Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 1107 guests and no members online

059482979
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
56606
62368
314139
1217098
59482979

23:38 _ 19-04-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

LƯƠC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VN 

Ngày nay, hình bóng áo Lam đã xuất hiện trên mọi miền đất nước và khắc sâu trong tâm hoàn mọi người, từ thành thị đến thôn quê, từ miền thùy dương cát trắng đến choán rừng núi xanh um, đâu đâu cũng có Gia Đình Phật Tử. Vậy người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử cần hiểu rõ những bước khởi nguồn, Trưởng thành và phát triển Gia Đình Phật Tử. 

Bước đầu Gia Đình Phật Tử chỉ là một nhóm thanh niên yêu quê hương dân tộc, thiết tha với đạo PHÁP, với nền đạo Đức căn bản của con người. Tổ chức này ra đời trong một hoàn cảnh bi đát của đất nước, nhưng với lý tưởng rất cao đẹp: “Bảo 

toàn nền đạo Đức, bảo toàn tinh thần dân tộc”. Vậy trước hết chúng ta cần hiểu rõ bối cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ và tại sao tổ chức này ra đời ? Tiến đến tìm hiểu sự phát triển của Gia Đình Phật Tử như thế nào, đã đóng góp gì cho đạo pháp, cho dân tộc. 

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ: 

Giữa thế kỷ XlX, nước nhà đã trải qua một biến cố quan trọng trong lịch sử. 

a. Trên bình diện quốc tế: 

- Về phương diện chính trị : Cuộc thế chiến thứ ll sắp bùng nổ. Sự tranh chấp khoái Trục và Đồng Minh mà bản chất là tranh giành thuộc địa tại các dân tộc nhược tiểu, đặt các dân tộc nhược tiểu trước hai con đường: “vùng dậy để giành chổ đứng cho mình, hoặc bị khuất phục nô lệ 

- Về phương diện văn hóa : Sự phát triển của văn minh vật chất, sự xâm lăng của các cường quốc kỹ nghệ đã làm đảo lộn các giá trị nhân bản cổ truyền của các dân tộc, nhất là các dân tộc Đơng phương: tuy yếu kém về mặt quân sự, chính trị, kinh tế nhưng đã có những tập truyền văn hóa tiến bộ. Sự kiện ấy đã gây thành phản ứng văn hóa để bảo toàn một nếp sống văn hóa cổ truyền của các dân tộc Đơng phương. 

b. Trên bình diện quốc gia: 

Việt Nam đang bị đô hộ của thực dân PHÁP, văn hóa cổ truyền đang bị đe dọa bởi văn minh vật chất, phóng đãng cá tính của Âu Châu truyền sang, một số người vong bản phụ họa với thực dân, đưa dân tộc ta đi vào con đường nô lệ Đồng hóa của ngoại bang. 

II. NGUYÊN NHÂN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ RA ĐỜI : 

Trước nguy cơ diệt vong ấy, một số thanh niên trí thức yêu nước miền Trung nhận thấy Phật giáo là một tôn giáo có đủ hai yếu tố quan trọng: 

- Giữ được truyền thống dân tộc (với một quá trình gắn bó với dân tộc) 

- Có một nền triết lý khai phóng có thể làm nền tảng vững chắc cho cuộc vươn dậy và cuộc sống mới của dân tộc. Vì vậy, họ đứng ra tổ chức các đoàn thể thanh niên Phật tử để xây dựng lý tưởng: “Tinh thần dân tộc và Đạo Pháp” trong hàng ngũ thanh niên tin Phật, để chống lại văn hóa nô dịch mất gốc được thực dân PHÁP thực hiện nhằm phá tan tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu giống nòi của dân tộc Việt Nam.Vậy Gia Đình Phật Tử ra đời với hai nguyên nhân chính: 

1.- Giữ lúc nước nhà đang nghiêng ngửa vì nền văn hóa của dân tộc đang bị bứng gốc, trước sự chạy đua mãnh liệt theo cái mới vật chất của tầng lớp thanh niên mới bị lôi cuốn bởi nền văn hóa ngoại lai. Gia Đình Phật Tử ra đời với sự cố gắng níu kéo lại những tinh hoa của đất nước cùng tinh thần đạo Đức của dân tộc. 

