tiết phức tạp, nên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu dạng này. Một khi đã từng trải qua một đôi lần tổ chức lửa trại, các bạn sẽ có kinh nghiệm hơn để thực hiện dạng Hoa lửa và Lửa dặm đường.
+Tóm lại tuy có những hình thức lửa trại khác nhau nhưng tất cả đều có một yêu cầu duy nhất, đó là nội dung và đề tài trong đêm lửa trại. Khi tổ chức cần chú trọng đến mục đích yêu cầu của chương trình lửa trại mà có sự chuẩn bị cho phù hợp cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt nên chú trọng đến đối tượng sinh hoạt của đêm lửa trại.

 

Khi Bạn chọn Đề Mục.

Bấm vào Bạn chờ từ 1 đến 2 phút

 

CỔNG TRẠI --- HIỆU LỆNH CÒI(Morse) ---- ĐỘI HÌNH  

HIỆU LỆNH CỜ(Sémaphore) --- MẬT THƯ --- KỶ NĂNG TRẠI

226 TRÒ CHƠI NHỎ --- GÚT --- DẤU ĐI ĐƯỜNG