Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 785 guests and no members online

058102444
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
31767
67297
315097
1841262
58102444

11:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

MƯỜI ĐIỀU THIỆN (THẬP THIỆN) 

Thập thiện nghiệp được xem như là cội gốc của tất cả các PHÁP lành thế gian và xuất thế gian . Đây là nền tảng vững chắc đầu tiên của công trình tu tập giải thoát . Dó nhiên, muốn giải thoát sinh tử luân hoài phải tu nhân Tứ Đế ,Lục Độ …nhưng muốn thực hiện các môn tu đó ,không bỏ qua Thập thiện nhgiệp vì căn bản vẫn phải là cải thiện , chuyển hóa và tiêu trừ nghiệp lực . 

I . ĐỊNH NGHĨA : 

Thập thiện là Mười nghiệp lành. Nghiệp là tiếng Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nó có nghĩa là tạo tác , hành động có tác ý. Nghiệp có ba tánh cách : lành, dữ, hoặc không lành , không dữ ( vô ký) . Lành theo đạo Phật là có lợi cho chúng sanh trong hiện tại cũng như trong trưởng lai . 

II. XUẤT KHỞI : 

Kinh Thập Thiện nghiệp đạo là kinh số 600 trong Đại Tạng Kinh do Đại Sư Siksananda (Thực Soa Nan Đà Tàu dịch Học Hỷ) đã phiên dịch từ chử Phạn ra chữ Hán . Kinh này do chính Đức Bổn Sư thuyết ở chốn Long Cung Sa Kiệt La (bể nước mặn) để độ cho Long Vương . Trong hội chúng gồm có tám nghìn đại Tỳ Khưu , ba vạn hai nghìn vị Đại Bồ Tát . Nói rõ chúng sanh về tướng trạng to, nhỏ, xấu , đẹp, 

mạnh , yếu, vui, buồn , khôn, dại, thọ , yểu không Đồng ấy cũng chỉ vì tâm tường dị biệt tạo những sai lầm khác nhau mà tuần lưu luân chuyển trong mọi thứ . Phật giảng rỏ bởi nghiệp thức nương nôi Năm uẩn , Mười hai xứ , Mười tám giới mà phát khởi . Mà Năm Uẩn , Mười hai xứ , Mười tám giới là những móc xích liên kết với nhau mà hình thành chứ không có tự tánh riêng biệt . Từ đó cải thiện và tiêu trừ , chuyển hóa nghiệp thức để đạt đến qủa vị Giác Ngộ là bổn phận của hành giả tu tập vậy . Kế đến Phật Dẫn dụ Long Vương quán đến oai tướng của các hàng Thiên Long , Bát Bộ, các hàng Bồ Tát và Phật , thật không thể nghĩ bàn và kết luận ĐÓ LÀ DO HÀNH THIỆN PHÁP TÍCH TỤ PHƯỚC ĐỨC mà sinh ra . 

Phật lại giải thích : Thế nào là Thiện PHÁP ? Thiện PHÁP ấy là chúng sanh ngày đêm thường nhớ nghó quan sát điều thiện lương lợi mình , lợi người , niệm niệm tăng Trưởng không để cho tư duy bất chánh , ác niệm phát khởi mà một lòng dẹp đoạn. Có thế mới thân cận chư Phật , Bồ Tát và thánh chúng. Thiện PHÁP ấy gồm Mười điều nên gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo nhằm Mục đích thâu nhiếp thân , khẩu , ý nghiệp thanh tịnh rồi Ngài giảng về nội dung Thập Thiện Nghiệp Đạo. 

III. NỘI DUNG Thập THIỆN NGHIỆP : 

Nghiệp thì nhiều không thể kể xiết được , nhưng tựu trung có thể chia làm Mười loại , những loại nghiệp này được tạo ra bởi ba chổ phát khởi sau đây : Thân – Khẩu – ý 

Những nghiệp lành có muời điều chia ra như sau : 

a. Về thân có ba : 

• không sát sanh 

• không trộm cắp 

• không dâm dật. 

b. Về khẩu có bốn : 

• không nói dối 

• không nói thêu dệt 

• không nói hai lưỡi 

• không nói lời hung ác . 

c.- Về ý có ba : 

• không tham lam 

• không hờn giận , 

• không si mê . 