2.- Đạo Phật là đạo của mọi người, mọi loài thì đạo Phật cũng là đạo của tuổi trẻ, của thanh thiếu nhi. Cần giáo dục đạo Phât cho thanh thiếu nhi một cách có phương PHÁP. Giáo hội có hai tầng lớp: Hội viên và con em Hội viên. Vậy phải lo xây dựng tín ngưỡng thuần chánh cho con em Hội viên, nhất là con em ấy, lớp tuổi trẻ ấy đang sống giữa một thời đại phức tạp, hổn loạn và mất gốc. 

III. SƠ LƯƠC LịCH SỬ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ : 

1. Đoàn Phật Học Đức Dục: 

a. Vị trí của Đoàn trong Giáo hội : Sau khi hưởng ứng phong trào tân vận động Phật giáo của Ngài Đại Sư Thái Hư chủ trương, Hội Phật giáo tại Trung Phần (lúc bấy giờ là An Nam Phật Học Hội) liền nghó ngay đến hàng thanh thiếu nhi. Do sáng kiến của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Năm 1935 Đoàn Phật Học Đức Dục ra đời tại Huế. 

b. Mục đích đầu tiên và những nét sinh hoạt chủ yếu của Đoàn : Ban đầu, Đoàn được thành lập với Mục đích đào tạo những thanh niên trở thành những thanh niên ưu tú để nghiên cứu và thực hành giáo lý của Đức Phật. Được sự hưởng ứng của các giảng sư Thích Mật Thể, Thích Mật Hiển. Buổi đầu Đoàn đã qui tụ được một số thanh niên trí thức yêu chuộng việc sưu tầm nghiên cứu và áp dụng giáo lý Đạo Phật vào đời sống như: Phạm Hữu Bình, Đinh Văn Nam (Hịa thượng Thích Minh Châu bây giờ), Đinh Văn Vinh (Huyền Chân), Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Xuân Thanh, Lê Đình Duyên, Bà Thượng ( bà Diệu Không bây giờ), Ngơ Thừa … 

Đoàn tổ chức những buổi diễn giảng Phật Pháp khắp nôi và xuất bản những tập san nhỏ như: Phật pháp và Đức Dục của Phạm Hữu Bình, Đời vui của Ngơ Thừa, Thanh niên Đức Dục của Đinh Văn Nam, Đạo Phật của Huyền Chân … 

2. Sự phát triển của Đoàn Phật Học Đức Dục và hình thành Gia Đình

Phật Tử Việt Nam:

 

* Các tổ chức đầu tiên của Đoàn: Đoàn ngày càng phát triển mạnh, dần dần dưới sự hướng Dẫn của Đoàn, các tổ chức sau đây đã ra đời: 

- Thanh niên Phật tử và Hướng đạo Phật tử: hoạt động ở thành thị (1) 

- Đồng ấu Phật tử: hoạt động ở nông thôn. 

- Gia đình Phật hóa phổ: để huấn luyện những em, chủ yếu là con em Hội viên. Về sau thu hút được tất cả các thành phần trong và ngoài giáo hội + Gia đình Phật hóa phổ. Năm 1944, Tổng Trị sự Hội Việt Nam Phật Học quyết định cải tổ chương trình tu Học, hợp cả 4 tổ chức trên thành tổ chức duy nhất: Gia đình Phật hóa phổ. Người có công nhất trong phong trào là anh Võ Đình Cường và anh Đinh 

Văn Nam. Anh Võ Đình Cường lãnh sứ mạng hướng Dẫn phong trào. Gia đình Hướng Thiện ở Huế là Gia Đình Phật Hóa Phổ đầu tiên ở miền Trung. Phong trào lan nhanh đến các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, sau một Năm thì phong trào lan ra miền Bắc. 

Và từ đấy, Gia Đình Phật Hóa Phổ đã có hình thức áo lam, quần xanh, nữ áo dài lam (thời kỳ Đoàn Phật Học Đức Dục còn mặc áo đen dài). 

