Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 663 guests and no members online

Chánh Pháp Visitors Couter 3

067177388
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
11383
26271
65338
227018
67177388

09:48 _ 09-10-2024

ÂM DƯƠNG LỊCH. xem ngày giờ


World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Con đã biết nim Pht
Điều mà tôi sắp nói sau đây về Đức Phật là một kinh nghiệm của riêng tôi, cũng có thể là của những ai có cách nghĩ giống tôi: Đức Phật là một con người bình thường. Và tôi vẫn cố chứng minh điều đó qua những cuộc chuyện trò về cuộc đời Đức Phật. Lịch sử Đức Phật được bắt đầu từ khái niệm dòng họ, vương triều và những biểu hiện sinh động của một đời sống cá nhân khác.

Nếu cái chiều hướng lịch sử ấy của một con người không chi phối tới tôi một cách mãnh liệt như vậy thì tôi cũng không đủ cơ sở để quan niệm về Đức Phật như một vị giáo chủ “siêu cá tính và thể tính” trong lịch sử tôn giáo và con người.

Nhưng cuộc tìm kiếm ý nghĩa ấy của tôi về Đức Phật lại được bắt đầu bởi lòng từ bi của Người chứ không phải từ những triết lý cao xa gì khác. Bên cạnh đó là mối liên hệ tâm linh sâu sắc giữa mẹ tôi và Đức Phật.

Qua những lúc tâm sự với mẹ, tôi mới hiểu, cuộc tìm kiếm Đức Phật của mẹ còn gian truân hơn cả tôi. Mẹ tôi từng là một đảng viên. Thế nhưng thật kỳ lạ, cuộc tìm kiếm Đức Phật của mẹ tôi lại không bắt đầu từ lịch sử, dù mẹ tôi đọc nhiều kinh, sách lịch sử Phật giáo. Đức Phật trong hình dung của mẹ tôi lúc nào cũng cao tuyệt. Nếu tôi hỏi mẹ tôi một điều gì đó mà phải cần đến sự so sánh tôn giáo thì mẹ tôi mỉm cười và nói: “Mẹ đang đến với một tôn giáo từ bi và khoan dung. Đức Phật đã xây dựng được một tôn giáo như vậy. Còn như Giáo chủ Jesus và cả Giáo chủ Muhammad cũng đã nỗ lực xây dựng một tôn giáo của yêu thương, nhưng có điều họ lại độc quyền tôn giáo và thần quyền chính mình”.

Mẹ tôi nói câu ấy bằng ý thức lịch sử và phần nào đã biểu lộ rõ thái độ so sánh tôn giáo. Sau này tôi mới hiểu, mẹ nhận định (có thể là chủ quan) về tôn giáo như vậy để anh em tôi không rơi vào một niềm tin cực đoan. Trong khía cạnh tôn giáo, rất có thể mẹ “đúng”hơn tôi ở cả nghĩa bóng và đen của khái niệm niềm tin. Mẹ thấm kinh Phật một cách tự nhiên. Mẹ nói với tôi cái điều mà thỉnh thoảng tôi cũng có đọc qua: “Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Phật mà mọi người đang thấy đây là Phật của vô lượng hóa thân Phật”. Lịch sử Đức Phật của mẹ là lịch sử tâm linh và lòng từ bi của Đức Phật chính là thước đo cho giá trị mà trong đó con người là chủ thể lịch sử.

Tôi giật mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Phật của tôi rơi ra khỏi “lịch sử tâm linh”. Đức Phật đã nhập vào dòng chảy thời gian, nơi mà ở đó vắng mặt sự sáng tạo mang tính duy nhất và cá thể. Có rất nhiều người cắt nghĩa với tôi rằng “ý đồ” tôn giáo còn “cao cả” hơn mọi sự sáng tạo. Tôi tán thành với điều này trên cơ sở của những nhận định mang tính phủ nhận kinh điển.

Tôi nghĩ đến Phật nhiều nhất khi tôi nhận ra sự đối lập trong các cảm xúc và hành động mà Đức Phật thường gọi những biểu hiện đó là: hỷ, nộ, ái, ố…Vì có nhiều năm sinh sống ở nước ngoài nên điều phải nhắc đến trong cuộc sống của tôi chính là sự “va chạm”giữa hai cách ứng xử Âu và Á. Và có lúc, tôi đã sống trong rất nhiều những sự hoài nghi, tương tự như nhân vật Mahound: “Phải chăng Thượng đế và Quỹ dữ đã cùng nhau giấu nhẹm đi sự lưỡng phân vốn là nền tảng của chính cuộc sống con người”.

Mẹ tôi hiểu những dằn vặt của tôi, và có lần mẹ tôi nói: “Mẹ thấy, cách nghĩ về cuộc sống của con Âu Mỹ quá”. Tôi cười để mẹ vui, ít ra là để mẹ thấy tinh thần “Âu Mỹ” nhiều lập dị của tôi không mâu thuẩn với đạo đức truyền thống, với quan niệm về Đức Phật của mẹ.

Tôi thống nhất ý nghĩ với mẹ về Đức Phật – Con Người của hai lịch sử. Bởi có lúc tôi đã làm một bài tiểu luận về Phật giáo với yêu cầu tôi phải đi tìm tất cả những gì tiêu cực trong tư tưởng Phật giáo. Tôi đã làm và đã thất bại, vì điều đó chỉ cho tôi thêm một khẳng nhận rằng kinh tế sẽ “đánh bật” niềm tin về Đức Phật ra khỏi đời sống mà ở đó đồng tiền vốn là thước đo của mọi thước đo, và như vậy càng chứng tỏ cuộc sống chung quanh tôi đang trở nên khập khiễng.

Một hôm, tôi điện thoại về thăm mẹ. Mẹ tôi cho biết, dù sức khỏe kém đi nhưng hàng ngày mẹ tôi vẫn thức dậy sớm để niệm Phật. Tôi phản ứng: “Thưa mẹ, hàng ngày mẹ dậy sớm để làm gì, mẹ cũng đã già rồi, mẹ nên nghỉ ngơi cho khỏe. Phật là Phật ở trong tâm!”. Mẹ lặng đi một đôi hồi và tôi cảm nhận trong sự lặng đi ấy có rất nhiều điều cảm thông và tha thứ. Rồi mẹ nói: “Đức Phật linh thiêng lắm. Từ trước đến nay mẹ niệm Phật là vì các con. Mỗi đứa con của mẹ ở một nơi. Mỗi đêm ngủ, mẹ đều lo nghĩ, không lúc nào mẹ thấy yên tâm cho các con, cứ nghĩ đến những bất trắc là mẹ lại niệm Phật để năng lực từ bi của Phật có thể che chở cho các con. Chứ Tây phương đối với mẹ còn xa lắm”. Đến lượt tôi lặng người đi vì hối hận. Đức Phật của mẹ và Đức Phật của tôi sao lại cách xa nhau như thế.

Những ngày tháng sau đó, cảm nhận rõ về năng lực thương yêu của mẹ, tôi bắt đầu tập niệm Phật, và trong một lần điện thoại về thăm mẹ, tôi đã nói với mẹ rằng:

“Thưa mẹ, con đã biết niệm Phật, nhưng Tây phương đối với con vẫn còn xa lắm!”…

Sưu tầm