Photo Album
Chánh Pháp Visitors Couter 3
World Time
USA - CA - Los
>
USA - TX - Houston
Canada - Toronto
Germany - Berlin
Việt Nam - Sài Gòn
Japan - Tokyo
Australia - Sydney
WeatherAholic
SydneyTin tức GHPGVNTN & GDPT
Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước:
- Details
- Hits: 5
Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước
1. Xây dựng một xã hội khoan dung, an lạc, đa nguyên, bình đẳng, không chủ chiến gây thù, điều hành bằng thể chế dân chủ đa đảng;
2. Xóa bỏ mọi cơ chế phản dân chủ như lý lịch, hộ khẩu, công an khu vực. Bầu lại một Quốc hội thực sự đại diện quốc dân, dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc, với sự tự do bầu cử của toàn dân, và tham gia ứng cử của mọi cá nhân, đảng phái thuộc mọi khuynh hướng ngoài đảng Cộng sản. Thiết lập một Nhà nuớc tam quyền phân lập, một Nhà nước pháp quyền theo tinh thần bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị;
3. Ðóng cửa vĩnh viễn các Trại tập trung cải tạo. Trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức, bị giam giữ tại miền Bắc sau Hiệp định Genève năm 1954, tại miền Nam sau năm 1975. Thỉnh mời các nhân tài, chuyên viên trong số tù nhân này tham gia kiến quốc. Ðồng lúc thỉnh mời giới chuyên gia kỹ thuật, trí thức, học giả, mọi cá nhân, đoàn thể ở hải ngoại, vượt biển ra đi sau năm 1975, đem các kinh nghiệm và học thuật thu thái ở các nước tiên tiến về xây dựng quê hương. Hủy bỏ các đạo luật hay nghị định có tính khủng bố trên lĩnh vực tôn giáo và quản chế hành chính;
4. Bảo đảm quyền tư hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh ; bảo đảm quyền tự do nghiệp đoàn. Ban hành chính sách khẩn trương giúp đỡ công nghiệp hóa canh tác và nâng cao đời sống nông dân, là tiềm lực của đại khối dân tộc. Chấm dứt nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vì nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã lỗi thời và bất lực hình thành một giải pháp cho nhân sinh sau 74 năm thí nghiệm của Nhà nước Liên bang Xô Viết, một nhà nước thù địch với quảng đại nhân dân nên đã bị xóa bỏ đầu thập niên 90. Xây dựng nền kinh tế thị trường phù hợp với xã hội Việt Nam và phát huy theo đường hướng của nền kinh tế tri thức và kinh tế sinh thái. Liên hệ với công cuộc toàn-cầu-hóa theo xu thế văn minh của nhân loại để phát triển kỹ thuật, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, chống lại các thách thức nghiêm trọng của khuynh hướng toàn-cầu-hóa nô lệ do giới tài phiệt liên lục địa chủ súy. Tận lực xóa bỏ hố ngăn cách giàu nghèo đang tha hóa con người và phân liệt xã hội nuớc ta;
“5. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tách lìa chính trị khỏi quân đội và các cơ quan công an, mật vụ. Giải giới binh sĩ xuống mức quốc phòng bình thường theo tiêu chuẩn các quốc gia ở thời bình, để chia sớt ngân quỹ quốc phòng thái quá cho ngân quỹ giáo dục và ngân quỹ y tế quốc dân. Về giáo dục, cấp tốc đào tạo nhân tài và chuyên gia phục hưng xứ sở, đào luyện một thế hệ trẻ chuyển tiếp đang bị mai một, vì thế hệ lãnh đạo già thì miệt mài chủ chiến, gây thù theo chủ trương vọng ngọai đấu-tranh-giai-cấp làm phân hóa và tê liệt cộng đồng dân tộc, thế hệ đang lên thì bị cuốn hút theo chủ nghĩa kim tiền vì sinh kế bức bách. Về y tế, giải quyết ưu tiên nạn thiếu nhi suy dinh dưỡng và biện pháp phòng bệnh ở nông thôn;