* Gia đình Phật tử: Năm 1951, Tổng trị sự triệu tập Đại hội đầu tiên bàn về Gia đình Phật tử tại chùa Từ Đàm – Huế, gồm đại biểu của 8 tỉnh miền Trung và đại diện đại biểu của Gia đình Phật tử Bắc Việt tham dự. Tại Đại hội này, danh hiệu của tổ chức được đổi là “GIA ĐÌNH Phật Tử”. Hội nghị vạch ra bản Nội quy trình cho Gia đình Phật tử, Mục đích đầu tiên của Gia đình Phật tử được ghi vào Nội quy trình: “Huấn luyện thanh thiếu Đồng niên Phật tử về phương diện trí dục, Đức dục và thể dục trên nền tảng Phật giáo, để đào tạo thành những người Phật tử chân chính 

Sau Đại hội này, Gia đình Phật tử lan dần vào miền Nam, Gia đình Phật tử đầu tiên ở miền Nam là Gia đình Phật tử Chánh Đạo. Tại các tỉnh miền Trung thì phong trào phát triển rất mạnh và đều khắp. Năm 1953, Đại hội Gia đình Phật tử lần thứ hai cũng được tổ chức tại chùa Từ Đàm – Huế. Lần này có tiếng nói của ba miền Trung, Nam, Bắc. Đại hội nhằm Mục tiêu “Cải thiện đời sống Gia đình Phật tử” (đời sống tinh thâøn, thể chất) với ba khẩu hiệu: 

- Đạo trong đời, đời trong đạo. 

- Lý thuyết cho thực hành, thực hành cho lý thuyết. 

- Áp dụng hợp thời và hợp thế. 

Năm 1955, Đại hội lần thứ 3 được tổ chức tại chùa Linh Sôn, Đà Lạt. Lần này trong ban tổ chức Đại hội có cả các anh chi miền Nam cùng gánh vác Phật sự. 

Hình thức Đội, Chúng, Đàn được vạch ra trong Đại hội này. Đại hội đã quy tụ 17 đơn vị tỉnh tham dự. 

Năm 1958 Đại hội lần thứ 4 danh xưng của Giáo hội được thay đổi “Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần” Đại hội phấn khởi vì sự phát triển rất nhanh của phong trào nhưng lại phải giải quyết nhiều khó khăn về sự phát triển đó nhưng lại thiếu Huynh Trưởng, thiếu tài liệu tu Học … Đại hội này có 50 đại biểu đại diện cho 366 đơn vị gia đình với 2.175 Huynh Trưởng và 21.561 Đoàn sinh. Đại hội đã điều 

chỉnh nội quy chế (trước là nội quy trình). Mục đích của Gia đình Phật tử cũng được điều chỉnh lại là “Đào tạo những thanh thiếu và Đồng niên Phật tử thành những Phật tử chân chánh để phục vụ chánh PHÁP và trở thành những hội viên xứng đáng cho Giáo hội".

Năm 1961, Đại hội lần thứ 5 tại chùa Xá Lợi, Sài Gịn. Đại hội này vắng bóng anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương đang trong vòng lao lý, nên Đại hội đã cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa gánh vác chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam. Năm 1964, sau những ngày đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh và dũng lực – thành công. Đại hội lần thứ 6 được tổ chức tại trường Gia Long Sài Gịn, Đại hội bàn phương hướng sinh hoạt mới phù hợp với tinh thần của giai đoạn Đạo PHÁP và

Dân tộc địi hỏi … Kỳ này anh Võ Đình Cường đã được trả tự do, đảm nhận lại chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam. Mục đích của Gia đình Phật tử lại được tu chỉnh một lần nữa: “Đào luyện thanh, thiếu, Đồng niên thành Phật

tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo

Năm 1967 Đại hội lần thứ 7 tổ chức tại Tổng vụ Thanh niên, 294 đường Công Lý, Sài Gịn. Đại hội chú trọng việc cung cấp tài liệu tu Học cho Huynh Trưởng và giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt.

