Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 944 guests and no members online

058075931
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
5254
67297
288584
1814749
58075931

01:52 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Bột Ngọt Gây Teo Não và Nhiều Bệnh Có Hại

 

Theo giới quan sát, ở Việt Nam, năm 1996 là mốc phát triển mới của công nghiệp bột ngọt Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, sự giàu mạnh của công nghiệp bột ngọt trước đây đã từng ngăn chặn sự phát hiện ra các tác hại của nó đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, nếu ăn nhiều bột ngọt thì trẻ em sẽ bị teo não, lú lẫn! Một nghiên cứu của tiến sĩ tâm thần học Viện Ðại Học California Arthur D. Colman cho thấy, có khoảng 30% dân chúng bị những phản ứng nguy hại, khi ăn phải bột ngọt. Bột ngọt, thực chất là một hóa chất với tên gọi Monosodium Glutamat "MSG". Ðó là chất muối của acid glutamic, được sử dụng như tác nhân gây vị cho những thức ăn kém vị ngọt. Tuy không phải là một acid amin thiết yếu, nhưng glutamate là một chất quan trọng kích thích hệ thần kinh. Chính vì vậy, đã có một thời, người ta cho bột ngọt là bổ não, có thể chữa được bệnh nhức đầu! Nhưng không phải vậy. Thực tế, nếu dùng bột ngọt nhiều quá, thì chính glutamate ngoại sinh "dư thừa" này sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin này, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn. Tổ Chức Y Tế Thế Giới "WHO" và Tổ Chức Lương Nông "FAO" của Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng bột ngọt và các thức ăn chế biến có bột ngọt. Ðối với người lớn, tránh dùng chừng nào tốt chừng ấy. Cấm dùng cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, một số tác hại khác của bột ngọt: mập phì, trầm cảm, đái đường ở người có nguy cơ cao, và nhiều loại bệnh tim mạch khác... Sự hạn chế sản xuất bột ngọt xảy ra khá muộn màng: Năm 1970, Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Hoa Kỳ "FDA" và nhiều quốc gia khác như Pháp, Anh đã chính thức cấm sử dụng bột ngọt cho trẻ em. Tại Pháp hoàn toàn không thể tìm thấy bột ngọt ở bất cứ cửa hàng và siêu thị nào "ngoại trừ tiệm ăn Ta&oslashu". Không thấy có quảng cáo bột ngọt trên các phương tiện truyền thông. Nhưng ở Việt Nam , bột ngọt lại đang 'bành trướng'. Từ sản xuất và mức tiêu thụ 8,000 tấn năm 1980, đến năm 1994 đã tăng lên gấp 10 lần. Đến năm 2005 đã tăng lên khoảng 100,000 tấn. Hiện cả nước có 5 cở sở sản xuất bột ngọt có vốn đầu tư nước ngoài với tổng cộng công suất hơn 200,000 tấn/năm. Chưa kể hàng trăm tấn bột ngọt khác đã và đang được Bộ Thương Mại Việt Nam cấp quota nhập và được chuyển lậu từ biên giới vào Việt Nam . Ðã có ý kiến báo động: 'Việt Nam đang trở thành 'bãi thải' bột ngọt' của thế giới. (theo tài liệu nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Văn Tất). Từ cuối năm 2000, chính phủ Việt Nam đã có thông báo 'không khuyến khích đầu tư sản xuất bột ngọt'. Nhưng, sản xuất vẫn đang vượt cầu. Chưa ai nghĩ đến chuyện hạn chế quảng cáo bột ngọt. Chính những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, phân phối bột ngọt đã và đang làm dân chúng ngộ nhận bột ngọt như là một món phụ gia cần thiết, trị cả bệnh nhức đầu và đau răng! Tiến sĩ Arthur D. Cilman, giáo sư lâm sàng khoa tâm thần Viện Ðại Học California tâm sự: 'Tôi đã viết một bài về tác hại của bột ngọt. Ngay lập tức, Hiệp hội bột ngọt đã chi hàng triệu dollars mở chiến dịch báo chí chống lại tôi. Họ đe dọa cắt quảng cáo trên các báo định đăng tiếp bài của tôi! Họ thuê một đồng nghiệp của tôi ở đại học Harvard đến gặp tôi, ngỏ ý tài trợ để tôi làm một chương trình nghiên cứu khác, đừng tấn công bột ngọt". Tây phương thường nói đến 'Hội chứng nhà hàng Tàu' (Chinese restaurant syndrome) với các triệu chứng điển hình khi ăn phải các thức ăn có nhiều bột ngọt: nhức đầu, đỏ mặt, đau ngực, sốt và rối loạn tuần hoàn. Người ta cũng ghi nhận ở một số người thường xuyên bị rối loạn như: suyễn, cảm, đau thắt ngực, tê mặt... là do không dung nạp bột ngọt. Vì vậy, càng ít dùng bột ngọt càng tốt. Ðặc biệt là cần tránh tối đa cho trẻ em dưới 6 tuổi không dùng bột ngọt. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình mình là tuyệt đối không dùng bột ngọt trong thực phẩm hàng ngày.

Người Sưu Tầm