IV.- Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA MƯỜI NGHIỆP LÀNH : 

1.Không sát sanh : 

Không có vui mừng nào hôn sự vui mừng khỏi bị giết, cũng chẳng có ân huệ nào hôn nào hôn ân huệ không hại mạng . Khi một con chim bị cắt cổ nhổ lông , một con cá sắp bị chặt kỳ , đánh vảy , thế mà được thả ra , thì hãy tưởng tượng nổi vui sướng của chúng , lớn lao là bao nhiêu : chim sẽ nhảy hót tung bay , kêu hót giữa khoảng trời rộng , cá thì vùng vẫy bôi lội giữa khoảng nước sâu . Thế mới rõ , thoát nạn giết hại, chúng sanh nào lại không khấp khởi vui mừng ? Cho nên , không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Mười nghiệp thiện . 

Không sát sanh cũng như không ăn thịt chúng sanh thì khỏi phạm hai tội sauđây : 

a.- Giết hại các Bậc vị lai Phật . Vì Phật nói : Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai . 

b.- Giết lộn bà con nhiều đời , ăn lầm bà con nhiều kiếp 

Trong kinh Bồ Tát giới nói : tất cả lục đạo chúng sanh đều là họ hàng ta , cha mẹ ta đã chết đi rồi sống lại trong nhiều đời , nhiều kiếp : Người hằng ngày không sát sanh thì được Mười Pháp lành , như kinh Thập 

Thiện nghiệp đạo đã nói : 

1. Tất cả chúng sanh đều kính mến . 

2. Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sanh . 

3. Trừ được thói quen giận hờn . 

4. Thân thể thường được khoẻ mạnh . 

5. Tuổi thọ được lâu dài . 

6. Thường được thiên thần hổ trợ . 

7. Ngủ ngon giấc và không chiêm bao dữ . 

8. Trừ hết các moái oán thù . 

9. Khỏi bị đọa vào ba đường ác . 

10. Sau khi chết được sanh lên cỏi trời. 

2. Không Trộm Cắp :

 

Không trộm cắp là không lấy những vật gì không thuộc quyền sở hữu của mình , và người ta không cho mình 

Quyền tư hữu là một quyền quan trọng . Đã đành , mạng sống là quý trọng , nhưng nếu có mạng sống mà không có đủ vật thực , áo quần , nhà cửa , những thứ cần thiết để cung cấp cho thận trọng , thì người ta không thể sống được . Vì thế , mọi người đều thấy mình cần phải nổ lực làm việc , để có tài sản đủ đảm bảo cho đời sống hiện tại và trưởng lai của mình và con cháu . Người đời quý trọng tài sản là vì thế . Nếu vì một lý do bất chánh người ta bị tước đoạt mất tài sản thì người ta cũng đau khổ , buồn phiền như chính mình bị mất trộm một phần sanh mạng . Tiền của là huyết mạch , cho nên khi bị trộm cắp hết của cải nhiều người thất vọng , buồn phiền đến sinh đau ốm , có khi đến quyên sinh . Như vậy , ai nở lòng nào 

trộm cắp cho đành . Vả lại theo lẽ công bằng , mình không muốn ai lấy của mình thì mình cũng đừng lấy của ai . Việc gì mình không muốn người làm đau khổ cho mình , thì mình đừng làm đau khổ cho người . Xã hội chỉ toàn tại được , khi mọi người đều tôn trọng lẽ công bằng . 

Hôn nữa của phi nghĩa , thường vào cửa trước thì ra ngỏ sau, tiêu hao mau lẹ như nước xoi cát chảy, rốt cuộc tay trắng cũng hoàn tay trắng, mà còn bị người đời khinh khi, phỉ nhổ xấu hổ cho mình và con cháu về sau . 

Trái lại, người không trộm cắp , bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thôi , không sợ PHÁP luật truy tầm , chẳng lo ai thù oán. Một xã hội không có trộm cắp thì nhà nhà khỏi đóng của , của đánh rôi không mất, cảnh tượng giành giựt không diễn ra , xã hội được thái bình an lạc . 

Nếu không gian tham trộm cắp , mà lại làm hạnh bố thí thì theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo được 10 PHÁP lành như sau : 

1. Tiền của có dư không bị nạn giặc giã cướp mất , chánh quyền tịch thu ,không bị nạn lụt lội trôi , lửa cháy và con cái phá tán . 

2. Được nhiều người tin cậy . 

3. Không bị lừa dối gạt gẫm. 

4. Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng của mình 

5. Không lo bị tổn hại. 

6. Tiếng lành Đồn xa. 

7. Chốn đơng người không sợ . 

8. Hình sắc, thọ mệnh, biện trí đầy đủ . 

9. Sẳn lòng bố thí . 

10. Khi chết rồi được sanh lên cỏi trời . 

3/ Không Tà Dâm : 

Dâm dật là cái nhân sanh tử luân hoài . Nó là ma chướng làm ngăn trở bước đường tu giải thoát . Bởi vậy người xuất gia muốn chứng qủa, thành đạo phải đoạn trừ dâm dật ở thân cũng như ở tâm . Kinh Lăng Nghiêm nói : 

- Lòng dâm không trừ , thì không thể ra khỏi trần lao . Còn người tại gia , Phật chỉ ngăn tà dâm , nghĩa là vợ choàng có cưới hỏi chánh thức mới được ăn ở ( nhưng phải có tiết độ ) không lang chạ ngoại tình . 

Trong gia đình choàng không tà dâm , vợ không lang chạ thì cuộc sống được đầm ấm , an vui . Do đó gia đình được hạnh phúc sự làm ăn tấn phát , sự nghiệp vững bền , bà con đôi bên vui vẽ , dòng họ hai phía thôm lây , làng nước qúy chuộng . 

Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo nói : Không tà dâm mà giữ tịnh hạnh sẽ được bốn điều lợi 

1. Sáu căn ( mắt , tai , mũi , lưởi , thân , ý ) đều được vẹn toàn . 

2. Đoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu 

3. Không ai dám xâm phạm đến vợ hoặc choàng 

4. Được tiếng tốt , người đời khen ngợi . 

4/ Không Nói Dối : 

Không nói dối là nghó thế nào nói thế ấy , trong lòng và lời nói không trái nhau , việc phải thì nói phải , việc quấy thì nói quấy , việc có thì nói có , việc không thì nói không . 

Có người cho là nói dối để lừa phỉnh chơi , thì không hại gì . Thật ra nói dối ấy vẫn có hại ,vì nó làm cho ta quen thói xấu ấy , và làm cho người xung quanh không tin ở lời nói của ta nữa , dù đôi khi ta nói thật. 

Nói dối vì sợ hãi, khiếp sợ , lại càng nên tránh , vì làm cho ta quen tánh che giấu tội lổi và không chịu sửa chữa . 

Nói dối để thu lợi hay khoe khoang lại càng nặng tội, nhà buôn nói dối rất mất niềm tin ở khách hàng . Nhất là kẻ Học đạo , nếu nói dối rằng mình chứng quả thánh hay đắc đạo để cho người khác kính phục, sùng bái mình , thì mắc tội đại vọng ngữ , bị vào ba đường ác . 

Nói dối trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội . 

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không nói dối mà lại nói lời ngay thẳng thì được tám điều lợi ích như sau : 

1. Miệng thường thôm sạch . 

2. Thế gian và nhân thiên đều kính yêu . 

3. Lời nói không lẫn lộn. 

4. Lời nói dịu dàng . 

5. Ba nghiệp thanh tịnh . 

6. Tâm hoan hỷ. 

7. Được nhân , thiên vâng lời. 