Năm 1970, Đại hội lần thứ 8 tiến hành tại chùa Bồ Đề, Quy Nhơn. Đại hội xác định một lần nữa lập trường của Gia đình Phật tử Việt Nam. Một nẩy sinh mới trong Đại hội lần này là hình ảnh Ban Bảo Trợ Gia đình Phật tử và tổ chức cựu Huynh Trưởng … Xác định vai trị bảo trợ Gia đình Phật tử: “Bảo trợ Gia đình Phật

tử là bảo trợ con em của chúng ta, bảo trợ chánh đạo, bảo trợ thế lực bất

 

khuất, bảo vệ ý chí tự cường, vì như vậy là bảo trợ chúng ta” (lời phát biểu của đạo hữu Trưởng Ban bảo trợ Gia đình Phật tử Việt Nam trong dịp Đại hội) 

Năm 1973, Đại hội lần thứ 9 tổ chức tại chùa Thị giáo hội Phật giáo Đà Nẵng. Đại hội này có tầm mức hết sức quan trọng, có nhiệm vụ đúc kết thành quả một quá trình 30 Năm sinh hoạt. Đại hội lại diễn ra trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt: Đại hội đánh dấu ngày đầu tiên của đất nước thanh bình, một khúc quanh lịch sử, lệnh ngưng bắn đã được ban hành, hịa bình đang trên đà tái lập. Đại hội còn mang trọng trách hoạch định một đường loái sinh hoạt thích hợp với hoàn cảnh đất nước trong thời hậu chiến. Đại hội này quy tụ đến 600 đại biểu gồm có Huynh Trưởng Gia đình Phật tử, Ban bảo trợ, cựu Huynh Trưởng và cố vấn Giáo Hạnh Gia đình Phật tử Việt Nam, ở thời điểm này số đơn vị Gia đình Phật tử đã lên đến 500 

đơn vị, trên 5.000 Huynh Trưởng và trên 50.000 Đoàn sinh. Tỉnh có số lượng nhiều nhất là Quảng Trị với 100 gia đình, trên 1.000 Huynh Trưởng và 10.000 Đoàn sinh.Dự kiến Năm 1975 (tháng 7) Đại hội lần thứ 10 và Trại họp bạn toàn quốc sẽ tổ chức và tiến hành tại Cam Ranh. Ngày 30.04.1975. Tất cả các đoàn thể thanh niên sinh hoạt trong chế độ của Miền Nam trước hoàn toàn không còn toàn tại duy nhất chỉ có Gia Đình Phật tử là còn sinh hoạt như trước. Về mặt quản lý và điều hành đất nước trong xu thế một thể chế chính trị mới. Để quản lý Thanh thiếu niên : Đội Thiếu niên Tiền Phong và 

Đoàn Thanh niên Cọng sãn Hoà Chí Minh được thành lập. Về mặt sinh hoạt tôn giáo 

: trước mắt một số lớn cô sở sinh hoạt của Phật giáo tại miền Nam chính quyền các 

cấp trưng dụng, trong đó có Trụ sở của Tổng vụ Thanh niên (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) cũng là nôi đặt văn phòng của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Để phù hợp với giai đoạn mới Ban Hướng Dẫn Trung Ương đã ra VT số 230/HDTƯ/TB ngày 08.07.1975 chỉ thị cho các Ban Hướng Dẫn, Ban Chấp Hành, Đaị diêïn các Gia Đình Phật Tử trực thuộc Trung Ương các Tỉnh, 

Thị về việc sinh hoạt trong giai đoạn hiện tại. Sự sinh hoạt tại các địa phương càng ngày càng khó khăn, theo báo cáo Ban Hướng Dẫn Trung Ương nhâïn được có nôi chính quyền giải thể các đơn vị Gia Đình Phật Tử vì theo chủ trương của Nhà nước, chỉ có một đoàn thể thanh niên là Thanh niên Cọng sản Hoà Chí Minh mà thôi ( Gia Đình Phật Tử đâu phải là một đoàn thể thanh niên như những hội đoàn thanh niên khác. Từ khi ra đời cho đến nay Gia Đình Phật Tử vẫn là một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu nhi 

của Phật giáo Việt Nam. Do đó sinh hoạt Gia Đình Phật Tử là sinh hoạt Tôn giáo). Trong thời điểm nầy một số anh chị Huynh Trưởng tại các Tỉnh cũng như vài anh chị trong 

Ban Hướng Dẫn Trung Ương đi Học tập cải tạo (vì có liên hệ với chế độ miền Nam củ). anh Trưởng Ban không còn sinh hoạt với Ban Hướng Dẫn Trung Ương, do đó anh Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn Phó Trưởng Ban thay anh nhận nhiệm vụ quyền Trưởng ban, trong thời gian nầy các địa phương đều gặp quá nhiều khó khăn trong sinh hoạt nên đã tạm thời đơn phương đình chỉ, một số địa phương khác chuyển 

phương thức sinh hoạt, các Ban Hướng Dẫn Tỉnh gần như không còn hoạt động. Chó còn một vài Ban Hướng Dẫn còn duy trì sinh hoạt thường xuyên và liên tục trong đó đáng kể là Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Gia Định nhưng số lượng đơn vị có phần giảm sút. Tháng 6.1976 Thượng tọa Trí Quảng được Viện Hóa ĐẠo bổ nhiệm chức vụ Tổng vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên và Thượng Tọa đã kiên toàn nhân sự Tổng vụ mới theo QĐ số 024/VHĐ/VT/QĐ ngày 25.6.1976 và anh Chuẩn được mời làm phụ tá Tổng vụ Trưởng đặc trách Gia Đình Phật Tử, kể từ đây anh Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn chính thức là Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam thay anh Võ đình Cường. 

Ngày 25.10.1976 (02.9.Bính Thìn) trong một cơn bệnh đột ngột anh Lương Hoàng Chuẩn qua đời và ngay trong lễ tang của anh Ban Hướng Dẫn Trung Ương và các đại diện Ban Hướng Dẫn các Tỉnnh, Thị về tham dự đã suy cử chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc Phó Trưởng Ban ngành Nữ làm Quyền Trưởng Ban. Ngày 17.11.Canh Thân (1980), Ban Hướng Dẫn Gia Định tổ chức Trai Đàn Chẩn tế Hiệp Kỵ cho cố Huynh Trưởng và Đoàn sinh tại Tu viện Quảng Hương Già Lam với sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Hội Đồng lưỡng viện GHPGVNTN cùng sự tham dự của Chị Q. Trưởng Ban với trên 300 Huynh Trưởng trên toàn quốc và địa phương . Đặc biệt từ sau lễ Hiệp kỵ nầy một sinh khí sinh hoạt được bùng 

lên và một số tỉnh lần lượt phục hoài sinh hoạt dưới nhiều hình thức, bổ sung kiện toàn Ban Hướng Dẫn cấp Tỉnh từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú yên, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận, Đăklăk, Phước Long, Bình Tuy, Long Khánh, Phước Tuy, Biên Hịa v.v. . .số lượng đơn vi phục hoài sinh hoạt tăng rất nhanh. 

Ngày 04.11.1981 một sự kiện quan trọng trong lịch sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam : Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời với bản hiến chương mới gồm 11 chương và 46 điều trong đó GHPGVNTN được coi như là một trong 9 hệ phái Phật giáo và trong Bản Hiến chương không hề đề cập gì đến tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam, nhưng lại có một tổ chức khác là "Nam nữ cư sĩ trẻ". Kể từ đây sự sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử khắp nôi đều gặp vô cùng khó khăn. Tuy thế Ban Hướng Dẫn Trung Ương và một số Ban Hướng Dẫn tỉnh vẫn tiếp tục duy trì sự sinh hoạt, khẳng định thế đứng trong lòng quần chúng Phật tử của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. 

Ngày 16.8.1987 Ban Hướng Dẫn Trung Ương khai mạc liên trại Lộc Uyển – A Dục - Huyền Trang và Vạn Hạnh tại Tu viện Quảng Hương Già lam do anh Nguyễn Châu (Huynh Trưởng cấp Dũng) làm Trại Trưởng. Cũng trong Năm nay phái đoàn Ban Hướng Dẫn Trung Ương do chị Q. Trưởng Ban làm Trưởng phái đoàn đã chính thức lên đường đi thăm viếng các đơn vị Gia Đình Phật Tử các tỉnh Miền Tây và Miền Đông Nam Bộ. 

