Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 829 guests and no members online

Chánh Pháp Visitors Couter 3

060976671
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
41632
57829
154623
807730
60976671

14:55 _ 15-05-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

PHONG LAN, PHONG CẢNH , PHONG BÌ’

TRONG BA PHONG ẤY PHONG NÀO ĐẸP HƠN

Khái niệm đến bệnh viện công nhoà nhạt

Trước khi đi vào phân tích câu chuyện về bệnh viện và lương y, đang là một đề tài rất nóng xuất hiện trên hầu hết các báo ở VN hiện nay, tôi xin nói ngay đến trường hợp cụ thể của mình. Phải nói đúng là từ lâu lắm rồi, cái “khái niệm” đi bệnh viện công trong tôi và nhiều người quanh tôi, dường như không còn nữa. Nói đến đi bệnh viện (BV) là nghĩ đến bệnh viện tư.


Bồng con đau ốm ngồi chờ khám bệnh biết đến bao giờ?
Mà có đến BVcông thì cũng là đến nơi khám “dịch vụ”, cũng đắt tiền và được chăm sóc như bệnh viện tư. Ở đó công và tư nhập nhằng, BV tư trong BV công, công mà tư. Thí dụ vào BV công lớn, trong cái mớ người đứng hỗn độn, chen chúc lố nhố hơn cái chợ trước đủ các thứ khoa nội, khoa ngoại, bạn sẽ chìm nghỉm trong cái chợ đó. Nhưng nếu bạn “khám dịch vụ” thì có nơi có chốn riêng, được tiếp đãi đàng hoàng hơn, nằm cái phòng lên tới 1-2 triệu đồng một ngày, chưa kể tiền khám, tiền thuốc, tiền chữa bệnh, tiền phục vụ. Như thế chẳng khác gì BV tư. Cho nên cứ đi thẳng một lèo tới BV tư cho được việc, đỡ mất công chầu chực, có khi còn chết oan.

Chị Thu Minh ở Vĩnh Phúc tiết lộ:
“Tôi có dịp đến Bệnh Viện đa khoa tỉnh để chăm sóc chị gái khi đến ngày sinh nở. Chị tôi có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng vẫn phải đặt cọc 1.500.000 đồng tiền viện phí. Chị tôi được Bác sĩ chỉ định mổ đẻ, và sau khi ca mổ kết thúc ,bác sĩ gọi người nhà vào yêu cầu nộp 1.000.000 (một triệu) tiền bồi dưỡng cho các y bác sĩ ca mổ. Khi chị và cháu tôi được chuyển từ phòng mổ về khoa thì Bác sĩ ở khoa lại gọi người nhà vào phòng,tôi theo vào và Bác sĩ hỏi tôi tiền cho bồi dưỡng? Tôi bảo: cháu đã đưa 1 triệu trên phòng mổ rồi thì Bác sĩ khoa sản bảo: Đấy là ở trên đấy, còn ở đây chưa có! Vì chị mình vẫn còn nằm điều trị nên tôi phải móc ví lấy ra 400.000 (bốn trăm).

Cầm tiền xong họ mới mở của cho tôi ra. Qua tìm hiểu các bệnh nhân và người nhà đang ở đây tôi được biết đây là quy định ngầm của Khoa sản ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc , tiền lót tay cho Bác sĩ mổ đẻ là 1 triệu , đẻ thường là 5 trăm, ai cũng thế”.

Mặt phải và mặt trái

Trong đó cái “cơ chế” lương bổng của BS công chỉ có 5-10 triệu đồng một tháng thì cuộc sống của “lương y” rất vất vả. Từ đó phát sinh làm ẩu làm tả, còn “chuồn” về phòng mạch tư kiếm thêm

Nhưng ngày nay thì khá nhiều BS đều có “ô tô con”, còn là loại “xe chiến” nữa, biệt thự khá “hoành tráng”. Nếu làm giàu lương thiện là chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng những người quên lời thề Hypocrate, “nhận phong bì” rồi mới cứu BN thì đó cũng là một thứ tham nhũng vô lương tâm nhất, không hiếm gặp ở những nơi khác mà bao năm nay, nhà nước ra công diệt, vấn đề vẫn còn nguyên đó. BS Nguyễn Hoài Nam so sánh: “Tệ tham nhũng, phong bì trong ngành y tế so với các ngành khác chỉ là những con số lẻ.” BS muốn nói, tham nhũng trong ngành y tế quá ít so với các ngành khác. Vâng, đúng là con số lẻ, nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong đạo đức và lối sống cho toàn xã hội, hủy hoại cả một thế hệ, nhất là cho hàng triệu - triệu sinh viên sắp ra trường. Nói cho đúng, ở khắp các lãnh vực, từ con người đến chế độ, không dựa trên nền tảng đạo đức là biểu hiệu rõ nhất của diệt vong.


Sưu Tầm