Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 329 guests and no members online

Chánh Pháp Visitors Couter 3

066312478
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
9722
27658
149298
174297
66312478

09:29 _ 07-09-2024

ÂM DƯƠNG LỊCH. xem ngày giờ


World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Trường Việt Ngữ Chánh-Pháp

là tổ chức giáo dục thuần túy và không vụ lợi, trường Việt Ngữ Chánh-Pháp nhằm bảo tồn, phát huy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Đối với GĐPT tại hải ngoại nói chung và nhất là đối với GĐPT Chánh-Pháp nói riêng, chương trình Việt ngữ đã trở thành một trong những chương trình quan trọng hàng tuần của các em.

Chương trình của chúng tôi gồm có 8 lớp, từ lớp 1 đến lớp 6 và 2 lớp bổ túc, được Bộ Ngôn Ngữ Sắc Tộc NSW Department of Community Languages Program tài trợ. Giáo viên của chúng tôi đều có văn bằng dạy Việt ngữ Certificate in the Teaching of Community Languages” của trường Đại Học NSW. Ban giảng huấn chúng tôi thường xuyên tham dự các khoá tu nghiệp bổ túc do Bộ giáo dục tổ chức để cập nhật kiến thức về phương pháp giảng dạy.

Nhờ sự tận tâm hết lòng của quý thầy cô cùng với sự cố gắng và kiên trì của các em, đã giúp các em có một nền tảng văn hóa Việt căn bản. Sự liên kết mật thiết giữa sinh hoạt GĐPT và học tiếng Việt đã giúp cho các em duy trì được tiếng mẹ đẻ và lưu truyền được truyền thống GĐPT. Có một số phụ huynh đã cho biết con em của họ phát huy được khả năng tiếng Việt là nhờ vào những sinh hoạt ca hát, sinh hoạt vòng tròn vui chơi bằng tiếng Việt. Đây là một phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay "Học mà Chơi, Chơi mà Học".

Trong suốt niên khóa các em sẽ được khảo sát khả năng thường xuyên và trải qua 2 cuộc thi, giữa năm và cuối năm, ngoài ra trường cũng tổ chức thi diễn văn và đố vui Việt sử để giúp các em nâng cao khả năng và kiến thức Việt ngữ. Sau mỗi kỳ thi phụ huynh nhận được thành tích biểu của các em và đồng thời chúng tôi cũng tổ chức buổi họp mặt để phụ huynh và giáo viên có cơ hội trao đổi về quá trình học của các em.

Hằng năm chúng tôi đề cử 2 em xuất sắt nhất của trường để được nhận bằng tuyên dương của Bộ Giáo Dục (Minister’s Award) và các em hạng nhất và nhì của mỗi lớp được lãnh thưởng do Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ tài trợ.

Táo Quân về trời …

 Tục phóng sanh trong đạo Phật

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp trong đời sống xã hội, dân gian có tục cúng đưa Ông Táo về trời kèm việc phóng sanh chim, cá. Đặc biệt là phóng sanh cá chép. Đây là một nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam được lưu giữ từ ngàn đời…. Có yếu tố nội sinh về nguồn gốc của cái thiện, không sát sanh, tôn trọng sự sống của muôn loài trong đạo lý của nhà Phật được cách điệu trong tín ngưỡng dân gian “Tục cúng Ông Táo về trời ( Đọc thêm )

Tết Ta, không phải Tết Tàu

 

 CẬN THẬN - KHÔNG NÊN BỊ TÀU ĐỒNG HOÁ TỪ TƯ TƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ ,NHÂN BẢN.

Xin nhớ rằng, Tết âm lịch có từ dân tộc Việt rất là lâu rồi, từ hơn bốn ngàn năm trước… sau mấy anh Tàu mới học theo Việt Nam để ăn Tết và biến thành Tết Tàu.

Tết ta có từ thời vua Hùng Vương, sử dân tộc đã nói như thế, từ chuyện kể lưu giữ từ đời này sang đời kia (Bánh dầy, bánh chưng).

Tới khi quân Tàu chiếm Việt Nam, một số phong tục lại từ Phương Bắc nhập vào VN. Rồi nhiều người cứ tưởng đây là Tết Tàu .

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia, Tết ghi như sau.

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việtt Nam… Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).( ĐỌC THÊM )

 

FAMILY

FAMILY nghĩa là gì, bạn có biết không ?

Người Mỹ, người Úc đã dùng danh từ FAMILY, và người Việt chúng ta gọi là GIA ĐÌNH. Mời bạn hãy xem một mẫu chuyện sau đây.

Tôi va chạm phải một người lạ trên phố, khi người này đi qua. ”Ồ ! Xin lỗi” tôi nói. Người kia trả lời” Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô”. Chúng tôi lịch sự với nhau, Nhưng ở nhà mọi chuyện lại khác. Những người mà tôi yêu thương, tôi thường hay cau có, bực bội, với chồng - anh phải nhưng thế này, anh phải như thế kia. Tại sao điện thoại em gọi, anh không bắt? tại sao và tại sao...? (xem thêm )

Biết thêm được Một Ngôn Ngữ - Là tốt hay xấu.?

- Mà đó cũng là cội nguồn dân tộc

Tính từ ngày cộng đồng Việt Nam hiện diện trên miền đất này kể từ khi dòng người TY NẠN trốn tránh Cộng Sản Sau năm 1975. đến nay đã gần bốn mươi năm. bốn mươi năm đủ cho một lớp người trưởng thành, lớn lên và sản sinh ra thêm một thế hệ nữa. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi người chúng ta phải đối diện với biết bao vấn đề, chất chồng biết bao tâm tư, trong đó cam go và khó khăn nhất vẫn là vấn đề ngôn ngữ.

Trong khuôn khổ bài báo này, người viết không muốn đề cập đến vấn đề giao tiếp ngoài xã hội, mà sâu xa hơn, đó là ngôn ngữ trong gia đình, hay sự thông hiểu giữa cha mẹ và con cái và cội nguồn dân tộc.

Lựa chọn thứ ngôn ngữ nào đây, và dạy con thứ ngôn ngữ nào đây để con có thêm được một ngôn ngữ thứ hai sau Anh ngữ, vừa ra ngoài nhưchúng bằng bạn, vừa có thể hiểu được, cảm thông được tâm tư của cha mẹ, và không quên cái gốc Việt Nam của mình. Điều đơn giản đó, chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình?.( Đọc thêm )

 

KHO SÁCH XƯA

Kính chuyển đến các bạn thích đọc sách những tài liệu Sách Xưa - rất hay và quý hiếm.

Một tài liệu mà tôi thấy hết sức quan trọng và hữu ích: đó là một KHO SÁCH XƯA.

Bộ tư liệu nầy gồm có nhiều sách giá trị lịch sử rất cao và thuộc loại quí hiếm, như các quyển " AN NAM CHÍ LƯỢC ", " ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ ".v.v...

1 - Cùng nhau lưu trữ tài liệu lịch sử cho mai sau; thứ hai là nếu ai thích thì có thể in ra từ từ mà đọc trong lúc rỗi rãnh để mình ôn lại

2 - Bồi bổ thêm kiến thức và hiểu thêm những gì trong lịch sử Việt Nam mình .

3 -  làm nguồn tài liệu trung thực để truyền dạy lại cho các con cháu trung thực về lịch sử Việt Nam.

 

Bấm ngay chữ Sách Xưa " thì lần lượt sẽ có các bộ sách hiện lên.

Sau cùng chúng tôi xin cám ơn người đã có công đưa kho sách nầy lên mạng điện toán.

Kính chúc các bạn có những giây phút ,thận thoải mái bên kho tang lịch sử"

 

Thân mến.

Chuyện lạ xứ Nhật.và chuyện không lạ ở Việt Nam mình.. 
TRUNG THỰC 
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”. 
Ở Việt Nam mình thì dù bạn muốn đến địa chỉ nào đó với con đường ngắn nhất. thì Taxi sẽ chở bạn đến đó, bằng con đường dài nhất.!! ( Đọc thêm )

Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt

Đào Văn Bình ,

Ðôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên tắc viết văn. Ngay chính bản thân tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy. Ðiều này cũng dễ hiểu vì tôi không tốt nghiệp hoặc chưa theo học một truờng hoặc một lớp dạy viết văn nào. Mặc dầu tôi đã trải qua sáu năm đại học nhưng ở đại học người ta không chấm điểm theo nghệ thuật viết văn mà chấm điểm theo nội dung bài vở. Cho nên khi khởi đầu viết tác phẩm Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ năm 1987 thì kỹ thuật viết văn của tôi như nguyên tắc viết hoa, cách chấm câu v.v.. hoàn toàn là của lớp đệ thất, đệ lục với lời dạy của thầy, cô trong môn Việt Văn rất đơn sơ mà tôi chỉ còn nhớ lõm bõm. Sau mười năm sống ở Mỹ tức khoảng năm 1995 và sau khi đã làm việc trong các trường học, theo dõi các bài giảng dạy viết văn của học sinh Mỹ, đọc các sách biên khảo về văn chương Hoa Kỳ tôi mới bắt đầu hiểu một số vấn đề như sau: ( Đọc thêm )

 

Vị quan phủ sáng suốt

 

 

Ngày xưa , có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.

Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.

Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói: ( Đọc thêm )

BỐ ƠI !.

Con...xin lỗi bố ...nhưng bố ơi làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể bố một mình vật lộnvừa chăm sóc mẹ vừa nuôi con học đại học.

Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan trọng hơn. Đợi khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp - con sẽ vào đại học bố ạ. Chỉ là đi sau các bạn vài bước thôi !

CON...TRƯỢT RỒI Bố ạ !
Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt bố , nó cúi đầu đi thẳng vào trong nhà ngang qua chỗ mẹ đang nằm . Nó nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc , nó không cầm được nước mắt .
Bưã cơm tối dọn ra nhưng hai bố con chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó lúc nào cũng chỉ có hai người . Đợi bố bón cho mẹ xong bát cháo rồi hai bố con mới ăn. 
Bữa cơm tối nay có cá kho bố đánh dưới ao lên ,nhưng nó ăn không ngon miệng hình như bố cũng vậy. ( Đọc thêm )

Bài văn con gái viết về mẹ

* Xin gửi Bạn đọc những cảm nghĩ của tôi khi đọc bài văn của con gái viết về mẹ. Tôi tin rằng khi đọc bài này con gái tôi sẽ rất hạnh phúc và một số bà mẹ sẽ gần gũi con nhiều hơn. Cám ơn Ban Bạn đọc.

“Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời mỗi con người, ngọn nến đó chính là mẹ!”. Tôi hồi hộp đọc tiếp bài văn của con gái lớp 6, bài văn viết về một người thân của mình. Người thân con chọn chính là tôi, người mẹ. Tôi tò mò muốn biết con tôi nghĩ gì, cảm nhận thế nào về tình mẹ con.Đọc thêm )

Nhật ký mẹ chồng – 3 Năm trả thù chưa muộn

Vậy là từ hôm nay ta đã chính thức có con dâu rồi. Cái con bé này ta cũng chẳng thích lắm. Con gái gì mà nhuộm tóc vàng tóc đỏ. Ăn mặc thì váy nọ váy kia, nhìn đỏng đảnh thấy ngứa mắt. Ta khuyên con trai hết lời thì nó kêu thế kỉ 21 rồi, vợ nó xinh, giỏi giang thế mẹ còn chê gì.

Ừ thì kệ xác chúng nó. Căn bản là ta chưa moi được điểm xấu nào của con bé ấy để mà chê nó cơ. Nó nhìn cũng xinh, công việc tốt, gia đình nền nếp, lại cũng lễ phép ra phết (nhưng ta đoán nó chỉ giả đò thế thôi, mấy bữa nữa về khéo lại bắt nạt ta như chơi ấy!).

Chê lắm thì thằng quý tử nhà ta lại bảo mẹ khó tính, cổ hủ thì chết! Thôi không sao, quân tử 3 năm trả thù chưa muộn. Cứ về đây rồi ta hành hạ cho biết mặt! (Các cụ bảo 10 năm, nhưng ta già rồi, nên chỉ “xài” 3 năm thôi). ( Đọc thêm )

33 CÂU CHÚC ĐẦU NĂM

Năm hết Tết đến - Tiễn Rồng đón rắn- Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm Quý Tỵ.

1. Năm mới thái độ… yêu đời mới!

2. Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc.

3. Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm 2013. ( Đọc thêm )

NGƯỜI MỸ NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI VIỆT NAM

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình. 
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý. (Đọc thêm )

Đâu là nơi người Việt Nam không bị kỳ thị?

ới cái nhìn của Khánh Hưng Người Mỹ gốc Việt

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao! ( Đọc thêm )

Chữ Cái tuyệt vời .

A - (Adult) - Trưởng thành Khi bạn trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Và lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động. Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, đừng bị “ngả nghiêng” bởi những lời nhận xét của người khác.  Nhưng chắc chắn bạn phải biết thế nào là phù hợp, phải chín chắn trong phong cách và thái độ cũng như cách cư xử với người khác.  Suy nghĩ và hành động chín chắn là đức tính cần có của một người trưởng thành. (Đọc thêm )

Ðứa Con Dâu

Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tâp tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.

Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao.  Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi "người em gái" nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:

- Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.

Tâm trả lời yếu đuối: ( Đọc thêm )

Lời ước nguyện cao cả .

Họ gặp nhau trong một bệnh viện khi đang đi dạo. Cả hai đang ở độ tuổi 17. Trong một chớp mắt, bốn mắt nhìn nhau, hai trái tim non trẻ rộn lên một niềm xúc động sâu sắc. Họ đọc trong mắt nhau một nỗi thương cảm bi ai. Kể từ hôm đó họ không còn cô đơn nữa.

 

Đến một ngày cả hai được thông báo rằng bệnh tình của họ không có cách nào chữa trị nữa. Trước khi được gia đình đón về nhà, họ ngồi bên nhau một buổi tối, hẹn hò cùng nhau cố gắng vượt qua số phận. Họ hứa sẽ mỗi tuần viết cho nhau hai lá thư để chúc phúc và động viên nhau. Rồi hôm sau họ chia tay nhau. ( Đọc thêm )

 

SỰ PHONG PHÚ TRONG NGÔN NGỮ VIỆT

hay SỰ NGHÈO NÀN TRONG VĂN TỰ HÔM NAY.

Chúng tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiếu bài viết của nhiều tác giả và từ kinh nghiệm cá nhân,  một số từ ngữ (Trước và sau 1978) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng bổ sung dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy trường hợp mà sử dụng; Góp vào vốn luyến kho tàng văn tự , Ngôn ngữ Việt nam mỗi ngày một phong phú hơn. ( Read more )

HÃY LÀM NGAY! PLEASE DO IT NOW!

Trong lớp học, mọi người được giao cho làm cùng một việc "tới gặp một người mà anh chị yêu thương nhất, và nói với người đó rằng anh chị yêu họ."
Tuần sau vào buổi học kế tiếp, một người trong số các học trò đã kể lại, "Tôi đã giận thầy Dennis vào tuần trước khi thầy giao cho chúng tôi phải làm như vậy. Tôi đã không cảm thấy tôi cần phải nói với ai như vậy. Nhưng khi tôi bắt đầu lái xe về nhà lương tâm của tôi bắt đầu lên tiếng. Khi đó tôi biết chính xác tôi cần phải nói với ai câu nói đó. Năm năm trước, tôi và Cha tôi đã có một cuộc cãi nhau dữ dội và vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa..( Read more )

Cô gái có một bông hồng 
John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với một bông hoa hồng. ( Read more )

Từng Cánh Hoa Rơi

Ông đúng là ông già khó chịu! – Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một năm nay. Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục. (Read more )

1000 con hạc giấy
Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...
Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người. ( Read more )

Ngôn Ngữ Tình Yêu

Hai người yêu nhau nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình nhà cô gái. Họ cho rằng chàng trai không xứng đáng với địa vị của gia đình cô và họ sẽ không tha thứ cho cô nếu tiếp tục có quan hệ với anh ta. 

Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: "Anh có yêu em nhiều không?". Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai bạn trẻ bất hoà. Cô thường trút giận lên chàng trai. ( Read more )

Cách Dậy Con Ở Mỹ

Con Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới

Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Mỹ tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới. ( Read more )

Người cưỡi ngựa
Đó là 1 đêm lạnh cóng ở phía Bắc bang Virginia rất nhiều năm về trước .Sương xuống lạnh khủng khiếp nhưng vẫn có 1 cụ già đứng bên đường chờ có người cho quá giang. Không biết cụ đã đợi từ bao giờ và sẽ phải đợi thêm bao lâu nữa, nhưng cụ vẫn run rẩy đứng đó, kiên nhẫn chờ đợi  ( Read more )

Cafe Muối 
Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.
Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ: ( Read more )

LY SỮA TRẢ ƠN.

Có cậu bé nghèo hàng ngày thường đi đến từng nhà gõ cửa để bán đồ Gia dụng trên đường tới trường học. Một hôm, chiếc dạ dày lép xẹp của cậu đột nhiên dở chứng.

Cậu bé thò tay vào túi, chỉ còn lại duy nhất một đôla cuối cùng. Cậu định dùng đô la đó mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Tần ngần một lát, cậu bé quyết định đi đến ngôi nhà phía trước để xin chút đồ ăn. Thế nhưng cậu hầu như mất hết can đảm khi mở cửa cho cậu là một cô bé xinh đẹp, dễ thương. Bối rối và ngập ngừng, nên thay vì hỏi xin thức ăn,cậu bé chỉ dám xin một cốc nước. Cô bé trông thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu, nên thay vì mang nước cô đã đem ra cho cậu bé nghèo một cốc sữa lớn. ( Read more )

Chuộc lương tâm 
Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !” Mẹ tôi trả lời: “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?” Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?” (Read more)

Một Anh Hùng Thật Sự

Tôi vừa gọi điện cho một người bạn của tôi đang sống ở Nhật. Cô ấy sống ở Sendai, và các bạn biết đấy, thành phố này chịu thiệt hại lớn nhất về người và tài sản. Cô ấy vẫn ổn, cả gia đình cô ấy nữa, nhưng cô ấy đã khóc nức nở khi gọi điện cho tôi, và sau khi nghe cô ấy kể chuyện, bây giờ tôi đang khóc. ( Read more )

Ai là Người quan trọng nhất

Chuyện xảy ra tại một trường đại học của Mỹ. 
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?" 
Một nam sinh bước lên. 
Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". ( Read more )

Những Khác Biệt Văn Hóa Đông-Tây.

Do bối cảnh địa lý, kinh tế, văn minh, triết lý và ảnh hưởng tôn giáo khác nhau, mỗi xã hội có một nền văn hóa khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này nhưng chưa hẳn tốt lành cho xứ khác. Chẳng hạn, chuyện phụ nữ khỏa thân, phô diễn da thịt quá mức có thể rất đẹp, rất nghệ thuật đối với Tây Phương nhưng vô cùng độc hại đối với các quốc gia Hồi Giáo và gây khó chịu cho các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Đông Phương. ( Read more )

Con Vẹt Xanh.

 Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt…( Read more)

Cây khế ven đường.

 Cu Tý là thủ lĩnh đám bạn nhóc tỳ, tính rất ưa suy gẫm. Ngày nọ, Tý và đám bạn đi đến làng nọ nô đùa, phát hiện ven đường có một cây khế. Trên cây trái chín đầy cành, xum xuê mọng nước chiếu sắc vàng óng. Lũ trẻ vừa nhìn thấy, xúm nhau chỉ chỏ kêu to, cuống quýt chạy quanh cây, Chỉ có Cu Tí đứng im, vẻ trầm ngâm, không chút tranh giành.{ Read more }

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh.

 Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo :( Read more )

Vai Diễn Cuối Cùng

khuyết danh

Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hạ năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp 1 trường làng. Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, ( Read more )

BÚT KÝ ĐẦY NƯỚC MẮT.

Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: "Anh mở mắt cười một cái nào, Em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm-áp nằm trong lòng bố..." Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh "lách tách", để mặc nước mắt chảy dọc má.( Read more )

Viết cho con trai vừa có bằng lái xe

"CON YÊU DẤU"( PPS )

Nhân dịp VuLan về, xin gửi đến quý vị một bài viết thật cảm động trang trải những suy tư của một người cha đối với con trai mình.

Một bậc Minh Quân, một Danh Y đức độ .

 một Mối Tình tuyệt đẹp.

Tác giả: TRẦN NHẬT THU

Chuyện kể rằng: Vào mùa xuân năm 1533, công chúa Phương Anh - con gái yêu của vua Lê Trung Tông lâm bệnh hiểm nghèo... Các quan ngự y trong triều đã thúc thủ, bó tay. Bao nhiêu bài thuốc hay trong nước cũng như của Trung Hoa được dâng lên.

Một Mối Tình Tuyệt Đẹp, Một Trang Sử Lịch Sử Việt Nam (Bị bỏ quên), Mời Bạn Bấm Vào Đây

*

"Xuân Này Con Không Về"

Duyên Xuân

Mùa Xuân Thăm Viện Dưởng Lão

VIẾT CHO CHA

NHỮNG MẨU TRUYỆN NGẮN HAY ( sưu tầm ) 
Con xin tiền đóng học phí học thêm Anh văn. Cha nói để cha tính. Mấy ngày sau cha mới có tiền đưa con.
Một lần trốn học, lũ bạn rủ con đi uống nước.
Ngồi trong quán, con giật mình khi thấy dáng một người rất quen: cha của con. Cha chạy xe ôm sau giờ làm việc. Con trách mình sao quá vô tâm

Điều ước 
Giờ ra chơi, tôi và lũ bạn tán gẫu với nhau xem nếu có một điều ước thì sẽ ước gì. Nhỏ Giang ước thi đậu vào năm tới. Nhỏ Lan ước mẹ nó mau hết bệnh. Trân lớp trưởng tham lam hơn, nói bô bô trước lớp:

(Đọc thêm)

NHÀ CHẬT.

Không còn chỗ nào khác, phải đặt bàn thờ má ở ngay cửa sổ. Hũ đựng cốt đặt cạnh hình thờ, lâu dần có thói quen luôn tay đóng cửa vì có cảm giác như má đang bị nóng khi nắng chiếu vào và lạnh ướt khi trời đổ mưa. Hôm nay giỗ má lần thứ hai. Nắng chiếu vào hũ cốt nóng hổi. Choàng tay qua bàn thờ đóng cửa, cảm giác như đang ôm má vào lòng, bất chợt nói thầm: “Má ơi, má đang ở nơi nào? Về thăm con nghe má!”, lòng bỗng nhói đau.

CÁI GỐI.

Nhà nghèo, hai chị em phải nằm chung một cái gối. Tối, giành nhau, em đẩy chị, chị mắng em… nhưng cả hai đều ngon giấc. Chị xa nhà, em chẳng còn người chung gối.
Nó thèm được giành nhau với chị. Nó nhớ chị, không ngủ được.
Chị được nằm một mình cả hai gối, chẳng ai giành giật. Chị thương em ở nhà thay chị làm bao nhiêu công việc. Chị khóc và mất ngủ

NHỮNG LỜI NÓI DỐI .

Lần đầu nhỏ về thăm “quê mẹ” – mảnh đất xa tít bên kia bờ đại dương – nơi nhỏ thường hay nghe qua những câu chuyện đẹp thưở thanh xuân của mẹ.(Đọc thêm)

QUÀ SINH NHẬT CHO MÁ.

 Trong năm đứa con của má, chị Tư nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học.

(Đọc thêm)

Chiếc đồng hồ 

Anh con trai đi làm được vài tháng, có dịp ghé thăm nhà.

(Đọc thêm)

CƠM CHÁY

Ngày còn nhỏ, nhà nghèo những bữa cơm bao giờ mẹ cũng cạy cơm cháy dành riêng cho m ẹ.

Đọc thêm )

Chuyện Bên Vỉa Hè Cuộc Đời.

 * Tại một vỉa hè công cộng, cậu bé mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi:

“Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương giúp đỡ!”. (Bạn muốn đọc tiếp. Xin click vào đấy )

Lời Thương Yêu.

 Nhà chị nằm trong một hẻm nhỏ thuộc quận đông dân nhất thành phố.( đọc tiếp. .)

ĐỔI THAY.

 Lần nào ở Sài gòn về, chi Hai cũng đòi mẹ làm bánh ướt cho chị ăn. Chị nói: “Ở Sài gòn ( Đọc thêm )

Món Quà Tình Yêu .

Đã một năm kể từ khi Susan bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng. ( Đọc thêm )

VÔ TÂM
Tháng đầu tiên lãnh lương dạy kèm, nó hí hửng rủ nhỏ Trâm đi chợ. Loanh quanh một hồi,

nó sắm đủ cả, quần jean, áo thun, kẹp, nơ ...

Còn Trâm đắn đo mãi, chẳng chịu mua gì.

Đi ngang qua hàng vải, nhỏ Trâm kéo nó vào, chọn mua một xấp vải lụa sẵm màu.

Nó nhăn mặt: “Màu này già lắm!”

Trâm rụt rè: “Tao mua cho mẹ tao đó. Lần đầu tiên làm ra tiền mới hiểu sự vất vã cũa mẹ bao nhiêu năm qua.”

Nó giật mình, lặng thinh. Giỏ đồ trên tay bỗng dưng nặng triễu.

MẸ
Mẹ tôi, học vừa đủ biết viết biết đọc. Ngày tôi thi đại học, từ quê nhà mẹ
dẩn tôi đến tận cỗng trường thi.. Trong phòng thi, tôi nỗ lực xoay xở với
bài thi. Bên ngoài, mẹ thu thập thông tin về bài thi.. Khi tôi vừa ra khỏi
trường thi, mẹ nắm tay tôi xúc động hỏi: “Con làm đề hoá vô cơ hay hoá hữu
cơ?” Tôi bật cười vì bất ngờ nhưng ngay sau đó lại thấy cay mắt vì vị đắng
của hạnh phúc.

Bây giờ, tôi là kỹ sư hóa nhưng chẳng còn mẹ để được nghe những câu hỏi
ngọt ngào hạnh phúc như thế nữa ...

NÉN HƯƠNG LÒNG
Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Ngày thi đậu vào trường sư phạm Qui Nhơn,
mẹ tiễn tôi đi. Ngày ra trường, tôi chọn nhiệm sở ở miền Nam. Mỗi lần hè,
tôi về thăm mẹ, khi đi mẹ hay nói: “Mỗi lần con về rồi lại đi, nhà vắng
lắm.” Ba mươi năm trôi qua. Vẫn vậy.

Ngày mẹ mất, tôi về, mẹ đã nhắm mắt. Tôi khóc, “Mạ ơi! Sao mạ bõ con mà
đi?” ... Nhưng tôi chợt thấy lòng quặn thắt, trong một ý nghĩa nào đó, tôi
bỏ mẹ tôi mà đi đã ba mươi hai năm nay, tại sao ngày mẹ còn sống tôi không
nghỉ ra. Giá mà ngày đó tôi chọn nhiệm sở ở Huế!
Mạ ơi, tha thứ cho con.

ẤU THƠ TRONG TÔI ...
Tôi còn nhớ mãi một chuyện thuở tôi lên năm. Hồi đó, ba hay cõng tôi đi
chơi quanh xóm vào mỗi tối. Tôi rất thích. Một ngày kia, ba bệnh.
Tôi lại gần ba thì thầm: “Tối nay con sẽ cõng ba.” Ba cười: “Con còn nhỏ
lắm!” Tôi chợt nắm chặt ngón út của ba: “Lớn lên nhất định con sẽ cõng ba,
nhất định đó!”
 

Giờ đây, tuy đã lớn, tôi vẫn chưa đủ sức cõng ba nhưng chắc chắn tôi sẽ
là chỗ dựa vững chắc cho ba, lúc tuổi già.

Thi Việt Ngữ

Quê Hương Thứ Hai với sự tài trợ của Refugee Council

Ngành Thiếu: 

Hạng nhất: Nguyen Minh Dieu

Hạng nhì: Huynh Tuong Vi

 

Ngành Oanh Vũ: 3 em đồng hạng

Huynh Thuy Ngoc Han

Ta Ngoc Chau

Tran Dac Thuy Khanh