Ngày 11.8.1988 chị Hoàng Thị Kim Cúc Q. Trưởng Ban lâm nạn và chị đã qua đời vào ngày 27.01.1989 tại Huế. Ban Hướng Dẫn Trung Ương cùng các anh chị Huynh Trưởng cấp Tấn mời anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ giữ chức Q. Trưởng Ban.

Ngày 19.6.Kỷ Tỵ PL.2533 (1989) nhân ngày Hiệp kỵ Gia Đình Phật Tử Lâm Đồng tại Đà Lạt Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát động phong trào về nguồn, khôi phục lại toàn bộ các hình thức sinh hoạt truyền thống . Chấm dứt giai đoạn quá ư tùy duyên. Phát triển mô hình sinh hoạt dã ngoại mặc dù chướng duyên ngày càng choàng chất.

Năm 1990 Ban Hướng Dẫn Trung Ương kết khóa trại Vạn hạnh II và khai khóa Trại vạn hạnh III cho liên tỉnh Long Khánh - Ninh thuận - Nha trang – Cam ranh và Đà nẵng cũng do anh Nguyễn Châu làm trại Trưởng.

Ngày 04.4.1993 sau cơn bạo bệnh anh Nguyễn Khắc Từ qua đời, để kịp thời có người lãnh đạo phong trào nên ngay trong lễ tang anh Từ, Ban Hướng Dẫn Trung Ương đã triệu tập phiên họp mở rộng gồm các Huynh Trưởng cấp Tấn và cấp Tín đại diện các Ban Hướng Dẫn trên toàn quốc về tham dự lễ tang cùng với Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Trong phiên họp hội nghị đều nhất trí công cử anh Nguyễn Châu làm Q. Trưởng Ban.

Ngày 19.02.1995 tại trại trường Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Đà lạt) một hội nghị Huynh Trưởng toàn quốc thu hẹp gồm 48 Huynh Trưởng cấp Tấn và một số Huynh Trưởng cấp Tín đại diện các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị trên toàn quốc đã bổ sung và kiện toàn nhân sự Ban Hướng Dẫn Trung Ương và cùng nhất trí công cử anh Nguyên Tín Nguyễn Châu tiếp tục giữ trách nhiệm Q.Trưởng Ban. Cùng Năm nầy Ban Hướng Dẫn Trung Ương thành lập Ban Điều hành hàm thụ Bậc Lực Trung Ương và khai khóa hàm thụ Bậc Lực khóa I Năm thứ nhất với trên 200 Huynh Trưởng Học viên trên toàn quốc ghi tên tham dự. Kể từ Năm nầy các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị chính thức chịu sự điều động trực tiếp của Ban Hướng Dẫn Trung Ương là : Thừa Thiên - Đà nẵng - Hội An (Ban Đại diện) - Quảng nam Đà nẵng 3 (Quảng Tín củ) - Bình Định - Phú yên - Khánh Hịa - Cam ranh - Ninh Thuận – Bình Thuận (Bình Tuy và Phước Tuy củ) - Long Khánh - Long Thành (Ban Đại diện) – Bà Rịa Vũng Tàu (từ Ban Chấp Hành lên Ban Hướng Dẫn) - Bình Phước (Phước Long củ) - Lâm Đồng (Đà lạt - Tuyên Đức củ) - Đăklăk (Ban Mê thuột và BHD Quảng Đức củ) - Gia lai (Pleiku củ) - Kon tum - Gia Định Quảng Đức (thuộc TP. Hoà Chí

Minh) và Gia Đình Phật Tử Cà Mâu. Ngày 03.12.1998 Hội nghị Huynh Trưởng toàn quốc thu hẹp tại Tu viện Quảng Hương Già Lam gồm Huynh Trưởng cấpTấn và đại diện các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị, toàn thể Hội nghị đều nhất trí kể từ hội nghị nầy các chức danh trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương không còn Quyền (Q.) mà đương nhiên là một ủy viên chính thức. Toàn thể hội nghị một lần nữa nhất trí anh Nguyễn Châu vào chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam..

