Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 329 guests and no members online

Chánh Pháp Visitors Couter 3

066312478
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
9722
27658
149298
174297
66312478

09:29 _ 07-09-2024

ÂM DƯƠNG LỊCH. xem ngày giờ


World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

ý nghĩa ngày 23  2tháng Chạp hằng năm

Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời.

Cúng (ông Công) ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy, nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày (ông Công) ông Táo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

“Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Theo  truyền thuyết kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa, Cao day dứt và nhớ Thị Nhi quay quắt liền lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào định cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa. Ngọc Hoàng cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp, lau rửa lại ban thờ, rút tỉa chân hương bát nhang để đảm bảo không gian thờ cúng thanh tịnh.

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Ngoài ra, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

 

 VĂN KHẤN CÚNG 23 THÁNG CHẠP

(Lời khấn cho lễ cúng đưa ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp)

I. Mâm lễ vật:

1. Bàn thờ Phật gồm: hương hoa, trái cây, đèn nến, trầm hương (nếu có), thức ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh mứt,… không có thức ăn xào, kho, chiên,…)

2. Bàn thờ ông Táo tại bếp (Nếu chưa có thì bày lễ vật vào một mâm riêng cúng tại Bếp): Hương hoa, đèn nến, trầu cau, trà, nước uống, bánh kẹo, trái cây, thức ăn chay… Có thể có thêm cá chép sống để thả sau khi cúng.

Sau khi bày lễ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm lên bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên (nếu có) và đến bàn thờ ông Táo thành kính chắp tay khấn nguyện như sau:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm.........

Tín chủ (chúng) con..............................

Ngụ tại :.............................................

Chúng con thành tâm thiết lễ hương hoa lễ vật dâng cúng. Chúng con thành tâm thỉnh mời Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng các bậc Thánh hiền cùng chư vị thiện thần Hộ Pháp và chư vị Thổ thần, Táo quân quan lâm chứng giám cho chúng con.

Một năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, ngưỡng nguyện Mười phương Tam Bảo, Long Thần Hộ Pháp, Chư vị Thổ Thần, Táo quân từ bi gia hộ cho năm mới gia đình được bình yên và ổn định trong cuộc sống.

Chúng con cũng nguyện Mười Phương Tam Bảo phóng ánh sáng bảo liên phù hộ cho những chú cá chép này cùng bao thú vật khác sớm thoát khỏi thân phận cầm thú thấp hèn, giết hại, chờ duyên phúc tái lai một lòng theo Phật pháp. Nguyện hồi hướng công đức này cho Ông bà Tiên linh nội ngoại, cửu huyền thất tổ được ấm no an lạc; cho gia quyến bệnh tật tiêu tan, ách nạn qua khỏi.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

 

Sưu tầm