“6. Bài trừ văn hóa ngoại lai đồi trụy hoặc các ý thức hệ phi dân tộc làm xáo trộn tình nghĩa và đạo lý Việt Nam. Phát huy nền văn hóa truyền thống Việt trong tinh thần khai phóng, sáng tạo và dung hóa với mọi nền văn minh nhân loại. Ðề cao ba giá trị tinh thần Nhân, Trí, Dũng của tổ tiên. Thực hiện công bằng xã hội, nam nữ bình quyền, bình đẳng tôn giáo, tôn trọng quyền tự trị và đặc thù văn hóa của các dân tộc ít người cư ngụ trên lãnh thổ nước ta. Bảo vệ quyền lợi ngoại kiều sinh sống làm ăn ở Việt Nam theo luật định và tinh thần hỗ tương quốc tế. Bảo đảm quyền lợi và nhân phẩm của người Việt sống ở hải ngoại;
“7. Tôn trọng lãnh thổ các nước láng giềng. Chủ trương hòa thân, đối thoại và cộng tác bình đẳng với các nước lân bang trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tôn giáo, xã hội. Chung sức bảo vệ hòa bình, an ninh và thịnh vượng tại các quốc gia Ðông Nam Á. Chung sức với các quốc gia trong vùng phát huy tính nhân văn Ðông phương, như một Ðạo tràng, hầu ngăn chận các Thị trường biến người lao động thành nô công, hàng hóa;
“8. Thể hiện tinh thần hòa hiếu truyền thống và sách lược tâm công trong chính sách ngoại giao với mọi quốc gia trên thế giới, để tạo thế đối thoại, cộng tác, tương trợ, đôi bên cùng có lợi nhưng không đánh mất quốc thể và chủ quyền quốc gia. Bằng phương lược này, tạo cơ hội và điều kiện đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp song song với thăng tiến xã hội, hầu kịp bước theo xu thế văn minh, tiên tiến, cường thịnh tại các quốc gia dân chủ, giàu mạnh trong thế giới vào đầu thế kỷ XXI”.
Vào thời điểm tôi công bố “Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt Nam” tháng 2 năm 2001, rồi “Thư Chúc Xuân kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Ðồng bào trong và ngoài nước” Tết Ất Dậu 2005, những tiếng nói và hoạt động cho dân chủ còn thưa thớt, khó khăn, bị trấn áp khốc liệt tại Việt Nam. Mặc dù khi tôi gửi Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt Nam đã được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng thông qua ba trăm tám nghìn hai mươi bảy (308.027) chữ ký, và khi Cơ sở Quê Mẹ - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại Ủy hội Nhân quyền LHQ trong khóa họp lần thứ 57 ở Genève tháng 4 năm 2001 đã có hàng trăm nhân sĩ, trí thức quốc tế với gần 40 vị Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ ký tên hậu thuẫn.
Trong tình hình quốc tế thuận lợi ngày nay, cùng tư thế mới gạt phăng sợ hãi của thế hệ Trẻ Việt Nam và sĩ phu đất nước, tôi hy vọng và cầu chúc cho “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” nói trên sẽ được toàn dân hậu thuẫn đưa tới việc thực hiện như một giải pháp đổi thay tối hậu cho quê hương như một bửu bối linh diệu.
Kính xin chư liệt vị và đồng bào các giới trong và ngoài nước hãy ra tay chặn ngăn các nẻo dữ, dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh lên hồi trống đại hùng khai mở Ðường Lành trong năm còn mới này. Ðường Lành ấy là con đường dân chủ đa nguyên đưa tới sự ổn định, phát triển, và an lạc.
An lạc cho quần chúng chỉ có ý nghĩa đích thực khi bảo đảm được quyền độc lập và tự chủ quốc gia, cùng những quyền tự do, dân chủ căn bản để toàn dân được chia sẻ, sống chung với cộng đồng thế giới hòa hài trong cảnh bách gia tranh minh, thay vì tự biệt lập nơi xó góc nhất gia cô minh.
Đồng thời làm sống dậy tinh thần bất khuất chống xâm lăng đã được nuôi dưỡng hào hùng từ cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của Hai Bà Trưng.
Phật lịch 2556 - Thanh Minh Thiền viện
Saigon ngày 5.3.2013
Đệ ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Ðộ
HÃY NÓI
- Details
- Hits: 851
HÃY NÓI
Rockport là một trong những thị trấn du lịch đẹp của tiểu bang Massachusetts, cách Boston khoảng một giờ lái xe. Thị trấn có một con đường chính dẫn ra biển. Trên đường nhiều tiệm bày bán quà kỷ niệm dành cho khách du lịch. Trong số đó có một tiệm bán tượng Phật đúc bằng xi măng hay bằng đồng. Tôi dừng lại để chụp một số hình. Trước khi chụp, tôi đứng thẳng, nhìn các tượng Phật chắp tay vái một vái như một cách đảnh lễ và xin phép Đức Phật được chụp hình Ngài. Du khách tấp nập và hình như có ai đó đang nhìn tôi.
Du khách, trong đó có cả những người Á Châu, có thể nghĩ tôi quá mê tín khi vái một món hàng trang trí. Ở Mỹ tượng Phật được trưng bày nhiều nơi, kể cả trong nhà hàng ăn uống. Tượng Phật trong tiệm không phải dành cho các chùa tới thỉnh. Các chùa thường đúc tượng Phật bằng đồng, bằng xi măng hay đẽo từ đá khối.
Rất nhiều người nghĩ chỉ có Phật được đặt trên chánh điện trầm hương nghi ngút hay được an vị trên bàn thờ đặt nghiêm trang trong nhà mới là Phật, còn Phật ở các cửa tiệm, ở những phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng thì không phải. Không. Hình tượng dù đặt ở đâu cũng chỉ nhắc nhở. Phật trong tâm, trong suy nghĩ có tánh thiện, trong nhận thức, và vì thế, Phật ở mọi nơi. Khoảnh khắc ta nghĩ đến Phật là lúc Phật hiện ra trong ta. Bất cứ nơi nào, bất cứ hoàn cảnh nào. Đạo Phật là đạo sống chứ không phải đạo chết.
Nhưng nếu ở đâu cũng có Phật vậy cần gì phải tới chùa. Chúng ta vẫn nên đến chùa. Như một lần tôi viết, đến chùa không phải để tìm Phật mà tìm lại chính mình. Chúng ta mải mê theo đuổi những giá trị vật chất cần phải nắm bắt được trong tay, những ham muốn thường tình cần phải có, hay nói theo ngôn ngữ Đạo Phật là thất tình lục dục, và cứ thế chúng ta đi xa dần.
Chúng ta là những con người yếu đuối cần một không gian lắng đọng của ngôi chùa để ngồi yên lặng, nghe một bài pháp, niệm một câu kinh. Chuyện một anh chàng mua bán chứng khoán căng thẳng suốt ngày ở thị trường chứng khoán New York mỗi chiều trên đường về nhà thường ghé lại một thiền viện Phật Giáo Nhật Bản để ngồi thiền là một ví dụ. Chuyện của tử tù Phật tử Jarvis Jay Masters, tác giả của hai tác phẩm Finding Freedom và That Bird Has My Wings cũng đáng đọc. Đạo Phật không cứu thể xác anh ra khỏi nhà tù San Quentin, tiểu bang California nhưng giúp cho anh niềm an ủi tinh thần suốt mấy mươi năm trong ‘death row’ (tù chờ xử tử).
Những ngày ở Đại Học Vạn Hạnh, chúng tôi, sinh viên Khoa Học Xã Hội học các môn kinh tế, chính trị, xã hội, thương mại rất sôi động. Ngoài việc học ở lớp còn đọc thêm nhiều sách vở. Bước sang năm thứ hai, chương trình học có thêm một môn học mới không bắt buộc là Thiền học do chính Hòa thượng Viện Trưởng Thích Minh Châu dạy. Sinh viên nào muốn học ghi danh học. Mỗi tuần học một giờ. Học xong nếu bạn nào thích thì lên Thiền Viện trên sân thượng để Ôn Minh Châu dạy cách ngồi thiền. Như Hòa thượng Viện trưởng giải thích, học thiền là để cân bằng và lắng đọng tâm hồn sau khi học những môn học khác đầy vọng động. Cũng trong thời gian đó, đầu thập niên 1970, Hòa thượng Viện trưởng viết nhiều tiểu luận dễ hiểu dành cho thế hệ chúng tôi đọc và sau đó được in thành tác phẩm Đức Phật Nhà Đại Giáo Dục. Đến chùa cũng vậy. Chúng ta đến chùa để tìm lại sự cân bằng và lắng đọng sau những tháng ngày bị cuốn vào thất tình và lục dục. Không ai, dĩ nhiên kể cả người viết bài này, có thể thay đổi tâm tính một sớm một chiều nhưng tu là sửa và sửa là một tiến trình dài mà người học đạo phải bước từng bước một.
Khi vái tượng Phật ở Rockport tôi biết một cách chính xác bức tượng chỉ dùng để trang trí. Nhưng thái độ “biết mà vẫn vái Phật” đó không phải tự nhiên mà đến. Đó là kết quả của cả một hành trình dài học hỏi, chiêm nghiệm của bản thân và sự chỉ dạy của nhiều bậc tôn túc như Hòa thượng Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh hay đọc Tạp chí Tư Tưởng do Hòa thượng Tuệ Sỹ chăm sóc. Nhờ “biết” nên tôi không thấy sự khác biệt nào giữa một Đức Phật trong tiệm và Đức Phật trong chùa. Tôi không vái tượng Phật trước mặt mà vái Đức Phật trong tâm hồn tôi.
Khác tôi, hàng triệu người Việt trong nước không có hai nguồn may mắn đó. Họ không thể tự học và không có các bậc minh sư chỉ giáo. Họ mò mẫm đi tìm một tia sáng trong đường hầm tối đen nên bị các ma tăng dẫn dắt dễ dàng.
Bị lừa gạt vật chất không tổn hại bằng bị lừa gạt tinh thần. Vết thương do sự lừa gạt tinh thần gây ra đau nhức hơn và kéo dài hơn, có khi nạn nhân không còn đứng lên được nữa. Đọc lại lịch sử Việt Nam và nhìn thực trạng Việt Nam sẽ thấy nhiều nạn nhân bị lừa gạt tinh thần mang vết thương trong trái tim cho đến cuối đời. Của cải có thể gầy dựng lại nhưng niềm tin rất khó. Nạn nhân nói được nhưng phải đành câm nín. Nạn nhân không điên dại nhưng mỗi ngày phải cười tươi trên sự bất hạnh của chính mình.
Vở kịch “sợi tóc của Đức Phật” do Trúc Thái Minh biên soạn kiêm đạo diễn vượt qua mọi giới hạn của hoang đường, buồn cười, lố lăng, vô lý, phi khoa học, tàn nhẫn, bất nhân và độc ác. Thế nhưng vẫn có hàng ngàn người đứng trước “sợi tóc có thể tự chuyển động” mà nước mắt chảy dài. Họ tìm đến Phật để mong được cứu rỗi sau nhiều năm bị giam hãm trong bóng tối vô thần. Họ tin một cách chân thành “sợi tóc” đó là của Đức Phật, bậc toàn năng có thể giúp cho cuộc đời họ từ nay tốt đẹp hơn, mạnh khỏe hơn, giàu có hơn.
Trúc Thái Minh xem “luật pháp”, “giáo hội” và dư luận như cỏ rác. Ông ta không cần giấu mặt sau màn để giật dây đám đệ tử mà ngồi ngay tại chỗ đó dửng dưng nhìn những người vào tuổi cha mẹ mình xúc động nhìn “sợi tóc Phật” đong đưa trong khoảng cách chỉ hơn một gang tay.
Những đồng bạc họ “cúng dường” cho Trúc Thái Minh cũng không phải do thu nhập dễ dàng như tiền của Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung v.v… mà chắt chiu từng đồng bằng mồ hôi nước mắt, thức khuya dậy sớm.
Lợi dụng lòng tin để trục lợi là chuyện có thể xảy ra ở mọi nơi nhưng có lẽ chưa bao giờ sự xúc phạm con người vượt qua mọi giới hạn của đạo đức và luân lý như cách lợi dụng của Trúc Thái Minh.
Chúng ta nghe nhiều lần tính từ “băng hoại đạo đức” trong xã hội Việt Nam để chỉ một tình trạng trong đó các nền tảng đạo đức đã bị làm hư hỏng, mất đi các giá trị cao đẹp vốn có. Thế nhưng, tính từ này quá chung chung không nói rõ băng hoại như thế nào, mức độ nào, lấy tiêu chuẩn gì để đo lường. Nhờ câu chuyện “sợi tóc Phật” ở chùa Ba Vàng mà từ nay sẽ có một tiêu chuẩn để chứng minh một cách cụ thể thế nào là “băng hoại đạo đức tận cùng”. Thành ngữ “băng hoại như Trúc Thái Minh” từ đó ra đời.
Chúng ta nghe động từ “táng tận lương tâm” để chỉ một người mất hết lương tri, nhân tính, hành động như loài dã thú chỉ biết ăn thịt đồng loại không phân biệt già, trẻ, lớn, bé. Thế nhưng tìm đâu ra một mẫu người mang đủ thú tính chỉ cần nhắc tên là biết đúng là kẻ “táng tận lương lâm”. Nhờ biến cố “sợi tóc Phật” ở chùa Ba Vàng, từ nay sẽ có một tiêu chuẩn để chứng minh một cách cụ thể thế nào là “táng tận lương tâm”. Thành ngữ “táng tận lương tâm như Trúc Thái Minh” cũng từ đó ra đời.
Đừng trách những người dân mê muội. Mọi việc trên đời đều có nguyên nhân. Nhận thức của con người mang tính lịch sử và thời đại. Họ sinh ra và lớn lên trong một môi trường kín, không biết gì khác. Họ như bầy nai khát nước đi tìm một dòng suối giữa rừng già, một bên bờ là đám thợ săn và bên kia là bầy thú dữ đang rình. Không có lối thoát nào, sớm hay muộn họ cũng bị ăn thịt, nếu không rơi vào tay thợ săn cỡ Đinh La Thăng cũng sẽ gặp ác thú cỡ Trúc Thái Minh.
Làm gì?
Hãy nói.
Nói để thay đổi nhận thức của người dân. Câu nói của họa sĩ Maurizio Nannucci “thay đổi nhận thức, thay đổi tương lai” đúng nhất đối với tình trạng Việt Nam và trong vài tuần qua đã cho thấy có thay đổi. Hàng trăm bài viết dài, hàng ngàn ‘status’ ngắn, hàng vạn lời bình luận đã tiếp sức nhau dồn dập như sóng triều dâng để vạch trần bản chất của con người Trúc Thái Minh. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa sự thật và giả dối còn rất dài nhưng rõ ràng lẽ phải đang giành phần thắng. Trong “thế giới mở” ngày nay yếu tố không gian hay thời gian, quen biết hay xa lạ không còn quan trọng nữa. Một chiếc cầu nhận thức đã được bắt qua sông để nối lại hai bờ ngăn cách. Dù ở xa như người viết hay ở gần như các bạn trong nước nếu làm hết sức mình, thay đổi sẽ đến.
Nếu không có tiếng nói của hàng ngàn người Việt trên khắp không gian mạng, Trúc Thái Minh hôm nay vẫn rung đùi nhìn đoàn người sắp hàng trước mặt và tổ chức có danh xưng “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vẫn xem chuyện “Xá lợi tóc Đức Phật” là “chuyện thường ngày ở Huyện”.
Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch chiều ngày 24 tháng 11, 2023 nhưng tiếng chuông cảnh tỉnh Ngài gióng lên mười năm trước vẫn còn vang vọng.
Hôm đó là ngày 20 tháng 9 năm 2013, Hòa thượng Tuệ Sỹ viết lá thư để cám ơn đồng bào Việt Nam đã tích cực vận động ủng hộ khi Ngài bị kết án tử hình và trong dịp này Hòa thượng đã nhắc đến sự thối nát không chỉ trong xã hội mà cả trong tôn giáo.
Hòa thượng Tuệ Sỹ viết: “Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo.”
Một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa là tham nhũng. Hòa thượng viết tiếp: “Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.”
Hòa thượng chấm dứt lá thư bằng niềm hy vọng: “Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gãy. Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược. (Trí thức phải nói, HT Tuệ Sỹ, Thứ Sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2013, đăng trên Website TueSy.net)
Đúng vậy, bạch Hòa thượng, “Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.”
Thị Nghĩa Trần Trung Đạo
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Details
- Hits: 634
Con đường Tu Hành và Sự Dấn Thân của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
(-Trân Trân-)
Một cuộc đời dấn thân
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những lãnh tụ tôn giáo nổi bật trong thế kỉ 20-21. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giới thiệu về Thích Nhất Hạnh đã gọi ông là “một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam”.
Thực sự, Thích Nhất Hạnh là một người tu hành và mọi vai trò ấy, cuối cùng cũng để phục vụ cho một mục tiêu duy nhất của cả cuộc đời: Đem tư tưởng cao đẹp của Đức Phật vào trong đời sống hàng ngày, giúp con người tìm ra con đường thoát khổ đau, sống hạnh phúc hơn.
Thiền sư sinh năm 1926 tại Thừa Thiên – Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Ông xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi.
Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ông đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.
Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong chiến tranh Việt Nam. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.
Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại các Viện đại học danh tiếng thế giới. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình.
Thích Nhất Hạnh là người lập ra Dòng tu Tiếp hiện (“Tiếp” có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, “Hiện” có nghĩa thực hiện). Một trong những nữ tu của dòng Tiếp hiện là tu nữ Nhất Chi Mai, người đã tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam, để lại bài thơ “Hãy sống giùm tôi” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ thành bài hát nổi tiếng trong phong trào phản chiến thanh niên trước năm 1975.
Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền, đồng thời thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Ông đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Những trung tâm thực hành, những bài thuyết giảng và những cuốn sách của Thiền sư đã giúp biết bao con người tìm thấy được phương thức bước ra khỏi nỗi khổ niềm đau, tìm ra cách thực hành để có được hạnh phúc trong giây phút hiện tại.
Điều vĩ đại trong con người nhỏ bé
Giáo lý Phật giáo dựa trên tinh thần “tùy duyên hóa độ”. Nghĩa là ở mỗi một hoàn cảnh, một con người sẽ có cách khác nhau để thực hành giáo pháp, để dẫn dắt người ta đến chính đạo. Mỗi một nhà sư, tùy vào quan điểm, trường phái và nhận thức về lời dạy của Đức Phật để tìm cho mình một con đường hóa độ chúng sanh.
Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Ôn chọn con đường nhập thế, đi gần với chúng sanh, lắng nghe nỗi khổ niềm đau của họ và hướng dẫn con người tìm cách hóa giải những nỗi khổ niềm đau ấy. Quan điểm tu hành này được thế hiện nhất quán trong các giai đoạn tu hành của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, trong hoạt động của mỗi một Học viện, Thiền viện hay mỗi một cuốn sách mà Ôn viết ra.
Là một con người đấu tranh vì hòa bình nhân loại, Ôn chưa bao giờ ngơi nghỉ, dù là trong chiến tranh hay trong thời bình. Trước năm 1975, Thiền sư hoạt động mạnh mẽ, đấu tranh trong ôn hòa nhằm phản đối chiến tranh Việt Nam. Tiếp đó, Ôn vẫn đi khắp nơi trên thế giới thuyết giảng về hòa bình.
Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh.Ôn tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau, thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các mâu thuẫn. Năm 2005, Ôn tổ chức buổi diễu hành vì hòa bình ở Los Angeles với sự tham gia của hàng nghìn người, theo Christian Science Monitor.
Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ôn tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi “Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan”, cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh.
Tại các khóa tu cũng như trong các Thiền viện mà Thiền sư lập ra, Ôn đem đến nhiều phương pháp rất thực tế nhằm giúp người ta buông bỏ những phiền não, căng thẳng, mệt mỏi hay buồn đau, học cách kết nối với thiên nhiên, với con người và cảm nhận niềm an lạc trong từng bước đi, trong mỗi sát na của đời sống.
Với Thiền sư: “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”
Và trong mỗi quyển sách của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người ta có thể tìm được những bài học rất thực tế để sống hạnh phúc hơn. Sách của Thiền Sư không chỉ thiên về giảng giải giáp pháp Đức Phật mà rất chú trọng các phương pháp thực hành trong đời sống
Ở quyển Giận – một quyển sách nổi tiếng và bán chạy, người đọc sẽ học được cách “biến rác thành hoa”, chuyển hóa cơn giận, biến năng lượng tiêu cực thành tích cực và nuôi dưỡng tâm hồn bằng sự độ lượng, từ ái. Quyển “Tìm bình yên trong gia đình” là tập hợp những câu hỏi vấn đáp của phật tử, mọi người ở khắp nơi gửi về cho Thiền sư để giải đáp những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái và cả cách vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân…
Với “Nói với tuổi hai mươi”, những lời tự sự chân tình mà sâu sắc của Thiền sư khiến những người trẻ tìm thấy được chính mình, khơi gợi những lý tưởng cao đẹp, tình yêu đất nước và tình yêu cuộc sống…
Hạnh phúc trong từng phút giây sống
Trong quyển sách “An lạc trong từng bước chân”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra những bài thực tập an lạc đầy hữu hiệu. Hóa ra, sự yên ổn tâm hồn, niềm hạnh phúc không ở đâu xa xôi. Hạnh phúc không phải là những thứ mong cầu và cần đạt được, không lớn lao như danh vọng, tiền tài hay nhiều yếu tố ngoại thân khác. Hạt giống của hạnh phúc, an lạc có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ là ta không biết mà thôi. Và Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra cách thức để nhận diện và vun trồng những hạt giống ấy.
Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một khu vực dành riêng tượng đồng vinh danh các nhà hoạt động vì hòa bình tại Oakland, Hoa Kỳ.
Ví như chuyện người ta rửa chén. Nếu coi sự rửa chén và một điều buộc phải làm thì rất khổ sở, miễn cưỡng, chỉ muốn nhanh cho xong. Nhưng Thiền sư chỉ ra rằng, nếu ta trân trọng việc rửa chén, coi việc rửa chén là một phần của những khoảnh khắc ta đang “sống”, rửa từng chiếc chén với sự cẩn trọng, đặt toàn bộ tâm mình vào công việc ấy thì rửa chén cũng là một thực tập hạnh phúc và bình an.
Mở rộng ra, trong đời sống bình thường, chỉ cần trân trọng mỗi giây, mỗi phút thì bất cứ điều thì cũng đều đem lại những trải nghiệm sâu sắc và hay ho. Vì như ta ngắm cảnh thì thấy rõ cảnh vật và cảm nhận bằng trái tim. Ta uống trà biết lá trà thơm hay không, trà nóng hay nguội, ta ăn một miếng ăn chậm rãi để thưởng thức món ăn ngon dở, cũng là cách tri ân những người làm ra hạt gạo, biết ơn đến cuộc sống này.
Thiền sư dạy người ta học cách thở. Thở, tưởng như một việc quá đỗi tầm thường, nhưng ẩn chứa biết bao điều người ta chưa biết: Thở thế nào cho sâu, thở trong sự ý thức rằng mình đang thở từng nhịp. Cũng như việc bước chân đi.
Chúng ta chỉ thực sự “đi” khi ý thức rằng mình đang đi. Biết rằng những bước chân đang nhanh hay chậm, chạm đất hay chới với. Ý thức được mỗi một sát na mình đang sống, đó là chánh niệm. Đó là “thực tại nhiệm màu” mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nói đến trong những bài giảng về thực tập hạnh phúc.
Con đường nhập thế của một người tu hành bao giờ cũng đầy thử thách, chông gai. Suốt cuộc đời mình, dù trên bàn chông, đá sỏi hay gai nhọn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã luôn bước những bước chân an lạc, vững chãi. Tinh thần an lạc, dũng mãnh và bác ái ấy đã được Thiền sư lan tỏa khắp cõi người.
Sưu tầm .
THÁI ĐỘ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHẬT GIÁO QUỐC DOANH (GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM).
- Details
- Hits: 1031
THÁI ĐỘ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHẬT GIÁO QUỐC DOANH (GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM).
Vấn đề Giáo hội Phật giáo nằm trong Mặt trận tổ quốc, tôi không chấp nhận. Còn vấn đề liên hiệp giữa hai giáo hội (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Phật Giáo Quốc Doanh). Tôi nói lập trường của chúng tôi là không có vấn đề liên hiệp. Phật Giáo Quốc Doanh (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) là thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị; chúng tôi không làm chính trị, không liên hiệp với bất cứ tổ chức chính trị nào.
Rồi người ta có nói rằng trong qui chế, trong hiến pháp mình thì đảng cộng sản lãnh đạo tất cả. Tôi nói tôi biết điểm đó. Tôi còn biết Lenin đã nói "đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng". Lenin nói, cán bộ cộng sản nào mà đàn áp tôn giáo là phản động. Lenin không chấp nhận chuyện đàn áp tôn giáo; trong cộng sản không có chuyện đàn áp tôn giáo, đó là Lenin đã chỉ thị. "đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng" có nghĩa là tôn giáo là một công cụ chính trị của đảng. Vì đảng không đủ khả năng tập họp, phải mượn tay tôn giáo tập họp dùm. Mà tôi không bao giờ để cho Phật giáo làm công cụ cho bất cứ đảng phái chính trị nào.
Như Liên xô, một đảng phái chính trị, 70 năm thì sụp. Cứ cho là đảng cộng sản Việt Nam tồn tại 1000 năm nữa đi, tôi cũng không bao giờ đem 2500 năm lịch sử truyền thừa Phật giáo ra làm công cụ cho bất cứ đảng phái nào. Tôi còn nói: “nếu mà lời nói này của tôi là tự đào hố chôn mình, tôi vẫn sẵn sàng tự chôn mình, chứ không thể chấp nhận chuyện đó.
Còn nếu nói là luật pháp, đúng, tôi tôn trọng luật pháp, nhưng luật pháp mà xâm phạm lý tưởng của tôi, tôi không chấp nhận cái luật pháp đó, chứ đừng có dùng chữ luật pháp với tôi”.
Đúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…”
NAM MÔ ĐẠI CƯỜNG TINH TẤN DŨNG MÃNH PHẬT.
Trích bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ" của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế.
------------
Nguồn: Duyên Giác Ngộ
Tưởng Niệm HTr TÂM KIỄM Bạch Hoa Mai
- Details
- Hits: 816
bài hát "Tưởng niệm người anh vừa mất"