IV. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ CHO DÂN TỘC VÀ ĐạO

PHÁP

Trong lịch sử dân tộc đã gắn liền với đạo PHÁP, đạo PHÁP đã gắn liền với dân tộc. Gia đình Phật tử qua quá trình phát triển đã luôn luôn thực hiện đúng Mục đích góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.

- Trong thời PHÁP thuộc, Gia đình Phật tử tuy không phải là lực lượng đối kháng về chính trị nhưng luôn giữ lập trường bất hợp tác.

- Năm 1963, để chống lại sự đàn áp Phật giáo, Gia đình Phật tử là lực lượng đấu tranh bất bạo động đầu tiên và liên tục (cùng với Gia đình Phật tử có cả quí tăng ni và Đồng bào Phật giáo). Đã có những Đoàn viên hy sinh cả tính mạng, đóng góp cả xương máu. Những ngọn đuốc Nguyễn thị Vân (Gia đình Phật tử Thành Nội, Huế), Lê Thanh Sô (Gia đình Phật tử Thương Xá, Quảng Trị – sau sinh hoạt với Gia đình

Phật tử Hịa Thuận, Đà Nẵng), Quách thị Trang (Gia đình Phật tử Minh Tâm, Sài Gịn), Đào thị Yến Phi (Gia đình Phật tử Linh Thứu, Nha Trang), Phan Duy Trinh, Nguyễn Đại Thức (Thừa Thiên) … đã làm sáng ngời thêm lịch sử Gia đình Phật tử Việt Nam.

- Gia đình Phật tử còn góp phần cải tạo xã hội đen tối lầm than … Như ta đã biết Gia đình Phật tử ra đời giữa lúc hoàn cảnh nước nhà rất bi đát, xã hội Việt Nam hoài đó đầy dẫy mê tín dị đoan, thiếu thoán, bệnh tật, tàn bạo bất công. Gia đình Phật tử ngoài sự chống đối bất công trước mắt, còn đem ánh sáng chân lý đến cho mọi người, xua tan bóng tối mê tín dị đoan. ở những nôi đói nghèo, đau khổ đều có mặt

Gia đình Phật tử để nhường cơm xẻ áo. ở những vùng bão lụt, chiến tranh tàn khoác thì ngay sau cơn bão, sau trận chiến tàn phá là có bóng áo lam đến an ủi, cứu cấp và xây dựng lại nhà cửa.

- Trên bình diện văn hóa, Gia đình Phật tử đã đóng góp phần không nhỏ.

Trong lúc ở ngoài đời nhan nhản những tiểu thuyết trụy lạc đầu độc thanh thiếu nhi bằng những nội dung rổng tuếch mang những moái tình tuyệt vọng đau khổ hay những sự yêu đương bỉ ổi thì Đoàn Phật Học Đức Dục lai cho ra những tác phẩm “Phật giáo với Đức Dục”, “Thanh niên Đức Dục”, “ Đời vui” … và trong các tạp chí của Phật giáo thường có “Trang thiếu nhi” do các Huynh Trưởng Gia đình Phật tử

viết với nội dung thức tỉnh thanh niên, xây dựng Đức tin cho thanh niên. Cũng trong những thời kỳ ấy, ở ngoài đời thường rên rỉ những bản tình ca bạc nhược, bi thảm vì trưởng tư, vì sầu mộng hay những điệu nhạc cuồng loạn mất gốc, thì Gia đình Phật tử lại cho ra những bản nhạc hùng tráng mang nội dung lành mạnh, đạo Đức và đượm màu dân tộc. Nói tóm lại Gia đình Phật tử đã làm bừng nở những bông hoa

tươi đẹp của nền văn hóa dân tộc, làm sống lại nguồn sinh lực cao quí của tính độc lập, quật cường, bất khuất của lịch sử Việt Nam.

V. KẾT LUẬN :

Là một Huynh Trưởng Gia đình Phật tử ta phải tự hào với quá trình lịch sử Gia đình Phật tử, những Bậc đàn anh đã làm rạng rở tổ chức, chúng ta phải noi gương người đi trước, soi gương những Bậc Thánh tử đạo của Gia đình Phật tử mà gánh lấy trách nhiệm kế thừa giữ gìn và phát huy tinh thần cao đẹp đó./-

 

 

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN