Photo Album
Chánh Pháp Visitors Couter 3
World Time
USA - CA - Los
>
USA - TX - Houston
Canada - Toronto
Germany - Berlin
Việt Nam - Sài Gòn
Japan - Tokyo
Australia - Sydney
WeatherAholic
SydneyViet Ngu
Ý Nghĩa Ngày 23 tháng chạp mỗi năm
- Details
- Hits: 368
ý nghĩa ngày 23 2tháng Chạp hằng năm
Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời.
Cúng (ông Công) ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy, nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày (ông Công) ông Táo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
“Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Theo truyền thuyết kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa, Cao day dứt và nhớ Thị Nhi quay quắt liền lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào định cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa. Ngọc Hoàng cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Sau khi tiễn ông Táo về trời, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp, lau rửa lại ban thờ, rút tỉa chân hương bát nhang để đảm bảo không gian thờ cúng thanh tịnh.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Ngoài ra, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
VĂN KHẤN CÚNG 23 THÁNG CHẠP
(Lời khấn cho lễ cúng đưa ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp)
I. Mâm lễ vật:
1. Bàn thờ Phật gồm: hương hoa, trái cây, đèn nến, trầm hương (nếu có), thức ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh mứt,… không có thức ăn xào, kho, chiên,…)
2. Bàn thờ ông Táo tại bếp (Nếu chưa có thì bày lễ vật vào một mâm riêng cúng tại Bếp): Hương hoa, đèn nến, trầu cau, trà, nước uống, bánh kẹo, trái cây, thức ăn chay… Có thể có thêm cá chép sống để thả sau khi cúng.
Sau khi bày lễ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm lên bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên (nếu có) và đến bàn thờ ông Táo thành kính chắp tay khấn nguyện như sau:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm.........
Tín chủ (chúng) con..............................
Ngụ tại :.............................................
Chúng con thành tâm thiết lễ hương hoa lễ vật dâng cúng. Chúng con thành tâm thỉnh mời Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng các bậc Thánh hiền cùng chư vị thiện thần Hộ Pháp và chư vị Thổ thần, Táo quân quan lâm chứng giám cho chúng con.
Một năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, ngưỡng nguyện Mười phương Tam Bảo, Long Thần Hộ Pháp, Chư vị Thổ Thần, Táo quân từ bi gia hộ cho năm mới gia đình được bình yên và ổn định trong cuộc sống.
Chúng con cũng nguyện Mười Phương Tam Bảo phóng ánh sáng bảo liên phù hộ cho những chú cá chép này cùng bao thú vật khác sớm thoát khỏi thân phận cầm thú thấp hèn, giết hại, chờ duyên phúc tái lai một lòng theo Phật pháp. Nguyện hồi hướng công đức này cho Ông bà Tiên linh nội ngoại, cửu huyền thất tổ được ấm no an lạc; cho gia quyến bệnh tật tiêu tan, ách nạn qua khỏi.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
Sưu tầm
Tết Ta không phải Tết Tàu
- Details
- Hits: 1516
Tết Ta, không phải Tết Tàu
CẨN THẬN - KHÔNG NÊN BỊ TÀU ĐỒNG HOÁ TỪ TƯ TƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ ,NHÂN BẢN
Xin nhớ rằng, Tết âm lịch có từ dân tộc Việt rất là lâu rồi, từ hơn bốn ngàn năm trước… sau mấy anh Tàu mới học theo Việt Nam để ăn Tết và biến thành Tết Tàu.
Tết ta có từ thời vua Hùng Vương, sử dân tộc đã nói như thế, từ chuyện kể lưu giữ từ đời này sang đời kia (Bánh dầy, bánh chưng).
Tới khi quân Tàu chiếm Việt Nam, một số phong tục lại từ Phương Bắc nhập vào VN. Rồi nhiều người cứ tưởng đây là Tết Tàu .
Theo Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia, Tết ghi như sau.
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam… Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch, mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.
Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.
Thời Tam Hoàng Ngũ Đế từ năm 2852 – 2205 TCN, nhưng theo lịch sữ Việt Nam cho thấy: “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết.”. Ta có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tế Sạ”. Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế.” Ta cũng có thể nói Tết có nguồn gốc từ Việt Nam.
Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (CSVN) ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền Nam thì ngày 30 tháng 1). Từ năm 1976, cả 2 miền nam bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7…..
Còn người Việt tại hãi ngoại cũng nên nhớ .Tết của Ta có trước tết Tàu.
Thế đấy nhé. Tết Ta, không phải Tết Tàu.
Sưu tầm
Family
- Details
- Hits: 2740
FAMILY.
FAMILY nghĩa là gì, bạn có biết không ?
Người Mỹ, người Úc đã dùng danh từ FAMILY, và người Việt chúng ta gọi là GIA ĐÌNH. Mời bạn hãy xem một mẫu chuyện sau đây.
Tôi va chạm phải một người lạ trên phố, khi người này đi qua. ”Ồ ! Xin lỗi” tôi nói. Người kia trả lời” Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô”. Chúng tôi lịch sự với nhau, Nhưng ở nhà mọi chuyện lại khác. Những người mà tôi yêu thương, tôi thường hay cau có, bực bội, với chồng - anh phải nhưng thế này, anh phải như thế kia. Tại sao điện thoại em gọi, anh không bắt? tại sao và tại sao...?
Có một tối nọ, tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Khi tôi quay người lại và đụng vào thằng bé, làm nó ngã chúi xuống thềm nhà. ”Tại sao mẹ đang làm đồ ăn, chạy vô đây làm chi. Tránh ra chổ khác” tôi châu mầy nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình quá nóng nảy.
Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm ”Khi đối xử với người lạ, con rất là lịch sự, nhưng với người thân, con lại không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà, có những bông hoa đang nằm trong xó bếp, đó là những bông hoa mà con trai con muốn mang đến tặng con. Tự nó đã hái những bông hoa này: nào hoa hồng, hoa vàng có cả màu xanh. Nó đã yên lặng đúng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ nhìn thấy giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim nhỏ bé của nó và con cũng nên hiểu rằng chồng con là chủ cái diện thoại, chứ không phải diện thoại là chủ chồng của con!!?
Tôi vội đứng lên đi xuống nơi con trai tôi té, nhìn những bông hoa mà lòng tôi như ai xé, nước mắt tự dưng chảy, tôi bậc khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai, ngồi xuống: “ Con ơi, Lúc nãy con té có đau không? Con trai của mẹ, có phải những bông hoa này con hái cho mẹ phải không? Thằng bé mỉm cười “ Con tìm thấy chúng ở trên cây kia.Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích “.
“Cám ơn con. Cám ơn trái tim bé bỏng đã chứa cả một tình thương lớn con dành cho mẹ”
Tôi rời phòng đến phòng khách nơi chồng tôi đã ngủ mấy hôm rày. Tôi muốn nói lời xin lỗi, nhưng chồng tôi đã ngủ. Tôi lặng lẽ đến bên chồng và cuối xuống hôn nhẹ lên trán. Thay lời tạ tội. “Xin lỗi anh”.
Thế bạn có biết FAMILY có nghĩa là gì không.
F=Father,
A= And
M= Mother
I= I
L= Love
Y= You
FAMILY= FATHER AND MOTHER, I LOVE YOU.
Không hiểu mà thương thì tình thương ấy rất hời hợt.
Mà muốn hiểu thì phải lắng nghe nhau. .- http://music.gdptchanhphap.org/#Play,2354
Sưu tầm
Ý Nghĩa Mùa Xuân Di Lặc
- Details
- Hits: 839
Ý Nghĩa Mùa Xuân Di Lặc
(Thích Nữ Giới Hương)
Tết Nguyên Đán. Nguyên là khởi đầu, Đán là buổi sáng ban mai. Tết Nguyên Đán là dịp lễ cung đón một ngày đầu năm mới, ước mơ mới, bắt đầu mới và tốt thì suốt năm sẽ mới và tốt đẹp.
Giao thừa là giao điểm giữa cũ và mới rất quan trọng, bắt đầu buổi ban mai của ngày hay của suốt năm. Nên theo văn hóa Phật Giáo
, người con Phật hay đi chùa cầu nguyện vào giây phút đầu tiên Giao thừa này và khi chúng ta gặp ai cũng tay bắt mặt mừng chúc nhau những mỹ ngữ tốt lành và lìxì tặng tài lộc lẫn nhau.