8. Trí tuệ thù thắng không ai hôn.]

5/ Không nói thêu dệt ( xảo ngữ) :

Không nói thêu dệt nghĩa là : không trau chuốt lời nói , không nói thêm ra cho nhiều . Tài it mà nói huênh hoang , dùng lời lẽ ngọt ngào trau chuốt để quyến rủ , làm điều sai quấy . Những kẻ nói lời thêu dệt là những kẻ có lòng dạ bất chánh , lợi dụng lòng dễ tin của của người để trục lợi , những người này thường bị người đời chê , khinh rẻ và tránh xa , để khỏi bị tổn hại tài sản danh giá và tánh mạng nữa.

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo người không nói thêu dệt được ba điều lợi ích :

1. Được người trí yêu mến .

2. Hay đáp được những câu hỏi khó khăn .

3. Được làm người có uy lực, cao quy trong cõi nhân thiên

6/ Không nói hai lưỡi :

 Không nói hai lưỡi nghĩa là : không đến bên này nói xấu bên kia , đến bên kia nói xấu bên này , không đem chuyện người này dèm pha cũng không khêu chuyện người nọ ra nhạo báng , không làm cho đôi bên sân hận đấu tranh , cũng không đứng trung gian gây ác làm cho hai đàng thù oán . Tóm lại người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm , không dùng lời nói trái ngược để làm cho những 

kẻ thân thành thù , gần thành xa. Người không nói hai lưỡi , không khi nào có chuyện lôi thôi với bà con và cũng không có việc phiền muộn với hàng xóm nên được thân bằng quyến thuộc , kẻ xa người gần kính mến . Người không nói hai lưỡi , mà còn nói những lời êm ái hòa thuận , làm cho bạn bè thêm kính trọng nhau , bà con thêm tin yêu , khiến cho ai ai cũng vui vẻ bằng lòng nhau . Những người ấy đi đến đâu cũng được tiếp đãi tử tế , gặp việc gì khó cũng dàn xếp được dễ dàng . 

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói hai lưỡi sẽ được những điều lợi ích sau đây : 

a. Bà con dòng họ luôn luôn được sum họp. 

b. Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại . 

c. Đức tin bất hoại . 

d. PHÁP hạnh bất hoại . 

7/ Không nói hung ác : 

Không nói lời hung ác là không nói những lời hung dữ độc ác cọc cằn , thô tục cho người nghe khó chịu , không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn , khổ đau. 

Người không nói lời hung ác , chẳng hề bươi móc chuyện không hay của ai , mà trái lại , ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ khác . Lời nói của họ thoát ra dịu dàng thanh nhã , hiền hậu , toàn lời đạo Đức , từ bi lợi ích cho tất cả chúng sanh ai nghe cũng hoàn toàn kính trọng . 

Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không nói lời hung ác , mà lại nói lời ôn hòa được những công Đức như sau : 

a. Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích . 

b. Nói đều gì ai cũng nghe theo và tin cậy . 

c. Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được yêu mến . 

8/ Không tham muốn : 

ở đời có Năm món dục lạc , mà người ta thường tham muốn nhất là : tiền của, sắc đẹp, danh vọng , ăn uống ,ngủ nghỉ : ngũ trần dục lạc ấy , thật ra vui ít mà khổ nhiều . Như tham tiền của phải đày đọa thân, đôi khi còn phải dùng những phương tiện bất chính để thâu tóm về mình và khi mất thì lại vô cùng đau khổ . 

Tham sắc thì hao tổn tinh thần , nhiều khi lại làm mưu chước toài tệ để thỏa lòng ước muốn , nếu không được lại đâm ra ghen tuông , thù hận , giết chóc Tham danh vọng quyền tước thì phải vào lịn ra cúi , lao tâm khổ trí , mất ăn bỏ ngủ , đôi khi lại còn làm trị cười cho người chung quanh . Tham ăn uống cao lương mỹ vị thì nhiều bịnh khó trị , thân thể mệt nHọc , mạng sống không thọ . Tham ngủ nghỉ ngủ sớm 

dậy trưa thì trí não hóa đần độn tối tăm . 

Ngũ dục lại chính là những nguyên nhân chính ràng buộc kiếp người vào vòng sanh tử luân hoài sa đọa.

Người không tham muốn những thứ ấy , là người biết tu hạnh thiểu dục , và tri túc. Thiểu dục là muốn ít. Tri túc là biết đủ . Người thiểu dục, tri túc có một đời sống giản dị , thanh cao và an nhàn.

Xã hội nếu chỉ gồm những người ấy , thì những thảm trạng kẻ mạnh hiếp yếu , kẻ giàu đàn áp người nghèo , người nghèo oán giận kẻ giàu , không còn tiếp diễn , mọi người được sống trong cảnh thanh bình an lạc .

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không ham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây :

a. Ba nghiệp (thân khẩu ý ) được tự tại , vì nhân các căn được đầy đủ .

b. Của cải không mất mát hay bị cướp giựt .

c. Phúc Đức tự tại.

d. Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình ,mặc dù mình không mong ứôc.

9/ Không giận hờn :

Không giận hờn là vẫn giữ được sự bình tỉnh , điềm đạm nhu hòa với những cảnh trái ý nghịch lòng . Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại , nó như một ngọn lửa dữ đoát cả mình lẫn người chung quanh .

Kinh Phật có dạy : một niệm giận hờn nổi lên thì trằm nghìn cửa nghiệp chướng đều mở . Lửa giận một phen phát ra , liền đoát cháy tất cả rừng công Đức. Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người nào không giận dữ thì được tám món tâm PHÁP vui mừng như sau :

1. Không tâm khổ não .

2. Không tâm giận hờn.

3. Không tâm tranh giành.

4. Tâm nhu hòa ngay thẳng .

5. Tâm từ bi như Phật.

6. Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh .

7. Thân tướng trang nghiêm chúng sanh đều tôn kính .

8. Có Đức nhẫn nhục , được mau sanh lên cỏi phạm thiên

10/ Không si mê:

 

Không si mê là biết phán đoán rành rẽ nhận định rõ ràng đúng đắn, không cố chấp theo sự hiểu biết riêng của mình, không tin những thuyết không hợp chân lý , nhất là không mê tín dị đoan .

Người không si mê tức là người có trí tuệ minh mẫn , tin có nhân qủa luân hoài , nên không tạo tội mà cứ làm phước , thường tu hạnh Bát Nhã dứt trừ vô minh, để tiến mải trên con đường giải thoát .

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo , người không si mê thì thành tựu được Mười PHÁP công Đức sau đây :

1. Được ý vui chôn thiện và bạn chôn thiện.

2. Tin sâu nhân qủa , thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.

3. Chỉ quy y Phật , chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo .

4. Tâm được ngay thẳng chánh kiến .

5. Sanh lên cõi trời , khỏi bị đọa vào ba đường ác.

6. Phước huệ không lường , thường tăng lên mải.

7. Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo hạnh .

8. Không chấp ngã , bỏ hết ác nghiệp .

9. Yên ổn vào nôi chánh kiến .

10. Khỏi bị nạn dữ.

VI. KẾT LUẬN :

Nếu thực hiện Thập thiện thì không những cải tạo , chuyển hóa được bản thân mà còn chuyển hóa được hoàn cảnh . Vì người hành Thập thiện thì đem lại lợi lạc , an hòa cho những người chung quanh và được mọi người chung quanh yêu mến kính trọng , trong sự trưởng hệ đó làm sao không chuyển hóa được hoàn cảnh .

Thập Thiện Nghiệp có công năng ngăn chặn các hành vi độc ác cho cả 3 nghiệp thân khẩu ý . Nhờ vậy thân tâm được thanh tịnh tiến tu để đi đến giải thoát giác ngộ .

Vậy người Huynh Trưởng nên tu tập Thập thiện để tạo hạnh phúc cho mình trong hiện tại và trưởng lai Đồng thời làm nền tảng cho công cuộc tiến tu giải thoát sanh tử khổ đau./-

 

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN