Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 829 guests and no members online

Chánh Pháp Visitors Couter 3

060976671
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
41632
57829
154623
807730
60976671

14:55 _ 15-05-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Nhiều Cơ sở sản xuất dầu ăn từ nước cống tại Trung Quốc

phát hiện 6 cơ sở tái chế dầu ăn bất hợp pháp, tại hiện trường hơn 100 tấn dầu ăn "bẩn".

Những người này được cho là đã mua lại lượng dầu vớt từ cống rãnh phía sau các nhà hàng và đem tái chê thành các sản phẩm mới. Loại dầu ăn này được gọi là "dầu cống" và tên gọi này cũng dùng để chỉ bất kỳ loại dầu nào được tái chế bất hợp pháp.

Rồi sau đó chuyễn vào Việt Nam tiêu thụ với gía rẽ.

"Nhiều cơ sở sản xuất dầu ăn từ nước cống mà còn hé lộ những chi tiết bí mật về việc sản xuất dầu ăn độc hại của những kẻ tham lam và vô lương tâm",

Vì sự nguy hại quá lớn, cảnh sát Trung Quốc bắt đầu từ tháng ba ở tỉnh Chiết Giang và mở rộng ra tất cả 14 tỉnh trên cả nước. Chiến dịch được tiến hành một năm sau khi hình ảnh về sản xuất dầu ăn "bẩn" lan truyền trên mạng Internet và báo chí Trung Quốc công bố có 10% lượng dầu ăn trên thị trường được sản xuất từ dầu thải.

An toàn thực phẩm là một vấn đề gây bức xúc cho người dân Trung Quốc và được chuyễn vào Việt Nam trong nhiều năm qua, khi các cơ sở kinh doanh chỉ phải bỏ ra một nguồn chi phí thấp để mua dầu thải và tinh luyện dầu nhưng lại thu được lợi nhuận cao. Các chuyên gia ước tính mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ từ 2 triệu đến 3 triệu tấn dầu ăn bất hợp pháp.

Người Sưu Tầm

Sa tế không rõ nguồn gốc: Nhiều độc hại khôn lường

Với những thông tin trên, nếu người không biết tiếng Trung và chỉ nghe lời bà bán hàng thì sẽ dùng sản phẩm không đúng mục đích và không biết cách cũng như liều lượng sử dụng thế nào.

Tuy nhiên, bao bì quảng cáo là một chuyện còn thực tế có đúng đó là sản phẩm của công ty ghi trên bao bì và tiêu chuẩn chất lượng hay không, người tiêu dùng chỉ có thể... bắc thang lên hỏi ông trời.

Thậm chí, với những cơ sở sản xuất lậu, trong thành phần ớt bột này có thể chứa Rhodamine B - một chất gây ung thư. Rhodamine B là loại phẩm màu công nghiệp phát quang dùng trong y học để chẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa. Hóa chất này còn được dùng để nhuộm quần áo, không thuộc danh mục cho phép được sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế, vì có thể gây ngộ độc hoặc ung thư nếu sử dụng thời gian dài.

Theo TS Đỗ Văn Chương, Giám  đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học và Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp): “Nói về nguy hại của sa tế và gia vị lẩu Trung Quốc khi chưa xác định được dư lượng thì không có cơ sở để kết luận độc hại thế nào. Nhưng theo quy định của Bộ Y tế, nếu thực phẩm hay phụ gia thực phẩm mà không có nhãn mác tiếng Việt thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ thì không được phép sử dụng. Đã không biết xuất xứ, không biết chỗ nào làm, nói thẳng là nó có bổ dưỡng đến mấy cũng không được dùng”.

Đánh giá về việc sa tế chuyển sang màu nâu đỏ chứ không phải như thông tin in trên bao bì bằng tiếng Trung là “Màu sắc tươi nguyên, vị mặn vừa đủ, có mùi thơm”, TS Chương nói: “Nhìn về cảm quan, sa tế có màu đỏ, nếu cho phụ gia khác có thể chuyển sang màu đó. Vấn đề màu này là nguyên thủy ớt thì chắc chắn có vấn đề nhưng dùng phụ gia nó biến màu thì không thể kết luận chính xác”.

Cũng theo TS Chương, mỡ dùng để xào ớt nếu là dầu chiên đi chiên lại sẽ biến đổi sang chất khác và ảnh hưởng sức khỏe như ung thư…Thậm chí, dùng không đúng cách thì cũng ảnh hưởng dù là hàng thật vì có thể với một số người ăn kiêng, một số thành phần trong sản phẩm đó ăn vào sẽ rất có hại.

TS Đỗ Văn Chương cũng nhấn mạnh rằng: Hàng hóa không nhãn mác xuất xứ vẫn tồn tại. Bản thân người kinh doanh lẩu vẫn mua về dùng, điều đó vô hình trung tiếp tay cho chính những người sản xuất, kinh doanh làm không đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người Sưu Tầm