Để chuẩn bị cho cái mới, năm mới hoàn hảo, trước tết ai cũng lo sơn phết nhà cửa, đánh bóng lại chân đèn lư hương, trần thiết lại bàn thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ Phật sao cho trang nghiêm để chuẩn bị đón xuân mới. Mỗi nhà đều cố gắng mua sắm các loại thực phẩm tết như ngũ quả trái cây, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, bánh mức, hạt dưa, hoa quả, hoa mai, hoa đào, câu đối đỏ, hồng bao lìxì, quần áo mới… Trẻ con người lớn trên gương mặt cũng hớn hở tươi vui đầy xuân. Có thể nói đây là một trong những ngày lễ vui nhất trong năm, nên tại các chùa và hội đoàn có tổ chức múa lân với trống kèn và văn nghệ để vui chơi giải trí.
Trong giới Phật giáo, chúng ta gọi Tết Nguyên Đán là Mùa Xuân Di Lặc. Vì ngày khánh đản/giáng sanh hay vía của đức Phật Di Lặc đúng vào ngày mùng một Tết. Nên ở chùa vào ngày mồng một tết thường tụng kinh Di Lặc Hạ Sanh thành Phật cúng vía ngài. Đức Phật Di Lặc là hóa thân của vị Giáo chủ tương lai của thế giới Ta bà, người kế thừa sự nghiệp độ sanh do Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật di chúc và thọ ký. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói rằng: ngày mồng một tháng giêng là ngày kỷ niệm vía đức Di Lặc Bồ Tát, và sau này ngài sẽ là người giáo hóa ở Hội Long Hoa. Trong thời gian đợi chờ đến hội Long Hoa, theo hạnh nguyện bồ tát, Đức Di Lặc đã phân thân, hóa thân ở nhiều quốc độ khác nhau để giáo hóa chúng sinh.
Một trong những hóa thân của Ngài mà chúng ta thường nghe nhất đó là Bố Đại Hòa Thượng . Đó là một vị hòa thượng ở đất Minh Châu, huyện Phụng Hóa, Trung Hoa. Ngài thường mang cái đãy bằng vải đi khất thực, ai cho gì cũng bỏ hết vào đãy nên dân làng gọi ngài là vị Bố Đại Hòa Thượng (vị Hòa thượng mang túi vãi lớn). Hạnh nguyện của ngài là đi thuyết pháp và giúp người nghèo. Ai xin gì ngài cũng bố thí, ngài tụ hạnh xả (xả ngã, xả pháp). Đến đời Lương, niên hiệu Trình Minh năm thứ ba, ngài nhóm chúng lại tại chùa Nhạc Lâm, ngài ngồi ngay thẳng nói bài
kệ:
"Di Lặc thật Di Lặc,
Biến hóa trăm ngàn ức thân,
Thường hiện trong cõi đời,
Mà người đời chẳng ai tin biết".
Nói xong bài kệ, ngài an nhiên thị tịch.
Dựa theo hóa thân Trung Quốc này, nên Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo Việt Nam thường tạc tượng ngài với thân tướng thịnh vượng, tròn đầy, với miệng cười đầy hỷ lạc. Ngài rất tự tại, với sáu đứa bé tinh nghịch, đứa móc tai, đứa sờ mũi, đứa kéo miệng, đứa thọt loét.
"Bụng to, má núng đồng tiền
Vây quanh sáu trẻ ngửa nghiêng reo hò".
Danh hiệu Di Lặc là chữ phiên âm từ tiếng Phạn (Sankrist) là Maitreya có nghĩa là Từ Thị (Thị: họ; Từ: từ bi), tiếng Anh gọi là Future Buddha ( Đức Phật tương lai) hay là Laughing Buddha (Đức Phật hoan hỷ). Vì ngài tu tập hạnh từ bi hỉ xả. Từ bi là thương người và hỷ xả cho những gì mà người khác làm sai quấy đối với mình. Sáu đứa bé (lục tặc) trên thân của Đức Phật Di Lặc là chỉ cho sáu căn (mắt,tai, mũi, lưỡi, thân và ý) của chúng ta. Khi chúng ta tiếp xúc với mọi người, với âm nhạc, với hương thơm, với lời khen tiếng chê, với thành công, thất bại, được lợi thua lỗ, để rồi sanh ra những phiền não, vui buồn, sầu bi khổ, ưu não. Mỗi khi chúng ta tiếp xúc với cảnh bên ngoài, nếu chúng ta yếu đuối, không làm chủ được chính ta, chúng sẽ tác động và làm chủ lấy chúng ta, khiến chúng ta bị xoay vần, lo nghĩ, bất an, thất vọng, khổ đau và sợ hãi. Tuy nhiên, đối với người đã phát nguyện tu tập hạnh từ bi hỉ xả của Đức Phật Di Lặc và thâm nhập bản tánh thường lạc ngã tịnh của mình thì vị ấy làm chủ được mình, có khả năng duy trì niềm chân lạc của tự tâm, không bị cảnh ngoài chi phối, và được tự tại trong cuộc thế biến thiên đau khổ này.
