Photo Album
Chánh Pháp Visitors Couter 3
World Time
USA - CA - Los
>
USA - TX - Houston
Canada - Toronto
Germany - Berlin
Việt Nam - Sài Gòn
Japan - Tokyo
Australia - Sydney
WeatherAholic
SydneyDao Doi
Táo Quân về trời … Tục phóng sanh trong đạo Phật
- Details
- Parent Category: Tin tức GHPGVNTN & GDPT
- Hits: 2912
Táo Quân về trời …
Tục phóng sanh trong đạo Phật
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp trong đời sống xã hội, dân gian có tục cúng đưa Ông Táo về trời kèm việc phóng sanh chim, cá. Đặc biệt là phóng sanh cá chép. Đây là một nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam được lưu giữ từ ngàn đời…. Có yếu tố nội sinh về nguồn gốc của cái thiện, không sát sanh, tôn trọng sự sống của muôn loài trong đạo lý của nhà Phật được cách điệu trong tín ngưỡng dân gian “Tục cúng Ông Táo về trời”.
Từ ngọn lửa gia đình…
Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là một vị thần cai quản về việc bếp núc trong mỗi nhà. Theo truyền thuyết có nguồn gốc từ 3 vị thần. Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của lão giáo được Việt hóa thành sự tích “Hai ông một bà” vị thần đất, thần nhà, thần bếp. Bếp là căn nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và dựa trên đời sống của mái nhà là nền móng đất ở. Bàn thờ Táo Quân thường đặt gần bếp. Nền văn hóa dân gian Việt Nam là nền văn minh lúa nước, trọng văn , trọng phụ nữ. Do đó vị trí và vai trò người phụ nữ trong việc giữ gìn ngọn lửa bếp núc gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, quan hệ vợ chồng, ông bà cha mẹ, con cháu. Bữa cơm gia đình được nấu trực tiếp từ bếp lữa gia đình là nền tảng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thậm chí ngọn lữa từ bếp là ngọn lữa của mái ấm gia đình. Lữa góp phần giữ gìn sự tôn ti trật tự , sự hòa hợp của ba thế hệ trong đại gia đình. Ngọn lữa còn là hình ảnh của truyền thống gia đình, dòng họ trong các dịp giỗ chạp, lễ tết, cưới hỏi, mừng thọ, tân gia…
Việc phát minh ra lữa đã thay đổi nền văn minh của loài người từ thời kỳ mông muội “ăn lông, ở lỗ” “ăn tươi nuốt sống”, ở hang động, du canh du cư sang nền văn minh ăn chín , ở nhà sàn, thuần hóa súc vật, trồng trọt và chăn nuôi, biết sử dụng công cụ lao động. Lữa còn có vai trò to lớn trong công nghiệp luyện kim (sắt thép) lữa tiêu hủy các nguồn rác công nghiệp, rác y tế. Lữa còn sử dụng để thiêu xác chết ….Trong y khoa ngọn lữa trong phòng thí nghiệm (hóa, lý, vi sinh) đã đem lại nhiều thành tựu trong việc phát minh ra các loại vắc xin phòng ngừa bệnh tật, thay đổi các giống loài mới trong nông nghiệp, cây trồng, nguồn gen mới trong lương thực phẩm.
Ngọn lữa còn là tình yêu của những cặp vợ chồng trẻ được kết nối bền chặt, ổn định từ chính ngọn lữa nấu ăn của bếp gia đình hằng ngày trong bữa cơm có sự đoàn tụ vợ chồng con cái. Thống kê của Hiệp Hội Tâm Lý Học về hôn nhân gia đình cho biết có đến 70% sự đỗ vở hạnh phúc gia đình của những cặp vợ chồng trẻ xuất phát từ việc không nấu cơm ăn hằng ngày. Cơm hàng cháo chợ, cơm hộp, cơm văn phòng, cơm trưa máy lạnh là những” xúc tác” dẫn đến sự xói mòn những rạn nứt, mâu thuẩn cái Tôi, cái của Tôi của quan hệ vợ chồng.
Đến cách điệu cuộc sống hiện đại
Nói đến Táo Quân là nói đến “sự tổng kết “ của hoạt động con người , cơ quan quản lý nhà nước, công ty, xí nghiệp, nhà máy trong một năm. Cuộc sống hiện đại đã cách điệu hình tượng của Táo Quân qua các sớ Táo quân về trời trình tấu Ngọc Hoàng Thượng Đế ngày 23 tháng chạp. Tổng kết năm có sự hiện diện đầy đủ của các Táo Quân như :
Táo giáo dục với sớ tâu về “Cải cách giáo dục, nói không trong thi cử, học phí, sự lạm thu tiền trường, hiện trạng dạy thêm, học thêm từ lớp 1 …”
Táo Lâm Đồng với sớ tâu về “Hiện trạng tăng thân làng mai ở tu viện Bát Nhã Lâm Đồng, việc chiếm đất của Chùa Sắc Tứ Thiên Tứ…”
Táo kiểm lâm với sớ tâu về “Nạn chung chi phá rừng đầu nguồn Phú Yên, Đắc Lắc, Đắc Tô, Bình Phước, Ninh Thuận…. Vấn nạn hợp thức hóa bằng hóa đơn đỏ sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ gỗ nhóm 1 (cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, liêm , sao, bằng lăng…)
Táo y tế với sớ tâu về “bảo hiểm y tế theo mẫu mới, bệnh viện thanh toán 5% theo giấy xác nhận của cơ quan , cảnh sát giao thông, phát đồ điều trị những loại tân dược mới cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi…”
Táo môi trường với sớ tâu về “ sự kêu cứu của các dòng sông Đồng Nai, Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Hậu”
Táo công an giao thông với sớ tâu về nan mãi lộ trên quốc lộ 1A, nạn làm luật ở các trạm thu phí , nạn chung chi “né đường, né trạm…”
Táo công nghệ thông tin với sớ tâu về “ tranh dành lãnh địa về công nghệ điện thoại di động từ 2G lên 3G, …bài toán chập chờn, di động thì “ò í e…”, truy cập Internet thì rớt mạng, loạn khuyến mãi từ 50% đến 120% cho thuê bao di động trả trước….Nạn nhắn tin khủng bố, nạn tin rác lừa đảo, trúng thưởng…vấn nạn số đông xếp hàng kê khai lại sim , bài toán quản lý còn chờ…?
Táo bất động sản với sớ tâu về “ dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp với giá trên trời, giá trên giấy, từ sổ đỏ đến sổ hồng, nạn thưa kiện kéo dài về giá trị đền bù đất cho dân…, nan quy hoạch treo chờ giá đất lên …”
Táo an toàn vệ sinh thực phẩm với sớ tâu về “ ớn lạnh với công nghệ hàng phi, ngũ tạng động vật nhập khẩu có nhiễm khuẩn, các loại hóa chất độc hại được sử dụng trong chế biến thực phẩm , ớt bột, mứt tết, tôm khô, cá khô, lạp xưởng, giò chả có phèn the phân Urê…”
Táo điện lực với “bài toán tranh giành thị phần giá cả với tập đoàn than thép về dự án lưới điện quốc gia, điện lực nông thôn…từ điên kế cơ sang điện kế điên tử rồi lại trở về điện kế cơ”
Táo nước máy với sớ tâu về “ tăng giá nước, đầu tư công nghệ, định mức tiêu thụ nước theo từng đối tượng sử dụng, thu phí nước để xử lý môi trường, chống ngập Thành phố…”
Táo giao thông vận tai với vấn nạn đào đường, các hầm lô cốt giết chết xe buýt và cấm xe 3,4 bánh thô sơ lưu hành, nhập nhằng bài toán trợ cấp cho người không có hộ khẩu hành nghề xe 3,4 bánh thô sơ.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian
Nhóm người Hoa Phúc Kiến, Triều Châu, Quãng Đông, Hải Nam và người Hẹ tại Việt Nam cũng đưa Táo Quân về trời bằng đồ hàng mã cúng ông Táo bao gồm : 3 mũ cánh chuồn, 3 đôi hài 3 con cá chép, theo “quan niệm” trần gian làm sao thì cõi âm như vậy. Riêng người Việt cúng ông Táo về trời với hương đăng trà quả và phóng sanh chim, cá, cá chép.
Anh Lê Văn An 42 tuổi hành nghề lái xe ôm tại P26, Q. Bình Thạnh cho biết ( tôi hành nghề xe ôm được 4 năm nay, hằng năm tôi cùng 2 đứa con trai xuống kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè để bắt cá phóng sanh nhân ngày 23 tháng chạp, ông Táo về trời. Buổi trưa nước trên kênh rất ít, cạn dòng nên bắt được rất nhiều cá, đủ loại, số lượng lên đến vài chục ký lô gia đình có đồ ăn cả tháng không hết. Ngày nay người dân Thành phố họ phóng sanh rất nhiều, mong cầu hạnh phúc…)
Bàn thờ Táo Quân được đặt gần bếp rất trân trọng thường có các câu:
Định phước Táo Quân
Dòng chứ bên trái ghi: Hữu Đức Năng Tư Hỏa
Dòng chữ bên tay phải ghi: Vô Tư Khả Đạt Thiên
Táo quân nhất gia chi chủ
Ngũ tự chi thần
Tư hầu thiệt ư bắc đẩu
Sát thiện ác ư Đông trù chi nội
Giáng phước trừ tai
Khứ hung hóa kiết
An trấn âm dương bảo hộ gia trạch
Hà tai tất diệt hà phước tất tăng
Hữu cầu giai ứng, hữu cảnh tất thông
Đại bi, đại nguyên, đại thánh, đại từ
Cửu Thiên Đông trù Tư mạng, Táo phủ thần quân, Định quốc Hộ trạch đại thiên tôn.
Tục cúng Táo Quân về trời kết hợp việc phóng sanh chim cá nhân ngày 23 tháng chạp trong dân gian đã góp phần cứu sống hàng triệu , triệu sinh linh của muôn loài trong dịp trời đất giao mùa, năm hết tết đến.
Trong kinh nhân quả 3 đời có ghi
Một hôm, Tôn giả A Nan Đà ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm đại Tỳ kheo câu hội. Khi ấy A Nam Đà Tôn Giả, chắp tay đảnh lễ phật, nhiễu quan ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng: Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo sang không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế ? Cúi xin Đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc. Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử : “Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe ! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ”. Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo. Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau. Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:
1.Giàu sang đều bởi mạng
Đời trước có tu nhân
Ai thọ trì kinh này
Đời đời hưởng phước lộc
Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:
Suy nhớ kinh Nhân Quả ba đời
Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,
Phật nói lời Phật chớ chê khinh
Đời nay làm quan do nhân gì ?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình
Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ
Không tu phước ấy đến từ đâu ?
2.Cưỡi ngựa , ngồi kiệu do nhân gì ?
Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.
3.Do nhân duyên gì mặc gấm vóc ?
Đời trước bố thí áo giúp tăng ni
17. ĐỜI NAY SỐNG LÂU DO NHÂN GÌ?
kIẾP TRƯỚC MUA VẬT PHÓNG SINH NHIỀU
Táo Quân về trời ngày 23 tháng chạp là hình ảnh đẹp về cái thiện, nhân dân khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam đều phóng sanh chim cá, tùy theo cách của mình về tục cúng Ông Táo. Nhưng hình ảnh ông Táo là hình ảnh của văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống dân tộc. Trong đó có nguồn gốc từ triết lý của đạo Phật về sự sống của con người , mọi muôn loài đều sợ chết. Tục phóng sanh là một trong tam quy ngũ giới của người phật tử trước khi biết Phật pháp. Qui y Phật Pháp Tăng. Ngũ giới có 5 điều: “Không nói dối, không uống rượu, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.” Bạn , gia đình bạn và nhóm bạn hãy trân trọng ngọn lữa tình yêu , ngọn lữa cuả cuộc sống, ngọn lữa của bếp núc gia đình để duy trì hạnh phúc , sự thảnh thơi, vững trãi của cuộc sống con người trong xã hội. Đặc biệt là ngọn lữa của niềm tin vào Phật pháp, hành trang tư lương (tín hạnh nguyện).
Có 4 sự không báo cho người biết trước đó là : Già, bệnh, khổ , tóc bạc và chết. Bốn sự đó không hề thay đổi. Con người không thể làm khác được vì vô thường. Chỉ có sự buông xả, biết yêu thương, biết chia sẻ, từ bi, từ bỏ tham sân si, sống đời sống làm lành lánh dữ (tu phước , huệ) thân tâm trong sạch. Tất yếu mùa xuân và Tết sẽ tự đến trong tâm của mình…
Xuân trong lòng người…
Xuân Di Lăc …2018
Sưu tầm
Bài thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Chùa Điều Ngự
- Details
- Parent Category: Tin tức GHPGVNTN & GDPT
- Hits: 2897
Bài thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Chùa Điều Ngự
(Bài thuyết giảng của Đức Dalai Lama do Sư Cô Nhật Hạnh thông dịch trực tiếp từ tiếng Anh và tiếng Tạng qua tiếng Việt.)
Đang thuyết giảng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn xuống thấy một cụ già Tây Tạng đồng hương bèn ra dấu, mời cụ đó lên gặp Ngài. Một cử chỉ biểu lộ lòng từ bi vô lượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
“Trước chư Tăng, Ni và quý Phật tử, tôi xin chào chung tất cả anh chị em nhân loại. Tôi rất hoan hỷ đến nơi đây để cùng chia sẻ với chư tôn đức và quý Phật tử. Chúng ta đều giống nhau trên phương diện tâm thức. Chúng ta có cùng một thân thể cho nên chúng ta đều giống nhau. Tôi chân thành tri ân Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Điều Ngự này. "
“Khi tôi có cơ hội tiếp xúc thì chúng ta biết rằng cái cách mà chúng ta sinh ra giống nhau, và cái cách chúng ta chết đi cũng rất là giống nhau. Điều rất quan trọng cho một đứa trẻ khi còn trong bào thai người mẹ. Nếu người mẹ có một cái tâm thức an bình và cái tâm thức tình yêu thì nó sẽ giúp cho đứa trẻ đó rất là tốt. Nếu người mẹ trong lúc mang thai trong lòng đầy lo lắng và bực dọc thì nó cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi của mình."
Chúng ta sinh ra và được sự thương yêu vô lượng của mẹ, chúng ta đã bú cái dòng sữa của mẹ và cái cách mà chúng ta có mặt trong cuộc đời nó là như vậy, rất là quan trọng. Khoa học ngày hôm nay đã nghiên cứu và phân tách. Nếu như một đứa trẻ sinh ra muốn cho bộ não của nó được tốt thì nó cần sự ôm ấp của người mẹ để giúp bộ não đứa trẻ phát triển rất là tốt. Cho nên tất cả chúng ta đều là nhân loại, nên dù là người có đầu óc hay gây rối cho nhân loại nhưng họ cũng được vô lượng tình yêu thương của người mẹ.
“Khoa học ngày hôm nay họ nghiên cứu bản chất của con người chúng ta là đầy tình yêu thương. Nó là cái chìa khóa để chúng ta giữ cho cái tâm thức được sự an bình và sẽ hạnh phúc, và nếu chúng ta có tình yêu thương, nó sẽ giúp cho sức khỏe của mình dồi dào. Nếu người nào thường sân hận, bực tức, nơi đó nó sẽ ăn mòn hệ miễn nhiễm làm cho mình dễ bị bệnh, cho nên lòng từ bi rất lợi ích cho sức khỏe và cũng rất lợi ích cho sự an bình trong tâm thức. “
Người nào biểu lộ tình thương yêu của mình với bạn bè,với người thân thì người đó sẽ được hạnh phúc. Những người chỉ luôn quan tâm đến tiền tài, quyền lực tại vì họ bị ảnh hưởng cái giáo dục của hiện tại như vậy họ chỉ thỏa mãn những cái ngũ dục là năm giác quan mà thôi. Còn nếu người nào quan tâm đến sự an bình trong tâm thức của mình thì người đó sẽ đi qua trạng thái (lúc chết) chúng ta sẽ hòa nhập năm cái giác quan thô thiển của mình vào cái tâm thức làm cho mình được hạnh phúc hơn.
“Điều này chúng ta hay tảng lờ hoặc quên lãng về cái tâm từ bi hay cái tâm thức yên bình của mình. Thế giới vật chất ngày hôm nay dẫn chúng ta đến nhiều cái tranh đua và cái lo lắng cho nên mình thấy cái lòng từ bi đó nó không có một chút hiệu lực cho nên điều này hoàn toàn sai lầm."
“Làm thế nào chúng ta không phải khổ đau trong cuộc sống hiện tại? Chúng ta cần nỗ lực phát triển cái tính tự nhiên sẵn có trong người chúng ta, bắt đầu từ cái tình yêu vô lượng của người mẹ cho chúng ta, và từ đó, chúng ta tạo cho mình con người hạnh phúc, nhân loại hạnh phúc, xã hội hạnh phúc và một thế giới hạnh phúc, cho nên cái phát triển tình yêu thương này không phải chỉ cho những người có tín ngưỡng tôn giáo mà cho những người không có tín ngưỡng tôn giáo họ cũng cần phát triển tình yêu thương đó. "
“Bởi vì cái sự yêu thương sẽ dẫn chúng ta đến sự an bình trong tâm thức. Có nhiều người không quan tâm đến sự an bình tâm thức, điều này hoàn toàn sai lầm! Chúng ta là một phần của bảy tỷ người, chúng ta phải làm thế nào phát triển tình yêu thương cho người thân và tất cả người xung quanh, điều này rất là hiệu quả, rất cần thiết để giáo dục cái an bình trong tâm thức của mình ở lòng từ bi thì 7 tỷ người chúng ta trong tương lai thế giới chúng ta sẽ được an bình. "
“Bạo động đến từ đâu? Bạo động chúng ta dùng vũ khí vì nó đến từ trong tâm thức của mình cho nên muốn được an bình và chấm dứt bạo động, chúng ta phải bắt đầu bằng tâm thức an bình. Nếu trong lòng người nào đó đầy sự ghét bỏ, hận thù, sân hận thì người đó khó giảm được sự bạo động cho chính bản thân mình và cho xã hội. Cho nên tình thương yêu đóng vai trò rất quan trọng nếu chúng ta phát triển cái tình thương yệu đó. Điều này rất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi chúng ta."
“Tôi đưa ra quan điểm đạo đức thế tục có thể áp dụng toàn cầu, cho những ai muốn được hạnh phúc, muốn có sự an bình và lòng từ bi cho đất nước chúng ta, cho nên tôi kêu gọi các anh chị em ở đây, chúng ta hãy nghĩ về sự an bình trong tâm thức của mình và phát triển nó ngay hiện tại để chúng ta sẽ có an bình trong nội tâm và cho cộng đồng."
“Quan điểm thứ hai của tôi, tôi là một Tăng sĩ Phật giáo cho nên tôi nguyện rằng hãy phát triển sự hòa đồng tín ngưỡng, như ở Ấn Độ, khoảng hai ba ngàn năm, những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau như Ấn giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo v.v. những tín ngưỡng đó vẫn sống hòa đồng với nhau. Tuy rằng dân số Ấn Độ rất đông, có nhiều vấn đề nhưng cái việc hòa đồng tôn giáo vẫn rất là sống động, họ sống hòa hợp với nhau trong một đất nước như vậy. Cho nên tôi học và được thừa kế cái triết học và tư tưởng Phật giáo từ nơi Ấn Độ và tôi luôn nguyện sẽ phát triển hòa đồng tôn giáo. "
“Ngày hôm nay có nhiều người nhân danh tôn giáo nên sát hại lẫn nhau, cùng tôn giáo nhưng họ cũng chiến tranh và sát hại lẫn nhau, cái điều này đang xảy ra. Làm thế nào chúng ta phát triển một sự hòa đồng thật sự để tôn trọng cái tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Làm thế nào để chúng ta học hỏi giáo lý khác nhau của không cùng tôn giáo với mình. Nên ở đây, phần lớn người Việt các bạn là Phật tử nên các bạn phải lưu ý, sống và học các tín ngưỡng tôn giáo dù bất cứ sống ở nơi nào hãy phát triển hòa đồng tôn giáo.
“Tất cả những tôn giáo lớn tuy triết học khác nhau và quan điểm khác biệt nhau nhưng họ cùng chuyển tải chung một cái Thông Điệp, đó là lòng thương yêu, từ bi. Làm thế nào để phát triển cái lòng từ bi đó thì chúng ta phải tìm hiểu, học hỏi cái tín ngưỡng tôn giáo khác với tôn giáo mình và phải sống hòa đồng với mọi người. Ngay Đức Phật cũng trích dẫn những triết học khác nhau trong lời giảng. Tại sao? Vì tùy cái căn cơ, trình độ hợp với thính chúng và rất hiệu quả. Nhiều người tin rằng có Chúa, có Đấng Sáng Tạo nên họ phát triển cái tình yêu thương để phù hợp với Đấng Sáng Tạo của họ. Phật giáo không tin có Đấng Sáng Tạo. Dù có tin có Đấng Sáng Tạo hay không tin có Đấng Sáng Tạo, chúng ta đều thực hành thông điệp để phát triển lòng từ bi."
“Nhằm để thỏa mãn các ước nguyện và căn cơ, trình độ của mỗi người nên có nhiều triết học khác nhau để phát triển lòng thương yêu và lòng từ bi. Cho nên những người nào tin có Đấng Sáng Tạo thì họ tin Đấng Sáng Tạo là vì vị đó có cái từ bi vô lượng, và cảm thấy rất gần gũi với Đấng Sáng Tạo vì được Ngài tạo dựng nên cho nên tôi là người được Đấng Sáng Tạo tạo nên thì tôi phải là người tốt, người đầy lòng từ bi.”
Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển qua nói về nguồn gốc Phật giáo và những lời dạy của Đức Phật .
Sau gần ba giờ đồng hồ thuyết pháp, vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, tuy đã 80 tuổi vẫn còn rất khỏe mạnh, và tinh thần minh mẫn. Chấm dứt bài giảng, Ngài chắp tay trước ngực, cúi chào mọi người và vào phía trong chánh điện dùng cơm trưa, nghỉ ngơi giây lát để sau đó tiếp tục chủ sự Lễ Quán Đảnh.
Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
- Details
- Parent Category: Tin tức GHPGVNTN & GDPT
- Hits: 3947
Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
(- Hòa thượng Thích Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN sau khi chỉnh đốn nhân sự)
Tin Hòa thượng Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ngày 01/09/2013 đã là một chấn động lớn đối với những người mến mộ ông.
Nhưng sau hai ngày theo dõi phản ứng của Phật tử và tiếp xúc với các chức sắc trong giáo hội, ngày 04/09, Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết ông chấp nhận tiếp tục lãnh đạo Giáo hội, sau khi chỉnh đốn lại thành phần nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo.
Đây là một tin mừng cho giới tăng ni, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vì, theo Thông cáo báo chí ngày 05/09, "cuộc vận động Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn chưa thành, lãnh thổ lãnh hải bị ngoại nhân xâm chiếm, nhân tâm ly tán, phân hóa, đồng bào trong nước sống cảnh đói nghèo, thiếu tự do, nhân quyền, chế độ độc tài toàn trị vẫn còn thống trị, để van nài Ngài trở lại lèo lái con thuyền Giáo hội trên phong ba bão táp".
Nhưng rõ ràng đây là một thông điệp chính trị. Thông cáo báo chí này để lộ những khó khăn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải. Người thuyền trưởng không thể rời bỏ con tàu đang giữa phong ba bão táp.
Tất cả những vấn nạn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải là chỗ đó: đạo và đời là hai lãnh vực rất khó tách rời nhau trong sinh hoạt của hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Sự gắn bó của Phật giáo giữa đạo và đời không phải mới đây, quan hệ này đã xuất hiện ngay từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam.
Sự phát triển của Đạo Phật ở Việt Nam
( - Nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau )
Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam (vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian.
Thời đó dân chúng Việt gọi Đức Phật là Bụt (Buddha), trong khi người Trung Hoa gọi là Phật Đà (Buddha phát âm theo tiếng Hán, đọc ngắn lại là Phật); cách phát âm của hai phụ âm B (Việt) và Ph (Hoa) rất giống nhau. Ngày nay Bụt chỉ còn được nhắc tới trong những truyện kể dân gian, trong khi Phật được phổ biến rộng rãi trong kinh điển và chốn thị thành.
Dưới thời Bắc thuộc, khi Phật giáo Đại thừa được đưa vào miền Bắc, danh xưng Bụt bị biến mất nhường chỗ cho danh xưng Phật. Cùng thời gian đó, hai tín ngưỡng khác cũng được người Hán đưa vào miền Bắc: Khổng giáo và Lão giáo.
Khổng giáo là một triết lý cầm quyền thể hiện qua phương pháp tu thân tề gia, trị quốc và bình thiên hạ của người quân tử, trong khi Lão giáo là một triết lý sống thuận với trời đất qua tu luyện của từng cá nhân. Từ đó, Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo từ đó trở thành ba tôn giáo bám sâu vào sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt.
Mặc dù xuất hiện từ lâu đời, đạo Phật chỉ lưu hành trong giới dân gian trong khi, ngược lại, giai cấp cầm quyền lấy Khổng giáo làm kim chỉ nam hành động. Sự tách biệt này không phải vì giáo lý đạo Phật mà vì triết lý thực dụng của đạo Khổng.
Về Lão giáo, do không nắm vững triết lý Đạo (Con đường), nghĩa là sống thuận với trời đất và thiên nhiên để tìm sự bình an trong tâm hồn, những phương pháp tu luyện trở thành huyền bí dành riêng cho những phái đạo gia khí công, hay biến cải thành những giải thích siêu nhiên (tử vi, phong thủy…) dành cho quần chúng.
Đạo Phật chỉ thực sự phát triển và thịnh vượng dưới thời nhà Lý (1009-1225), trở thành tôn giáo chính của triều đình, giai cấp tăng lữ trở thành công bộc của triều đình và được hưởng bổng lộc như những công thần.
Sang thời nhà Trần (1225-1428), giai cấp tăng lữ tiếp tục đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong xã hội, nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tì riêng.
Nhưng khi tiếp cận với quyền lợi và cuộc sống xa hoa, giới tăng lữ xa rời đạo lý và xử sự như người trần tục, hai đại thần Lê Quát và Trương Hán Siêu đã nhiều lần phê phán gay gắt giới tăng ni và khi quân Champa tiến công vào Thăng Long, giới sư sãi cũng bị đôn quân đánh giặc như dân thường.
Năm 1396, sau khi khống chế nhà Trần, Hồ Quý Ly áp dụng nhiều chính sách thuận với Khổng giáo nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đạo Phật ra khỏi cung đình, những sư sãi bị sa thải lui về ở ẩn trong các chùa chiền làng xã xa xôi để tránh nạn.
Ngược lại, trong dân gian, những sinh hoạt của Phật giáo đã trở thành nếp sống văn hóa chung của người Việt, như tụng kinh, thờ cúng, bố thí, trai đàn (cầu siêu), phóng sinh, ăn chay…
Dưới thời hậu Lê (1427-1789), ảnh hưởng của Phật giáo bị loại hẳn khỏi chốn cung đình và trở thành một tôn giáo dân gian, với những cái hay và cái dở của nó.
Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức lấy Khổng giáo làm quốc học và tình trạng này kéo dài cho đến hết thời Pháp thuộc (1884-1945), nghĩa là trong suốt thời nhà Nguyễn (1802-1883).
Một sự kiện cần được nhắc tới là trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1775), đặc biệt là dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777), đạo Phật ở xứ Đàng Trong được tôn vinh trở lại.
Nhiều chùa chiền lớn đã được xây dựng, một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như chùa Linh Mụ, chùa Từ Đàm (Huế), chùa Sùng Hóa (Phú Vang)… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) còn cho người sang Trung Hoa thỉnh bộ Đại tạng kinh, xây Tàng kinh lâu để bảo quản.
Trong giai đoạn này, nhiều tăng sư Đại thừa đã trực tiếp từ Trung Hoa vào Đàng Trong giảng kinh, nhiều tổ đình được thành lập. Một cách vô tình, Huế trở thành tổ đình, trung tâm sinh hoạt của đạo Phật trong suốt thời nhà Nguyễn.
Dưới thời Pháp thuộc, vì Phật giáo được coi là một tôn giáo dân gian, chính quyền thực dân Pháp đã để dân chúng Việt sống đạo một cách bình thường.
Đạo Phật được xếp vào hạng hội đoàn văn hóa và chỉ bị chi phối bởi Luật hội đoàn 1901.
Thiếu cơ quan lãnh đạo Phật giáo toàn quốc
- (Đạo Phật chỉ thực sự phát triển dưới thời nhà Lý (1009-1225))
Từ khi xuất hiện cách đây trên 2000 năm, rất nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa đã được du nhập vào Việt Nam.
Phái Đại thừa (Mahayana) chiếm đa số với các tông phái Bắc tông, Thiền tông (Zen), Tịnh Độ tông, Mật tông (Vajrayana); phái Tiểu thừa (Theravada) chỉ giới hạn ở miền Nam với các tông phái Nam tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật đường Nam tông Minh sư đạo.
Mỗi tông phái có nhiều hệ phái nhỏ, Đại thừa Thiền tông có những chi phái Trúc Lâm, Hoa Nghiêm, Liễu Quán… Ngoài ra có nhiều tông phái chỉ phát sinh tại miền Nam Việt Nam như Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bữu sơn Kỳ hương...
Nói chung, cho tới năm 1954, Phật giáo tại Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành một giáo hội chính quy mà chỉ có những tông phái và chi phái riêng biệt và sinh hoạt độc lập với nhau.
Hơn nữa, do không có một cơ quan Phật học chủ đạo để đào tạo giới tăng lữ, ai cũng có quyền đi tu và có thể trở thành tăng sĩ, tăng sĩ nào có công xây chùa thì được trụ trì tại chùa đó.
Do thiếu sách báo viết về Phật học, trình độ thuyết pháp của những vị sư ở thành thị và thôn quê rất là chênh lệch và nghi thức phụng pháp giữa hai vùng cũng hoàn toàn khác nhau. Tại nhiều nơi, nhất là trong các chùa lớn, những thiền sư trụ trì tự in sách Phật giảng dạy giáo lý cho tín đồ và khách thập phương.
Chính qua những buổi thuyết giảng này mà uy tín của mỗi vị thiền sư tỏa rộng trong khắp dân gian và trở thành cấp lãnh đạo tự nhiên của Phật giáo. Trong nhiều trường hợp, những cấp lãnh đạo này là một đe dọa cho các chính quyền đương thời.
Hoa Thich Quan Duct u thieu (- Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối chính phủ Ngô Đình Diệm)
Tại miền Bắc, sinh hoạt của các giáo phái và những cơ sở Phật giáo (chùa chiền, đền thờ, am tự…) đã gần như hoàn toàn nằm trong tay chính quyền cộng sản, những vị sư trụ trì trong các chùa đều do nhà nước bổ nhiệm và sinh hoạt của những cán bộ nhà nước.
Những hình thức cầu siêu, cúng bái đều bị cấm đoán và bị cho là mê tín dị đoan, việc tuyển dụng sư sãi rất là hạn chế và phải được chính quyền chấp nhận.
Tại miền Nam, dưới thời đệ nhất cộng hòa (1954-1963), đạo Phật vẫn phát triển một cách bình thường với sự hội nhập của nhiều nhà sư và Phật tử từ miền Bắc di cư vào.
Năm 1954, toàn miền Nam có 2.206 chùa chiền lớn nhỏ, con số đó đã tăng lên gấp đôi vào năm 1963 với 4.776 cơ sở.
Về tổ chức, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập từ năm 1951 và trụ sở đặt tại Sài Gòn, là cơ quan điều hành các hội đoàn Phật giáo Đại thừa trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa; miền Trung và miền Nam cũng có những tổng hội Phật giáo riêng, sinh hoạt độc lập với Tổng hội Sài Gòn, như Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, Tổng hội Phật Giáo Thừa Thiên, Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên…
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, vụng về hay cố ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành một số biện pháp phân biệt đối xử đối với Phật giáo.
Lúc đầu, các cấp lãnh đạo Phật giáo phản đối việc áp dụng đạo Dụ số 10 ban hành ngày 6/8/1950 dưới thời cựu vua Bảo Đại, theo đó những tổ chức tôn giáo được xếp ngang hàng với các hội đoàn và những hạn chế của nó, như không được quyền nhận tiền trợ cấp, giới hạn quyền sở hữu bất động sản…
Tiếp theo là Công điện số 5159 ngày 6/5/1963 cấm treo cờ tôn giáo vào dịp lễ Phật Đản hai ngày sau đó gây bất mãn trong giới Phật tử Huế.
Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo được thành lập, nhiều vị lãnh đạo đã bị bắt giam.
Biểu tình và chống biểu tình đã làm nhiều người thiệt mạng và phong trào chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm lan rộng trên khắp miền Nam, mà cao điểm là ngày 11/6/1963 với cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1/11, chấm dứt nền Đệ nhất cộng hòa.
Nhắc lại, trong thời gian từ 1960 đến 1963, chính quyền cộng sản miền Bắc tiến hành cuộc tiến chiếm miền Nam bằng võ lực, Hoa Kỳ muốn đưa quân vào can thiệp nhưng gặp sự chống đối của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cuộc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức ngày 11/6 và cú đảo chánh ngày 1/11/1963 đều do Hoa Kỳ dàn dựng để lấy cớ bênh vực Phật giáo nhằm thành lập một chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(- Tín đồ Phật giáo tụ tập trước cửa chùa Xá Lợi ngày 20/8/1963. Ảnh: J.M. BURFIN/AFP/Gett)
Từ sau khi được tự do hành đạo và tổ chức giáo hội, những cấp lãnh đạo tông phái Phật giáo nhận thấy muốn có tiếng nói mạnh trong và ngoài nước thì phải được kết hợp thành một tổ chức có quy củ như Giáo hội Công giáo La Mã, với những chức vụ và cơ quan chức năng liên hệ.
Nhưng khi biến ước muốn thành hiện thực, sự việc đã không dễ dàng: Tổng hội Phật giáo Việt Nam quá yếu, chỉ có danh mà không có thực, còn những tông phái Phật giáo khác thì có rất nhiều và rất phân tán.
Ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Cơ quan điều hành giáo hội gồm hai viện: Viện Tăng Thống (giáo luật) và Viện Hóa Đạo (điều hành). Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang làm tổng thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội, tức Viện Tăng Thống. Viện Hóa Đạo, trụ sở đặt tại Việt Nam Quốc tự đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
Do quen với sinh hoạt tự do và tự trị từ lâu đời, những tăng sĩ và cư sĩ của giáo hội mới này chưa quen với sinh hoạt có tổ chức, hơn nữa nhiều tăng sĩ đã bỏ ra nhiều công lao muốn được trao những vai trò quan trọng hơn, nhưng thực tế đã không như mong ước.
Tuy mang danh là một giáo hội tôn giáo, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động như một tổ chức chính trị năng động. Chính vì thế ngay sau khi vừa ra đời, việc điều hành Giáo hội đã gặp nhiều khó khăn.
- Bất mãn nội bộ giữa hai Viện
Với những thành tích trong cuộc tranh đấu tại Huế, Thượng tọa Thích Trí Quang muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn trong việc biến Phật giáo thành một lực lượng quần chúng đáng kể để đấu tranh chính trị bạo động với chính quyền quân sự miền Nam mà chức vụ tổng thư ký của ông không đủ điều kiện để thực hiện. Trong khi Thượng tọa Tâm Châu thì ngược lại, cổ động đường lối đấu tranh ôn hòa để đạt mục tiêu.
- Khác biệt về khuynh hướng chính trị giữa hai vị lãnh đạo
Sau 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chia làm hai khối: khối Ấn Quang và khối Việt Nam Quốc Tự. Khối Ấn Quang, gồm 3 đoàn thể, do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Nhất Hạnh lãnh đạo biểu lộ khuynh hướng thân cộng (Mặt trận Giải phóng Miền Nam) và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mà cao điểm là cuộc bạo loạn cướp chính quyền năm 1966 nhưng bị thất bại.
Khối Việt Nam Quốc Tự, với 8 đoàn thể, biểu lộ khuynh hướng thân chính quyền và được công nhận là đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Lực lượng Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới quyền lãnh đạo của Viện Hóa Đạo để tranh đấu và đề đạt nguyện vọng như yêu cầu chính quyền quân sự tái lập lại chính quyền dân sự và Mặt trận Giải phóng miền Nam giải giới và rút về vĩ tuyến 17.
Sự phân chia giữa hai khối kéo dài cho đến khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975.
- Chia rẽ ngay trong phong trào Phật giáo
Mặc dầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chính thức thành lập với sự kết hợp 11 tông phái và hội Phật giáo, một số tăng sĩ khác vẫn tiếp tục sinh hoạt riêng và lập những hội đoàn khác.
Những tổ chức thân với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Viện Cao đẳng Phật học, được thành lập ngày 13/3/1964, nhằm đào tạo và cấp bằng cấp Phật học; Giáo hội Thiền tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964; liên phái Phật tự khu vực Sài Gòn Gia Định tách khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để thành Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 12/1964.
Những tổ chức Phật giáo thân với Mặt trận Giải phóng Miền Nam rất nhiều và thường được sử dụng như những cơ sở giao liên, tất cả đều đặt dưới sự điều động của Hội Lục hòa Phật tử do Mặt trận Giải phóng Miền Nam thành lập.
Hóa giải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(Nhiều chùa chiển được xây dựng tại Huế còn tồn tại tới ngày nay )
Ngay sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới tịch thu, nhiều vị sư lãnh đạo tị nạn sang nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích Nhất Hạnh.
Những hình thức lễ lạt lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ. Cuối năm 1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản.
Những cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lượt bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối.
Các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là phản động, cũng đã lần lượt bị bắt giam: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh.
Những người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị đối xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.
Để hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
(- Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội )
Quyết tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị của chế độ thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương:
"Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam".
Ngoài ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.
Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là 'Giáo hội Phật giáo nhà nước' hay 'Giáo hội Phật giáo quốc doanh', tầm hoạt động và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn.
Tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây áp lực gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục trụ trì hay ở lại trong những cơ sở tu hành.
Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.
Sự can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo đã khiến sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam suy đồi. Một số sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh.
Nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền bỏ tiền xây chùa và mướn sư sãi trông nom với hy vọng được về cõi Niết Bàn sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng bồ tát Hồ Chí Minh, có tượng được dát vàng, để thờ ngang với các chư Phật.
Hiếm thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong những ngôi chùa ảm đạm để tu thiền và giảng thuyết.
Ngày nay, nhiều khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số hay thỏa mãn tình duyên nhiều hơn là để cầu nguyện.
Thêm vào đó, sự tuyển chọn người đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo do chính quyền quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa.
Trước chính sách trần tục hóa của sinh hoạt Phật giáo, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là rất cần thiết, vì đó là một đối trọng.
Nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện nay không còn thống nhất như trước. Tầm vóc hoạt động của giáo hội trong và ngoài nước đã bị thu hẹp nhưng tranh chấp quyền lực vẫn tiếp tục xảy ra ngay trong nội bộ Giáo hội mà vụ Thích Chánh Lạc là một thí dụ.
Thêm vào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang đối đầu với nguy cơ lão hóa.
Hòa thượng Thích Quảng Độ năm nay đã 85 tuổi, những người có thể kế tục chắc chắn không còn trẻ và cũng không có tầm vóc uy tín và bản lĩnh như ông.
Nếu không đào tạo được những thế hệ thay thế, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang bị đếm ngược.
Sưu tầm - Nguồn từ BBC
Hãy Cảm ơn . Niềm Tin
- Details
- Parent Category: Tin tức GHPGVNTN & GDPT
- Hits: 3106
HÃY CẢM ƠN !
Hãy cảm ơn vì bạn chưa có tất cả những thứ bạn muốn. Vì nếu bạn có rồi thì bạn còn có gì để trông chờ và hy vọng nữa đâu.
Hãy cảm ơn vì còn nhiều điều bạn chưa biết. Vì nếu bạn biết hết rồi thì bạn chẳng còn gì để học hỏi nữa sao?
Hãy cảm ơn những lúc khó khăn. Vì nếu không có một lúc khó khăn thì liệu bạn có trưởng thành được không?
Hãy cảm ơn vì bạn còn có những nhược điểm. Vì nếu không còn nhược điểm gì thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để tiến bộ, để cải thiện bản thân.
Hãy cảm ơn những thử thách. Vì nếu không có thử thách nào thì liệu cái gì có thể xây dựng nên sức mạnh và cá tính của bạn?
Hãy cảm ơn những lỗi lầm bạn đã có. Vì nếu bạn không có lỗi lầm gì thì cái gì sẽ dạy cho bạn những bài học đáng giá như thế đây?
Hãy cảm ơn những khi bạn mệt mỏi. Vì nếu bạn không khi nào mệt mỏi tức là bạn không làm việc gì hay sao?
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
Suy nghĩ luôn có thể chuyển tiêu cực thành tích cực. Nếu bạn biết cách biết ơn những thứ rắc rối của bạn thì chúng có thể giúp ích nhiều cho bạn đấy !
----- Sưu tầm -----
NIỀM TIN TRONG CUỘC SỐNG !
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn, thử thách và vất vả tinh thần. Dù mỗi người có một cách ứng phó khác nhau nhưng chắc chắn có điều khác biệt rất lớn giữa một người có niềm tin, dám tin và một người phó mặc đời mình cho số phận.
Trong khó khăn, nếu bạn không có niềm tin, chỉ biết đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh hay tự cho mình là một người kém may mắn, thì bạn chỉ càng làm cho mình đuối sức, bế tắc, vất vả hơn.
Ngược lại, có niềm tin vào bản thân và cuộc sống sẽ là sức mạnh to lớn giúp bạn vượt qua được những khó khăn một cách nhẹ nhàng hơn nhiều.
Niềm tin là một trong những điều quý giá nhất của con người. Mỗi ngày trôi qua có thể là một niềm vui, nhưng đồng thời cũng có thể đem đến cho bạn nỗi buồn và những điều không mong đợi.
Cuộc sống vốn là như thế - với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng ai. Vậy thì bạn đừng tìm lý do để cho phép mình xuống tinh thần, từ bỏ hay buông xuôi.
Một khi bạn sống mà không có niềm tin vào bản thân, vào con người và cuộc sống thì bạn sẽ mãi còn ngụp lặn trong những suy nghĩ tiêu cực, sẽ lãng phí những khoảnh khắc đầy ý nghĩa của cuộc sống - một cuộc sống mà bạn vốn có thể làm được rất nhiều những điều mình hằng mơ uớc.
Chúng ta sẽ nhận ra rằng một khi có niềm tin thì tất cả mọi người đều có khả năng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống. Dù đang phải đối diện với thử thách nghiệt ngã đến đâu chăng nữa, bạn hãy tin rằng cuộc sống luôn còn những cơ hội cho bạn và khả năng của con người là không có giới hạn.
Hơn nữa, bạn không đơn độc một mình.Bên cạnh bạn luôn có những bàn tay sẵn sàng nâng đỡ, còn có những tấm lòng chia sẻ, và cả những ký ức đẹp của cuộc sống…
---- Sưu tầm ----
***
Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,
Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây
Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT
Đến Trang Thời Sự hằng ngày RADIO - YOUTUBE
Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ
Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS
Nếu con mất trước mẹ
- Details
- Parent Category: Tin tức GHPGVNTN & GDPT
- Hits: 3576
NẾU CON MẤT TRƯỚC MẸ
"Nếu mai mốt mẹ chết, không biết mấy đứa ra sao".
Mẹ thường mắng như vậy mỗi lần con hay các anh chị trong nhà ốm, không ăn uống được gì mà chỉ nằm trong phòng. Con biết mẹ chỉ mắng yêu thôi, nhưng lần đầu tiên nghe mẹ nói câu ấy con sợ, sợ lắm mẹ ạ, sợ phải đối diện với cái ngày đó.
Mẹ biết không, dạo này mẹ nói câu ấy nhiều hơn, và con thấy lo lắng, lo lắng thật sự. Mỗi trưa mẹ ngủ con hay ngồi gần mẹ, để nghe hơi thở đều đều của mẹ; về đêm con lại thỉnh thoảng giật mình chạy ra chỗ mẹ nằm để biết rằng mẹ chỉ ngủ mà thôi, để thấy chiếc áo phập phồng theo nhịp thở của mẹ và để con biết rằng mẹ vẫn bên cạnh chúng con.
Tối, con về muộn, hơn 10h- giờ giới nghiêm của nhà mình- mở cửa vào nhà đã thấy mẹ nằm chờ đấy.
- Thưa mẹ, con mới về
- Sao hôm nay về trễ vậy, đi đâu từ sáng giờ, điện thoại sao không liên lạc được. Giọng mẹ có chút gì đó giận dữ
- Hôm nay con có chút việc, điện thoại lại hết pin.
- Việc! Còn đi học mà đã nhiều việc thế sao. Có biết ở nhà mọi người lo lắng ra sao không? Ít ra cũng điện thoại về nhà chứ. Mẹ thật sự không biết nếu mẹ không còn sống nữa thì mấy đứa bây ra sao.
Nghe mẹ nói câu ấy, tự dưng tim con nhói đau, con im lặng và ngỡ ngàng trước câu ấy. Vôi vàng xin lỗi mẹ, con chạy vào phòng, khóc nức nở. Đã mấy lần mẹ nói câu ấy nhỉ? Con không tài nào đếm được nhưng hôm nay khi mẹ nói "Nếu mẹ không còn sống!" bất chợt con đau mẹ à, vì khi đó bỗng nhiên trong đầu con xuất hiện một câu nói khác "nếu con mất trước mẹ!"
Mấy hôm nay con thấy mình khó chịu trong người, con đã lén gia đình đi kiểm tra sức khỏe. Chiều nay, nhận được kết quả ấy trong tay con như chết lặng.
Cô bác sĩ bảo con đừng quá lo lắng vì cần phải kiểm tra tổng quát một lần nữa rồi sẽ có hướng điều trị phù hợp. Nhưng mẹ à, con biết căn bệnh đó không thể dễ dàng qua khỏi. Con đã hỏi cô ấy thời gian con còn lại là bao lâu. Cô nói không chắc chắn được, cần qua cuộc kiểm tra sau thì mới có thể khẳng định,cô còn khuyên con không nên lo lắng, tâm lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mình.
Con như mất hết ý chí, muốn ngã quỵ nơi ấy nhưng con im lặng ra về, không một giọt nước mắt mà lòng nghe quặn đau. Con đã lang thang khắp nơi trong chiều hôm ấy, nhìn dòng người qua lại, phố xá lên đèn, nhìn mọi thứ mà thấy sao mình trống trãi quá.
Nhớ có lần con đã nghĩ đến, lỡ mẹ mất đi thì sao? Con sẽ khóc rất nhiều hay nỗi đau quá lớn khiến con không thể khóc? Có nỗi đau nào hơn là nỗi đau chia xa, chia xa người thân của mình vĩnh viễn. Vậy là con là đứa con không ngoan, vì con sẽ làm mẹ đau, đau thêm lần nữa. Mẹ đã khóc 2 lần khi tiễn ông bà đi, mẹ như mất đi một phần cơ thể của mình; vậy mà, vậy mà con lại làm mẹ đau một lần nữa, mẹ ơi!
Nếu con mất trước, chắc mẹ ngỡ ngàng lắm, ngạc nhiên lắm. Làm sao mẹ chịu đựng được đây? Điều đó nghĩa là con là đứa bất hiếu, là đứa em không ngoan, là công dân không có ích. Con chưa làm điều gì cho mẹ, cho gia đình và cho mọi người- những người thương con và những người con thương.
Nếu con mất trước, mẹ phải làm người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh, thân hình mẹ gầy gò bên cạnh các anh chị. Người ra đi nằm im đấy, xung quanh chỉ tiếng khóc của mọi người, khuôn mặt không tỏ ra được điều gì, đôi mắt nhắm nghiền khi bỏ xa trần gian này nhưng có ai biết người ra đi cũng đau. Đau từ giây phút biết mình sắp từ bỏ tất cả, đau khi nhìn những gương mặt thân thương mà biết rằng có thể mình không gặp được nữa, đau vì biết rằng mình sẽ làm họ đau theo.
Nếu con ra đi trước, nghĩa là nhà mình sẽ bớt lại một phần cơm, ít đi một đôi đũa và một cái chén. Hằng ngày trong thau đồ mẹ phơi sẽ mất đi 3 bộ, căn nhà sẽ trống trãi hơn. Nhưng con biết mẹ chẳng bỏ hết đồ đạc của con đâu, mẹ sẽ gói ghém nó lại cẩn thận mà thôi. Đừng mẹ nhé! Hãy cho hết đi nếu những thứ ấy làm mẹ nhớ đến con, nếu những vật ấy làm mẹ khóc thì con xin mẹ đừng giữ làm gì. Vì trong thâm tâm con không muốn mẹ khóc.
Nếu con chẳng may...đi trước, nghĩa là con không chở mẹ đi chợ sớm mỗi ngày, là con không thể trưa trưa nhìn mẹ ngủ thật hiền, là con không thể xoa tay chân cho mẹ mỗi khi mẹ lạnh, là mỗi khi mà bệnh con không thể đem cháo đến cho mẹ; nhưng là con vẫn bên cạnh mẹ hàng ngày, hàng giờ chỉ có điều con không nói được, không chạm được vào mái tóc mẹ.
Mẹ hay nói với con rằng cái chết chẳng có gì đáng sợ cả, cuộc sống này mới khó khăn. Chúng ta phải sống thế nào cho tốt vì khi chết đi, con người ta cũng về với cát bụi mà thôi, còn duyên còn nợ thì còn sống, hết duyên hết nợ thì ra đi. Vậy là con đã hết duyên hết nợ với cuộc sống phải không mẹ? Nhưng con còn nợ mẹ, nợ những người thân yêu bao nhiêu điều chưa làm và chưa nói hết.
Andersen đã viết một bài thơ rất hay mẹ ạ. Lần đầu tiên con đọc bài thơ này con đã khóc, hôm nay viết lại những dòng này con đã khóc. Con biết mẹ không muốn con khóc đâu vì quen yếu mềm con người ta sẽ yếu mềm theo. Vậy nên mẹ cũng đừng khóc, mẹ nhé! Dù có lỡ con mất trước mẹ.
(ST)