Sở dĩ các chùa thỉnh Đức Phật Di Lặc giáng lâm vào ngày Mồng một Tết là theo phong tục Á Đông cổ truyền. Người xông đất đầu tiên có sự ảnh hưởng đến sự làm ăn hay hên xui may rủi của toàn gia đình trong cả năm. Tu hành chính là sự nghiệp làm ăn của chúng ta. Ta cần noi gương Đức Di Lặc để chuẩn bị những gì cho lúc xông đất? Nét mặt tươi cười là tướng mạo của tinh thần từ bi hỷ xà. Căn bản bồ đề hay sanh tử không ngoài tâm ta. Chúng ta suốt đời sáu căn điên đảo phan duyên sáu trần, bởi các vọng tưởng ngấm ngầm rối loạn. Hớn hở đam mê chạy theo thuận cảnh. Bực bội giận ghét vì nghịch cảnh. Thuận và nghịch khiến dòng tâm niệm theo ba độc tham sân si cùng tận tạo thành biển khổ trầm luân. Tham, sân, si là ba hung thần, sáu căn là lục tặc. Kinh Lăng Nghiêm gọi sáu căn là mai mối cho giặc tham sân si, khiến ta quên hẳn chân tâm bản tánh. Đây là hoa giác tỉnh của đức Di Lặc. Tay trái ngài đặt trên túi là để pháp ngã chấp, ngã mạn và ngã si. Dùng trí tuệ chiếu soi sáu căn là vọng thân. Dùng trí tuệ chiếu soi sáu trần là vọng cảnh. Dùng trí tuệ chiếu soi sáu thức là vọng tâm. Điều hòa sáu căn, ba nghiệp hòa hợp vô tranh, niệm niệm lìa trần, tâm tâm xuất thế. Lục tặc từ từ chuyển thành sáu thần thông. Một khi ý thức đã chuyển thành diệu quang sát trí, pháp nhãn diệu minh thì năm thức trước trở thành Thành sở tác trí, thông minh tháo vác. Đức Phật Di Lặc được xem là tổ khai sáng ra tông Duy Thức vì ngài thành công trong pháp tu của ngài.
Thế nên, ngày mồng một Tết chúng ta đến chùa lễ Phật và hái lộc xuân đầu năm. Ngoài việc, cầu nguyện cho gia đạo được bình yên, khoẻ mạnh, con cái thành đạt nên người mà còn chính để tu học và trưởng dưỡng hạnh Di Lặc mang niềm vui và hỉ xả đến cho mọi người, chuyển hóa những vọng tâm tham sân si thành trí tuệ thức tỉnh. Nếu mỗi người tự tu được hạnh hoan hỉ và thức tỉnh thì thế giới này thật an vui hạnh phúc. Mỗi người sẽ là mỗi đóa hoa tươi trang nghiêm cõi nhân gian tịnh độ này. Mỗi người nguyện làm đẹp cuộc đời bằng cách:
Mỗi ngày miệng mĩm cười
Hai mươi bốn giờ tinh khôi.
(Sư Ông Nhất Hạnh) Mai vàng đào đỏ đang nở, báo hiệu xuân Tân Mão 2011 đang đến, xin thay mặt chư Ni chùa Hương Sen, Moreno Valley, California, xin thành tâm kính chúc quý chư tôn đức tăng ni, quý quý hội đoàn của các tôn giáo bạn, quý đồng hương Phật tử, quý ân nhân hảo tâm và quý thân hữu xa gần hưởng được một mùa xuân Di Lặc đầy khánh hỷ và vô lượng kiết tường như ý.
Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát , Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật tác đại chứng minh.
Sưu tầm